Tiểu hành tinh lớn nhất đang tiến đến Trái Đất, tốc độ nhanh đến mức "không thể tin nổi"

HHT - Khác với những vật thể vũ trụ khác từng bay ngang Trái Đất, tiểu hành tinh này được cho là “nguy hiểm tiềm tàng” vì nó là tiểu hành tinh lớn nhất tiến sát Trái Đất trong năm 2021. Không những thế, nó còn bay với tốc độ nhanh đến mức "không thể tin nổi".

Một “tiểu hành tinh có tiềm năng gây nguy hiểm” sắp bay qua Trái Đất. Nó là tiểu hành tinh lớn nhất và bay nhanh nhất sẽ đến gần hành tinh của chúng ta trong năm 2021 này.

Tiểu hành tinh này có tên là 2001 FO32, sẽ đến gần Trái Đất nhất vào ngày 21/3/2021.

Theo trang Earth Sky, 2001 FO32 di chuyển với tốc độ 34,4km/ giây (tức là hơn 124.000km/ giờ). Nó có đường kính khoảng 1km. Thời điểm nó ở gần Trái Đất nhất là lúc khoảng 11h đêm ngày 21/3 (giờ Việt Nam).

Tiểu hành tinh lớn nhất đang tiến đến Trái Đất, tốc độ nhanh đến mức "không thể tin nổi" ảnh 1

Hình minh họa thời điểm FO32 tiến vào "vùng lân cận" của Trái Đất, ngày  6/1/2021. Ảnh: Space Reference.

FO32 được cho là có tốc độ nhanh đến mức khó tin và mặc dù nó lớn hơn 97% các tiểu hành tinh khác, nhưng bạn vẫn không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Nếu muốn quan sát được FO32, bạn sẽ phải dùng kính thiên văn. FO32 được cho là sẽ xuất hiện ở bầu trời phía Nam, tầm thấp.

Việc FO32 bay qua Trái Đất được coi là một hiện tượng đặc biệt vì đây là lần tiếp cận của một vật thể vũ trụ đối với Trái Đất ở khoảng cách gần nhất trong 200 năm. Sau lần xuất hiện ngày 21/3, tiểu hành tinh này sẽ chu du tiếp và chỉ gặp lại chúng ta sau 31 năm nữa: Ngày 22/3/2052, nó sẽ lại bay ngang qua Trái Đất.

Tiểu hành tinh lớn nhất đang tiến đến Trái Đất, tốc độ nhanh đến mức "không thể tin nổi" ảnh 2

FO32 là tiểu hành tinh lớn nhất và nhanh nhất bay gần Trái Đất trong năm 2021. Ảnh minh họa: Obozrevatel.

Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) thì mặc dù rất to, rất nhanh, đến rất gần và “có tiềm năng gây nguy hiểm”, nhưng FO32 gần như không có khả năng đâm vào Trái Đất bởi vì quỹ đạo của FO32 đã khá quen thuộc với các nhà khoa học rồi.

Còn trong tháng này cũng sẽ có một tiểu hành tinh bay khá gần Trái Đất. Nó tên là 2020 XU6, dài 213 mét, tức là to hơn gấp đôi bức tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ.

Tiểu hành tinh lớn nhất đang tiến đến Trái Đất, tốc độ nhanh đến mức "không thể tin nổi" ảnh 3

Tiểu hành tinh 2020 XU6 thì sẽ bay gần Trái Đất vào ngày 22/2. Ảnh: Getty.

Tuy nhiên, XU6 được coi là khá chậm chạp so với FO32, khi di chuyển với tốc độ chỉ khoảng 30km/ giờ. Tiểu hành tinh này sẽ bay gần Trái Đất nhất vào ngày 22/2 tới, nhưng khả năng lớn là sẽ không gây va chạm.

Tiểu hành tinh lớn nhất đang tiến đến Trái Đất, tốc độ nhanh đến mức "không thể tin nổi" ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?