Tính lương hưu mới với nữ: Thua thiệt đủ bề

Quốc hội chưa quyết định, nên từ 1/1/2018, nhiều lao động nữ về hưu sẽ bị giảm lương. Ảnh minh họa: Như Ý.
Quốc hội chưa quyết định, nên từ 1/1/2018, nhiều lao động nữ về hưu sẽ bị giảm lương. Ảnh minh họa: Như Ý.
TP - Dù có nhiều ý kiến đề xuất nên hoãn và sửa đổi thời gian thực hiện áp dụng quy định lương hưu mới với lao động (LĐ) nữ về hưu từ năm 2018, nhưng tới nay Quốc hội vẫn chưa có quyết định về vấn đề này. Vì vậy, từ 1/1/2018, lao động nữ về hưu vẫn phải thực hiện quy định có thời gian đóng bảo hiểm đạt 30 năm.

Nghỉ hưu sớm, chịu thiệt

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, từ 1/1/2018, LĐ nữ về hưu để được hưởng mức lương hưu tối đa bằng 75% mức đóng BHXH hàng tháng phải có thời gian đóng BHXH 30 năm (tăng 5 năm so với quy định cũ). Với LĐ nam, thời gian đóng BHXH tăng lên 35 năm (thay vì mức 30 năm trước đó) và lộ trình tăng từng năm tới năm 2022 để đạt 35 năm đóng BHXH mới được hưởng mức lương hưu tối đa. Điều này khiến nhiều người cảm thấy không công bằng với LĐ nữ, khi họ phải tăng thời gian đóng BHXH ngay, còn LĐ nam được tăng từ từ.

Cô giáo Hoàng Thị Hồng (Trường THCS Nguyễn Du, Phủ Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội) sắp được chốt sổ BHXH và giải quyết chế độ hưu trí trong năm nay. Tuy nhiên, theo quy định mới, cô Hồng chỉ được hưởng lương hưu bằng 65% lương đóng BHXH. Trong khi nếu được chốt sổ BHXH trước 31/12/2017, cô Hồng có thể được lĩnh lương hưu với mức tối đa 75% tháng lương. “Chỉ về hưu muộn hơn chút đã mất 10% lương hưu mỗi tháng so với trước, số đó tính cả phần đời còn lại mình thấy cũng hụt hẫng”, cô Hồng nói.

Bà Hồ Thị An, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Nguyễn Du cho biết, chỉ trong “tích tắc” chuyển giao thời gian, LĐ nữ về hưu đã phải chịu thiệt thòi. Theo bà An, dù con số giảm lương mỗi tháng không nhiều, nhưng tính cả phần đời nhận lương hưu cũng không phải ít.

Quốc hội chưa quyết định

Ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho hay, trước thực tế này, cơ quan BHXH chủ động đề xuất xử lý cách tính lương hưu với nữ cho công bằng với nam. Theo đó, thay vì áp dụng ngay tăng thời gian đóng BHXH với nữ từ 25 năm lên 30 năm nghĩa là sẽ tăng theo lộ trình. Cụ thể, BHXH đề xuất, LĐ nữ về hưu năm 2018 để được hưởng lương hưu mức tối đa phải có số năm đóng BHXH là 26 năm (tăng 1 năm so với trước), năm 2019 là 27 năm, tới năm 2020 là 30 năm. Theo phương án này, cả nam và nữ nghỉ hưu từ năm 2022 đều phải tăng thời gian đóng BHXH thêm 5 năm để được hưởng mức lương hưu tối đa.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, tới thời điểm này Quốc hội chưa có quyết định cuối cùng về cách tính lương hưu mới với nữ, nên từ 1/1/2018, BHXH Việt Nam vẫn thực hiện cách tính lương hưu với nữ theo Luật. Như vậy, LĐ nữ nghỉ hưu từ thời điểm này sẽ phải chịu mức lương hưu giảm từ 5 đến 10% so với trước.

Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã hoàn thiện 2 phương án báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét xử lý tính lương hưu với nữ từ năm 2018. Theo đó, phương án 1, không sửa Luật BHXH, nhưng từ năm 2018, khi điều chỉnh tăng lương cơ sở và lương hưu thêm 7%, thay vì tăng đồng loạt sẽ ưu tiên mức tăng cao hơn cho người lương thấp, và giảm mức tăng với người lương cao. Cụ thể, người hưởng lương hưu cao (từ trên 80 triệu đồng/tháng), từ 1/7/2018 sẽ chỉ tăng lương 4-5% để bù trượt giá, còn người lương hưu thấp (dưới 2 triệu đồng) mức tăng có thể cao hơn 7%. Trong đó ưu tiên LĐ nữ bị tác động do thay đổi cách tính lương hưu từ năm 2018.

Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất thêm phương án tăng thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu tối đa có lộ trình như với LĐ nam (tương tự đề xuất của BHXH Việt Nam). Tổng Liên đoàn LĐ Việt Nam cũng có văn bản kiến nghị Quốc hội hoãn thực hiện quy định trên. Tuy nhiên, đây là quy định của Luật nên chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền sửa đổi. Khi Quốc hội chưa đưa ra quyết định, Luật vẫn được thực thi.

Theo BHXH Việt Nam, từ 1/1/2018, khoảng 2.000 lao động nữ nghỉ hưu bị giảm lương hưu 8-10% so với nghỉ trước thời điểm trên do thay đổi cách tính lương hưu. Đồng thời, có trên 40.000 người lao động (cả nam và nữ) giảm lương hưu 2-7%, do tăng thời gian đóng BHXH với nữ lên 30 năm, nam lên 35 năm để được hưởng lương hưu tối đa (bằng 75% lương bình quân tháng đóng BHXH).

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.