Tiền Phong số đặc biệt 21-6

SỐ BÁO ĐẶC BIỆT KỶ NIỆM NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 99 Nhìn từ người trẻ Ngày nay, trong hòa bình, bên cạnh đội ngũ nhà báo chân chính, cũng có những người muốn nhân danh “nhà báo” đứng ngoài công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lợi dụng phản biện xã hội để nói lên tiếng nói lạc lõng, xa rời tôn chỉ mục đích của báo chí, thiếu trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Đó là điều không thể chấp nhận. (TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG - TRONG BÀI VIẾT KỈ NIỆM 90 NĂM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM)

n Töíng Biïn têåp: PHUÂNG CÖNG SÛÚÃNG n Phoá Töíng Biïn têåp: VŨ TIẾN, LÏ MINH TOAÃN n Töí chûác, biïn têåp: LÏ MINH TOAÃN n Thiïët kïë: TRUNG DUÄNG, TRUNG HIÏËU, LÏ HUY n Toâa soaån: 15 HÖÌ XUÊN HÛÚNG - HAÂ NÖÅI. Tel: (024) 39439664 n Phaát haânh: Haâ Nöåi: 0908988666 (Nguyễn Hằng) Fax: (024) 39430693; TP Höì Chñ Minh: (028) 3469860; Fax: (028) 38480015 n Chïë baãn taåi BAN MYÄ THUÊÅT - XUÊËT BAÃN BAÁO TIÏÌN PHONG n In taåi CTY TNHH MÖÅT THAÂNH VIÏN IN QUÊN ÀÖÅI 1 HAÂ NÖÅI BAÁO GIÁ: 45.000 ĐỒNG Thiết kế bìa: Trung Dũng Tôi dự đám cưới tỷ phú Ấn Độ Trải nghiệm khó quên cùng các ngư dân Phú Yên Người Tiền Phong làm nên giải chạy, giờ mới kể... Về một nhà báo đi qua hai cuộc chiến Sắc xanh ở COP28 Dubai NHỮNG NGÀY LÀM BÁO GIỮA ĐẠI DƯƠNG Những bài viết làm “nóng” nghị trường 9 4 15 10-11 30 43 40 16 44 38-39 99 năm tờ báo Cách mạng đầu tiên Ký giả tương lai trong làn sóng AI Bộ sách quý cho những người làm báo Nỗi lòng 8X xứ Nghệ với Trường Sa Chị Bích Hậu của chúng tôi Cực Nam hành Những trang báo ở Nhà trưng bày Hoàng Sa Những tờ báo tiên phong cách mạng Báo chí thế giới nhờ vả AI Hành trình ánh sáng Ra Trường Sa “xin” chữ thánh hiền Trường Sa trong ống kính Tiền Phong Những ngày Phong thành Cõi riêng của những sạp báo cuối cùng Những nhà báo bám trụ giữa mưa bom ở Dải Gaza “Lên sóng” ở Trường Sa Ngày nhà báo, đọc lại báo nhà “Đền thiêng” hấp dẫn và thách thức 7 5 13 22 23 28-29 47 37 54 24-25 19 14 Tác nghiệp trên tàu Trường Sa 571 18 26-27 34+35 20+21 1925 / 2024 “Cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa, chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động” Bài nói chuyện của Bác Hồ tại Đại hội lần thứ 3 của Hội Nhà báo Việt Nam (ngày 8/9/1962) Nhìn từ người trẻ 21/6/1925 21/6/2024 Nền báo chí Cách mạng Việt Nam đã kiên cường, anh dũng đi suốt 99 năm cùng lịch sử vẻ vang của dân tộc. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là người đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng. Ngay từ số đầu tiên, tuyên ngôn, tôn chỉ, mục đích của tờ báo Thanh Niên nó đã bao hàm sức trẻ, nhiệt huyết, tiên phong và tính chiến đấu vì một tương lai tươi sáng của dân tộc. 99 năm qua, đội ngũ những người làm báo luôn trung trinh với tinh thần đó. Mỗi tờ báo, mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, đội ngũ những người làm báo luôn xứng đáng với sự tin yêu của công chúng. Họ là những chiến sĩ thực sự trên mặt trận tư tưởng-văn hóa. Họ luôn có mặt ở đầu sóng ngọn gió, nơi mưa bom, bão đạn, đi qua những thăng trầm nghiệt ngã để trong thẳm sâu trên từng bài viết, mẩu tin là ánh sáng của nhân văn, dựng xây, đoàn kết. Những người trẻ làm báo hôm nay gánh trên vai trọng trách nặng nề nhưng đầy vinh quang của bao thế hệ tiền nhân. Họ được trang bị đầy đủ tri thức và phương tiện tác nghiệp, nhưng thách thức lớn nhất đối với họ chính là cái Tâm của người cầm bút. Đã có đúc kết 6 chữ về nghề báo, như sự gửi gắm, kì vọng vào những thế hệ làm báo tiếp nối: Tâm trong, Trí sáng, Bút sắc. Cách đây 9 năm, nhân kỉ niệm 90 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là một nhà báo lão thành đã gửi gắm tình cảm, tâm huyết tới đội ngũ những người làm báo: “Những người làm báo chúng ta cần thấy hết vinh dự và trách nhiệm lớn lao của nghề làm báo - một nghề cao quý, thiêng liêng, nhất là trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, để không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là đạo đức nhà báo”. Tổng Bí thư cũng đã đưa ra cảnh báo, vẫn đang nóng hổi tính thời sự: “Ngày nay, trong hòa bình, bên cạnh đội ngũ nhà báo chân chính, cũng có những người muốn nhân danh “nhà báo” đứng ngoài công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, lợi dụng phản biện xã hội để nói lên tiếng nói lạc lõng, xa rời tôn chỉ mục đích của báo chí, thiếu trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp. Đó là điều không thể chấp nhận”. 99 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, ngẫm, soi và tự vấn trước những lời dạy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là việc cần làm, nên làm và luôn là lời nhắc nhở thường trực trong mỗi người cầm bút hôm nay. TIỀN PHONG

4 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM BÁO THANH NIÊN RA ĐỜI Đến Bảo tàng Báo chí Việt Nam, điều đầu tiên tôi tìm là tới nơi trưng bày báo Thanh Niên để mục sở thị tờ báo quý giá này. Báo Thanh Niên được trưng bày mang số 63, ra ngày 3/10/1926, có màu ngả vàng. Măng sét tờ báo kẻ ô hình chữ nhật, chính giữa có chữ “Thanh Niên” bằng chữ Việt và chữ Hán, số 63 của tờ báo được viết trong ngôi sao 5 cánh đặt bên trái măng sét. Phía dưới măng sét, góc bên phải đề thời gian ra báo. Chữ trong tờ báo được viết tay, các bài viết được phân bố hợp lý cho dễ đọc, dưới mỗi bài không có tên tác giả. Anh Nguyễn Văn Ba, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết, tháng 11/1924, từ Liên Xô, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản cử về Quảng Châu (Trung Quốc) để hoạt động. Tại đây, năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (còn gọi là Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội) và quyết định cho xuất bản tờ báo Thanh Niên tại ngôi nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Báo Thanh Niên số 1 ra ngày 21/6/1925. Kể từ khi báo xuất bản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tin bài, vẽ tranh phê bình, châm biếm cho tờ báo. Thời gian đầu, báo ra mỗi tuần một kỳ với trên 100 bản, về sau do khó khăn về điều kiện in nên số sau cách số trước có khi tới 3 tuần, 5 tuần. Phần lớn mỗi số báo Thanh Niên có 2 trang, một số ít ra 4 trang, khổ trang báo 13cm x 19cm. Giới thiệu tờ báo Thanh Niên số 63 trưng bày trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam, anh Nguyễn Văn Ba cho biết, bản chính tờ báo này hiện được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là một hiện vật quý giá, bởi việc sưu tầm lẫn lưu giữ để báo Thanh Niên còn tới hôm nay là rất khó khăn. Sau khi thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam (năm 2017), tờ Thanh Niên số 63 được scan và phóng to hơn so với bản gốc để trưng bày tại đây. Giới thiệu bài viết “Kấm đi ra ngoài” trong số báo 63, anh Nguyễn Văn Ba cho biết đây là một bài tiêu biểu nêu rõ quan điểm của tờ báo là vạch trần ách đô hộ của chế độ thực dân, kêu gọi người dân phá bỏ xiềng xích, giành quyền tự do cho bản thân mình. Bài báo bày tỏ: “… Đồng bào ơi! Quyền tự do là giời cho mình. Người mà không được tự do thà rằng chết. Tỉnh dậy, đập vỡ cái lồng Tây nó nhốt người mình đi. Đồng bào ơi! Cam chịu như gà như lợn mà hay sao? Chỉ có gà lợn mới chịu người ta giam nhốt mãi, nếu là người thế nào cũng kiếm cách phá lồng mà ra”. Với những bài viết chân thực, sắc bén thời kỳ đầu Cách mạng, sau khi xuất bản, báo Thanh Niên được chuyển về nước bằng đường bí mật, số còn lại gửi đi các cơ sở cách mạng của Việt kiều ở Pháp, Trung Quốc, Thái Lan. Báo Thanh Niên ngày ấy đã thực sự có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của nhân dân ta thời kỳ đầu Cách mạng. VAI TRÒ ĐẶC BIỆT CỦA BÁO THANH NIÊN Để tìm hiểu thêm về báo Thanh Niên, cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu tôi đến gặp GS-TS Đỗ Quang Hưng, người có nhiều năm nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam. GS-TS Đỗ Quang Hưng cho biết, báo Thanh Niên được coi là tờ báo đầu tiên của báo chí Cách mạng Việt Nam vì đó là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức tiền thân quan trọng nhất của Đảng ta do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Rồi ông cho hay, sau khi Thanh Niên xuất bản được khoảng 10 số báo, mật thám Pháp đã “đánh hơi” được. Khi đó, Chánh mật thám Đông Dương là Louis Marty đã lệnh cho tay sai phải tìm cho được một số tờ báo Thanh