Tiền Phong số 118-119-120-121-122

Trong bài thơ Xuân 1967, nhà thơ Tố Hữu viết: “Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa/ Vui gì hơn làm người lính đi đầu/ Trong đêm tối tim ta làm ngọn lửa”… Chỉ mấy câu thơ thôi đã đúc kết một chân lí, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam trong mấy nghìn năm lịch sử của mình đã là người lính đi đầu trong tất cả các cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại. Lịch sử đã tín nhiệm và ủy thác cho mảnh đất hình chữ S này luôn làm bừng sáng lên phẩm chất, khí tiết, phẩm giá của con người tiến bộ. Không hề ngẫu nhiên, chiến thắng Điện Biên Phủ, đại thắng mùa Xuân 1975 là những dấu mốc chói lọi của điểm hẹn lịch sử, để từ đó khẳng định, khi một quốc gia, dân tộc mà ở đó hội đủ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc cùng đường lối cách mạng đúng đắn, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại thì dân tộc đó có khả năng dời non, lấp biển, chiến thắng bất cứ kẻ thù nào. Sự kiện 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 49 năm Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975, thống nhất đất nước, nhắc nhớ những người con đất Việt về những sự kiện long trời lở đất, lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu để trăm triệu con tim bừng lên niềm vinh dự, tự hào về thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương mình gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng. Để trăm triệu con tim cùng một nhịp đập, cùng một khát vọng về một đất nước mạnh giàu, văn minh và phát triển. Và trăm triệu con tim ấy, ngay lúc này đây, phát huy hào khí của tiền nhân, dũng cảm đương đầu với khó khăn thử thách, thông minh, sáng tạo, uyển chuyển ứng phó với vô vàn thách thức, nhạy bén chớp nắm thời cơ, đồng sức đồng lòng với một quyết tâm làm nên một Điện Biên Phủ, một Đại thắng mùa Xuân 1975 trên mặt trận kinh tế. Cả dân tộc đang gửi gắm niềm tin vào người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, nơi hội tụ trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng cháy bỏng vì tương lai hưng thịnh của dân tộc để phát huy truyền thống của cha ông và xứng danh con Lạc, cháu Hồng, thỏa nguyện niềm mong đợi của Bác Hồ vô cùng kính yêu: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Từ Móng Cái đến mũi Cà Mau thời điểm này rợp cờ Tổ quốc. Trong sắc màu đỏ thiêng liêng ấy, thổn thức trong mỗi con tim lời hiệu triệu mãi ngân, mãi vang của Tiến quân ca thúc giục những bước chân của con cháu Vua Hùng bước lên đài vinh quang, lập nên kì tích mới. “Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta vững bền”. TP n Töíng Biïn têåp: LÏ XUÊN SÚN n Phoá Töíng Biïn têåp: VŨ TIẾN, PHUÂNG CÖNG SÛÚÃNG, LÏ MINH TOAÃN n Töí chûác, biïn têåp: LÏ MINH TOAÃN n Thiïët kïë: TRUNG DUÄNG, TRUNG HIÏËU, LÏ HUY n Toâa soaån: 15 HÖÌ XUÊN HÛÚNG - HAÂ NÖÅI. Tel: (024) 39434031 n Phaát haânh: Haâ Nöåi: 0908988666 (Nguyễn Hằng) Fax: (024) 39430693; TP Höì Chñ Minh: (028) 3469860; Fax: (028) 38480015 n Chïë baãn taåi BAN MYÄ THUÊÅT - XUÊËT BAÃN BAÁO TIÏÌN PHONG n In taåi CTY TNHH MÖÅT THAÂNH VIÏN IN QUÊN ÀÖÅI 1 HAÂ NÖÅI BAÁO Gộp 5 số các ngày: 27, 28, 29, 30/4 và 1/5/2024 GIÁ: 27.500 ĐỒNG Dấu ấn Việt-Trung trong chiến thắng chấn động địa cầu Điểm đến xứng đáng của giới tinh hoa 19 7 59 30 33 8 Đôi dòng hồi ức của những người lính Điện Biên Hiện vật kể chuyện cư dân vạn năm trước “Đất nước trọn niềm vui” Lễ hội Vì Hòa bình trên đất thiêng Quảng Trị Hát ở mặt trận Điện Biên Phủ Tổ quốc trong tim người trẻ Món quà quý báu Những ân tình của một cựu binh Chuyện của cặp đôi văn công Điện Biên Mới & cũ Cao Tự Thanh Giải mã Đen Vâu 25 20 9 58 Về miền Ban trắng Như ở cõi Thiên thai TRỌNG ĐIỂM KINH TẾ PHÍA NAM: Mở rộng kết nối, khép kín vành đai Khát vọng chip “make in Vietnam” Phong vị Sài Gòn Hành trình tô thắm tình yêu Tổ quốc 22 65 34 42 54 50 Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát Trần Đăng Khoa đi tìm tri âm Khẳng định trí tuệ Việt trên trường quốc tế Đất Điện Biên nuôi dưỡng một tiếng thơ 15 Miền Nam “chia lửa” với Điện Biên Phủ 55 Chiến thắng Điện Biên Phủ - góc nhìn của các chuyên gia 4+5 12+13 38+39 Điều chưa kể về anh hùng Phan Đình Giót 14 Già làng bất tử của Mường Phăng Lính quân y kể chuyện chiến dịch Người lính Trường Sơn và cuộc “gặp gỡ” hai đường mòn Hồ Chí Minh Chim câu trắng Điện Biên Gặp lại nữ biệt động trong “Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình” 6 10 11 44 48+49 VINH QUANG VIỆT NAM Thiết kế bìa: Đại Dương - Thành Luân - Trung Hiếu Ảnh bìa: Ngọc Thành - Kao Kuong 66 23 16+17 26+27

