Chính phủ không có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ.
Trước ý kiến của dư luận, Bộ GD&ĐT đã lên tiếng và cho rằng: "Để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ.
Bộ GD-ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.
Bộ GD&ĐT bày tỏ quan điểm trân trọng nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền nhưng không dự kiến áp dụng bất cứ phương án nào về cải tiến chữ viết.
Ngày 30/11, Bộ GD&ĐT có thông cáo báo chí liên quan đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông.
Theo Bộ GD&ĐT, Ý kiến của PGS.TS Bùi Hiền về cải tiến chữ Quốc ngữ là đề xuất trong một hội thảo khoa học của ngành Ngôn ngữ học. Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học.(xem chi tiết tại đây)
Lương giáo viên: Xếp cao nhất, vẫn thua lương công nhân?
Một trong những thay đổi lớn trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mà Bộ GD&ĐT đang soạn thảo và trình Chính phủ là lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.
Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo gửi Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB-XH về thực hiện chính sách tiền lương, BHXH và ưu đãi đối với giáo viên. (xem chi tiết tại đây)
Những gì thể hiện trên clip bảo mẫu ở cơ sở Mầm Xanh (Q.12, TPHCM) bạo hành trẻ chỉ… mới là một phần, clip gốc còn thể hiện bảo mẫu ở cơ sở này dùng hung khí bạo hành trẻ.
Sáng 27/11, trung tá Võ Hồng Xén, Phó đội trưởng đội Cảnh sát điều tra tổng hợp, Công an quận 12 cho biết đã mời bà Phạm Thị Mỹ Linh (43 tuổi) chủ trường mầm non tư thục Mầm Xanh (ở phường Hiệp Thành) lên làm việc.
Tại cơ quan điều tra, bà Linh đã thừa nhận hành vi dùng tay chân, vá múc canh, can nhựa, ống nhôm, lược, chổi, cây lau nhà, thậm chí là dao...để hành hạ, đánh đập các bé từ 12 tháng đến 5 tuổi.
Giải thích nguyên nhân vì sao đày đọa trẻ, Linh cho rằng do các bé hiếu động nên bà ta phải đánh để dằn mặt để các cháu sợ và nghe lời bà ta và các bảo mẫu khác ăn ngủ.
Trong sáng 27/11, công an xác minh nhân thân và sẽ triệu tập Phạm Như Quỳnh và Đào (quê ở Cà Mau và Đồng Tháp) lên để làm rõ vụ việc nêu trên. Theo lời khai ban đầu của Linh, 2 bảo mẫu này không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề dạy dỗ, chăm sóc trẻ mầm non.
Ngày 26/11, báo Tuổi Trẻ có bài điều tra phản ánh nhiều trẻ từ 3-5 tuổi tại cơ sở mầm non tư thục Mầm Xanh (khu phố 3, phường Hiệp Thành, quận 12) bị chủ cơ sở và hai bảo mẫu tại đây bạo hành.
Sau khi thông tin được đăng tải, trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Chánh Văn phòng Công an TP.HCM xem xét, chỉ đạo trưởng Công an quận 12 điều tra vụ việc.
“Hành vi của những bảo mẫu qua clip thể hiện không chỉ vi phạm đạo đức, vi phạm tiêu chuẩn nghề nghiệp mà con vi phạm pháp luật. Quá trình điều tra hành vi của các bảo mẫu, nếu cấu thành các tội phạm trong quy định thì kiên quyết xử lý”, đại tá Quang thông tin.
Trước đó, chiều 26/11, ông Khưu Mạnh Hùng, trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận 12, trước khi bị phát hiện lực lượng chức năng đã kiểm tra cơ sở này nhưng không phát hiện sai phạm.
Sau vụ việc này lãnh đạo ngành giáo dục địa phương sẽ rút giấy phép hoạt động của cơ sở này, đồng thời chuyển 36 em đang theo học tại đây đến các cơ sở mầm non công lập.
Đề xuất miễn học phí đến cấp Mầm non
“Hiện Nhà nước đã phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi nhưng chỉ miễn học phí cho cấp tiểu học. Các cấp học còn lại vẫn phải đóng học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi, vùng khó khăn”.
Trên đây là ý kiến của ông Ngô Văn Thịnh, Phó Vụ trưởng Vụ kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT tại Hội nghị “Đánh giá kết quả phối hợp công tác pháp chế giữa Bộ Tư pháp và Bộ GD&ĐT năm 2017 nhằm hoàn thiện pháp luật về giáo dục”, do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 1/12 tại Hà Nội. Đây là Hội nghị lần 2 được tổ chức nhằm góp ý cho Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Theo ông Ngô Văn Thịnh, hiện toàn bộ cấp tiểu học ở nước ta không phải đóng học phí. Còn cấp mầm non và THCS vẫn phải đóng học phí, đi kèm với chế độ miễn giảm cho các hoàn cảnh khó khăn được quy định trong danh mục.
Tuy nhiên, chính sách học phí hiện nay bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, khoản 2 điều 11 quy định: Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục THCS nhưng hiện chỉ mới thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh tiểu học. Các cấp học còn lại vẫn phải đóng học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi, vùng khó khăn.
Hiện nay, các gia đình học sinh ở vùng nông thôn, vùng núi có thu nhập tương đối thấp, mặc dù mức thu học phí không cao nhưng cũng gây khó khăn cho các gia đình. Ngoài ra, cử tri cả nước thông qua các đại biểu Quốc hội cũng mong muốn được miễn học phí cho học sinh THCS...
Để chuẩn bị cho đề xuất miễn học phí cấp THCS, Bộ GD&ĐT đã nghiên cứu tại 18 nước, đại diện cho 4 châu lục. Các nước được nghiên cứu có thu nhập thấp, thu nhập cao, thu nhập trung bình.
Trong đó, 4/18 nước miễn hoàn toàn học phí đối với tất cả các cấp học. Có 6/18 nước miễn học phí hòa toàn cho học sinh mầm non. Có 18/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho học sinh tiểu học. Có 11/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho cấp THCS. Có 8/18 nước miễn học phí hoàn toàn cho cấp THPT.
Như vậy, nghiên cứu của các nước cho thấy, có 33% các nước miễn học phí mầm non, 61% các nước miễn học phí cấp THCS và 44% các nước miễn học phí hoàn toàn cấp THPT.