Niên để nghiên cứu. Sau khi đọc báo Thanh Niên, Chánh mật thám L.Marty nhận xét chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới là người đủ tầm cỡ để làm tờ báo này. Bởi các bài viết trong tờ báo có nội dung sắc bén, việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê Nin rất sinh động, dễ hiểu. Sau đó, để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của báo Thanh Niên, chế độ thực dân đã có lệnh ai chỉ cần đọc tờ báo này sẽ phải chịu án phạt từ 1-3 năm tù. Tuy nhiên, lệnh cấm này cũng không làm ảnh hưởng sức chuyển tải của báo Thanh Niên. Ở trong nước, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên dùng tờ báo để vận động, tuyên truyền, giác ngộ, kết nạp hội viên. Điều ít biết là tờ báo đến mỗi cơ sở lại được chép tay để nhân lên thành nhiều bản. GS-TS Đỗ Quang Hưng cho biết, báo Thanh Niên được viết tay bằng bút thép, in trên giấy sáp. Thời kỳ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, Người làm Tổng Biên tập báo, viết những tin bài quan trọng, tổ chức báo Thanh Niên xuất bản được 88 số. Đến tháng 4/1927, tại Quảng Châu xảy ra sự kiện Tưởng Giới Thạch làm phản đã khủng bố Cách mạng Trung Quốc và những người Cách mạng Việt Nam trên đất Quảng Châu. Tình hình đó khiến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phải rời sang Liên Xô, Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng chuyển sang Hồng Kông. Tại Hồng Kông, báo Thanh Niên vẫn tiếp tục xuất bản. Một số thành viên từng đồng hành với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ thời ra báo Thanh Niên là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn… tiếp tục làm tờ báo này, nhưng thời gian xuất bản báo không ổn định. Đến năm 1929, khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngừng hoạt động, báo Thanh Niên cũng ngừng xuất bản. Khi ngừng xuất bản, báo Thanh Niên dừng lại ở số bao nhiêu, ra ngày nào hiện chưa xác định được. Trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam, báo Thanh Niên giữ một vai trò lịch sử đặc biệt quan trọng, mở đầu cho việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm Mác-Lê Nin, được những người làm cách mạng và thanh niên yêu nước đọc say sưa. Báo đã góp phần tích cực chuẩn bị về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. n Nội dung chính trị của báo Thanh Niên có thể quy tụ vào những điểm chính: Khơi gợi lòng căm thù quân cướp nước để cổ vũ nhân dân nổi dậy làm cách mạng; Học tập kinh nghiệm lịch sử làm thế nào để đưa Cách mạng Việt Nam đến thắng lợi triệt để, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước giàu mạnh; Phải có một Đảng Cách mạng chân chính, có học thuyết Mác-Lê Nin soi đường. Trải qua thời gian gần 100 năm, ngôi nhà số 248-250 đường Văn Minh (thành phố Quảng Châu), nơi ra đời báo Thanh Niên đã được đầu tư, cải tạo nhiều lần. Năm 1971, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định giữ địa chỉ này làm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích lịch sử này vừa đáp ứng được nhu cầu bảo tồn, vừa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham quan của khách Việt Nam, Trung Quốc và bạn bè quốc tế. Ngày 21/6/1925, báo Thanh Niên xuất bản số báo đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của báo chí Cách mạng Việt Nam. Sáu mươi năm sau, năm 1985, Trung ương Đảng đã quyết định lấy ngày 21/6 là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. tờ báo Cách mạng đầu tiên Anh Nguyễn Văn Ba giới thiệu về báo Thanh Niên trưng bày trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam ẢNH: KIẾN NGHĨA 99 năm KIẾN NGHĨA GS-TS Đỗ Quang Hưng ẢNH: KIẾN NGHĨA Ngôi nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh (thành phố Quảng Châu, Trung Quốc), nơi ra đời báo Thanh Niên ẢNH: T.L Báo Thanh Niên số 63, ra ngày 3/10/1926

