>Tuyệt tác kiến trúc đầu đao
>Thăm công trình sử dụng hơn 10.000 nhân công
>Kỳ vĩ thành đá cổ lớn nhất Đông Nam Á
Ngôi nhà cổ được xây dựng năm 1810. Chủ nhân đầu tiên là cụ tổ 7 đời của ông Phạm Ngọc Tùng. Khi xây dựng ngôi nhà ông làm quan hàng Bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn.
Theo lời kể dân địa phương thường gọi ông là cụ Bát, cụ đã cho mời những thợ mộc của tỉnh Nam Hà cũ (nay là tỉnh Hà Nam) và thợ làng mộc Đạt Tài (huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) làm ngôi nhà này.
Ngôi nhà cổ 7 gian. Ngôi nhà này để thờ tự, cùng xây dựng với nó còn có ngôi nhà ngang 9 gian (nay đã phá bỏ). Là từ đường nên ngôi nhà có nhiều hình chạm khắc cầu kỳ với những long, ly, quy, phượng và các bức hoành phi, câu đối.
Vật liệu chính sử dụng là gỗ. Phần nhiều là gỗ xoan được trồng phổ biến trong vùng có đặc tính nhẹ, ít mối, mọt. Khung nhà cũng được làm bằng gỗ. Phần mái lợp bằng ngói vảy cắ làm từ đất nung; phần mái trơn, ít họa tiết trang trí.
Năm 2002, trong chương trình “Bảo tổn nhà ở dân gian truyền thống Việt Nam” hợp tác giữa Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam và Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản (JICA) dự án trùng tu nhà của ông Phạm Ngọc Tùng được tiến hành dưới sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của JICA và trường Đại học nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản).
Sau khi hoàn thành dự án, ngôi nhà này được UNESCO công nhận là một trong mười ngôi nhà cổ dân gian truyền thống đẹp nhất Việt Nam. Đồng thời nó cũng đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2003.
Cùng ngắm những nét tinh tế của ngôi nhà: