Tin giáo dục: Đề xuất nâng thu nhập giảng viên lên 15 triệu đồng/tháng

Tin giáo dục: Đề xuất nâng thu nhập giảng viên lên 15 triệu đồng/tháng
TPO - Tiến sĩ lương 5 triệu đồng/tháng; Hai học sinh trêu đùa, phụ huynh đến trường dọa hiệu phó, đánh hiệu trưởng; Học sinh đội mũ bảo hiểm trong lớp học hay Tự chủ đại học còn nhiều hạn chế là những thông tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.

 Tiến sĩ lương 5 triệu đồng/tháng

Mới đây, dự lễ khai giảng tại ĐH Quốc gia TPHCM, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đề xuất trường cần nâng thu nhập của giảng viên lên 15 triệu đồng/tháng. Vậy thu nhập thực sự của giảng viên các trường ĐH hiện nay như thế nào? Giảng viên sống bằng nguồn lương hay sống bằng nguồn ngoài lương?

Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, thu nhập trung bình của giảng viên trong trường gần đạt mức 15 triệu đồng/tháng. Trong đó bao gồm lương I là mức lương theo quy định của nhà nước, lương II là trả theo công việc của từng người. “Các trường cũng giống như các doanh nghiệp, đều phải tìm mọi cách để giữ chân giảng viên. Nếu thu nhập thấp, giảng viên sẽ tìm việc nơi khác. Hiện tượng này ở trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn có, kể cả trưởng khoa, phó khoa cũng chuyển đi. Không phải họ tìm đến một trường ĐH khác đâu mà đến một cơ quan làm việc nào đó không liên quan đến đào tạo” - PGS.Trần Văn Tớp thừa nhận. (Xem chi tiết tại đây)

Tin giáo dục: Đề xuất nâng thu nhập giảng viên lên 15 triệu đồng/tháng ảnh 1
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tự chủ đại học còn hạn chế

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, tự chủ đại học ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, chính sách, pháp luật về tự chủ chưa đồng bộ, bất cập; cơ chế quản lý theo chế độ Bộ chủ quản không còn phù hợp. (Xem chi tiết tại đây)

Bị phụ huynh đánh dã man tại trường, học sinh và hiệu trưởng nhập viện

Hai học sinh lớp 4 trêu chọc nhau, một phụ huynh ở xã Đỉnh Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) đã kéo theo người nhà đến trường gây náo loạn, đánh thầy hiệu trưởng phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 19/10, trong lúc giờ ra chơi, hai em Quân và Đạt (học sinh lớp 4A, trường Tiểu học Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn) đã trêu chọc, xô đẩy nhau. Sau đó cả hai em đều có hằn dấu tay ở má.

Tan buổi học về nhà, ông Hiền (bố của Đạt) gọi thêm anh trai của mình là ông Diệu chở Đạt quay lại trường yêu cầu nhà trường cùng cô giáo chủ nhiệm xử lý vụ xô xát giữa 2 em Quân và em Đạt.

Chị Xuân (mẹ em Trần Văn Quân) kể lại, khi thấy con đi học về có dấu bàn tay hằn trên má, khi hỏi Quân cho biết là đùa nhau với bạn Đạt cùng lớp. Một lúc sau, chị Xuân nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm nói là đưa cháu đến văn phòng nhà trường vì phụ huynh em Đạt đang đòi gặp em Quân để giải quyết vụ việc. . (Xem chi tiết tại đây)

Tin giáo dục: Đề xuất nâng thu nhập giảng viên lên 15 triệu đồng/tháng ảnh 2 Trường học xuống cấp nghiêm trọng, học sinh và giáo viên nơm nớp lo sợ… nhưng vẫn phải “sống chung với lũ”.
Học sinh Hà Nội đội mũ “bảo hiểm” trong... lớp học!

Câu chuyện ngỡ như đùa lại là thật, ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Có một ngôi trường mà nhiều năm nay, tất cả giáo viên, học sinh đang phải dạy và học trong sợ hãi khi những mảng vôi, vữa trần có thể rơi xuống đầu bất cứ lúc nào.

Những chiếc mũ đóng vai trò như vật bảo hiểm có thể sẽ bất đắc dĩ trở thành quen thuộc với học sinh khi đang ngồi trong lớp, nơi vốn đáng ra là rất an toàn đối với các em.

Điều này không bất ngờ bởi lẽ, vào chiều 21/10,  một mảng vôi vữa trên trần bất ngờ đổ ụp xuống. Và không ai chắc chắn được rằng, những mảng vôi vữa sẽ không tiếp tục rơi xuống nữa. Đó không phải là vụ rơi vữa đầu tiên xảy ra tại trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội.

Tin giáo dục: Đề xuất nâng thu nhập giảng viên lên 15 triệu đồng/tháng ảnh 3 Ảnh: VTV
Tin giáo dục: Đề xuất nâng thu nhập giảng viên lên 15 triệu đồng/tháng ảnh 4 Phương án cải tạo xây mới trường vẫn chưa biết bao giờ được triển khai.
Cũng tại ngôi trường này, một tuần trước, mảng vữa và chiếc đèn chiếu sáng nặng cả kg rơi sập xuống khu vực bàn giáo viên. Tuy nhiên, rất may là không có thương tích nào xảy ra vì thời điểm xảy ra sự cố đúng vào hôm cả trường được nghỉ. Theo ghi nhận, tâm trạng chung của các học sinh là vô cùng lo lắng, bất an và không muốn đến trường vì sợ một ngày nào đó, nạn nhân sẽ chính là mình.

Để hạn chế nguy cơ rơi vữa, một biện pháp tình thế được nhà trường đưa ra là chọc những điểm bị rạn nứt có khả năng rơi lở. Tuy nhiên, việc đảm bảo an toàn vẫn chưa thực sự được tuyệt đối. Khi Sở GD&ĐT Hà Nội đã có biên bản đánh giá nhiều phòng học tại đây không đảm bảo an toàn vì kết cấu công trình tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, tường trụ xuất hiện nhiều vết nứt lớn.

Phương án cải tạo xây mới trường này cũng đã được đưa ra. Tuy nhiên, dù các thủ tục đã được hoàn tất cách đây gần 1 năm nhưng vì lý do chưa được UBND TP Hà Nội cấp kinh phí nên dự án cải tạo xây mới chưa biết đến bao giờ mới được triển khai. Trong khi chờ nguồn kinh phí đó, thì hàng ngày hơn 1.500 học sinh và thầy cô vẫn đang học bài trong nơm nớp lo sợ vì lở tường rơi vữa.

MỚI - NÓNG