5 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM BÁO DÂN CHÚNG Năm 1938, Mặt trận Bình dân do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đang có thế mạnh để phát triển ra các nước thuộc địa, nên chính sách của Pháp đối với các thuộc địa có sự thay đổi. Nhân cơ hội này, những lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương là Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ đã quyết định thành lập báo Dân Chúng để tuyên truyền đường lối Cách mạng của Đảng, trụ sở của báo được đặt tại Sài Gòn. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/7/1938, báo Dân Chúng xuất bản số báo đầu tiên mà không xin phép khiến chính quyền Thực dân hết sức bất ngờ. Nhưng trước tình hình chính trị lúc đó, chúng không thể cấm đoán. Theo cuốn “Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945”, khi đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động bí mật tại Quế Lâm (Trung Quốc) đã có báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị tại Đông Dương: “Dân Chúng xuất bản ở Sài Gòn từ tháng 7/1938 là tờ báo đầu tiên đã bất chấp đạo luật cấm phát hành nếu không được phép trước. Tôi nghĩ rằng Dân Chúng cũng là tờ báo được nhiều người đọc nhất ở Đông Dương…”. Cũng theo cuốn “Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945”, sau đó, Dân Chúng đã vinh dự được đăng bài “Những sự hung tàn của đế quốc Nhật” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với bút danh Đ. Clin, trên ba số báo 46 (ngày 21/1/1939), 47 (ngày 24/1/1939) và 48 (ngày 28/1/1939). Lịch sử báo chí Việt Nam ghi nhận, Dân Chúng là tờ báo cách mạng đầu tiên chống lại các sắc lệnh và nghị định của chính quyền Thực dân khi buộc các báo tiếng Việt nếu xuất bản phải xin phép. Ngay từ số báo đầu, Dân Chúng đã có những thông tin trung thực về đời sống tăm tối của người dân thuộc địa ở Đông Dương, đồng thời phản ánh nhanh nhạy tình hình quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ hai nên đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân. Dân Chúng nhanh chóng trở thành diễn đàn về tự do, dân chủ nên đã dành được cảm tình của nhiều độc giả. Tầm ảnh hưởng của một tờ báo Đảng được thể hiện qua số lượng phát hành lớn khi số 1 báo Dân Chúng in 1.000 bản, số 2 in 2.000 bản, riêng số Xuân Kỷ Mão 1939 in tới 15.000 bản, xếp vào hàng tốp đầu về lượng phát hành so với các báo khác cùng thời. Trước sức hút mạnh mẽ của báo Dân Chúng, đến số báo 15, ra ngày 10/9/1938, chính quyền Thực dân phải chấp thuận cấp phép cho tờ báo này. Kể từ đó, Dân Chúng tiếp tục dành nhiều trang, bài viết cổ vũ người dân đấu tranh yêu cầu chính quyền thuộc địa thực hiện những khẩu hiệu mà Đảng đã đề ra như đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình… Với sứ mệnh của mình, trong giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Dân Chúng là tờ báo đứng thứ 3 của Đảng ta ra được nhiều số báo nhất, đồng thời đứng đầu về số lượng phát hành. Đây cũng là tờ báo vinh dự được đăng bài đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết cho báo trong nước ở thời kỳ vận động dân chủ. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, Dân Chúng ra tờ cuối cùng, số 80, ngày 30/8/1939, sau đó ngừng xuất bản. Toàn bộ cán bộ, nhân viên tòa báo chuyển vào hoạt động bí mật. BÁO VIỆT NAM ĐỘC LẬP Báo Việt Nam Độc Lập là tờ báo cách mạng bằng tiếng Việt đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập trong nước khi Người về Pác Bó (Cao Bằng) vào tháng 2/1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Báo Việt Nam Độc Lập ra số đầu tiên ngày 1/8/1941, đánh số 101. Khi đó, mặc dù măng sét tờ báo ghi chữ Cao Bằng như một tờ báo của địa phương, nhưng thực chất Việt Nam Độc Lập là báo của Mặt trận Việt Minh. Báo đánh số 101, các số tiếp theo là 102, 103… với ý nghĩa kế tục lịch sử của những tờ báo cách mạng đã ra đời trước đó. Với việc ra đời báo Việt Nam Độc Lập, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy đây là cơ quan ngôn luận để xây dựng lực lượng Việt Minh tại Cao Bằng, tiến tới thành lập các căn cứ địa cách mạng tại đây. Do vậy, báo Việt Nam Độc Lập lúc đầu là tiếng nói của Việt Minh Cao Bằng, sau là tiếng nói của Việt Minh Cao-Bắc-Lạng (Cao Bằng- Bắc Kạn- Lạng Sơn). Báo có 2 trang, khổ giấy 18,5cm x 27cm, mỗi số xuất bản từ 100 đến 400 bản. Tôn chỉ, mục tiêu của báo Việt Nam Độc Lập được nói rõ trong số đầu: “Cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng tự do”. Báo Việt Nam Độc Lập có những chuyên mục xã luận, tin trong nước, tin thế giới và một số chuyên mục khác. Các bài viết trong báo Việt Nam Độc Lập được viết bằng một văn