Tiết lộ rúng động việc Mỹ hỗ trợ khủng bố IS ở Syria

Tiết lộ rúng động việc Mỹ hỗ trợ khủng bố IS ở Syria
TPO - Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Mỹ đang thực sự chống lưng cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại chiến trường Syria. Đằng sau sự hỗ trợ này là cả một loạt các toan tính của Mỹ trong ván "cờ tàn" tại Syria.

Tiết lộ rúng động việc Mỹ hỗ trợ khủng bố IS ở Syria ảnh 1 Ảnh: Dailystar

Xuất hiện nhiều hơn bằng chứng Mỹ hỗ trợ IS

Việc Nga và Syria không dưới một lần tố cáo Mỹ hỗ trợ cho các lực lượng IS tại chiến trường Syria cho thấy việc Mỹ chống lương cho IS đang ngày càng trở thành hiện thực.

Bằng chứng mới nhất là ngày 11/10, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố có khoảng 600 tay súng của tổ chức IS đã thâm nhập từ khu vực do Mỹ kiểm soát vào khu vực giảm căng thẳng phía Đông Syria. Đặc biệt, ông Konashenkov cáo buộc phía Mỹ đã tiếp tay cho lực lượng IS và phá vỡ tiến trình hòa bình tại Syria. 

Theo đại diện của Bộ Quốc phòng Nga, từ ngày 2-3/10, gần 600 tay súng IS từ trại tị nạn Rukban đã di chuyển theo hướng Tây một cách có tổ chức trên các xe ô tô địa hình.

Sau khi vượt qua 300 km đường, chúng đã đến trạm hải quan cũ “Tafas” nằm ở phía Nam khu vực giảm căng thẳng đúng vào lúc có hai đoàn xe chở tổng cộng 90 tấn thuốc men và thực phẩm cho người dân địa phương cũng đến khu vực này. Sau đó các tay súng IS đã chiếm toàn bộ số thuốc men và thực phẩm trên.

Ông Konashenkov cho rằng đây không phải sự tình cờ ngẫu nhiên, ngụ ý cáo buộc phía Mỹ đã tiếp tế cho các tay súng khủng bố. 

Trước đó, ngày 25/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cáo buộc rằng, việc Trung tướng Valeri Asapov của Nga thiệt mạng tại Syria là do "chính sách hai mặt" của Mỹ. Ông Sergei Ryabkov nhấn mạnh, Moscow lo ngại rằng Mỹ một mặt tuyên bố quyết tâm tiêu diệt nhóm khủng bố IS, nhưng mặt khác trong hành động thể hiện điều ngược lại. 

Phát biểu trước báo giới, ông Sergei Ryabkov nhấn mạnh: "Thực tế đáng tiếc hiển hiện rõ ràng và rất đáng lo ngại. Đó là chúng ta lại một lần nữa thấy rằng phía Mỹ tuyên bố quyết tâm loại bỏ IS và chiến thắng khủng bố ở Syria nhưng hành động của họ chứng tỏ điều ngược lại, tức là dù sao đối với Washington vẫn có những nhiệm vụ chính trị và địa chính trị riêng quan trọng hơn những gì cam kết trong cuộc chiến chống khủng bố". 

Cũng trong ngày 25/9, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov cũng nhấn mạnh, nước Nga vẫn chưa nhận được lời giải thích từ phía Washington về những bức ảnh cho thấy lực lượng Mỹ có mặt ở một số địa điểm do IS đang kiểm soát tại Syria. 

Trước đó, không quân Mỹ đã giúp nhiều tướng chỉ huy cấp cao của tổ chức IS trốn khỏi Deir ez-Zor hồi cuối tháng 8. Các chuyên gia cho rằng, động thái này của Mỹ là nhằm chuẩn bị cho cuộc "mặc cả" với Nga về vấn đề tái thiết Syria trong kỷ nguyên hậu IS. Bởi vì, đây là những người nắm trong tay bằng chứng có thể đi "ngược lại" lợi ích của Mỹ trong các cuộc đàm phán về tương lai Syria.

Theo cựu Trung tá Không quân Mỹ Kwiatkowski, những chỉ huy IS được sơ tán là những người mà Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ và quân đội Mỹ muốn bảo vệ, “đặc biệt là những người nắm trong tay bằng chứng có thể chống lại Mỹ trong cuộc đàm phán”.

Không chỉ có Nga nhiều lần lên tiếng về việc Mỹ hỗ trợ lực lượng IS, ngay cả chính phủ Syria tố cáo Mỹ hỗ trợ lực lượng khủng bố này.

Hãng thông tấn SANA của Syria đưa tin chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad ngày 9/10 đã cáo buộc Mỹ hỗ trợ các nhóm khủng bố tại nước này bằng việc cung cấp vũ khí và đạn dược. 

