Tọa đàm trực tuyến: Có nên công nhận mại dâm là một nghề?

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm "Có nên công nhận mại dâm là một nghề?"
Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm "Có nên công nhận mại dâm là một nghề?"
TPO - Chiều thứ Năm (5/4), báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm trực tuyến 'Có nên công nhận mại dâm là một nghề?', với sự tham dự của đại diện các bộ ngành, đoàn thể, chuyên gia.
Tọa đàm mại dâm

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

https://www.facebook.com/www.tienphong.vn/videos/1732539336853648/

05/04/2018 14:35

Tại Việt Nam, hiện xem mại dâm là tệ nạn và cấm đoán, nhưng thực tế mại dâm vẫn tồn tại và có cả hồ sơ quản lý với một số người bán dâm. Theo thống kê của các địa phương, hiện cả nước có khoảng 15.000 người bán dâm có hồ sơ quản lý. Còn theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Việt Nam hiện có khoảng 100.000 người bán dâm, trong đó nữ bán dâm khoảng 75.000 người. 

Hiện không chỉ nữ bán dâm, còn có bán dâm nam, bán dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, thậm chí cả người nước ngoài bán dâm tại Việt Nam. Những người bán dâm hoạt động dưới nhiều hình thức, công khai có, bí mật cũng có; hoạt động có đường dây, tổ chức hoặc đơn lẻ cũng có; đáp ứng nhu cầu từ cao cấp tới bình dân; hoạt động theo cách thức truyền thống tới tận dụng các lợi thế công nghệ thông tin, mạng xã hội...

05/04/2018 14:36

Hiện không chỉ nữ bán dâm, còn có bán dâm nam, bán dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, thậm chí cả người nước ngoài bán dâm tại Việt Nam. Những người bán dâm hoạt động dưới nhiều hình thức, công khai có, bí mật cũng có; hoạt động có đường dây, tổ chức hoặc đơn lẻ cũng có; đáp ứng nhu cầu từ cao cấp tới bình dân; hoạt động theo cách thức truyền thống tới tận dụng các lợi thế công nghệ thông tin, mạng xã hội...

Thực tế đó đặt ra câu hỏi, liệu có nên xem mại dâm là một nghề, và cấp phép để quản lý. Người phản đối thì cho rằng mại dâm làm xấu hình ảnh xã hội, xâm hại tới  đạo đức, lối sống, thuần phong, mỹ tục... lâu đời, thậm chí là cả nhân phẩm người phụ nữ. Trong khi người đống ý lại cho rằng, nên công nhận mại dâm để quản lý tốt hơn, bảo vệ quyền con người của những người bán dâm, và hơn hết dù có cấm thì mại dâm vẫn tồn tại...

Trong bối cảnh Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu xây dựng Luật về mại dâm, với các định hướng có thể thay đổi cách nhìn về mại dâm hiện nay. Báo Tiền Phong tổ chức Tọa đàm trực tuyến 'Có nên công nhận mại dâm là một nghề?'

Tọa đàm trực tuyến: Có nên công nhận mại dâm là một nghề? ảnh 1 Nhà báo Phùng Công Sưởng-Phó tổng biên tập báo Tiền Phong cùng các vị khách mời tại buổi toạ đàm trực tuyến 
Tọa đàm bắt đầu từ 14h30, Thứ Năm, ngày 5/4/2018, tại Tòa soạn Báo Tiền Phong. 

Khách mời tham dự Tọa đàm:

- Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

- Lãnh đạo Cục Phòng Chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH)

- Nhà xã hội học - PGS.TS Trịnh Hoà Bình

-Bà Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

- Luật sư Trần Tuấn Anh - Văn phòng Luật sư Minh Bạch

Nội dung buổi Tọa đàm sẽ được truyền trực tiếp trên Báo điện tử Tienphong.vn, kênh Youtube, và Fanpage của Báo Tiền Phong (www.facebook.com/www.tienphong.vn)

Bạn đọc quan tâm có thể gửi câu hỏi tới các khách về tới địa chỉ Email: online@baotienphong.com.vn

Hoặc gửi câu hỏi ở phần Bình luận dưới bài viết này.

