Theo báo cáo được đăng tải tuần này, nhóm chuyên gia thiên văn của Đại học Công nghệ Swinburne, đông Australia, ghi nhận một đợt bùng nổ sóng vô tín hiệu vô tuyến nhanh (FRB) vào ngày 14/5 năm ngoái. Tín hiệu kéo dài trong vài mili giây, nhưng phát đi năng lượng nhiều bằng lượng Mặt trời toả ra trong một ngày, Daniel Malesani, nhà vật lý vũ trụ tại Đại học Copenhagen, nói.
Vị trí phát cách Trái Đất khoảng 5,5 tỷ năm ánh sáng. Nguồn gốc của nguồn sóng vô tuyến hiện vẫn còn là một bí ẩn. Dựa trên yếu tố phân cực ánh sáng theo quan sát, họ nhận định sự bùng nổ có thể hình thành từ khu vực có từ trường. Theo giả thiết, FRB có thể liên quan đến các ngôi sao neutron hoặc lỗ đen.
"Những đợt bùng phát này thường được phát hiện khoảng vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí hơn 10 năm sau khi chúng xảy ra. Nhưng chúng tôi là những người đầu tiên ghi nhận một trong số đó trong thời gian thực", Emily Petroff, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói.
FRB là sự xuất hiện của sóng vô tuyến từ vũ trụ, chỉ kéo dài trong một vài mili giây. Từ năm 2007 cho đến nay, chỉ có 7 trường hợp được phát hiện, nhờ dữ liệu cũ của kính thiên văn vô tuyến Parkes ở miền đông Australia và kính thiên văn Arecibo ở Puerto Rico. Chúng được coi là "một trong những bí ẩn lớn nhất trong vũ trụ".
Theo Anh Hoàng