phong phổ cập, dễ hiểu, luôn hướng người dân đấu tranh vào kẻ thù trực tiếp là Thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Nội dung tuyên truyền nhiều khi cũng được chuyển thành những bài thơ, bài ca như: Bài ca Dân cày, Phụ nữ, Ca binh lính… Đánh giá về nội dung báo Việt Nam Độc Lập, cuốn “Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945” đã viết: “Tất cả đều rõ phong cách, ngôn ngữ báo chí Nguyễn Ái Quốc trên báo Thanh Niên năm xưa. Nhưng chính ở những số báo đơn sơ, người làm Sử Văn học có thể tập hợp được khá nhiều thơ hay của Hồ Chí Minh như: Con cáo và tổ ong, Ca sợi chỉ, Hòn đá… Đó là không kể hàng loạt tranh minh họa của Người hết sức độc đáo”. Theo thông tin từ cuốn sách “Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945”, từ số 1 đến số 30, báo Việt Nam Độc Lập do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo làm. Từ cuối tháng 8/1942, Người trao việc làm báo Việt Nam Độc Lập cho các đồng chí của mình là Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… đảm trách. Từ khi xuất bản số đầu đến ngày 30/9/1945, báo Việt Nam Độc Lập ra được 120 số, con số kỷ lục của báo chí Cách mạng Việt Nam thời gian đó. BÁO SỰ THẬT Trước khi nói về báo Sự Thật, cần nói về tiền thân của tờ báo này là Cờ Giải Phóng. Báo Cờ Giải Phóng số 1 xuất bản ngày 10/10/1942, do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách, đồng thời là cây bút chính luận chủ yếu của báo. Khác với nhiều tờ báo của Cách mạng trước đó, trên măng sét báo Cờ Giải Phóng ghi rõ là “Cơ quan tuyên truyền, cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương”. Thời kỳ xuất bản bí mật trước Cách mạng tháng 8/1945, Cờ Giải Phóng ra được 15 số (số 15 ra ngày 17/7/1945), in li-tô trên giấy xanh nhạt khổ 27cm x 38cm, số lượng in ít, chủ yếu lưu hành trong nội bộ Đảng. Thời kỳ này, Cờ Giải Phóng số sau cách số trước không có kỳ hạn nhất định, với nội dung tập trung phổ biến những đường lối, chính sách lớn của Đảng; tuyên truyền, cổ động hướng nhân dân chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, Cờ Giải Phóng xuất bản công khai tại Hà Nội từ số 16 (ra ngày 12/9/1945) đến số cuối cùng 33 (ra ngày 18/11/1945). Nội dung báo Cờ Giải Phóng giai đoạn này chủ yếu khẳng định nền độc lập của dân tộc sau khi thành lập nước, lên án thực dân Pháp cố tình gây hấn để tái xâm lược Việt Nam, kêu gọi người dân sẵn sàng chống quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập vừa giành được… Sau khi báo Cờ Giải Phóng ngừng xuất bản, báo Sự Thật được thay thế, ra số đầu ngày 5/12/1945. Khi đó, báo Sự Thật là “Cơ quan tuyên truyền kháng chiến của Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương”, nhưng thực chất đây là tờ báo của Đảng, do Tổng Bí thư Trường Chinh làm chủ nhiệm. Báo Sự Thật ra một tuần 2 số, mỗi số 4 trang, nhưng có số chỉ có 2 trang, khổ giấy 23cm x 37cm. Sau này, ngoài những số báo thường, báo Sự Thật còn có những số đặc biệt dành cho ngày tết và những ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9, Quốc tế Lao động 1/5 ... n So với những tờ báo Cách mạng trước đó, thì ở báo Sự Thật, tính lý luận về vai trò của Đảng, về đường lối Cách mạng đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã trở nên sắc bén hơn. Có thể nói, khi thay thế báo Cờ Giải Phóng, báo Sự Thật đã đảm nhiệm trọn vẹn vai trò của mình trong giai đoạn đấu tranh mới của Đảng. Ngày 2/12/1950, báo Sự Thật ra số cuối cùng, nhường vị trí tiếp nối cho sự ra đời của báo Nhân Dân vào năm 1951. Những tờ báo Bên cạnh báo Thanh Niên (xuất bản số đầu ngày 21/6/1925), nền báo chí Cách mạng Việt Nam ghi dấu một số tờ báo của Đảng có tính chiến đấu cao. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin cùng nhìn lại một số tờ báo điển hình thể hiện tính tiên phong cách mạng, góp phần vào sự nghiệp giành độc lập cho nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và làm việc với cán bộ, nhân viên báo Sự Thật tại Chiến khu Việt Bắc ẢNH CHỤP LẠI TẠI BẢO TÀNG BÁO CHÍ VIỆT NAM KIẾN NGHĨA Báo Việt Nam Độc Lập số 101, ra ngày 1/8/1941 Báo Dân Chúng tiên phong cách mạng