05/04/2018 14:46

https://www.facebook.com/www.tienphong.vn/videos/1732539336853648/

05/04/2018 14:58

Phó TBT Báo Tiền Phong Phùng Công Sưởng: Với kinh nghiệm quản lý nhà nước, xin ông chia sẻ căn cứ nào để đánh giá và tiếp cận việc coi ngoại dâm là một nghề?

Ông Phạm Ngọc Dũng - Phó trưởng phòng Chính sách, phòng chống mại dâm - Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội: Chúng ta đang tiến hành thu thập luồng thông tin để hoàn thiện chính sách pháp luật trong giai đoạn mới.

Hiện chúng ta vẫn đang coi mại đâm là hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải tới bảo vệ quyền con người. Việc xây dựng chính sách về mại dâm sẽ dựa trên 2 tiêu chí: tôn trọng hiến pháp của Việt Nam và làm sao cho phù hợp với các điều lệ, công ước quốc tế mà Việt Nam đang tham gia.

05/04/2018 15:01

Tọa đàm trực tuyến: Có nên công nhận mại dâm là một nghề? ảnh 2 Nhà báo Phùng Công Sưởng- Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong

05/04/2018 15:07

Nhà xã hội học - PGS.TS Trịnh Hoà Bình : Có nên công nhận mại dâm là một nghề hay không là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, mỗi ngày một phức tạp hơn. Trong từng ấy năm, vấn đề này được xới đi xới lại mà vẫn gây tranh cãi như vậy. Chúng tôi đánh giá cao lần này Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa ra vấn đề để lấy ý kiến, từ đó xây dựng và điều chỉnh luật.

Có một quan điểm cho rằng mại dâm là đồng hành của chế độ một vợ một chồng. Nó đồng hành từ lâu lắm rồi. Xã hội nào cũng phải phòng ngừa tệ nạn mại dâm. Đây là thực tế cần phải thừa nhận để quản lý tốt hơn, để điều chỉnh nó. Nhiều người sợ rằng hoạt động mại dâm sẽ công phá nền tảng đạo đức xã hội. Nhưng trên thực tế còn một vấn đề khác là quyền con người của những người hoạt động mại dâm.

Chúng ta không nên quá băn khoăn về câu chữ, khái niệm, về việc có công nhận là nghề hay không. Cái chúng ta phải quản lý là danh hiệu. Còn nếu coi là nghề thì phải phát triển nghề, tôn vinh nghề. Sẽ có hàng núi công việc nếu chúng ta không kiểm chứng đầy đủ, không bao hàm được mọi khía cạnh. Mấu chốt là ở chỗ có hợp thức hóa không, có quản lý hữu hiệu không? Ta nên đi từ phòng chống chuyển sang quản lý chặt chẽ.

05/04/2018 15:11

Tọa đàm trực tuyến: Có nên công nhận mại dâm là một nghề? ảnh 3 Nhà xã hội học - PGS.TS Trịnh Hoà Bình

05/04/2018 15:12

Luật sư, Trần Tuấn Anh, Văn phòng luật sư Minh Bạch: Với tôi, dưới góc độ pháp lý, thực ra chúng ta đang tìm cách nào để quản lý tốt nhất. Chúng ta từng áp dụng nhiều biện pháp như đưa mại dâm vào cải tạo, nhưng rồi chúng ta lại loay hoay: phạt, cải tạo nhưng mại dâm vẫn tồn tại. Chúng ta có thể thành lập một khu vực riêng, nếu hoạt động trong khu vực đó thì hợp pháp, nhưng ngoài thì bất hợp pháp. Ví dụ như casino, ví dụ như xổ số là hợp pháp, nhưng lô đề lại bất hợp pháp. Câu chuyện công nhận nghề hay không nghề là phạm vi hẹp, quan trọng là làm cách nào để quản lý. Chúng ta có thể hoạt động dưới hình thức một doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, để có thể quản lý tốt.

