Tốn hàng trăm triệu vì ăn tiết canh lợn

TP - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư tiếp nhận 9 trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn do ăn tiết canh. Tuy không có trường hợp nào tử vong nhưng thời gian điều trị kéo dài và mỗi ca bệnh tốn kém hàng trăm triệu đồng.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhiễm vi khuẩn liên cầu trong quá trình giết mổ lợn. Đó là bệnh nhân Vũ Đức Bổng ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Trước đó ông Bổng không ăn tiết canh mà đi giúp mổ lợn cho nhà hàng xóm có đám cưới. Tay của ông trước đó có nhiều vết xước, do ông làm xây dựng bị dị ứng xi măng, ngứa, gãi gây ra.

Bác sĩ Vũ Minh Điền, khoa Cấp cứu cho biết, bệnh liên cầu lợn có thể điều trị bằng kháng sinh, nhưng thời gian điều trị kéo dài với những loại kháng sinh đặc trị liều cao và thường phải lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn. Nếu bệnh nhân ở giai đoạn viêm màng não mủ có thể phải nằm viện ít nhất 1 tháng và khi bị nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn thì phải điều trị đến 2 tháng, với chi phí hàng trăm triệu đồng.

Năm 2017 cả nước ghi nhận 171 ca mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó 14 người tử vong. Điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Các ca mắc còn lại do ăn nem chạo sống, do tiếp xúc, giết mổ lợn bệnh. Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn trên người có thể vài tiếng đến 4 - 5 ngày, tùy cơ địa mỗi người.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.