Trong một báo cáo, Bộ Quốc phòng Syria cho biết giới chức nước này đã tịch thu một lượng lớn vũ khí và đạn dược do phương Tây sản xuất tại một vài khu vực và những vũ khí này được tìm thấy thấy tại những nơi ẩn náu của các tay súng phiến quân IS và các nhóm khủng bố khác. 

Theo Bộ Quốc phòng Syria, IS và Mặt trận al-Nursa có quan hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda đã đề nghị cung cấp dầu mỏ cho các quốc gia phương Tây từ những khu vực do khủng bố kiểm soát tại Syria và Iraq để đổi lấy tên lửa, súng trường, súng máy, tên lửa phòng không và thậm chí là xe tăng.

Những vũ khí tới Syria thông qua nhiều kênh khác nhau, từ các công ty tại Đông Âu tới những "mắt xích" với căn cứ quân sự Mỹ Rammstein tại Đức.

Mỹ phủ nhận?

Trước các tố cáo của Nga và Syria, quân đội Mỹ đã nhiều lần phủ nhận việc hỗ trợ và cung cấp vũ khí cho lực lượng IS cho rằng những cáo buộc này là nhằm hạ thấp uy tín của Mỹ và liên minh chống IS tại chiến trường Syria.

Ngày 9/10, một đại diện của Lầu Năm Góc cho biết các tuyên bố của Cục trưởng Cục tác chiến thuộc Lục quân Syria, Tướng Ali al-Ali liên quan đến cáo buộc Mỹ cung cấp vũ khí cho những phần tử khủng bố, đặc biệt là tổ chức IS và nhóm Mặt trận al-Nusra ở Syria là không đúng sự thật. 

Trả lời hãng tin Sputnik, đại diện Lầu Năm Góc khẳng định: “Các tuyên bố này thật sự lố bịch và không đúng sự thật. Chúng đại diện cho một chiến dịch tuyên truyền của Nga và chế độ của ông  Bashar al-Assad  nhằm làm mất uy tín của Mỹ và liên minh chống IS của chúng tôi ở Syria.

Các lực lượng Mỹ hoạt động ở lãnh thổ Syria theo thẩm quyền nhằm chống lại khủng bố, và họ sẽ tiếp tục cố vấn và hỗ trợ các đối tác chừng nào IS vẫn còn là một mối đe dọa thông thường hoặc nổi loạn”. 

Và những toan tính của Mỹ

Mặc dù, Lầu Năm Góc luôn phủ nhận việc hỗ trợ và cung cấp vũ khí cho lực lượng IS. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng ngày càng có nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy, việc Mỹ hỗ trợ và cung cấp vũ khí cho lực lượng IS là đúng sự thật.

Theo các chuyên gia phân tích, mục đích của Mỹ là nhằm lợi dụng tổ chức khủng bố này như một quân "tốt thí" để đối đối phó với các lực lực lượng trung thành với chính phủ Syria và làm chậm lại bước tiến của Nga trên chiến trường Syria. Trên cơ sở đó tạo cho Mỹ "khoảng trống" để tập hợp và củng cố lực lượng do Mỹ hậu thuẫn để giành ưu thế lớn hơn trên chiến trường Syria, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc "mặc cả" với Nga sau này.

Theo đánh giá của ông Daoud Khairallah, Giáo sư luật Quốc tế tại Đại học Georgetown (Mỹ): cho đến nay lập trường của Mỹ về cuộc chiến Syria là “rất khó hiểu”. Nga đến nay vẫn cho rằng, vì mưu đồ riêng, Mỹ đã giúp đỡ, hoặc ít nhất là làm ngơ để một bộ phận lực lượng cực đoan nhất định thoải mái hoạt động ở Syria.

“Một mặt, Mỹ tuyên bố xác định mục tiêu chống lại chủ nghĩa khủng bố nhưng mặt khác, chúng ta lại không thấy có dấu hiệu cho thấy điều đó. Chúng tôi thấy rằng, các đồng minh thân cận của Mỹ đang giúp đỡ, tạo điều kiện và tài trợ cho các nhóm khủng bố tiếp tục mở rộng hoạt động tại Syria và nhiều nơi khác. Vì vậy, ý đồ của Mỹ là thực sự khó hiểu và họ đang tạo ra sự nghi ngờ về mức độ và sự thành thật trong tuyên bố ‘chúng tôi đang chiến đấu chống khủng bố’”, giáo sư Khairallah nói.

Trong khi đó, liên quân chống IS do Mỹ dần đầu ngày 11/10 tuyên bố không chấp nhận đàm phán về việc rút lui của hàng trăm thành viên IS bị bao vây tại thành phố Raqqa của Syria.

Một loạt các động thái của Mỹ trên chiến trường Syria thời gian qua, cộng với việc Nga và Syria liên tiếp tố cáo Mỹ hỗ trợ và cung cấp vũ khí cho lực lựng IS chỉ càng cho thấy cuộc chiến tại Syria ngày càng trở lên phưc tạp hơn bao giờ hết.

MỚI - NÓNG