Tiêu chảy vì dùng nhiều kháng sinh

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Khi sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong cơ thể, tạo điều kiện cho các virus xâm nhập gây bệnh tiêu chảy…

Mắc bệnh vì lạm dụng kháng sinh

Chị Nguyễn Thu Hà, (40 tuổi, ở Q.5, Tp.HCM) mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng nhiều năm nay nhưng chữa mãi không khỏi, chị đành sống chung với bệnh. Một lần đi làm về bất ngờ gặp tại nạn ngã rách chân.

Nghĩ rằng chỉ bị trầy xước ngoài da vài ngày sẽ khỏi nên nên chị chủ quan không đi khám bác sĩ mà nhờ người thân trong gia đình ra hiệu thuốc mua về một ít thuốc, kháng sinh, chống viêm về dùng.

Uống hết một đợt thuốc (5 ngày) mà vết thương vẫn chưa khỏi hẳn. Chị Hà liền tăng lên một loại thuốc kháng sinh mới kháng khuẩn mạnh hơn. Trong quá trình dùng thuốc trị bệnh, chị Hà thường xuyên bị tiêu chảy, người mệt mỏi, nhưng chị cứ tưởng do mình ăn phải cái gì đó nhiễm độc, lạnh bụng, rồi mới mắc bệnh tiêu chảy, chỉ cần không ăn uống linh tinh thì bệnh tình khác tự khỏi, nên chị vẫn tiếp tục dùng thuốc kháng sinh trị cảm cúm, cho tới khi lả người vì mất nước do tiêu chảy chị phải nhập viện truyền nước bổ sung chị mới té ngửa mình bị tiêu chảy là do dùng thuốc kháng sinh không đúng.

Với trường hợp như chị Thu Hà kể trên, dược sĩ Lê Thị Thanh (Công ty Dược IMS Việt Nam) cho biết: Bình thường trong đường ruột chúng ta luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau, các loại vi khuẩn này duy trì thế cân bằng giúp kích thích quá trình tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng thải độc cơ thể, và khống chế các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập đường ruột gây tiêu chảy, các bệnh về đường ruột.

Tuy nhiên, khi người bệnh uống quá nhiều thuốc kháng sinh, đặc biệt là những bệnh nhân đã có tiền sử các bệnh về đường tiêu hóa như; rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng…

Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh, với liều cao, kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong đương ruột hoặc mới xâm nhập từ bên ngoài không khí vào, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột, tiêu chảy.

Hóa giải nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh

Dược sĩ Lê Thị Thanh (Công ty Dược IMS Việt Nam) cho biết thêm, những người gầy ốm suy dinh dưỡng, có bệnh lý khác kèm theo, khi dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc.

Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể gặp bao gồm: tiêu chảy, phân nhiều nước và có thể có máu; đau bụng; buồn nôn và nôn, sốt. Trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh là không có sốt, triệu chứng tự hết sau khi ngừng kháng sinh; trong khi tiêu chảy do các nguyên nhân nhiễm khuẩn người bệnh đều có dấu hiệu sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn, kèm theo các biểu hiện tiêu hóa khác như nôn, đau bụng.

Thông thường, với những trường hợp nhẹ, bệnh tiêu chảy sẽ hết khi người bệnh ngừng sử dụng kháng sinh nhưng đối với một số trường hợp bệnh tình diễn biến phức tạp sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như mất nước, mất chất điện giải (chủ yếu là natri và kali) khiến cơ thể suy nhược, khô miệng, háo nước. Với những bệnh nhân có tiền sử bệnh dạ dày tá tràng, gây tổn thương niêm mạc của ruột già có thể dẫn đến một lỗ thủng trên thành đường ruột.

Khi bị tiêu chảy vì kháng sinh, người bệnh nên nhất thiết uống nhiều nước, chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như tinh bột, bánh mỳ, các loại khoai… tránh các loại đồ uống có đường, nước uống có gas hoặc caffeine, trà …

Không ăn các loại thực phẩm có tính kích thích, những thức ăn cay, béo hoặc các loại thực phẩm chiên. 

Nên chia nhỏ bữa ăn từ 4-5 bữa/ngày với số lượng ít, thay vì ăn 3 bữa chính với lượng thực ăn quá nhiều.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh các loại thực phẩm nhiều chất xơ như đậu, rau quả. Nếu cảm thấy triệu chứng được cải thiện, lúc đó mới từ từ thêm chất vào chế độ ăn uống.

Nếu đã áp dụng các chế độ trên mà vẫn bị tiêu chảy thì người bệnh nên đi khám chữa. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng và bệnh tình của bệnh nhân mà kê toa thích hợp.

Tiêu chảy vì dùng nhiều kháng sinh ảnh 1

Thuốc kháng sinh dùng đúng mới tốt

Dược sĩ Lê Thị Thanh (Công ty Dược IMS Việt Nam) cũng khuyến cáo, bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, nhất là các kháng sinh phổ rộng hiện nay. Các loại kháng sinh hay gây tiêu chảy nhất là Ampicillin, các Cephalosporin, Erythromycin và Clindamycin.

Thuốc kháng sinh nếu sử dụng không đúng sẽ đưa đến tác hại rất lớn như gây tai biến cho cơ thể như dị ứng, nhiễm độc các cơ quan, loạn khuẩn đường ruột làm tiêu chảy, làm mất sức đề kháng của cơ thể, nghiêm trọng nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây hiện tượng vi khuẩn đề kháng lại kháng sinh. Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn và có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

Nên lựa chọn đúng loại kháng sinh, bệnh nào loại đó không nên tự ý mua thuốc uống. Những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, đang cho con bú, người già, người bị suy gan, suy thận, người viêm loét dạ dày, tá tràng, người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính khác càng phải đặc biệt thận trọng khi dùng kháng sinh.

Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.