6 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM KHỐI LƯỢNG ĐỒ SỘ 35 NGHÌN HIỆN VẬT Từ hơn 600 hiện vật có được từ các nhà báo lão thành khi mới là đề án (2013-2017), đến nay, sau 4 năm mở cửa đón khách tham quan, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sưu tầm, thu thập được 35.000 tài liệu, hiện vật trưng bày trong không gian 1.500 m2. Trong đó, phần lớn là tài liệu hiện vật giấy được khai thác trực tiếp từ 63 tỉnh, thành trong cả nước. Để nhân số lượng tài liệu, hiện vật của bảo tàng lên nhiều lần, bà Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết, hành trình trở về quá khứ, dựng lại một phần câu chuyện lịch sử về các thế hệ nhà báo là hành trình dài. “Ở thời điểm đó, chúng tôi gần như tay không dựng nên bảo tàng. Chúng tôi rong ruổi khắp ba miền đất nước, đến nhiều cơ quan báo chí, đến nơi ở của các nhà báo để tiếp cận được nhiều hiện vật. Tuy nhiên, những tư liệu mà chúng tôi thu thập, trưng bày mới chỉ là một phần di sản của báo chí cách mạng Việt Nam”, bà Trần Thị Kim Hoa chia sẻ. Không gian bảo tàng được chia thành gian khánh tiết trang trí hình tượng bút sen, các không gian trưng bày nội dung theo mốc thời gian: 1925-1945, 1945-1954, 1954-1975, khu trải nghiệm các loại hình báo điện tử, báo in, phát thanh, truyền hình, khu vực tưởng niệm các nhà báo đã ngã xuống vì Tổ quốc và Nhân dân, vì sự nghiệp báo chí Việt Nam… Đồng hành trong buổi giới thiệu hiện vật bảo tàng là một thuyết minh viên. Thời lượng thuyết minh với mỗi đối tượng khách khác nhau, dựa theo nhu cầu tìm hiểu riêng. “Với sinh viên tới tham quan, học tập tại bảo tàng, chúng tôi sẽ nói sâu hơn về nội dung trưng bày. Với một nhóm khách khác, chúng tôi chỉ tập trung vào những chi tiết quan trọng nhất của lịch sử báo chí, lịch sử đất nước Việt Nam”, chị Nguyễn Thị Minh Châu, Phó trưởng Phòng Kế hoạch - Tài vụ của Bảo tàng Báo chí Việt Nam kiêm người thuyết minh về bảo tàng chia sẻ. Tính đến nay, bảo tàng đã đón 15.000 lượt khách tham quan. Bên cạnh các khu vực trưng bày thường xuyên, khu vực trải nghiệm các loại hình báo chí và các khu chức năng khác, Bảo tàng Báo chí Việt Nam dành riêng không gian để khách tham quan đọc sách báo, tra cứu tài liệu. Trước khi rời đi, các vị khách có thể ghi lại cảm tưởng của mình và ký tên lưu niệm trên vách. SƯU TẦM TỜ NGƯỜI CÙNG KHỔ BẰNG MỌI GIÁ Hàng chục nghìn hiện vật ở Bảo tàng Báo chí Việt Nam kể câu chuyện về những dấu mốc quan trọng của nền báo chí cách mạng nước nhà. Giám đốc Trần Thị Kim Hoa cho biết, nhiều hiện vật được đích thân các nhà báo kỳ cựu hoặc gia đình trao tặng cho bảo tàng, nhưng cũng có không ít hiện vật cán bộ bảo tàng phải cất công sưu tầm, thuyết phục nhân vật. Bà Hoa nhớ lại cuộc gặp gỡ của cán bộ bảo tàng với nhà báo Nguyễn Thanh Bền - nguyên phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng, đại diện lãnh đạo cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam. Khoảng năm 1965-1968, khi ở Tây Ninh, nhà báo Thanh Bền mơ đến ngày giải phóng và nảy ra ý tưởng vẽ tấm bản đồ Sài Gòn - Gia Định bằng giấy can, ngay dưới hầm bí mật. Bản vẽ nằm trong tư trang của ông đến sau ngày giải phóng miền Nam. Năm 2020, đoàn cán bộ của bảo tàng gặp gỡ nhà báo Nguyễn Thanh Bền trong một chuyến công tác và thuyết phục ông tặng lại bản vẽ đặc biệt cho bảo tàng. Thùng đại liên và chiếc bát sắt mà nhà báo, nhiếp ảnh gia Đoàn Công Tính tặng lại cho bảo tàng cũng thu hút khách tham quan. Thùng đại liên được nhà báo dùng để bảo quản phim, ảnh ở chiến trường. Bát sắt cá nhân để ăn cơm, nhưng cũng được tận dụng làm công cụ pha hóa chất rửa phim, in ảnh. Quá trình sưu tầm tìm kiếm tài liệu về tờ Le Paria (Người cùng khổ) có thể coi là một trong những thành công lớn nhất của Bảo tàng Báo chí Việt Nam từ khi thành lập. Thời kỳ hoạt động cách mạng ở Pháp, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là một trong những người sáng lập tờ báo, từng làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. “Tờ báo gắn liền chặng đường làm báo sôi nổi của Bác Hồ tại Pháp. Khoảng năm 2022, khi Le Paria sắp tròn 100 năm ra đời, chúng tôi xác định nếu sưu tầm được các số báo này, bảo tàng có thể kể lại quá trình làm báo của Bác một cách rõ ràng, thuyết phục hơn. Từ đó cán bộ bảo tàng tìm cách liên hệ với phía Pháp để sưu tầm các số báo”, bà Trần Thị Kim Hoa kể. Cán bộ Thân Quang Minh là người nhận nhiệm vụ chính trong việc sưu tầm tài liệu, hiện vật trong và ngoài nước liên quan đến báo Le Paria. “Bảo tàng đã gửi thư trao đổi với một số cơ quan lưu trữ ở Pháp như Thư viện quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia và tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các đồng nghiệp từ châu Âu, trong đó Thư viện quốc gia Pháp cung cấp 25 số báo. Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu chúng tôi đặt ra là phải tìm được số báo đầu tiên được phát hành”, ông Minh kể lại. Các lá thư được tiếp tục gửi đi tới các trung tâm lưu trữ khác ở Pháp, Mỹ, Anh. Cán bộ bảo tàng có cơ duyên gặp gỡ bà Olivia Pelletier, chuyên gia lưu trữ phụ trách kho tư liệu về Đông Dương thuộc Trung tâm lưu trữ quốc gia hải ngoại của Pháp và được tiếp cận kho tư liệu về Việt Nam, trong đó tìm thấy tờ Le Paria số 1. Một bản số hóa chất lượng cao của Le Paria số đầu tiên được chuyên gia người Pháp trao tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Bảo tàng đã sưu tầm được 30/38 số Le Paria (bản số hóa), trong đó có số đầu tiên và số cuối cùng. Trong cuộc trò chuyện với Tiền Phong, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cũng kể lại nhiều hành trình đáng nhớ liên quan đến nhiệm vụ sưu tầm hiện vật. Có những chuyến đi giữa trưa nắng như rang để xin được xe đạp của nhà báo liệt sĩ Đặng Loan. Có chuyến cán bộ bảo tàng vào Đà Nẵng, Nha Trang vượt mưa, lũ lụt để đem tư liệu về, hay hành trình trên đất phù sa, về miền Tây sông nước tìm dấu ấn chặng đường đầu tiên ra đời báo chí quốc ngữ ở Việt Nam cũng đầy ắp những vất vả và kỷ niệm khó quên. “Nhưng đó không là gì so với sự hi sinh, cống hiến của những thế hệ nhà báo trước đây. Đó mới là câu chuyện cần được kể lại qua những hiện vật”, lãnh đạo bảo tàng khẳng định. n Kỷ vật người Tiền Phong Bảo tàng Báo chí Việt Nam đang trưng bày máy đánh chữ của nhà báo Lê Văn Ba (1934-2022) - người gắn bó với báo Tiền Phong gần 30 năm. Máy đánh chữ được ông sử dụng để sản xuất các bài viết đăng trên những tờ báo bí mật như báo Nhựa sống... vào những năm 19521953. Máy đánh chữ hiệu AIDLEIR T-A Organistion do Đoàn học sinh kháng chiến của Hà Nội trang bị cho nhà báo Lê Văn Ba. Sau hơn chục lần tổ chức phát động tiếp nhận hiện vật, đến nay, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã nhận được hàng chục nghìn hiện vật về báo chí Việt Nam. Bảo tàng kỳ vọng đánh thức những hiện vật “ngủ quên” trong các kho tư liệu, từ đó kể câu chuyện về những nhà báo kỳ cựu, những dấu mốc đáng tự hào của nền báo chí cách mạng. giữ lửa báo chí cách mạng Thời kỳ hoạt động trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết nhiều tin tức, bài xã luận, truyện ngắn, dịch thuật, tiểu phẩm,… trên tờ Le Paria ẢNH: TRỌNG QUÂN Kỷ vật của phóng viên chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ ẢNH: TRỌNG QUÂN Đánh thức hiện vật NGỌC ÁNH- GIA LINH “Hiện vật ở bảo tàng không chỉ kể chuyện quá khứ, mà còn kể những chuyện của người làm báo hôm nay - những câu chuyện sau này sẽ trở thành lịch sử”. Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam TRẦN KIM HOA Những số báo đặc biệt ra đời trong tháng 5/1975 ẢNH: TRỌNG QUÂN

7 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM NHỮNG TRANG BÁO QUÝ Tháng 6 này, những đoàn du khách, người dân đến Nhà trưng bày Hoàng Sa dường như đông hơn. Ông Lê Tiến Công - Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa, Giám đốc Nhà trưng bày Hoàng Sa cùng cộng sự đang tập hợp hàng trăm bài báo tuyên truyền về biển đảo Hoàng Sa trên báo chí trong và ngoài nước thời gian gần đây để bổ sung vào kho tư liệu của nhà trưng bày. Vậy là ngoài bộ sưu tập báo chí “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam” do cố nhà báo Trần Thanh Phương và vợ là bà Phan Thu Hương đã sưu tập các tờ báo về Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu năm 1979 đến tháng 10/2011, được trưng bày, thì Nhà trưng bày tiếp tục sưu tầm các trang báo, bài viết trong các giai đoạn lịch sử về bảo vệ chủ quyền. Nhất là trong thời kỳ báo chí hiện đại, với các trang báo giấy, báo điện tử, báo chí đa phương tiện trong và ngoài nước với