TPHCM khẩn cấp ứng phó bệnh đậu mùa khỉ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng nhanh trên toàn cầu với hơn 2.400 ca mắc. Trước tình hình trên, Sở Y tế TPHCM đã cảnh báo, lên phương án ứng phó trong trường hợp phát hiện ca bệnh.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến ngày 8/6 toàn cầu đã có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ. Số ca bệnh đang tăng nhanh với hơn 2.400 ca mắc. Đến nay, bệnh đậu mùa khỉ đã gây tử vong cho 66 người và đang ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề y tế công cộng. Bệnh đậu mùa khỉ đòi hỏi các quốc gia phải có phương án sẵn sàng ứng phó và kịp thời ngăn chặn, không để bùng phát dịch.

Trong khi chờ Bộ Y tế có những giải pháp cụ thể, ngày 11/6, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM đã ký công văn về việc hướng dẫn tạm thời giám sát phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn thành phố gửi đến các cơ sở y tế. Theo đó, ngành y tế thành phố sẽ tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ nhằm ngăn chặn nguy cơ xâm nhập từ các quốc gia khác và sẵn sàng các phương án ứng phó khi xuất hiện ca bệnh.

TPHCM khẩn cấp ứng phó bệnh đậu mùa khỉ ảnh 1

Bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng cấp độ lây nhiễm trên toàn cầu, đe dọa sức khỏe cộng đồng

Người mắc bệnh đậu mùa khỉ thường xuất hiện các triệu chứng: Phát ban có bóng nước cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu gồm sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược.

Những yếu tố dịch tễ cần được người bệnh và nhân viên y tế đặc biệt lưu ý gồm: người bệnh có tiền sử từng tiếp xúc vật lý với người bệnh thông qua da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), tiếp xúc vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh trong vòng 21 ngày.

Ngoài ra, người du lịch đến các quốc gia có lưu hành đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, cũng được xem là nguy cơ có thể mắc bệnh. Hiện Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ. Tuy nhiên để chủ động ngăn chặn nguy cơ bệnh xâm nhập, Sở Y tế TPHCM đã yêu cầu các cửa khẩu trên địa bàn tăng cường giám sát thân nhiệt người nhập cảnh qua máy đo thân nhiệt, phát hiện các triệu chứng nghi ngờ.

Đối với trường hợp chưa đủ yếu tố xác định là “trường hợp có thể” mà chỉ là “trường hợp nghi ngờ” mắc bệnh, bộ phận kiểm dịch y tế hoặc trạm y tế sẽ hướng dẫn đối tượng tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà. Trong thời gian theo dõi, nếu có dấu hiệu nặng, người bệnh cần đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới để được khám bệnh và theo dõi kịp thời. Người bệnh cần mang khẩu trang y tế, di chuyển bằng xe cá nhân hoặc gọi tổng đài “115” để được hỗ trợ, hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng.

Đối với trường hợp đủ yếu tố xác định là “trường hợp có thể” mắc bệnh, bộ phận kiểm dịch y tế hoặc trạm y tế sẽ hướng dẫn đối tượng tuân thủ đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc, tư vấn người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới để khám bệnh theo dõi.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh phải cách ly y tế, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM. Trung tâm kiểm soát Bệnh tật thành phố sẽ điều tra các trường hợp có tiếp xúc gần để lập danh sách, theo dõi, giám sát theo quy định.

Đậu mùa khỉ là bệnh do virus gây ra, lây truyền từ người qua người khi tiếp xúc gần gũi, qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga, gối, nệm. Sở Y tế TPHCM khuyến cáo, cộng đồng cần tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh; thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường, che miệng khi ho, hắt hơi... là những biện pháp đơn giản nhưng có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.