Tòa nhà cao 300 mét ở Trung Quốc rung lắc bí hiểm khiến mọi người tháo chạy, lý do vì đâu?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Một tòa nhà cao 79 tầng ở Trung Quốc bỗng nhiên rung lắc một cách hết sức kỳ bí dù không hề có động đất hay gió to, khiến rất nhiều người, cả ở bên trong lẫn đang đi qua bên ngoài, hoảng sợ bỏ chạy, gây ra cảnh tượng rất hỗn loạn. Chuyện gì đã xảy ra vậy?

Một trong những tòa nhà cao nhất ở Trung Quốc đã rung lắc như thể đang phải chịu động đất - dù chẳng hề có động đất, khiến những người đang mua sắm ở các siêu thị trong đó sợ hết hồn, vội vã bỏ chạy thoát thân.

Tòa nhà đó là SEG Plaza ở Thâm Quyến, gồm 79 tầng, cao 298 mét. Chiều hôm qua, 18/5, nó đột ngột đung đưa rồi rung lắc, khiến mọi người trong tòa nhà sợ hãi chạy ra ngoài. Sau đó, thông báo sơ tán khẩn cấp được đưa ra. Tòa nhà tạm bị niêm phong, nhân viên làm việc gần đó cũng được yêu cầu sơ tán, theo truyền thông địa phương.

SEG Plaza được xây xong vào năm 2000, là nơi có nhiều siêu thị điện máy lớn và văn phòng của nhiều công ty.

Đây là video mọi người bỏ chạy khi tòa nhà chao đảo (Nguồn: HKFP):

Theo cơ quan khí tượng địa phương thì lúc tòa nhà rung lắc, ở khu vực này có gió 27km/ giờ, về lý thuyết không thể khiến tòa nhà chao đảo như thế được. Người ta cũng xác nhận rằng hoàn toàn không có động đất.

Các nhà chức trách đang điều tra xem điều gì khiến tòa nhà này lại đung đưa rung lắc như vậy. Lu Jianxin, kỹ sư trưởng ở Tập đoàn Công nghiệp và Khoa học Xây dựng Trung Quốc, đưa ra giả thuyết rằng, đây là hiện tượng hiếm gọi là cộng hưởng cơ học, xảy ra khi dao động tự nhiên của một cấu trúc “khớp” với ngoại lực.

Theo đó, đã có một “sự trùng hợp ngẫu nhiên về tần số”: Những rung động trong tòa nhà có thể trùng với dao động nội tại của cấu trúc, làm cho biên độ dao động tăng đột ngột.

Tòa nhà cao 300 mét ở Trung Quốc rung lắc bí hiểm khiến mọi người tháo chạy, lý do vì đâu? ảnh 1

Mọi người ở gần tòa nhà cũng được yêu cầu đi ra ngoài. Ảnh: AFP/ Getty Images.

Thực tế, các cấu trúc và tòa nhà có mức độ rung động riêng, tùy vào hình dáng và kích thước, gọi là tần số tự nhiên của chúng. Bình thường thì mọi người không cảm thấy điều này. Nhưng khi những cấu trúc này chịu các rung động hoặc lực bên ngoài ở một tần số bằng hoặc gần bằng tần số tự nhiên của chúng, thì chúng thường sẽ rung động rất mạnh. Mức độ rung động tùy thuộc vào kích thước của cấu trúc. Một ví dụ (ở mức độ nhỏ) là người ta có thể làm vỡ một cái ly thủy tinh chỉ bằng giọng hát, nếu hát đúng nốt, đúng tần số tự nhiên của nó.

Tòa nhà cao 300 mét ở Trung Quốc rung lắc bí hiểm khiến mọi người tháo chạy, lý do vì đâu? ảnh 2

Mọi người ở bên ngoài nhìn tòa nhà đung đưa. Ảnh: AFP/ Getty Images.

Năm 2011, một tòa nhà chọc trời ở Hàn Quốc cũng đung đưa nghiêng ngả, và sau khi các giáo sư lẫn các kỹ sư xây dựng nghiên cứu thì thấy “thủ phạm” là 17 người ở một lớp tập thể dục trong tòa nhà. Những chuyển động đồng bộ của họ tình cờ khớp với tần số tự nhiên của tòa nhà, khiến tòa nhà rung 10 phút mới hết. Hầu hết các cấu trúc, nhất là các tòa nhà cao tầng, đều có biện pháp an toàn để tránh những chuyện như thế xảy ra.

Tòa nhà cao 300 mét ở Trung Quốc rung lắc bí hiểm khiến mọi người tháo chạy, lý do vì đâu? ảnh 3

SEG Plaza (tòa nhà cao nhất). Ảnh: EPA.

Hiện chưa biết các nhà chức trách sẽ xử lý thế nào với một tòa nhà có tiềm năng gây nguy hiểm mà lại cao lớn như vậy ở trung tâm thành phố có hơn 12 triệu dân. Cũng chưa biết đến khi nào thì tòa nhà mới được mở cửa trở lại để sử dụng.

Tòa nhà cao 300 mét ở Trung Quốc rung lắc bí hiểm khiến mọi người tháo chạy, lý do vì đâu? ảnh 7
Theo nhiều nguồn tin
MỚI - NÓNG
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?