Tiền xu mà biết... nói năng!

Tiền xu mà biết... nói năng!
Đồng tiền xu ở Việt Nam đang bị “hắt hủi” dù nó là con đẻ của hệ thống tiền tệ - đứa con chính danh được luật pháp bảo vệ - đang là một thực tế...
Tiền xu mà biết... nói năng! ảnh 1

Một đồng nghiệp của tôi đi thanh toán cước phí điện thoại, nhận tiền thừa bằng tiền xu rất vui vẻ từ cô nhân viên bưu cục xinh đẹp. Nhưng ngay sau đó anh rất bực dọc khi bà bán phở và cô hàng rau nhất định không chịu nhận chính những đồng tiền xu rất mới ấy! Đáng tiếc, trường hợp này không phải là hy hữu.

Sau hơn một năm lưu hành, người dân đang có chiều hướng muốn tẩy chay  tiền xu... mặc dù điều 29 khoản 3 Luật NHNN đã quy định: nghiêm cấm việc từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước  phát hành trên lãnh thổ Việt Nam.

Vậy là chuyện phạm luật (những ai từ chối nhận đồng tiền xu đều phạm luật) vẫn đương nhiên xảy ra một cách phổ biến mà chẳng ai hề hấn gì!?

Tại sao lại có phản ứng tiêu cực- thành một nghịch lý - từ phía người tiêu dùng đối với tiền xu ở Việt Nam?

Hiện nay, hầu hết các nước đều sử dụng cả tiền giấy và tiền kim loại và càng ở các nước phát triển thì số lượng tiền xu trong lưu thông càng nhiều.

Dù tiền xu có những hạn chế nhất định, nhưng tạo thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển các thiết bị bán hàng và dịch vụ tự động-một loại dịch vụ tiện ích trong xã hội.

Tuy nhiên tiền xu ở các nước đều có các đặc điểm là: không trùng mệnh giá với tiền giấy, vì thế khi mua bán trao đổi hàng hóa có giá trị nhỏ chỉ mỗi cách dùng tiền xu; gần như 100% dịch vụ bán hàng tự động phải sử dụng tiền xu để chi trả; và hàng thiết yếu hàng ngày thường có giá cả phù hợp với mệnh giá tiền xu.

Tiền xu được dùng khắp nơi để trả trực tiếp hoặc qua máy tự động: mua cà phê, thuốc lá, nước ngọt, gọi điện thoại, mua vé xe buýt, vé tàu điện ngầm... và ai cũng có  hẳn một chiếc ví chỉ để chứa tiền xu.

Nhưng ở ta, cả tiền giấy và tiền xu có chung một loại mệnh giá từ 200 đồng cho đến 5.000 đồng. Vì tiền xu cồng kềnh, dễ rơi vãi, lại nguy hiểm cho con trẻ, thì tại sao người ta lại phải sử dụng tiền xu? Cùng một mệnh giá, đã có giấy thì khỏi cần dùng xu là điều dễ hiểu.

Hơn thế, hệ thống các máy bán hàng, dịch vụ thu tiền tự động  hầu như chưa có. Vậy là, vì sự bất tiện của tiền xu, không ai muốn đem theo cho nặng túi. Nếu cứ hô hào dùng đi, rồi sẽ có máy thì thành chuyện nực cười! 

Một điểm quan trọng nữa là sức mua của tiền xu yếu. Hiện tiền xu ở Việt Nam có 5 loại mệnh giá (5.000 đ, 2.000 đ, 1.000 đ, 500đ và 200 đ), nhưng không ai đếm được trên thị trường có bao nhiêu loại hàng hóa có giá dưới 1.000 đồng? Có điều, chắc chắn là không có hàng hóa nào có giá 200 đồng.

Thực ra, tiền xu cũng là một thứ “hàng hóa” nên cũng phải chịu chi phối của quy luật cung cầu - nếu đáp ứng được nhu cầu, thuận lợi cho tiêu dùng thì mới tồn tại.

Đồng tiền xu ở Việt Nam đang bị “hắt hủi” dù nó là con đẻ của hệ thống tiền tệ - đứa con chính danh được luật pháp bảo vệ - đang là một thực tế.

Người ta còn gán cho nó “tội” là một trong những nguyên nhân làm tăng giá hàng nhu yếu phẩm vì nó làm khan hiếm tiền giấy mệnh giá nhỏ.  Giá mà tiền xu biết...nói năng thì...!? 

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.