4 góc nhìn của các chuyên gia ĐẠI TÁ, PGS-TS ĐOÀN NGỌC HẢI, NGUYÊN CHỦ NHIỆM KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ: Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Ngày 14/1/1954, tại Sở Chỉ huy Chiến dịch ở Thẩm Púa (trước đây thuộc huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu- P.V), Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Chiến dịch mở Hội nghị cán bộ phổ biến Kế hoạch tác chiến chiến dịch theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”, đã xác định và giao nhiệm vụ cho các đơn vị tiến hành công tác chuẩn bị đánh theo quyết nghị của Hội nghị. Theo đó, nhiệm vụ thọc sâu giao cho Đại đoàn 308 đánh vào tập đoàn cứ điểm từ hướng Tây, xuyên qua những vị trí nằm trên cánh đồng, thọc thẳng tới Sở chỉ huy của Đờ Cat-xtơ-ri; Đại đoàn 312 và Đại đoàn 316 nhận nhiệm vụ đột kích vào hướng Đông, nơi có những điểm cao trọng yếu. Dự kiến trận đánh sẽ diễn ra trong 2 ngày, 3 đêm. Trong thời gian chuẩn bị chiến trường, bằng nhãn quan quân sự nhạy bén, sắc sảo, Đại tướng nhanh chóng phát hiện ra những điểm yếu của phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Bởi tình hình địch đã thay đổi nhiều. Chúng đã củng cố công sự phòng ngự, không còn là trận địa dã chiến. Bộ đội sẽ phải tiến hành một trận công kiên vào một tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc chưa từng có, quan trọng hơn, những khó khăn đó chưa tìm được cách khắc phục. Mặc dù, pháo binh đã vào vị trí, các đại đoàn đều có mặt ở tuyến xuất phát xung phong, nhưng với tinh thần kỷ luật cùng thái độ trách nhiệm trước Đảng, quân và dân, Đại tướng quyết định phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc. Phải chuyển từ phương án “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Thời gian chuẩn bị sẽ kéo dài. Quyết định hoãn cuộc tiến công, thay đổi phương châm tác chiến là một quyết định quyết đoán, dũng cảm, thể hiện tầm cao trí tuệ, bản lĩnh chính trị của Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ Mặt trận Võ Nguyên Giáp trước Đảng, nhân dân và Quân đội. Quyết định đó đã kịp thời tránh được nguy cơ tổn thất cho quân và dân ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn”. Thực tiễn đã chứng minh quyết định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thời điểm lịch sử đó là hoàn toàn đúng đắn. Sau này, trong hồi ức của mình, Đại tướng kể lại đó là “một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình”. Ngay sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư hoả tốc báo cáo Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc thay đổi phương châm tác chiến chiến dịch và nhận được sự đồng thuận của Bộ Chính trị, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không chỉ là nhà quân sự thiên tài, Đại tướng còn thể hiện tài năng chính trị xuất sắc. Trên cương vị Bí thư, Đại tướng cùng tập thể Đảng uỷ Mặt trận đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ động viên tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, xây dựng quyết tâm, giải quyết những vấn đề chính trị tư tưởng phát sinh trong quá trình chuẩn bị và chiến đấu, tạo nên khối đoàn kết thống nhất trong toàn mặt trận. Sau 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, với tinh thần chiến đấu ngoan cường, được sự động viên, khích lệ của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tạo cơ sở quan trọng cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Đó là chiến công chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng đó cũng gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ Mặt trận Điện Biên Phủ… THƯỢNG TƯỚNG, PGS-TS TRẦN VIỆT KHOA, GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG: Cách đánh mưu trí, sáng tạo và hiệu quả Với quyết tâm đánh thắng địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật lập thế trận của ta đã giải quyết thành công nhiều vấn đề về chiến lược, chiến dịch và chiến đấu. Cụ thể là, quá trình lập thế trận trực tiếp tiến công quân địch ở tập đoàn cứ điểm, ta đã dựa vào thế của chiến lược tạo ra, tiến hành lập thế trận chiến dịch theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, xây dựng thế trận bao vây, đánh lấn dần từng bước; tập trung binh lực, hỏa lực ưu thế tuyệt đối trong từng trận, tạo nên thế mạnh áp đảo để thắng địch trong từng trận, tiêu diệt từng bộ phận địch từ ngoại vi vào trung tâm. Đồng thời, từ các trận địa xuất phát tiến công, quân ta đào chiến hào tiến sát gần các cứ điểm, có nơi vào tận hàng rào địch. Sự sáng tạo đó không chỉ giúp cho bộ đội ta thực hiện đột phá trận địa địch không qua giai đoạn vận động từ xa, mà còn tạo điều kiện nắm vững hơn tình hình địch và địa hình để thực hiện nhiều cách đánh mưu trí, sáng tạo và hiệu quả... Bằng cách làm độc đáo đó, ta đã tạo ra được thế uy hiếp địch lớn gấp bội so với thực lực hiện có của ta và hạn chế tới mức tối đa chỗ mạnh của địch về không quân, xe tăng và pháo binh; không tốn quá nhiều pháo đạn để công phá các trận địa hoả lực và tiêu diệt sinh lực của địch, nhưng vẫn giành được thắng lợi. THIẾU TƯỚNG NGUYỄN HỒNG PHONG, TƯ LỆNH BINH CHỦNG PHÁO BINH: Hỏa lực linh hoạt, sáng tạo, phát huy sức mạnh của từng loại pháo Khác với các chiến dịch trước, Điện Biên Phủ là chiến dịch đầu tiên ta vận dụng cách đánh bao vây tiến công trận địa. Quán triệt phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”, pháo binh ta đã tổ chức, chỉ huy hỏa lực linh hoạt, sáng tạo, kết hợp chi viện trực tiếp với đánh phá mục tiêu liên quan; đánh bất ngờ, liên tục, dồn dập, kéo dài, làm cho địch tổn thất lớn về lực lượng và tinh thần chiến đấu. Mở đầu chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp họp bàn quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ ẢNH: T.L XUÂN DŨNG CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ - Tại cuộc Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến dịch Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” được tổ chức gần đây, đã có nhiều tham luận của các đại biểu, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đánh giá về chiến thắng này sau 70 năm. Dưới đây là lược trích đánh giá của các chuyên gia dưới nhiều góc độ về chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Du khách tham quan Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng ẢNH: NGUYỄN HẢI

