Tình báo Nga: Mỹ tạo ra lực lượng gồm 400.000 quân nhằm đối phó Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
Ba siêu tàu sân bay lớp Nimitz trong một lần tập trận gần Triều Tiên (Nguồn: Hải quân Mỹ)
Ba siêu tàu sân bay lớp Nimitz trong một lần tập trận gần Triều Tiên (Nguồn: Hải quân Mỹ)
TPO - Người đứng đầu Cục tình báo quân sự Bộ Tổng tham mưu Nga (GRU) nói rằng, Mỹ đã tạo ra một lực lượng hùng hậu để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cục trưởng Igor Kostyukov nói rằng lực lượng này có quân số 400.000 người, theo tường thuật của MW Magazine.

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Joe Biden coi Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Ngay từ thời người tiền nhiệm Donald Trump, Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ các hoạt động quân sự ở Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời leo thang các nỗ lực nhằm duy trì quyền bá chủ của Mỹ trong khu vực. Chính quyền Biden tiếp nhận và duy trì các nỗ lực này.

Cục trưởng Cục tình báo quân sự Bộ Tổng tham mưu Nga (GRU) Igor Kostyukov nói rằng, Mỹ đã tạo ra một lực lượng hùng hậu với 400.000 người cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc.

Phát biểu tại Moscow trong một hội nghị về an ninh quốc tế ngày 23/6, ông Kostyukov nói Washington đang chứng tỏ rằng họ chưa sẵn sàng tham gia vào một cuộc đối thoại bình đẳng, đồng thời tìm cách kéo Ấn Độ vào một liên minh kiểu NATO để thống trị khu vực, cô lập Nga và Trung Quốc.

Ông Igor Kostyukov nói: "Mỹ, bị ám ảnh bởi mục tiêu thống trị toàn cầu, đang thể hiện sự không sẵn sàng tham gia vào đối thoại bình đẳng. Các tài liệu học thuyết của Mỹ nêu rõ các phương pháp xây dựng quan hệ với các quốc gia khác từ vị thế cường quốc”.

Theo Cục trưởng Kostyukov, Lầu Năm Góc có kế hoạch thành lập một lực lượng đặc nhiệm ở Thái Bình Dương đặc biệt nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Nam và Đông Á vào năm 2024, và sẽ thành lập hai lữ đoàn cho các hoạt động không gian mạng vào năm 2028. Tên lửa siêu vượt âm cũng sẽ được triển khai tới khu vực này vào thời điểm đó.

Ông Igor Kostyukov nói: "Mỹ, bị ám ảnh bởi mục tiêu thống trị toàn cầu, đang thể hiện sự không sẵn sàng tham gia vào đối thoại bình đẳng. Các tài liệu học thuyết của Mỹ nêu rõ các phương pháp xây dựng quan hệ với các quốc gia khác từ vị thế cường quốc”

Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo sức mua vào năm 2017 và là tâm điểm chú ý hàng đầu của quân đội Mỹ kể từ năm 2010 khi chính quyền Barak Obama khởi động sáng kiến ​​'Xoay trục sang châu Á'.

Trung Quốc đã vượt xa Mỹ trong các thương vụ mua sắm quân sự mới từ năm 2020 và lĩnh vực quốc phòng của họ có thể cung cấp vũ khí mới với một phần chi phí nhỏ hơn Mỹ, một phần do nền tảng công nghiệp lớn hơn nhiều. Ví dụ, máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc có chi phí nghiên cứu phát triển trước khi đưa vào trang bị chỉ 4,5 tỷ USD - trong khi đối thủ Mỹ là F-35 có các tính năng công nghệ tương tự tiêu tốn khoảng 55 tỷ USD để phát triển. Sự khác biệt này đã buộc Mỹ phải dựa vào việc xây dựng các liên minh để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực trong khu vực có lợi cho các lợi ích của Mỹ và phương Tây.

Tuy nhiên, theo chuyên gia của MW, phần lớn các quốc gia trong khu vực cho rằng quan hệ thương mại của họ với Trung Quốc quan trọng hơn so với với Mỹ, và đã miễn cưỡng tham gia vào quan hệ đối tác chống Trung Quốc bất chấp áp lực đáng kể của phương Tây. Những nước như Campuchia, Triều Tiên và Nga nhiều khả năng sẽ chống lại Mỹ nếu buộc phải lựa chọn.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.