05/04/2018 15:14

Tọa đàm trực tuyến: Có nên công nhận mại dâm là một nghề? ảnh 4 Luật sư Trần Tuấn Anh, Văn phòng luật sư Minh Bạch

05/04/2018 15:21

Bà Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Đoàn chủ tịch TƯ Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Chúng tôi luôn tôn trọng, bảo vệ quyền con người, đặc biệt là phụ nữ. Chúng tôi thường xuyên có các chương trình hỗ trợ cho chị em phụ nữ như gây vốn, tạo công ăn việc làm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức giám sát các hoạt động xã hội, trong đó có hỗ trợ về phòng chống mại dâm.
Đặc biệt, chúng tôi còn kết hợp với trại giam có nhiều nữ tù nhân, tổ chức chương trình giao lưu, hỗ trợ và giúp đỡ các nữ tù nhân cải tạo tốt, sớm trở lại hòa nhập với xã hội.
Còn về việc công nhận mại dâm, theo pháp luật Việt Nam, mọi hành vi mua – bán, chứa chấp mai dâm đều bị cấm.

05/04/2018 15:23

Tọa đàm trực tuyến: Có nên công nhận mại dâm là một nghề? ảnh 5 Bà Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Đoàn chủ tịch TƯ Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

05/04/2018 15:23

Ông Phạm Ngọc Dũng: Vấn đề quan tâm nhất của các phụ nữ làm nghề mại dâm là làm sao có thể bảo vệ quyền công dân của họ, để họ cảm thấy là dù họ làm gì thì vẫn được pháp luật bảo vệ. Câu chuyện là quản lý như thế nào? Dù ở khía cạnh nào, thì chúng ta cũng phải quan tâm đến việc đảm bảo an ninh chính trị xã hội và giảm thiểu tác hại của mại dâm.

Trong số gần 200 nước, số nước cho phép tồn tại mại dâm nhỏ hơn số nước không cho phép. Mà nếu cho phép cũng chỉ là một số khu vực, không phải cả nước. Mỗi mô hình, mỗi cách quản lý đều có mặt tiêu cực và tích cực. Mô hình ấy có phù hợp với chúng ta không thì còn phải nghiên cứu rất sâu. Giải pháp hiện thời là giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm và giảm thiểu tác hại của nghề đối với phụ nữ. Chúng ta phải cố gắng có được góc nhìn phù hợp, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

05/04/2018 15:26

Tọa đàm trực tuyến: Có nên công nhận mại dâm là một nghề? ảnh 6 Ông Phạm Ngọc Dũng - Phó trưởng phòng Chính sách, phòng chống mại dâm - Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội

05/04/2018 15:27

Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội: Tôi nghĩ phải có cách nhìn khách quan, khi xem mại dâm là một nghề thì đồng nghĩa với việc đồng ý hợp pháp hoá nó. Cần có cách nhìn khách quan, toàn diện, đừng định kiến về vấn đề này. Tôi không quan tâm nhiều đến vấn đề kinh tế, tôi quan tâm đến ở khía cạnh quyền con người.

Tôi đề nghị cần có sự điều tra thấu đáo, đánh giá tác động của việc công nhận mại dâm đối với xã hội. Tôi mong các chuyên gia tập trung nghiên cứu từ trong nước, ngoài nước, thậm chí là cả Đông Tây kim cổ. Riêng đối với tôi, nên coi mại dâm là một nghề đặc biệt, có một quy chế quản lý đặc biệt, như thế sẽ tốt hơn để hoạt động trôi nổi. Tôi muốn lưu ý, những người hành nghề mại dâm rất bức xúc, tại sao đặt họ ngoài lề xã hội, tại sao không quan tâm đến quyền lợi của họ.

05/04/2018 15:29

Tọa đàm trực tuyến: Có nên công nhận mại dâm là một nghề? ảnh 7 Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

05/04/2018 15:30

Luật sư Trần Tuấn Anh: Nên bảo vệ công khai hay bảo vệ bí mật người hoạt động mại dâm? Mọi người vẫn đang nói đến câu chuyện hợp thức hay phát triển tự do. Chúng ta cần hợp thức trong một địa bàn, không gian, thời gian nhất định, từ đó quản lý tốt hơn. Trên thế giới, ở cả những nước đã hợp thức hay chưa hợp thức thì đều coi “hoạt động mại dâm ngoài vòng quản lý” là bất hợp pháp.