5 dịch, ta dùng hàng trăm khẩu pháo, cối để tiến hành hoả lực kéo dài hàng giờ đồng hồ, đã gây cho địch tổn thất nặng nề, tạo điều kiện cho bộ binh tiến công đánh chiếm cụm cứ điểm Him Lam thắng lợi. Hoả lực pháo binh khiến quân Pháp khiếp sợ, đến nỗi viên trung tá Saclơ- Pirốt là Chỉ huy phó Tập đoàn cứ điểm, phụ trách pháo binh đã tự sát cùng lời trăng trối: “Không có cách nào làm im lặng những khẩu pháo của Việt Minh”. Khi chi viện cho bộ binh tiến công địch trong công sự vững chắc, pháo binh ta đều có hoả lực chuẩn bị và hoả lực chi viện phát triển tiến công linh hoạt; chú trọng sử dụng sơn pháo và súng cối đi cùng chi viện trực tiếp. Trong các trận đánh địch phản kích lớn, ta đã biết kết hợp chặt chẽ giữa hoả lực của pháo binh và hoả lực của bộ binh. Khi khống chế sân bay, pháo binh ta đã phối hợp chặt chẽ với pháo cao xạ để triệt nguồn tiếp tế đường không, đẩy địch vào thế khốn cùng... ĐẠI TÁ VŨ VIẾT HOÀNG, PHÓ TƯ LỆNH, THAM MƯU TRƯỞNG BINH CHỦNG THÔNG TIN LIÊN LẠC: Đỉnh cao phát triển nghệ thuật tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc Trong giai đoạn chuẩn bị chiến đấu, Cơ quan Thông tin xác định liên lạc hữu tuyến điện là phương tiện chủ yếu, vì vậy đã triển khai hai đường dây hữu tuyến điện từ Sở Chỉ huy Mường Phăng đến Đại đoàn 316 và Đại đoàn 312. Các đường liên lạc với các đại đoàn đều có đường liên lạc vu hồi qua trạm giữa, hoặc triển khai từ tổng đài đại đoàn này đến tổng đài đại đoàn khác, tạo ra thế vu hồi vững chắc. Đồng thời trên các đường dây hữu tuyến điện, bố trí các trạm bảo vệ kết hợp với các trạm thông tin chuyển đạt, vừa có tác dụng hỗ trợ nhau trong công tác, vừa tăng thêm tính vững chắc cho hệ thống thông tin. Lần đầu tiên các đơn vị sử dụng tính năng liên lạc thoại trên máy vô tuyến điện sóng ngắn SCR-694 để bảo đảm chỉ huy hiệp đồng trong những tình huống ác liệt. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, thông tin vô tuyến điện, thông tin chuyển đạt đã phát huy được vai trò trong những thời điểm quan trọng, có nhiều trận đánh trong lúc tình huống diễn ra khẩn trương, ác liệt, khi đường dây hữu tuyến điện bị pháo địch bắn đứt, thì thông tin vô tuyến điện, thông tin chuyển đạt đã kịp thời giữ vững liên lạc trong tất cả các trận đánh của 3 đợt chiến dịch. Đây là đỉnh cao phát triển nghệ thuật tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. THIẾU TƯỚNG TRẦN TRUNG HÒA, TƯ LỆNH BINH CHỦNG CÔNG BINH: Hầm hào là phương tiện tiến công tích cực, có hiệu quả Là chiến dịch tiến công, song bộ đội ta đã bí mật tiến hành làm nhiều công sự dã chiến, nhiều hào chiến đấu, hào giao thông áp sát các cứ điểm của địch. Hệ thống công sự trận địa này đã giúp bộ đội ta cơ động an toàn, tạo thế tiến công địch liên tục dài ngày, đồng thời hạn chế được thương vong do địch gây ra. Từ giai đoạn đầu chiến dịch, ta đã sớm hình thành thế trận bao vây, tiến công địch và ngày càng siết chặt từng cụm cứ điểm tới tập đoàn cứ điểm, chia cắt thế trận liên hoàn của địch. Hệ thống giao thông hào của các Đại đoàn 308, 316, 312 và 304 ngày càng thít chặt khu trung tâm Mường Thanh, chia cắt Phân khu Hồng Cúm với Phân khu Trung tâm. Hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ vai đeo súng, tay cầm cuốc, xẻng, bất kể ngày đêm cặm cụi đào hầm trong tầm súng, đạn của giặc, dưới trời mưa và sương giá, mỗi ngày lao động 14 đến 18 giờ. Cuốc xẻng mòn vẹt, mồ hôi và máu của các chiến sĩ ta thấm ướt từng chiến hào. Bất chấp hiểm nguy từ súng đạn của địch suốt đêm ngày, hệ thống chiến hào của ta ngày càng vươn xa đan nhau ngang dọc. Tham gia đào hào lấn địch có Đại đội Công binh 53, Đại đội Công binh 54 (Trung đoàn 151), Đại đội Công binh 240 (Đại đoàn 312), Đại đội Công binh 309 (Đại đoàn 308) cùng tham gia đào hào xuyên qua sân bay Mường Thanh và xây dựng trận địa ngay sát đầu cầu Mường Thanh. Vừa đào hào, các chiến sĩ công binh vừa chiến đấu với xe tăng, máy húc địch ra ngăn chặn ta. Tháng 4/1954, chiến hào của ta cắt Phân khu Nam với Phân khu Trung tâm, cắt đôi sân bay Mường Thanh. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị cắt thành từng khúc, khu Trung tâm Mường Thanh ngày càng bị thu hẹp. Hầm hào đã trở thành một phương tiện tiến công tích cực, có hiệu quả. Dựa vào thế trận đó, ta tổ chức lực lượng đánh địch rộng khắp, thực hiện triệt để vây, lấn, tấn, diệt..., vừa khắc phục được hỏa lực của địch, vừa phá hủy từng ụ đề kháng, làm cho sinh lực của chúng luôn hao mòn, tinh thần căng thẳng, hoảng loạn... TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIỀN, TƯ LỆNH QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN: Cắt đứt tiếp tế đường không khiến địch bị cô lập Trong suốt quá trình hành quân, trú quân, chuẩn bị chiến dịch, đặc biệt trong việc tổ chức hành quân kéo pháo và triển khai tại các trận địa, chúng ta đã áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp để đảm bảo bí mật tuyệt đối cho sự xuất hiện một loạt lực lượng mới của chiến dịch. Với sự xuất hiện của pháo cao xạ, chúng ta đã làm đảo lộn mọi sự tính toán của Bộ Chỉ huy quân sự địch tại Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, làm cho phi công địch từ chỗ chủ quan chuyển sang hoang mang lo sợ, buộc phải giải quyết nhiều vấn đề mới nảy sinh về kỹ thuật, chiến thuật mà không nhanh chóng khắc phục được. Để đảm bảo tuyệt đối bí mật, an toàn, các đơn vị phòng không vừa đánh vừa rút kinh nghiệm; kết hợp giữa xây dựng trận địa hợp lý, vững chắc với sáng tạo cách đánh, giữa cơ động, phục kích và bám trụ; phát huy cao độ tính năng vũ khí và hoả lực tập trung, có lúc phải cải tạo địa hình, kéo pháo bằng tay, đưa pháo lên cao, ra giữa cánh đồng trống trải hay cơ động vào gần cứ điểm của địch để đánh địch. Không chỉ đánh địch ban đêm, lực lượng phòng không còn đánh địch liên tục cả ban ngày, không chỉ tác chiến ở địa hình rừng núi mà còn đánh địch liên tục dài ngày ở cả địa hình trống trải, tạo điều kiện cho pháo binh, bộ binh và các lực lượng khác cùng chiến đấu, đánh chiếm sân bay, thắt chặt vòng vây, thu hẹp vùng trời và cắt đứt tiếp tế đường không của địch, dập tắt hy vọng cuối cùng của địch về mối liên hệ tiếp tế và tăng viện của hậu phương cho Điện Biên bằng đường không, làm cho tập đoàn cứ điểm của địch hoàn toàn bị cô lập, mang lại hiệu quả chiến dịch to lớn, tác động sâu sắc tới sự thất bại hoàn toàn của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào chiều ngày 7/5/1954. GS-TS LÊ VĂN LỢI, PHÓ GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH: Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản lĩnh Việt Nam Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta đã phát huy cao độ “thế, thời, lực, mưu”, “dĩ bất biến ứng vạn biến” ở tầm cao nghệ thuật quân sự chiến tranh cách mạng. Đó là toàn dân đoàn kết, thống nhất ý chí, quật cường, bất khuất chiến đấu. Chúng ta đã nêu cao tính chính nghĩa chống xâm lược, được các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Trung Quốc và Liên Xô, cùng nhân dân tiến bộ trên thế giới, trong đó có nhân dân Pháp ủng hộ, cổ vũ, chi viện cả vật chất và tinh thần. Nhờ đó, thế và lực trong kháng chiến của ta ngày một tăng lên gấp bội, nên đã đánh thắng được đội quân nhà nghề của thực dân Pháp. Chiến thắng Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của đế quốc. Chiến thắng lẫy lừng đó đã nêu một tấm gương chói sáng, khích lệ tinh thần vùng lên tự giải phóng cho các dân tộc bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Điện Biên Phủ như là cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp nơi trên thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. n Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa tại chiến trường Điện Biên Phủ ẢNH: T.L Di tích Đồi A1 hôm nay ẢNH: NGUYỄN HẢI Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đồi A1 hôm nay ẢNH: NGUYỄN HẢI Bộ đội ta di chuyển trong những giao thông hào tại chiến trường Điện Biên Phủ ẢNH: T.L

6 ĐẠI TƯỚNG LÀ NGƯỜI NHÀ Tại một bản làng, việc công nhận một người nào đó không sinh ra và lớn lên tại làng là già làng là điều rất hiếm có. Vậy mà, chỉ sau 105 ngày đêm gắn bó với xã Mường Phăng (Điện Biên Phủ, Điện Biên), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được người dân nơi đây gọi bằng cụm từ “Ải Pú Tặp Xấc”, dịch từ tiếng dân tộc Thái là “già làng đi đánh giặc”. Để hiểu rõ hơn về tình cảm mà người dân Mường Phăng dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi tới gặp chị Lò Thị Thủy - cháu dâu của cụ Lò Thị Đôi, người từng được Đại tướng giao nhiệm vụ vận động nhân dân Mường Phăng đóng góp sức người, sức của cho chiến trường Điện Biên Phủ. Đến nay, chị Thủy đã làm hướng dẫn viên tại Khu di tích lịch sử Mường Phăng được 15 năm. “Dùng cụm từ “Ải Pú Tặp Xấc” để gọi tướng Giáp, nghĩa là người dân Mường Phăng chúng tôi đã coi Đại tướng là già làng của mình, là thân thiết như người một nhà vậy. Khu rừng Mường Phăng cũng được chúng tôi gọi là “rừng Đại tướng””, chị Lò Thị Thủy nói. Chị Thủy từng có hai lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Đó là hai lần Đại tướng về thăm Mường Phăng vào các năm 1994 và 2004. Chị kể, lần nào cũng vậy, dù khoảng 11h trưa Đại tướng mới có mặt, nhưng từ 7h sáng, người dân ở cả hai xã Mường Phăng và Pá Khoang đã tề tựu đông đủ ở Mường Phăng. Nhiều người nhịn ăn sáng, thậm chí nhịn cả ăn trưa để chờ đón Đại tướng. Khi Đại tướng bước xuống từ máy bay trực thăng và nở nụ cười hồn hậu thay lời chào, họ cũng dành cho “già làng” của mình những tràng pháo tay rần rần không ngớt. Rồi ai cũng chìa tay ra, mong một lần trong đời được bắt tay Đại tướng. “Tướng Giáp khi ấy dù tuổi đã cao, nhưng cái nắm tay vẫn chặt và ấm lắm…”, chị Thuỷ bồi hồi nhớ lại. Còn với ông Lò Văn Biên, nguyên Bí thư Đảng uỷ và Chủ tịch UBND xã Mường Phăng, ký ức khó phai nhất về tình cảm của người dân Mường Phăng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp là khi tướng Giáp qua đời. Hôm ấy là ngày 5/10/2013. Mặc kệ trời mưa tầm tã, đúng 6 giờ sáng, tất cả bà con trong bản Bua nơi ông Biên sống có mặt đầy đủ ở nhà ông Lò Văn Ương, Trưởng bản. Ông Biên, khi ấy còn là Bí thư Đảng uỷ xã Mường Phăng, nhận nhiệm vụ công bố tin buồn tới bà con. Ông vừa dứt lời, ai nấy đều bật khóc, tiếng khóc dường như át cả tiếng mưa. “Lúc đó, chỉ vài tháng nữa là đến lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ai cũng ngóng chờ ngày Đại tướng về thăm Mường Phăng lần thứ 3, hay ít nhất là được nghe lời Đại tướng nói với người dân Mường Phăng qua màn hình TV. Nhưng Đại tướng đã không chờ được tới ngày ấy”, ông Biên buồn bã nói. Chị Thủy cũng kể rằng, hôm đó, cụ Lò Thị Đôi chỉ biết ôm chặt lấy bức ảnh chân dung Đại tướng rồi khóc nức nở… Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, đã có 3 ngôi trường gồm trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tại xã Mường Phăng đổi sang tên của ông. Theo ông Biên, thế hệ trẻ của xã Mường Phăng, dù mới cắp sách đến trường hay chuẩn bị thi đại học, đều biết đến Đại tướng và coi ông là một tấm gương sáng để noi theo. TÌNH CẢM CỦA ĐẠI TƯỚNG VỚI MƯỜNG PHĂNG Nếu bà con Mường Phăng coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là niềm tự hào của mình, thì Đại tướng cũng coi Mường Phăng như quê hương thứ hai của ông. Chị Thủy kể, trong hai lần về Mường Phăng, sau khi về thăm lại Sở chỉ huy năm xưa, Đại tướng dành khoảng 30 phút để giao lưu, chia sẻ với người dân Mường Phăng. Theo chị Thủy, Đại tướng dặn dò, tâm sự với người dân nhiều điều, ví dụ như dặn phải giữ lấy sự đoàn kết giữa các dân tộc; phải giữ lấy rừng, trồng thêm cây chứ không được chặt phá rừng; dặn các em học sinh phải nghe lời bố mẹ, thầy cô, phải học thật giỏi, không được đánh nhau… Là con trai của ông Lò Văn Bóng, người từng được giao nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài và làm công tác liên lạc cho Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Biên may mắn được chứng kiến nhiều khoảnh khắc đáng nhớ giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cha mình. Điển hình nhất là khi về thăm Mường Phăng năm 2004, Đại tướng đã cảm ơn ông Bóng vì có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ rừng, rồi tặng cho ông Bóng một chiếc đài cassette màu đỏ. “Đài cassette hồi đó quý lắm, nhiều người trong bản còn lần đầu tiên nhìn thấy ấy chứ. Ông cụ nhà tôi lúc nào cũng giữ khư khư bên mình, chúng tôi mà sờ vào là bị cụ mắng ngay. Giờ tuy không dùng được nữa, nhưng đây vẫn là kỷ vật vô giá với gia đình tôi”, ông Biên nói. Sau chuyến thăm Mường Phăng năm 2004, Đại tướng luôn trăn trở với cuộc sống còn khó khăn của người dân nơi này. Trong những năm sau đó Đại tướng và gia đình đã có nhiều đóng góp, hỗ trợ nhân dân Mường Phăng như nâng cấp trường học cho học sinh, hỗ trợ đồng bào nghèo trong xã. Đặc biệt, năm 2008, Đại tướng còn viết thư đề nghị đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện cho địa phương xây dựng hồ chứa nước Loọng Luông, phục vụ sản xuất. Trong thư, Đại tướng viết: “Để tạo điều kiện cho đồng bào xã Mường Phăng thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, tôi đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Bắc cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện để tỉnh Điện Biên và xã Mường Phăng xây dựng dự án trên”. Hồ chứa này được hoàn thành vào năm 2013, giúp tưới tiêu cho cánh đồng của người dân thuộc 7 bản trên địa bàn xã. Để nhớ về tình cảm mà Đại tướng luôn dành cho đồng bào Mường Phăng, người dân cũng gọi đây là hồ Đại tướng. Hiện nay, tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc Khu di tích lịch sử Mường Phăng, bức tượng chân dung Đại tướng bằng đồng nguyên khối đang được đặt một cách trang trọng. Những ngày này, người dân thập phương tới khu tưởng niệm ngày một đông, ban thờ lúc nào cũng nghi ngút hương khói. Đại tướng đã trở thành “già làng” bất tử của người dân Mường Phăng, một biểu tượng bất tử của dân tộc Việt Nam ta. n Người ấy, không ai khác chính là cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến nay, người dân Mường Phăng vẫn gọi ông bằng cụm từ “Ải Pú Tặp Xấc”, dịch từ tiếng dân tộc Thái là “già làng đi đánh giặc”... NHÓM PV BẠN ĐỌC Già làng bất tử “Dùng cụm từ “Ải Pú Tặp Xấc” để gọi tướng Giáp, nghĩa là người dân Mường Phăng chúng tôi đã coi Đại tướng là già làng của mình, là thân thiết như người một nhà vậy. Khu rừng Mường Phăng cũng được chúng tôi gọi là “rừng Đại tướng””. Chị LÒ THỊ THỦY CỦA MƯỜNG PHĂNG Ông Lò Văn Biên giới thiệu về chiếc đài cassette mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng cho cha của ông là ông Lò Văn Bóng Ông Lò Văn Bóng (phải) nhận món quà từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004 “Nói với nhau thì cả ngày cũng không hết chuyện, nhưng bây giờ đồng bào phải về làm nương, tôi cũng phải về Hà Nội, nên bây giờ chúc đồng bào mọi việc tốt đẹp, khoẻ mạnh, vui vẻ và hạnh phúc!”. Trích lời phát biểu của Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP trong lần thứ hai về thăm Mường Phăng năm 2004 Chị Lò Thị Thủy, hướng dẫn viên của Khu di tích lịch sử Mường Phăng, cháu dâu bà Lò Thị Đôi

