Lình xình quanh việc bố trí nhân sự ở Cà Mau:

Tiếng nói những người được bổ nhiệm và bị “hưu non”

Tiếng nói những người được bổ nhiệm và bị “hưu non”
TP - Xung quanh vụ “nộp tiền chạy chức” ở Cà Mau, mấu chốt của vấn đề theo nhiều người bắt nguồn từ việc bố trí nhân sự bất hợp lý, độc đoán, mất dân chủ. Một số cán bộ được bổ nhiệm chức vụ mới và sắp về hưu nói gì về vấn đề này?
Tiếng nói những người được bổ nhiệm và bị “hưu non” ảnh 1
Ông Trần Thanh Liêm

Ông Trần Thanh Liêm – Phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ:

Việc phân công, bổ nhiệm cán bộ có biểu hiện bất thường

Ông Liêm nói: Khi Thường vụ Tỉnh ủy đã có quyết định rồi, Trưởng ban tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Việt mới điện thoại cho tôi sang thông báo về việc điều động tôi qua làm Trưởng ban Dân tộc tỉnh.

Còn trước đó không ai gặp tôi để hỏi, tham khảo ý kiến tôi xem tâm tư nguyện vọng tôi thế nào cả.

Ông phản ứng như thế nào về quyết định này?

Tôi nói tổ chức phân công thì tôi có nghĩa vụ phải chấp hành. Còn ban Thường vụ hỏi tôi phân công như thế có ý kiến gì không thì tôi nói thẳng rằng: Thứ nhất, tôi đã lớn tuổi; Thứ hai, công việc của tôi đang làm là phù hợp hơn, vì thế không nên chuyển tôi đi, dù rằng đó là chức vụ cao hơn.

Ông thấy thế nào về qui trình thực hiện đề án sắp xếp lại tổ chức cán bộ theo Nghị định 13/CP của Chính phủ?

Tôi không nhận được văn bản nào hay họp về việc tổ chức triển khai đề án này. Như tôi đã nói là tôi chỉ được Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy gọi sang nói nhiệm vụ mới là như thế, Thường vụ đã quyết rồi.

Sau đó một người trong Tỉnh ủy điện thoại chúc mừng tôi vì lãnh đạo tỉnh đã ký quyết định bổ nhiệm tôi làm Trưởng ban Dân tộc tỉnh. Tuy nhiên mới đây nghe nói họ dừng triển khai quyết định đối với tôi.

Trong vụ này tôi thấy: Việc bố trí phân công cán bộ trong tổ chức là bình thường.

Tuy nhiên, ở đây có nhiều biểu hiện bất bình thường trong việc quyết định điều chuyển, cho nghỉ hưu đối với cán bộ. Không bình thường ở chỗ là họ đã không căn cứ vào năng lực thực tế để phân công đảm trách công việc cho phù hợp.

Việc sắp xếp, tổ chức cán bộ cho thấy các tiêu chí về năng lực, trình độ, phẩm chất cũng như kinh nghiệm công tác đã không được coi trọng. Đây là công việc của Đảng, Nhà nước chứ không phải của cá nhân ai đó mà muốn “ban” cho người này hay người khác.

Về quy trình thực hiện đề án, chẳng hạn như tôi, ít ra họ cũng phải thể hiện sự dân chủ, tôn trọng quyền cá nhân của tôi bằng cách bàn bạc trước, hay chí ít cũng phải thông báo cho tổ chức, thủ trưởng đang quản lý tôi. Tại sao chúng ta không mở rộng dân chủ  để có thêm thông tin trước khi quyết định số phận của một con người.

Ông thấy vụ lùm xùm liên quan đến Bí thư Tỉnh ủy như thế nào?

Các thông tin chạy chức, chạy quyền, bao che cho tội phạm có được chủ yếu từ báo chí, nhất là báo Tiền phong. Các thông tin cho thấy người có trách nhiệm đã bỏ lọt tội phạm và người khác biết sai phạm đó lại bao che cho hành vi đó một cách có hệ thống hết sức nguy hiểm.

Xin cảm ơn ông!

Tiếng nói những người được bổ nhiệm và bị “hưu non” ảnh 2
Ông Trần Tự Kinh

Ông Trần Tự Kinh, Phó Ban Tôn giáo - Dân tộc:

“Tôi được vỗ vai kêu làm Phó Giám đốc, rồi rỉ tai cho về hưu”

Ông Trần Tự Kinh được Sở Nội vụ đề xuất điều động làm Phó Giám đốc Sở nội vụ phụ trách công tác dân tộc, nhưng BTV Tỉnh ủy Cà Mau lại cho về “hưu non” ở tuổi 57. Ông Trần Tự Kinh tâm sự với Tiền phong:

Tôi được ông Trần Thanh Hóa, Phó Giám đốc Sở Nội vụ điện thoại sang, tham khảo.

Ông Trần Thanh Hóa vỗ vai tôi nói: “Anh về bên này với tụi tui. Anh làm Phó Giám đốc Sở nội vụ phụ trách công tác dân tộc. Nhưng ở bên này đông quá rồi, chờ sắp xếp. Trước mắt, anh giúp chúng tôi làm công tác dân tộc!”.

Một ngày sau đó, ông Huỳnh Anh Kiệt, Phó Giám đốc Sở nội vụ kêu tôi sang cho hay phải về hưu.

Tôi chưa được gặp gỡ để quán triệt, khai thông, thảo luận. Sai sót trong công tác cán bộ thì thấy rõ ông Võ Thanh Bình lạm quyền, mất dân chủ, dẫn đến chạy chức.

Những cán bộ không có đạo đức, năng lực, uy tín mới dùng tiền chạy chức. Cứ nhìn vào kết luận thì rất dễ thấy của BTV Tỉnh ủy Cà Mau.  

Hồng Lĩnh - Tiến Hưng
Thực hiện

MỚI - NÓNG