Tiến sĩ văn học bị cáo buộc chủ mưu tạt axit tình địch

Nữ tiến sĩ văn học 53 tuổi bị truy nã nhiều năm, do kẻ hủy hoại dung nhan cô thợ làm tóc khai được bà thuê.

Công an quận Tân Bình (TP HCM) vừa bắt giam Trần Thị Diễm Thuý (53 tuổi, tiến sĩ văn học) theo lệnh truy nã 7 năm trước. Cơ quan điều tra cũng phục hồi điều tra vụ án Cố ý gây thương tích, trong đó nữ giảng viên đại học được cho là chủ mưu tạt axít chị Ly (thợ làm tóc) từ năm 2008.

Trước đó, Lê Hoài Phong (31 tuổi, người trực tiếp gây án) nhiều lần bị đưa ra xét xử, đều khẳng định làm theo lệnh của bà Thúy.

Ngày định mệnh của cô thợ tóc

Cuối tháng 3/2008, chị Ly dừng xe trên đường Nguyễn Thái Bình (phường 4, quận Tân Bình) chờ người quen. Bất ngờ, nam thanh niên chạy xe màu đỏ lướt qua, tạt chất lỏng vào mặt chị rồi rú ga tẩu thoát. Người dân nghe tiếng kêu cứu chạy đến nơi thấy nạn nhân trong tình trạng hoảng loạn, khẩu trang và áo khoác cháy xém...

Bác sĩ xác định chị Ly bị bỏng axít vùng mặt, cổ, ngực và hai tay với tỷ lệ thương tật vĩnh viễn 26%. Nạn nhân cho biết hôm đó hẹn với nam thanh niên tên Quang, để dẫn đi thuê mặt bằng mở tiệm tóc. Khi đang đứng chờ anh ta thì gặp nạn.

Nhiều cảnh sát được huy động vào cuộc điều tra, Phong bị bắt sau đó. Anh ta cho biết là người cùng quê với bà Thuý, được bà này nhờ theo dõi chồng (đang chờ tòa xử ly hôn). Khi biết chồng đang cặp kè với chị Ly, nữ tiến sĩ cung cấp xe máy, axit để Phong "xử lý" tình địch. Bà Thúy cũng đưa cho anh ta sim điện thoại mới để liên lạc.

Biết chị Ly đang tìm chỗ mở tiệm, Phong gọi điện xưng là Quang, có mặt bằng cho thuê, lừa chị này đến điểm hẹn rồi ra tay. Gây án xong anh ta vứt sim điện thoại, gửi xe máy ở quán cà phê trên đường Nguyên Hồng (quận Bình Thạnh) và được bà Thúy cho 500.000 đồng.

Nữ tiến sĩ cung cấp bằng chứng ngoại phạm

Làm việc với cảnh sát, bà Thuý khẳng định không liên quan vụ án. Bà không có động cơ đánh ghen bởi trước đó 2 năm đã đơn phương xin ly hôn, không còn tình cảm với chồng. Thời điểm Phong khai được bà dẫn đi mua axít là lúc bà đang đứng lớp ở một trường đại học cách đó 20 km và được học sinh, nhà trường xác nhận. Trong điện thoại của bà không có cuộc gọi nào với Phong.

Công an quận Tân Bình xác định lời khai của bà Thúy có nhiều mâu thuẫn, có căn cứ cho thấy bà Thuý chủ mưu vụ tạt axit và khởi tố bị can. Tuy nhiên, VKS cùng cấp không phê chuẩn vì cho rằng "không có chứng cứ nào chứng minh bà Thúy đã xúi giục, cung cấp axít, phương tiện đi lại để Phong thực hiện hành vi phạm tội...". Quan điểm này cũng được VKS thể hiện trong cáo trạng truy tố Phong.

TAND quận Tân Bình khi tiếp nhận hồ sơ đã trả lại cho VKS, yêu cầu điều tra bổ sung bởi có nhiều lời khai mâu thuẫn, nhiều căn cứ cho thấy bà Thúy có liên quan. VKS tiếp tục giữ nguyên quan điểm ban đầu.

Đến tháng 3/2010, TAND quận Tân Bình đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt Phong 4 năm tù về tội Cố ý gây thương tích. HĐXX cũng cho rằng, do giới hạn thẩm quyền xét xử nên không thể xem xét trường hợp bà Thuý. Ở phiên phúc thẩm diễn ra sau đó, TAND TP HCM đã hủy án sơ thẩm vì "có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm".

Quá trình điều tra lại, Công an và VKS quận Tân Bình triệu tập bà Thuý nhưng bà này luôn vắng mặt, không hợp tác. Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với bà Thúy, cáo buộc vai trò chủ mưu trong vụ án. Đến tháng 7/2011, do không tìm thấy bà này nên cảnh sát đã ban hành quyết định truy nã.

Một tháng sau, TAND quận Tân Bình xét xử sơ thẩm lần hai, tuyên phạt Phong 4 năm 6 tháng tù và buộc bồi thường cho nạn nhân hơn 100 triệu đồng.

* Tên nạn nhân được thay đổi

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.