7 Đọc lại những trang hồi ký của các cựu chiến binh, chúng ta càng thêm xúc động trước những câu chuyện thú vị của một thời oanh liệt. Và theo năm tháng những nhân chứng lịch sử này đã lần lượt đi vào cõi vĩnh hằng, nhưng những khó khăn, gian khổ, những giây phút chiến đấu ngoan cường và cả thời khắc chiến thắng vui như hội đã trở thành một phần ký ức không bao giờ phai mờ đối với các cựu chiến binh Điện Biên Phủ. Hàng năm cứ mỗi dịp tháng 5 về, những hình ảnh hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ ùa về trong ký ức của người chiến sỹ Điện Biên năm xưa, đó là ông Đào Xuân Thực hiện sống trong một ngôi nhà nhỏ nằm cuối hẻm sâu, đường Phan Thanh Giản, phường Thạc Gián, TP Đà Nẵng. Ông là tổ trưởng tổ thọc sâu, thuộc Đại đội Tô Văn nổi tiếng của Đại đoàn Quân Tiên phong 308. Đã 70 năm trôi qua, thuộc lớp người “xưa nay hiếm”, nhưng những gì liên quan đến Điện Biên Phủ, ông vẫn nhớ như in, dường như không quên bất cứ một chi tiết nào! Ông nhớ từng sa bàn, nhớ từng sự kiện, những lần đứng dưới lá cờ nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp truyền mệnh lệnh chiến đấu cho Đại đoàn 308. Ông kể: “Mở đầu chiến dịch chúng tôi được giao nhiện vụ đánh đồi Độc Lập và đã giành thắng lợi, nhưng hy sinh cũng lắm, máu nhuộm đỏ cả chiến hào. Tiếp đó đánh chiếm cứ điểm Căng A lớn, Căng A con và bao vây Bản Kéo... Có đêm đào chiến hào dưới ánh pháo sáng rực trời của Pháp. Lính Pháp tổ chức phản kích với gần chục xe tăng, chúng tôi nấp dưới chiến hào, chờ chúng đến gần là tung thủ pháo. Xe tăng đứt xích, lính Pháp hoảng loạn rút chạy”. Còn Đại tá Đỗ Thanh Hưng nay bước sang tuổi 89, nhưng chất lửa Điện Biên Phủ vẫn rực sáng trong ánh mắt với nụ cười, giọng nói truyền cảm của người dân xứ Thanh. Đại tá bùi ngùi nhớ lại: “Tiểu đội tôi thuộc Đại đội 60, Đại đoàn 304, được giao đánh chiếm cứ điểm Hồng Cúm, người đồng đội cùng quê thân thiết của tôi là Nguyễn Việt Thanh hy sinh. Trước khi trút hơi thở cuối cùng ngay trên tay tôi, người đồng đội rút chiếc khăn “mu-xoa” nhờ tôi chuyển tận tay người con gái tên Thơm ở Thanh Hóa. Thắng trận tôi trở về quê tìm gặp, cô Thơm đau đớn nhận kỷ vật của mối tình đầu. Từ đó tôi đổi tên lót của mình là Ngọc Hùng sang Thanh Hùng...”. Song kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời ông chính là những ngày kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra. “Dốc Tời bảy”, là cái tên đơn vị ông đặt cho con dốc dài, cao chất ngất, nên đã phải dùng đến 7 dây tời mới kéo pháo lên được. Ông nói: “Đơn vị tôi có đồng chí Trần Văn Giá, cũng dũng cảm như liệt sỹ Tô Vĩnh Diện. Khi thấy dây tời đứt, đồng chí đã lao vào ghìm khẩu pháo và hét to “Các đồng chí không cho rơi pháo”. Nhờ vậy, chúng tôi giữ được pháo và tính mạng của đồng đội”. Cựu chiến binh Nguyễn Quang Phiệt, năm nay bước sang tuổi 95, nhưng đến ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ thì những hình ảnh Điện Biên Phủ ùa về trong ký ức của ông, người con xứ Nghệ, xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu. Nguyễn Quang Phiệt trầm ngâm kể: “...Trận tuyến giữa ta và địch ở đồi Độc Lập diễn ra rất ác liệt, địch cố thủ trong boong ke bê tông cốt thép, dùng hỏa lực mạnh bắn như vải đạn, khiến bộ đội ta bị thương vong nhiều. Đường tiếp cận duy nhất của quân ta là đào giao thông hào tiến dần vào cứ điểm của giặc. Đây là công việc vô cùng khó khăn, vất vả. Dụng cụ đào bới, chủ là cuốc chim và xẻng gấp thô sơ, nên tiến độ đào hào rất chậm. Đơn vị tôi là đơn vị tiền tiêu, chỉ cách địch 500 m, nên đơn vị vừa đào hào vừa chiến đấu...”. Ông nhớ lại cái khoảnh khắc đêm 6/5/1954, trước khi quân ta cho kích nổ khối bộc phá gần 100 kg, tại đồi A1, tiêu diệt gọn một đại đội địch, góp phần làm nên chiến thắng ngày 7/5/1954. Ông bồi hồi nhắc lại: “Tối 7/5/1954, ta bắc loa kêu gọi địch đầu hàng, nhưng chúng không những không hàng mà còn chống trả quyết liệt. Khi đó chỉ huy chiến trường lệnh cho pháo binh bắn cấp tập, đồn bốt nó tung tóe. Lúc đó chúng tôi được lệnh xung phong, mỗi anh một súng trường, nhảy lên khỏi chiến hào truy kích địch”. Riêng cựu chiến binh Lê Công Cương hiện ở Khối 5, thị trấn Diễn Châu, Nghệ An, đang học Trường Quân dược Việt Nam, được lệnh biên chế về Quân y Sư đoàn 316, được giao phụ trách dược chính Trung đoàn 176, ngoài ra còn làm thêm nhiệm vụ trợ chiến, chặn quân tiếp viện, nghi binh tiền trạm, mở đường, thu dọn chiến trường, ông chia sẻ: “Tôi thuộc quân chủng quân y, tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men cho mặt trận bất cứ ở đâu, trên ra lệnh là phải đi ngay. Dù phải qua nhiều chặng đường nguy hiểm, máy bay địch ném bom, pháo địch đánh chặn..., tôi phải đến ngay mặt trận, nơi quân ta và quân Pháp đối mặt nhau, nhiều phen suýt chết”. Người trẻ nhất trong số 29 cựu chiến binh đang sinh sống tại thành phố Đà Nẵng là chiến sỹ Lê Thế Hân, năm nay ở tuổi 87. Ông tâm sự: Ngày ấy dân xứ Thanh chúng tôi tự nguyện “dốc bồ, thổ thúng” nhiều gia đình ăn ngô, khoai, sắn thay cơm để dành gạo cho tiền tuyến. Đầu năm 1953, chưa đầy 16 tuổi, ông giấu cha mẹ đi thanh niên xung phong, vì chưa đủ tuổi đi bộ đội. Nhiệm vụ đầu tiên của Đại đội 290 