Tổ bay mặc bỉm, học đỡ đẻ trên 'chuyến bay Vũ Hán'

Trong suốt chuyến bay, hành khách được các bác sĩ theo dõi sức khoẻ bằng cách đo nhiệt độ cơ thể, nhịp tim. Ảnh: VNA.
Trong suốt chuyến bay, hành khách được các bác sĩ theo dõi sức khoẻ bằng cách đo nhiệt độ cơ thể, nhịp tim. Ảnh: VNA.
TPO - Tất cả phi hành đoàn trên chuyến bay vào tâm dịch virus nCoV của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) trong suốt 9 tiếng hành trình đều mặc bỉm. Trong đoàn trở về có thai phụ mang bầu 8 tháng, nên các tiếp viên cũng được học thêm nghề hộ sinh, để sẵn sàng đỡ đẻ trên tàu bay.

Là tiếp viên trưởng trên chuyến bay của VNA chở hàng hỗ trợ sang tâm dịch và đón công dân Việt Nam từ Vũ Hán về nước, anh Phạm Hải Bằng đã có những chia sẻ khó quên về hành trình 9h tiếng không ăn uống, không đi vệ sinh.

Phi hành đoàn có tổng cộng 15 người, trong đó tiếp viên có 5 người, do anh Bằng làm tiếp viên trưởng. Tất cả họ đều được lựa chọn kỹ càng trong số gần 100 người tình nguyện của VNA. Công việc của họ không chỉ phục vụ chuyến bay, hành khách, còn phải đảm bảo an toàn cho bản thân cùng cả đoàn công tác. 

Để tránh lây nhiễm, cả đoàn công tác và hành khách đều mặc đồ bảo hộ ngay từ khi bắt đầu lên máy bay. Khó khăn nhất với anh chị em tiếp viên, tới thời điểm này, theo anh Bằng, có lẽ việc đeo khẩu trang và bộ đồ phòng hộ cho các cháu bé, vì nó gây khó chịu, không phải cháu nào cũng hợp tác ngay.

Dù trước khi lên tàu bay, tất cả mọi người đều được kiểm tra y tế, nhưng đoàn bay vẫn phải lên kế hoạch, chuẩn bị nhiều kịch bản cho việc đón khách từ Vũ Hán, kể cả trường hợp hành khách có các triệu chứng ho, sốt. 

Tổ bay mặc bỉm, học đỡ đẻ trên 'chuyến bay Vũ Hán' ảnh 1 Tiếp viên trưởng chuyến bay Phạm Hải Bằng mặc đồ bảo hộ đọc thông báo trên chuyến bay.
Trong suốt hành trình, dường như tất cả hành khách đều mệt, nên sau khi cất cánh, hầu hết mọi người đều ngủ. Đặc biệt, trên chuyến bay có 1 nữ hành khách mang thai 36 tuần, có thể hạ sinh bất kể lúc nào. Tất cả tổ tiếp viên chuyến bay trước khi lên đường đã phải trải qua một lớp học “tay ngang” về đỡ đẻ, dù trong 3 cán bộ y tế đi theo đoàn có 1 bác sĩ chuyên sản khoa. Sau khi hạ cánh, tiếp viên Bằng chia sẻ cảm giác nhẹ nhõm khi được “thoát khỏi” bộ đồ bảo hộ y tế.  Tổ bay được trang bị 2 lớp quần áo bảo vệ, dù nhiệt độ ở Vũ Hán chỉ 3 độ C, nhưng tiếp viên Bằng và mọi người trong đoàn đều mồ hôi nhễ nhại. Trong bộ đồ bảo hộ đó, cả đoàn trải qua thời gian 9 tiếng không ăn, không uống, không đi vệ sinh. Tất cả đều phải mặc bỉm, để đảm bảo tuyệt đối không lây nhiễm virus. “Chúng tôi vui mừng vô hạn khi hành trình đặc biệt này đã thành công tốt đẹp”, anh Bằng chia sẻ. Kết thúc hành trình, tổ bay sẽ thực hiện “kỳ nghỉ” kéo dài 7 ngày để cách ly, theo dõi sức khỏe, và sẵn sàng tinh thần cho những hành trình, thử thách mới trong tương lai.
Tổ bay mặc bỉm, học đỡ đẻ trên 'chuyến bay Vũ Hán' ảnh 2 Tất cả hành khách trên chuyến bay đều mặc đồ bảo hộ, kể cả trẻ em, tới nay tất cả đều khỏe mạnh khi về nước.

Đúng 5h4’ ngày 10/2/2020, chuyến bay đặc biệt do VNA thực hiện đưa hàng hỗ trợ của Việt Nam sang Vũ Hán, và đón 30 công dân Việt từ Vũ Hán về nước đã đáp xuống sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), kết thúc hành trình kéo dài 9 tiếng đi vào tâm dịch virus nCoV.

MỚI - NÓNG