Theo suy nghĩ của tôi, thì không gái bán dâm nào sau một lần bị xử lý là bỏ nghề. Chúng ta phạt rồi cho tồn tại thì khác nào công nhận, mà lại không quản lý được. Ta nên ban hành khung pháp lý để hoạt động diễn ra trong tầm quản lý. Nếu nó diễn ra bên ngoài thì là bất hợp pháp, sẽ bị phạt nặng hơn, thậm chí phạt 2 lần thì truy cứu trách nhiệm hình sự.

05/04/2018 15:32

Bà Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Theo quan điểm của tôi, muốn công nhận hay không mại dâm là một nghề, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Riêng Hội LHPN Việt Nam, dù công nhận hay không, chúng tôi chỉ tập trung vào quyền con người. Chúng tôi không bao giờ chấp nhận các hành vi xâm phạm đến quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của các chị em phụ nữ. Cần có các chế tài, quy định để bảo vệ phụ nữ, và cả đàn ông.

05/04/2018 15:40

Ông Trịnh Hòa Bình: Khi chúng ta chưa gọi là nghề thì nó đã được coi là nghề dù không bất cứ ai công nhận. Ở Thái Lan có cả truyền nghề, mẹ truyền cho con. Ở xã hội chúng ta thì hơi khác. Có những quốc gia đã thừa nhận rồi quay trở về không thừa nhận. Hoạt động đấy vẫn diễn ra, vẫn xâm hại đời sống đạo đức. Như vậy, nếu quản lý tốt, định hướng, kiểm soát tốt thì chắc chắn giảm tải tác hại, thậm chí nói "đãi bôi" hơn thì là thu lợi từ nó. Có thể coi đó là nghề, nhưng là nghề đặc biệt, nghề nhạy cảm. Còn tôi phản đối không đặt mã nghề. Vì nếu có mã nghề thì phải có tôn vinh nghề, đào tạo nghề, phát triển nghề. Như vậy sẽ là không nghiêm túc. Không gì tốt hơn là nhìn nhận nó như thực thể xã hội.

05/04/2018 15:44

Tọa đàm trực tuyến: Có nên công nhận mại dâm là một nghề? ảnh 8 Ông Trịnh Hòa Bình

05/04/2018 15:51

Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng: Nghề đặc biệt ở đây là phải có đăng ký, phải được cấp giấy phép hành nghề theo dạng đặc biệt, phải có mô tả nghề nghiêp xét trên phương diện công việc, đối tượng hành nghề, cũng như phải khoanh vùng quản lý. Nếu công nhận, chúng ta sẽ giải thoát những người có nhu cầu hành nghề khỏi tình trạng chui lủi. Điều đó đồng nghĩa, chúng ta đang bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo vệ gia đình, bảo vệ những người muốn trong sạch hoá.

05/04/2018 15:58

Ông Trần Tuấn Anh: Quản lý như thế nào? Ngay từ đầu, vấn đề chỉ xoay quanh câu chuyện là làm thế nào để quản lý hiệu quả. Cách đây vài năm, đoàn thanh tra xuống kiểm tra thì báo cáo là không tìm thấy mại dâm ở Đồ Sơn. Vì nó vô hình, làm sao ta thấy được. Nếu đưa nó vào quản lý, thì các cán bộ sẽ có thể báo cáo minh bạch. Khi ấy, chúng ta được có danh sách, có thể quản lý về vệ sinh, sức khỏe, thậm chí đóng bảo hiểm cho những người hành nghề. Theo ngôn ngữ pháp lý, thì đây có thể coi là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Người được cấp chứng chỉ hành nghề cần có đủ điều kiện sức khỏe, lí lịch... Thậm chí ta có thể quản lý các cơ sở mại dâm, như: mỗi phòng bao nhiêu mét vuông, có gì trong đó, sử dụng biện pháp an toàn ra sao... Nếu đưa nghề này vào quản lý thì các quy định này có thể được xây dựng rất nhanh.

