Tiết lộ mới nhất vụ máy bay Đài Loan rơi xuống sông

Tiết lộ mới nhất vụ máy bay Đài Loan rơi xuống sông
TPO - Ủy ban An toàn Hàng không Đài Loan hôm nay cho biết cả hai động cơ của chiếc ATR đều gặp trục trặc trước khi phi cơ này liệng qua một cầu cao tốc rồi rơi xuống sông, làm 35 người chết. Trong khi trước chuyến bay, phi công đã yêu cầu kiểm tra động cơ vì nghi vấn trục trặc nhưng không được chấp nhận.

Cảnh báo chết máy vang lên 5 lần trong buồng lái, bắt đầu từ khoảng 37 giây sau khi cất cánh, CNN dẫn lời Ủy ban An toàn Hàng không Đài Loan dựa vào thông tin trên các hộp đen của phi cơ gặp nạn cho biết.

Một động cơ trên chiếc ATR 72 hai động cơ cánh quạt tuabin bị mất nguồn điện và phi công đã thất bại trong nỗ lực tái khởi động động cơ còn lại. Các phi công lập tức phát tín hiệu khẩn cấp về trạm kiểm soát không lưu, thông báo động cơ bị hỏng.

Theo Reuters, khoảng một phút sau đó, các hộp đen, gồm thiết bị ghi dữ liệu hành trình bay và thiết bị ghi âm buồng lái, ngừng hoạt động. Sự cố của GTE235 xảy ra khi nhiên liệu cung cấp cho động cơ bị gián đoạn hoặc có vấn đề trong khoang đốt.

Thông thường, chiếc ATR hai động cơ vẫn có thể bay nếu chỉ một động cơ bị hỏng.

Ủy ban An toàn Hàng không Đài Loan thông báo đang thu thập thông tin về thảm họa và chưa thể công bố nguyên nhân gây ra sự cố. Cơ quan này cho biết quá trình phân tích toàn bộ dữ liệu trong hai hộp đen có thể mất nhiều tháng.

Thông tin động cơ trục trặc phù hợp với những gì Huang Chin-shun, hành khách hơn 70 tuổi may mắn sống sót, thuật lại. "Tôi nghĩ động gặp vấn đề gì đó bởi tôi luôn đi chặng bay trên", ông Huang nói.

Lo bị phạt nên không kiểm tra động cơ

Trong khi đó, nhiều tờ báo bắt đầu đưa những thông tin phân tích về vụ tai nạn. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 6/2, chuyến bay số hiệu GE235 của TransAsia Airways (Đài Loan) gặp nạn sáng 4/2 được cho là "đã có những dấu hiệu bất thường" trước đó.

Cụ thể, sáng ngày 4/2, trước khi xảy ra vụ tai nạn, cơ trưởng Liêu Kiến Tông đã hoàn thành chuyến bay khứ hồi Đài Bắc - Kim Môn.

Khi từ Kim Môn (Trung Quốc) đáp xuống sân bay Tùng Sơn (Đài Bắc), trên bảng đăng ký tuyến bay đã có ký lục "động cơ có tình trạng bất thường" và yêu cầu bộ phận kỹ thuật mặt đất kiểm tra sửa chữa trước khi tiếp tục chuyến bay.

SCMP cho hay, bộ phận mặt đất của sân bay này "lo ngại bị phạt tiền do chậm trễ giờ bay", nên đã yêu cầu cơ trưởng Liêu "hoàn thành tuyến bay, trở lại sân bay Tùng Sơn" rồi mới tiến hành kiểm tra kỹ.

Đáng tiếc rằng, chỉ 3 phút sau khi cất cánh từ Đài Bắc, chuyến bay GE235 đã gặp nạn và rơi xuống sông Keelung.

Thi thể nạn nhân máy bay Đài Loan có thể trôi ra biển


Phát biểu trong buổi họp báo, thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết cho biết, một giờ sau khi máy bay ATR 72 của TransAsia rơi xuống sông, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy ba thi thể cách đó hơn một km. Do đó, có khả năng những thi thể còn lại đã trôi ra biển. Tuy nhiên, việc tìm kiếm vẫn tiếp tục bởi vì gia đình người bị nạn sẽ bị ám ảnh khôn nguôi nếu không tìm thấy di thể người thân, China Times dẫn lời ông Kha.

Chuyến bay GE235 của TransAsia chở 58 người trên khoang liệng qua một cầu cao tốc rồi lao xuống sông Cơ Long ở Đài Bắc hôm 4/2. Hãng tin CNA của Đài Loan cho biết nhà chức trách xác nhận hiện đã có 35 người chết, 15 người sống sót và còn 8 người mất tích.


Post by Báo Tiền Phong.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
TPO - Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong quý 1, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 1,03 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có hơn 275.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.