Tổ chức Cấm vũ khí hóa học được trao giải Nobel Hòa bình

Tổ chức Cấm vũ khí hóa học được trao giải Nobel Hòa bình
TP - Ủy ban Nobel Na Uy hôm qua quyết định trao giải Nobel Hòa bình 2013 cho Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) vì những nỗ lực rất lớn của tổ chức này nhằm xóa bỏ vũ khí hóa học.

> Tổ chức Cấm vũ khí hóa học giành giải Nobel Hòa bình 2013
> Nữ văn sĩ 82 tuổi giành giải Nobel Văn học

OPCW nỗ lực vì một thế giới không có vũ khí hóa học (Ảnh nhỏ: Trụ sở OPCW tại Hà Lan). Ảnh: Henry Arvidsson - Getty Images
OPCW nỗ lực vì một thế giới không có vũ khí hóa học (Ảnh nhỏ: Trụ sở OPCW tại Hà Lan). Ảnh: Henry Arvidsson - Getty Images.

Trong Thế chiến I, vũ khí hóa học bị sử dụng ở mức độ đáng kể. Công ước Geneva được đưa ra năm 1925 để cấm sử dụng, nhưng không cấm sản xuất hay lưu trữ vũ khí hóa học. Trong Thế chiến II, vũ khí hóa học bị Adolf Hitler dùng để hủy diệt đại trà. Vũ khí hóa học sau đó bị sử dụng nhiều lần tại một số quốc gia hoặc khủng bố.

Từ năm 1992 đến 1993, một hiệp ước được đưa ra để cấm sản xuất và lưu trữ vũ khí hóa học. Hiệp ước này có hiệu lực từ năm 1997. Kể từ đó, OPCW đã giám sát, tiêu hủy và sử dụng nhiều phương tiện để giám sát việc thực thi công ước này. Đến nay, đã có 189 quốc gia tham gia công ước. Dù không phải là một tổ chức thành viên Liên Hợp Quốc, OPCW hợp tác chặt chẽ về chính sách và hoạt động thực tế với Liên Hợp Quốc.

Các hiệp ước cùng nỗ lực của OPCW xác định việc sử dụng vũ khí hóa học như một điều cấm kỵ theo luật quốc tế. Những diễn biến gần đây ở Syria, nơi vũ khí hóa học lại bị sử dụng, cho thấy cần nỗ lực hơn nữa để xóa sổ loại vũ khí nguy hiểm này. Đến nay vẫn còn một số quốc gia chưa trở thành thành viên của OPCW, và một số nước không tuân thủ hạn chót phá hủy hết vũ khí hóa học vào tháng 4/2012, tiêu biểu là Mỹ và Nga.

Giải trừ quân bị là điều được nhấn mạnh trong di chúc của nhà khoa học Alfred Nobel. Thông qua lựa chọn trước đây của mình, Ủy ban Nobel Na Uy đã nhấn mạnh nhu cầu xóa bỏ vũ khí hạt nhân. Với quyết định trao giải cho OPCW, Ủy ban Nobel đang tìm cách đóng góp cho quá trình xóa sổ vũ khí hóa học. Tổ chức liên chính phủ OPCW, có trụ sở ở Hague (Hà Lan), sẽ nhận số tiền thưởng 8 triệu krona (tương đương 1,25 triệu USD).

Giải Nobel Hòa bình năm 2012 được trao cho Liên minh châu Âu (EU) vì “hơn sáu thập niên đóng góp cho sự tiến bộ của hòa bình và hòa giải, dân chủ và nhân quyền tại châu Âu”. Sự thành lập của EU được công nhận là giúp mang lại hòa bình và ổn định cho một lục địa bị tàn phá bởi chiến tranh bằng cách gắn kết hai đối thủ truyền kiếp Pháp và Đức.

Mùa giải Nobel năm nay sắp kết thúc, với giải Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học và Hòa bình đã có chủ nhân. Giải thưởng cuối cùng dành cho những thành tựu kinh tế sẽ được công bố vào ngày 14/10.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.