05/04/2018 15:59

Bà Nguyễn Thanh Cầm, Ủy viên Đoàn chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: Hội LHPN Việt Nam chú trọng hơn vào các giải pháp thực tiễn, hỗ trợ tốt nhất cho những người phụ nữ và đàn ông làm công việc này. Chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền về pháp luật để giảm sự kỳ thị, giúp họ có thể hoà nhập với cộng đồng, xã hội.

Giải pháp khác là nhà nước, các nhà quản lý xã hội cần phải tạo điều kiện để những người này được cơ hội tiếp cận với các nghề nghiệp khác. Tôi nghĩ, dù là ai đi nữa, họ đều mong muốn tự quyết định cuộc sống của bản thân, gia đình; cũng như mong muốn được sống trong điều kiện cuộc sống tốt hơn.

05/04/2018 16:08

Phó TBT Báo Tiền Phong Phùng Công Sưởng: Theo ông, điều gì căn bản nhất trong bộ luật sắp tới?

Ông Phạm Ngọc Dũng: Hiện chúng tôi đang ở trong giai đoạn nghiên cứu, lắng nghe dư luận xã hội để có những nhìn nhận, đánh giá khách quan. Từ đó tham mưu cho các cấp trên, rồi có chính sách phù hợp. Dự thảo luật phải phù hợp Hiến pháp, luật Hôn nhân gia đình, luật Bình đẳng giới, luật Phòng chống HIV...

Một yếu tố quan trọng khác, là chúng ta phải tăng cường ngăn chặn hành vi phạm pháp liên quan đến vấn đề này, ví dụ như đường dây mua bán người, hay hành vi đánh đập người hành nghề mại dâm...

Cụ thể sẽ như thế nào thì tôi hi vọng được tiếp tục lắng nghe ý kiến người dân. Bộ có trưng cầu ý kiến người hoạt động mại dâm? Chúng tôi từng làm việc với những người đã, đang hoặc sắp hoạt động mại dâm. Chúng tôi cũng nhiều lần tiếp xúc chị em, anh em, người chuyển giới để lắng nghe nhu cầu ý kiến của họ. Đặc biệt cũng mời đại biểu quốc hội để lắng nghe cùng. Nhu cầu của họ là gì? Họ mong muốn được bảo vệ, tránh sự đánh đập, bóc lột. Họ cũng quan tâm đến vấn đề nhân thân, rồi liệu con cái họ có được bảo vệ, được đối xử bình đẳng hay không. Nhiều người mong muốn được tiếp cận nguồn vốn chính sách xã hội, để học nghề khác, thay đổi công việc đang làm...

Để đưa ra các điều luật thì cần có sự chín muồi về thời điểm, tại sao lại đem ra lúc này mà không phải là mấy chục năm trước. Chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá, thậm chí tổ chức thí điểm. Chúng ta đang cố gắng triệt tiêu tác hại của nghề này, sau đó mới đến triệt tiêu hành vi. Nếu xã hội không cần nữa thì nghề đó sẽ tự mất. Hoặc nếu Hội Liên hiệp Phụ nữ tuyên truyền, thuyết phục, hỗ trợ người hành nghề kịp thời thì rõ ràng không ai muốn làm nghề này nữa, dù thu nhập cao.

05/04/2018 16:11

Ông Trịnh Hòa Bình: Với mặt bằng nhận thức của xã hội, cộng đồng chưa sẵn sàng tiếp nhận sự thay đổi. Các hoạt động, thay đổi luật, xây dựng cơ chế quản lý vẫn còn cả quá trình dài.

Bên cạnh đó, xây dựng, thay đổi luật chỉ là hành lang pháp lý, hỗ trợ cho người dân, không phải chỉ cần thông qua, "bấm nút" là tức khắc mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, rõ ràng chúng ta có thể nhận thấy các tín hiệu của sự dịch chuyển, dấu mốc quan trong để thay đổi các định kiến. Như tôi đã nói, quan trọng nhất là quản lý.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.