Tổng thống Philippines cho phép dân bắn súng vào quan chức nhận hối lộ

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters
TPO - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte yêu cầu người dân đánh đập, hoặc nã súng về phía bất kì quan chức hay cán bộ nhà nước nào mà họ tận mắt nhìn thấy cảnh nhận hối lộ. Người nã súng sẽ được miễn truy tố nếu quan chức nhận hối lộ vẫn sống sót.

Theo Manilla Bulletin, Tổng thống Philippines Duterte mới đây đã đưa ra một mệnh lệnh gây tranh cãi, khi yêu cầu người dân đánh đập hoặc nổ súng, nhưng không giết, bất kì quan chức hay cán bộ nào mà họ tận mắt nhìn thấy cảnh nhận hối lộ.

Đặc biệt, ông Duterte thậm chí còn hứa sẽ miễn truy tố người ra tay, nếu quan chức nhận hối lộ vẫn sống sót.

“Nếu bạn đi trả thuế, thanh toán lệ phí hoặc nhận chứng chỉ, mà các quan chức hoặc cán bộ yêu cầu bạn đút tiền, hãy đánh họ. Nếu mang vũ khí, bạn thậm chí có thể bắn họ. Nhưng đừng giết. Bởi trong quá trình tố tụng, bạn có thể sẽ không được ân xá”, ông Duterte nói, đồng thời nhấn mạnh những người ra tay “sẽ không bị bỏ tù, mà chỉ bị trừng phạt về mặt thể xác”.

Tuyên bố của Tổng thống Philippines, theo RT, có thể gây ra những hậu quả tai hại đối với trật tự xã hội.

Dù ông Duterte - một cựu công tố viên - đã cẩn thận nhấn mạnh sự khác biệt giữa quà cảm ơn và tiền hối lộ, nhưng Phó Tổng thống Leni Robredo và Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson vẫn cảnh báo hành vi tặng quà có thể làm gia tăng tình trạng tham nhũng của cảnh sát.

Trước đó, hồi tháng 8/2018, Tổng thống Duterte từng tuyên bố ông quá mệt mỏi vì chiến dịch loại trừ các quan chức tham nhũng, nên có thể sẽ từ chức.

Tuyên bố này được đưa ra một ngay sau khi ông Duterte sa thải 20 quan chức quân đội bị tình nghi nhận hối lộ.

Theo Theo RT
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.