của ông là gánh gạo từ Thanh Hóa lên Lai Châu. Mỗi người gánh hai bồ gạo, mỗi bồ 20 kg. Lương thực ăn đường là cơm nắm muối lạc. Để tránh máy bay giặc, ngày nghỉ đêm đi. Bước vào chiến dịch, đơn vị ông nhận cõng, thồ, vũ khí ra chiến trường và chuyển thương binh về tuyến sau. Nhiều thương binh còn rất trẻ mới mười tám đôi mươi, băng bó khắp người, hễ mỗi lúc lên dốc, lội suối, hoặc chạy tránh máy bay địch, toàn thân thương binh bị rung lắc mạnh, máu tứa ra ướt sũng, thương lắm! Đơn vị ông nhiều người hy sinh vì bom đạn giặc, phần vì sốt rét rừng. Ông nhắc đến những câu thơ: “Dốc Pha Đin, chị gánh, anh thồ/ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát” của nhà thơ Tố Hữu, chính là nói về đơn vị ông. Đặc biệt đọc trang nhật ký “Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ” do Thượng tướng Hoàng Cầm kể (lúc đó ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 209, Đại đoàn 312), nhà văn Văn Phác ghi. Chuyện kể rằng: “Một hôm Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm đơn vị, Đại tướng bất ngờ hỏi: - Ở mặt trận anh em thiếu gì nhất? Tôi ngẫm nghĩ kể ra cái gì cũng thiếu, biết nói cái gì là “nhất” cho đúng. Sau sực nhớ lại những lần đồng chí Chính ủy Đại đoàn Trần Độ xuống thăm đơn vị, các chiến sỹ chỉ vòi thuốc lào, nên tôi liền đáp: - Thưa anh, anh em đang thiếu thuốc lào nhất. Anh Văn cười: - Sắp có đấy, đang đến gần rồi”. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Trung đoàn trưởng Hoàng Cầm dẫn đầu Đoàn Chiến sỹ thi đua của Chiến dịch Điện Biên Phủ về Việt Bắc báo cáo thắng lợi với Đảng, Chính phủ và Bác Hồ. Ông kể: “Tôi vui sướng và thực sự hồi hộp: - Báo cáo Bác cháu phụ trách Đoàn Chiến sỹ thi đua từ mặt trận Điện Biên Phủ về chúc mừng sinh nhật Bác... Bác hỏi: - Các chú trên đó có đói không? - Báo cáo Bác không đói nhưng thiếu ạ! Bác hỏi tiếp: - Có khổ không? Anh Nguyễn Chí Thanh đang đứng gần, vui vẻ nhắc tôi “Cứ nói thật với Bác là khổ lắm! - Báo cáo Bác, có khổ ạ! Bác liền hỏi: - Các chú có thuốc lào hút không? - Báo cáo có ạ!” Đọc qua đôi dòng hồi ký của Thượng tướng Hoàng Cầm đủ cho thấy: thuốc lào chỉ là một vấn đề rất nhỏ trong đời sống của người lính trên chiến trường (bởi họ là những nông dân lần đầu tiên mặc áo lính), thế mà không chỉ Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà cả Bác Hồ đều rất quan tâm, nếu là việc lớn chắc chắn Quân ủy Trung ương, Đảng, Chính phủ và Bác Hồ còn lo lắng quan tâm bội phần. n Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử 70 năm, nhưng những sự kiện “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ấy vẫn còn vang vọng mãi với non sông đất nước, là niềm tự hào của con dân nước Việt. Thượng tướng Hoàng Cầm (trái) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp TRẦN MẠNH THƯỜNG Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013) Ông Lê Công Cương kể về những thời khắc bộ đội ta ngày đêm vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men,... ăn đói, mặc rét, cái chết luôn cận kề, những lúc đối đầu với giặc, nhưng tinh thần chiến đấu thì hừng hực khí thế kiên cường, vì mục đích cao cả là quyết tâm giành thắng lợi tại Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đôi dòng hồi ức CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH ĐIỆN BIÊN

8 ĐƯỜNG LÊN TÂY BẮC Đã ở độ tuổi 87, song vẻ đẹp và nét duyên dáng vẫn vẹn nguyên với Thượng tá, NSƯT Trần Ngà (tên đầy đủ của bà là Trần Thị Ngà) - nguyên biên tập viên âm thanh của Điện ảnh Quân đội nhân dân. Tại nhà riêng trong khu tập thể ở phố Tôn Thất Thiệp (Hà Nội), với thanh âm nhỏ nhẹ như thủ thỉ, tâm tình, cô văn công bộ đội thuở nào đã cuốn chúng tôi vào những kỷ niệm không thể phai mờ của bà. 13 tuổi, cô bé Trần Ngà rời quê hương Hải Dương theo gia đình tản cư lên Yên Thế, Bắc Giang. Trong một lần tình cờ đến thăm gia đình, phát hiện ra năng khiếu nghệ thuật của cô nữ sinh lớp 7, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã tuyển chọn Trần Ngà về Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị. Đến cuối năm 1953, khi Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Trần Đình (Mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ), dưới sự chỉ huy, dẫn dắt của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Đoàn văn công xung kích của Tổng cục Chính trị gồm 20 người, trong đó có cô văn công 16 tuổi Trần Ngà đã lên đường tới miền Tây Bắc. Những người lính văn công khi ấy hành quân theo đội hình của Đại đoàn 308 - đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (nay là Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 thuộc Quân đoàn 12). Giống như mọi chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, họ mang trên mình đầy đủ quân tư trang, quần áo biểu diễn, bao tượng đựng gạo... và cả cuốc, xẻng để có thể sẵn sàng tự đào hầm cá nhân khi có lệnh. “Đó là cuộc hành quân vô cùng gian khổ. Trung bình mỗi ngày đoàn phải vượt khoảng 30km đường rừng. Chúng tôi đi gần như suốt đêm, đến 2-3 giờ sáng. Nhiều lúc đổ gục vào nhau vì quá mệt. Đến điểm dừng chân, khi tìm được một bãi đất phẳng, chúng tôi phạt cây, đào hầm, trải lá rồi đặt lưng xuống. Gian nan, vất vả là vậy, thế nhưng khi đứng trước các chiến sĩ, chúng