Tổng thống Hàn Quốc và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân. Ảnh: Mạn Thắng
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân. Ảnh: Mạn Thắng
TPO - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng Phu nhân và đoàn đại biểu chính phủ Hàn Quốc đã đến Hà Nội vào13h hôm nay. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang đẩy mạnh Chính sách Hướng nam mới, trong đó coi Việt Nam là một đối tác quan trọng.

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae In và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 22-24/3.

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In.

“Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi ở Đông Nam Á và là một đối tác chính của chúng tôi trong Chính sách hướng Nam mới”, Phát ngôn viên Nhà Xanh Kim Eui-kyeom cho biết trước thềm chuyến thăm.

Tháng 11 năm ngoái tại Indonesia, Tổng thống Moon đưa ra “Chính sách hướng Nam mới” nhằm tăng cường kết nối Hàn Quốc với Đông Nam Á và lan tỏa sức mạnh kinh tế của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tới khu vực có hơn nửa tỷ người đang sinh sống.

Tổng thống Hàn Quốc và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam ảnh 1 Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng Phu nhân và đoàn đại biểu chính phủ Hàn Quốc đã đến Hà Nội vào 13h hôm nay. Ảnh: Mạnh Thắng.
Tổng thống Hàn Quốc và Phu nhân bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam ảnh 2

Hàn Quốc là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, đứng thứ nhất về đầu tư, thứ hai về viện trợ phát triển chính thức (sau Nhật Bản), du lịch và thương mại (sau Trung Quốc). Hàn Quốc dành ưu tiên hợp tác cao nhất cho ASEAN, trong đó có Việt Nam, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản.

Việt Nam đang là điểm đầu tư lớn thứ tư của Hàn Quốc ra nước ngoài (sau Trung Quốc, Hong Kong, Mỹ). Trong 2 tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2, sau Singapore với tổng vốn đầu tư cấp mới là 243,6 triệu USD, chiếm 17,5% tổng vốn đầu tư.

Việt Nam là đối tác nhận viện trợ lớn nhất của Hàn Quốc. Nhiều hình thức viện trợ (vốn vay ODA, viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật...) được Hàn Quốc áp dụng, tập trung cho các lĩnh vực: hành chính, giáo dục, quản lý tài nguyên nước, hạ tầng... Hàn Quốc đã hỗ trợ Việt Nam 1,2 tỷ USD vốn vay ưu đãi từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế (EDCF) cho giai đoạn 2012-2015 và cam kết hỗ trợ 1,5 tỷ USD vốn ODA cho giai đoạn 2016-2020.

Trong năm 2017, kim ngạch thương mại song phương đạt 61,5 tỷ USD tăng 41,29%, trong đó kim ngạch xuất khẩu của ta đạt 14,8 tỷ USD (tăng 29,96%), nhập khẩu đạt 46,7 tỷ USD (tăng 48,4%); thâm hụt thương mại với Hàn Quốc lên tới 31,9 tỷ USD tăng 53,74%, là thị trường nhập siêu lớn nhất của ta trong năm 2017.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là thị trường nhập khẩu lao động lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Đài Loan) và Việt Nam là nước xuất khẩu lao động lớn thứ 2 (sau Trung Quốc). Hiện có gần 50.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc.

Về nông nghiệp, Hàn Quốc tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai mô hình Nông thôn mới, nổi bật nhất là Chương trình hạnh phúc tại Quảng Trị và Lào Cai .

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.