Trong hầu hết các trường hợp, các nhà khoa học của quân Đồng Minh phải tìm cách để chạy theo những tiến bộ của người Đức. Dưới đây là một số điều Mỹ đã học tập Đức.
Các đợt đổ bộ lính dù trong thực chiến lần đầu tiên được thực hiện bởi quân Đức trong cuộc xâm lược châu Âu. Normandy, Đan Mạch, Pháp, Hà Lan đều nhanh chóng bị suy yếu trước những đơn vị lính dù nhỏ trước khi đại quân Đức tiến vào.
Người Mỹ đã ấn tượng với điều này và nhanh chóng đẩy mạnh đào tạo những đơn vị dù để dùng không chỉ trong Thế chiến II mà còn đến tận ngày nay.
Người Đức cũng là những kẻ đã thành công hơn cả trong việc chế tạo trực thăng. Từ năm 1934 họ đã cho ra đời chiếc Focke-Wulf Fw-61. Trong Thế chiến II lần đầu tiên họ đưa trực thăng vào chiến đấu. Đó là chiếc Flettner FL-282 Kolibri với thiết kế độc đáo gồm 2 cánh quạt khác trục quay ngược chiều nhau.
Người Mỹ sau đó đã dựa trên mẫu trực thăng này của Đức để chế tạo chiếc HH-43 dùng cho Hải quân, Thủy quân lục chiến và Không quân.
Máy bay phản lực Messerschmitt Me-262 là máy bay phản lực đầu tiên được đưa vào chiến đấu và nó đã chống lại các máy bay ném bom của quân Đồng minh rất hiệu quả.
Sau chiến tranh, Mỹ và Liên Xô đều thu giữ các máy bay Me-262 và người Mỹ có F-86 còn Liên Xô có Mig-15 được phát triển dựa trên tham khảo Me-262. Trong ảnh là chiếc F-86 của Mỹ.
Tháng 6/1944, quả bom bay V-1 đã bắn trúng London. Mặc dù nó tản mát nhưng đã gây tâm lý nặng nề cho người Anh. Trong ảnh là mô hình một quả bom bay V-1.
Mỹ muốn phát triển một phiên bản từ V-1 để chuẩn bị đánh Nhật Bản nên đã tìm cách phục hồi những mảnh V-1. Đến tháng 9 cùng năm, họ đã thử nghiệm thành công tên lửa JB-2 Loon, một bản sao của V-1.
Tên lửa V-2 là một trong những vũ khí bí mật của Hitler mà sau này nhiều nước Đồng minh muốn đoạt nhưng chỉ có Mỹ và Liên Xô là có được nhiều kết quả.
Dựa trên những thành tựu của tên lửa V-2 mà Mỹ và Liên Xô đã phát triển mạnh mẽ khoa học không gian cũng như công nghệ tên lửa quân sự.