Tiểu thương Tam Kỳ bãi thị phản đối di dời

Tiểu thương chợ Tam Kỳ đổ cá trước cửa phòng BQL chợ vào ngày 29/6
Tiểu thương chợ Tam Kỳ đổ cá trước cửa phòng BQL chợ vào ngày 29/6
TP - Sáng 30/6, UBND tỉnh Quảng Nam phải tiếp công dân đột xuất khi hàng trăm tiểu thương chợ Tam Kỳ đồng loạt bãi thị, kéo lên trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu gặp lãnh đạo để phản ánh những bức xúc.

Ế ẩm vì bố trí bất hợp lý         

Mới đây, chợ Tam Kỳ (Quảng Nam), được đầu tư gần 80 tỷ đồng để nâng cấp cải tạo. Tuy nhiên    d­­­­­o bố trí bất hợp lý, chưa phát huy hết công năng nên tiểu thương buôn bán ế ẩm. Thêm vào đó, chủ trương di dời các tiểu thương buôn bán mặt hàng thủy hải sản ở chợ này về chợ tạm An Sơn (cách chợ Tam Kỳ khoảng 2km) khiến hoạt động buôn bán trở nên hỗn loạn.

Ngày 29/6, bức xúc vì bị chuyển chỗ kinh doanh về chợ tạm khiến hàng hóa ế ẩm, hàng chục tiểu thương đã đem hải sản bị hư thối đến đổ ngay trước phòng Ban quản lý (BQL) chợ Tam Kỳ.

Theo phản ánh của tiểu thương, những ngày qua từ sáng sớm khi tiểu thương buôn bán thủy sản đưa hàng ra chợ Tam Kỳ bán thì bị đội trật tự đô thị, BQL chợ, dân phòng đuổi không cho buôn bán và buộc các hộ này phải di dời lên chợ An Sơn. Tuy nhiên, khi lên chợ An Sơn các tiểu thương lâm vào cảnh ế ẩm, không bán được vì chợ vắng khách.

Chưa quan tâm nguyện vọng chính đáng của dân?

Tại buổi tiếp công dân ngày 30/6, các tiểu thương bức xúc phản ánh nhiều ki ốt, gian hàng ở tầng 2 của chợ đã đóng cửa do ế ẩm. Riêng tầng 3 của chợ bỏ không. Theo các tiểu thương, việc di dời các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày khỏi chợ sẽ kéo theo việc chợ Tam Kỳ vốn đã ế ẩm sẽ càng thêm ế ẩm. BQL chợ lấy lý do ô nhiễm, lấn chiếm lòng lề đường để di dời nhưng thực tế, chợ đầu tư cả trăm tỷ đồng nhưng không có hệ thống cống rãnh thoát nước mới gây ô nhiễm, khuôn viên chợ còn trống nhưng chưa bố trí không hợp lý các gian hàng. Các tiểu thương tha thiết yêu cầu được gặp Chủ tịch tỉnh để trình bày các ý kiến, nguyện vọng của mình, để UBND tỉnh có chỉ đạo giải quyết kịp thời.

Bà Lê Thị Trâm, đại diện tiểu thương chợ Tam Kỳ, cho biết: Nhiều lần tiểu thương kéo lên UBND thành phố Tam Kỳ để phản đối, nhưng không được giải quyết. Nay bà con kéo nhau lên tỉnh yêu cầu Chủ tịch tỉnh khẩn trương chỉ đạo giải quyết những bức xúc, bất hợp lý ở chợ Tam Kỳ. Nếu UBND thành phố Tam Kỳ vẫn quyết định di dời các mặt hàng thực phẩm thì phải trả tiền lại cho các tiểu thương buôn bán ở chợ để họ tự tìm nơi kinh doanh mới.

Ông Trương Bốn, Trưởng ban tiếp công dân (UBND tỉnh Quảng Nam), cho biết: Do các tiểu thương kéo lên đường đột nên lãnh đạo tỉnh không thể có mặt. Lãnh đạo UBND thành phố Tam Kỳ cũng bận họp không thể đến dự. Ban tiếp công dân sẽ ghi nhận các ý kiến phản ánh của các tiểu thương và báo cáo tình hình lên UBND tỉnh xem xét để có hướng xử lý.

Còn đại diện Phòng quản lý thương mại (Sở Công Thương Quảng Nam) cho biết: Sở ghi nhận ý kiến để tham mưu cho UBND tỉnh có hướng chỉ đạo xử lý. Việc đầu tư xây mới chợ là chủ trương đúng, nhưng đến nay việc sắp xếp buôn bán là chưa phù hợp, chưa phát huy hết công năng sử dụng. Việc tiếp công dân nhưng không có người của UBND thành phố Tam Kỳ chứng tỏ chưa quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của người dân. Thành phố Tam Kỳ cần khẩn trương họp các ngành chức năng, họp với tiểu thương để giải quyết các vấn đề. Phải có cơ chế chính sách cho bà con nếu phải di dời, nhưng phải có văn bản rõ ràng, không được nói miệng.  

Ông Văn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ cho biết: Việc sắp xếp, di dời các tiểu thương ở chợ Tam Kỳ là kế hoạch chung của thành phố, nhằm sớm ổn định việc buôn bán cho các tiểu thương. Ngoài ra, việc sắp xếp nhằm lập lại trật tự đô thị tại khu vực chợ, tránh lấn chiếm lòng lề đường, gây ô nhiễm. Do bước đầu mới thực hiện nên một số hộ người dân chưa đồng thuận. Thành phố sẽ tiếp tục vận động tuyên truyền để người dân hiểu rõ chủ trương này. Cũng theo ông Tuấn, kế hoạch di dời không riêng gì tiểu thương chợ Tam Kỳ mà sẽ có khoảng trên dưới 200 tiểu thương tại các chợ khác trên địa bàn về chợ An Sơn để kinh doanh.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.