tôi lại hát, múa hết mình để cổ vũ tinh thần giúp các thương binh bớt đau, để đồng đội bớt nhớ nhà và cũng là cổ vũ tinh thần cho cả bản thân nữa”, nghệ sĩ Trần Ngà nhớ lại. Ngày nghỉ, đêm đi, mãi rồi cô gái 16 tuổi cũng dần quen và thấy vui khi được chuyện trò với các anh bộ đội, được hòa mình cùng với đoàn quân tiến ra mặt trận. Ai cũng trẻ trung, sôi nổi và hừng hực khí thế và quên đi những mệt mỏi, căng thẳng. SÁNG TÁC ÂM NHẠC TẠI MẶT TRẬN Tiếp mạch câu chuyện, nghệ sĩ Trần Ngà kể: Để giữ bí mật cho trận quyết chiến chiến lược, khi đó bộ đội chưa được phổ biến sẽ đi đâu, làm gì, chiến đấu ra sao, chỉ nghe cấp trên thông báo đi “Chiến dịch Trần Đình”. Trong lúc giải lao, một số chiến sĩ thắc mắc về điều này thì một đồng đội nói dứt khoát: “Các cậu thắc mắc làm gì, đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi”. Đoàn văn công chúng tôi, trong đó có nhạc sĩ Đỗ Nhuận với tài năng thiên bẩm trong sáng tác các ca khúc cách mạng ngồi bên cạnh nghe được cuộc trò chuyện, liền nảy ra tứ để phát triển và sáng tác ca khúc mang tên “Hành quân xa”. “Trên đường hành quân, anh Đỗ Nhuận nhanh chóng hoàn thành ca từ cùng giai điệu và cho chúng tôi tập luyện để biểu diễn. Đến bây giờ, tôi vẫn luôn thấy mình may mắn được là một trong những người đầu tiên thể hiện ca khúc đã góp phần làm nên tên tuổi của nhạc sĩ Đỗ Nhuận”, nghệ sĩ Trần Ngà tâm sự. Đến Điện Biên Phủ, Đoàn văn công Tổng cục Chính trị được chia ra thành từng tổ ba người đi biểu diễn tại các hầm, hào. Thời điểm cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, chỉ có 3 người là nhạc sĩ Đỗ Nhuận, nghệ sĩ đàn accordion Trần Ngọc Sương và nhạc công kèn trumpet Nguyễn Tiến được phép có mặt tại giao thông hào để biểu diễn, đồng thời có thể tham gia chiến đấu nếu phát sinh tình huống. Các đại đoàn như 308, 312, 316... đều có văn công riêng đi theo đơn vị mình. Thực hiện “nghiêm lệnh” này, Trần Ngà và những thành viên còn lại trong đoàn dừng biểu diễn và ở lại tuyến sau tập luyện các tiết mục rồi cùng dân công của các địa phương tham gia làm đường dẫn vào Sở chỉ huy ở Mường Phăng. Những chàng trai, cô gái vốn quen múa, hát thì nay lại cần mẫn ra suối cào cát sỏi, cuốc đất gánh về đắp nền đường. Khoảng 5 ngày trước khi chiến dịch kết thúc, đoàn văn công được lệnh đến biểu diễn tại Sở chỉ huy. Tiết mục múa xòe Thái có 3 nữ, 1 nam đang biểu diễn thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi họp về. Vỗ vai đồng chí nam mặc váy của đồng bào dân tộc Thái, Đại tướng hỏi tại sao lại mặc như vậy. Sau khi nghe giải thích là do đoàn thiếu diễn viên nữ nên để đủ người, diễn viên nam phải đóng giả gái. Đại tướng cười và nói vui: “Thế này thì lộ hết bí mật rồi còn gì”. Lát sau, Đại tướng gọi nhạc sĩ Đỗ Nhuận ra ngoài gặp riêng… Đêm ấy, mọi người trong đoàn thấy nhạc sĩ Đỗ Nhuận bỏ cả ăn, một mình ngồi bên góc bếp nhà sàn với cây đàn thân thuộc. Hỏi ra thì được nhạc sĩ “bật mí” là buổi chiều khi trao đổi riêng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dặn ông phải nhanh sáng tác một bài về Điện Biên giải phóng. “Hôm sau, anh Đỗ Nhuận mang theo chiếc vỏ bao thuốc lá trên đó có ghi lời bài hát anh mới sáng tác, anh gọi chúng tôi tới rồi hát cho nghe những ca từ đầu tiên. Ai cũng thấy hay và đề nghị anh dạy ngay. Vừa hành quân chúng tôi vừa hát phục vụ bộ đội, trong khi ấy nhạc sĩ Đỗ Nhuận còn tiếp tục viết lời 2 cho ca khúc. Một ngày sau chiến thắng, bài hát “Chiến thắng Điện Biên” nổi tiếng đã được anh Nhuận hoàn thành trọn vẹn”, NSƯT Trần Ngà hồi tưởng lại. n NSƯT Trần Ngà (người được khoác tay Đại tướng Võ Nguyên Giáp) trong một lần Đại tướng tới thăm Điện ảnh Quân đội nhân dân ẢNH: NVCC Văn công biểu diễn phục vụ bộ đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954 ẢNH: TƯ LIỆU BÍCH TRANG - THỤY DU Hát ở mặt trận Điện Biên Phủ “Trước các chiến sĩ, chúng tôi lại hát, múa hết mình để cổ vũ tinh thần giúp các thương binh bớt đau, để đồng đội bớt nhớ nhà và cũng là cổ vũ tinh thần cho chính mình” - Thượng tá, NSƯT Trần Ngà hồi tưởng lại những ngày tháng hào hùng sát cánh cùng đoàn quân vệ quốc trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (ĐBP) cách đây vừa tròn 70 năm. Cùng với việc tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, trong 46 năm quân ngũ, Thượng tá, NSƯT Trần Ngà vinh dự là đại biểu thanh niên Việt Nam dự Đại hội Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ VI diễn ra tại Moscow (Liên Xô cũ) vào năm 1957. Bà cũng nhiều lần được biểu diễn phục vụ Bác Hồ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm Việt Nam. Theo lời kể của NSƯT Trần Ngà, thường sau khoảng hơn một tiếng hành quân thì toàn đội hình sẽ nghỉ ngắn 15 phút. Lúc này, văn công nhanh chóng “dựng sân khấu” để biểu diễn cho bộ đội xem. Đoàn văn công của Tổng cục Chính trị ngoài Đỗ Nhuận còn có nhạc sĩ Văn Chung và một số nhạc công. Cứ sáng tác được ca khúc mới là họ phổ biến ngay để các diễn viên học, thuộc luyện rồi biểu diễn phục vụ bất cứ lúc nào có điều kiện thuận lợi. NSƯT Trần Ngà say sưa hồi tưởng lại những ngày tháng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ ẢNH: PV

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==