hàng trăm bài viết, bản tin, hình ảnh sinh động. “Nhà trưng bày còn sưu tập các tài liệu báo chí trong và ngoài nước, từ các trung tâm lưu trữ thể hiện quá trình quản lý hoạt động của UBND huyện Hoàng Sa từ năm 1997 đến nay với các nghị quyết, các chương trình hoạt động cụ thể… Các hoạt động tuyên truyền đã được thể hiện rõ nét qua báo chí và báo chí cũng chính là nguồn tư liệu để phục vụ tuyên truyền, có vai trò rất quan trọng và có dấu ấn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể”, ông Công cho biết. Đơn cử như trong sự kiện tàu Hải Dương 981 tròn 10 năm về trước, báo chí trong và ngoài nước đã thể hiện rất rõ vai trò và hiệu quả tuyên truyền, thể hiện được tính chính nghĩa, ý chí của Việt Nam, của văn hóa và sức mạnh mềm trong tuyên truyền bảo vệ chủ quyền. Hoạt động của nhà trưng bày Hoàng Sa ghi nhận tất cả tư liệu trong và ngoài nước phản ánh quá trình đấu tranh đó cũng như những đóng góp của báo chí trong hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền. Năm 2018, Nhà trưng bày tham mưu UBND huyện Hoàng Sa tổ chức triển lãm tư liệu báo chí về Hoàng Sa, với 300 bài báo tiêu biểu cho các chuyên đề được dư luận đánh giá cao. Hiện nay, Nhà trưng bày vẫn đang tiếp tục sưu tầm các tư liệu báo chí, đặc biệt là giai đoạn hoạt động sôi nổi từ khi ông Đặng Công Ngữ làm Chủ tịch đầu tiên của UBND huyện Hoàng Sa (2009-2014). Chính ông Ngữ là người có công kết nối Nhà trưng bày Hoàng Sa với báo chí và tuyên truyền các hoạt động rất nhiều. Ông Đặng Công Ngữ nghỉ hưu, đến giai đoạn ông Võ Công Chánh, rồi ông Võ Ngọc Đồng (hiện nay) lần lượt làm Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, hoạt động tuyên truyền đã được các cơ quan báo chí “tiếp thêm lửa” với nhiều tin bài về các hoạt động sinh động, ý nghĩa không chỉ trong nước mà còn lan tỏa ra thế giới thông qua các bài viết trên các trang báo giấy, báo điện tử, góp phần khẳng định tiếng nói chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. ĐA DẠNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN Bên cạnh các hoạt động trưng bày giới thiệu tại chỗ, Nhà trưng bày Hoàng Sa liên tiếp tổ chức các hoạt động chuyên đề, các cuộc triển lãm lưu động giúp công chúng, nhất là các bạn trẻ có thể tiếp cận thông tin tư liệu chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa một cách dễ hiểu nhất. Thường mỗi đợt tuyên truyền, triển lãm tư liệu sẽ cơ cấu theo các nhóm khác nhau. Trong đó, sẽ có nhóm tư liệu liên quan đến pháp lý, quá trình thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, nhóm tư liệu liên quan đến văn hóa biển, quá trình sản xuất, vươn khơi bám biển, canh giữ bảo vệ chủ quyền biển đảo… Để làm không gian phong phú và cách tiếp cận không quá nặng nề khiến người xem nhất là giới trẻ, học sinh nhàm chán, Nhà trưng bày luôn đổi mới để làm đa dạng các hình thức tuyên truyền. Sau mỗi đợt triển lãm, trưng bày sẽ tổng kết và thay đổi các nhóm chủ đề cho phù hợp. Gần đây, Nhà trưng bày cũng đề nghị các cơ sở trường học bổ sung thông tin tài liệu thông qua việc cung cấp các bức tranh vẽ, ký họa của các em học sinh về biển đảo, môi trường biển, văn hóa vùng biển…để việc giới thiệu hấp dẫn, sinh động hơn, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Từ các tài liệu báo chí sưu tầm được, trong hoạt động tuyên truyền Nhà trưng bày cũng đã lồng ghép đưa các hình ảnh tư liệu, các bài viết về biển đảo, chủ quyền vào hoạt động tuyên truyền tại các trường học. Cùng với tư liệu báo chí viết về Hoàng Sa, tranh ảnh học sinh về biển đảo, về truyền thống vươn khơi bám biển, Hải quân bảo vệ chủ quyền… là cách nhẹ nhàng, dễ dàng tiếp cận đối với các bạn trẻ. Toàn bộ hiện vật, tư liệu sưu tập được Nhà trưng bày Hoàng Sa đã số hóa, đồng thời gắn mã QR code để cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cho người dân và du khách tham quan. Một góc tầng 3 của nhà trưng bày, trang trọng nhất dành cho khu “Hoàng Sa - Nhân chứng lịch sử” với 31 bức hình các nhân chứng từng có thời gian sống, làm việc ở Hoàng Sa và các hình ảnh hoạt động gặp mặt, giao lưu giữa các nhân chứng. Độc đáo, dưới mỗi bức hình các nhân chứng là các mã QR code nhỏ, chỉ cần du khách dùng điện thoại di động quét qua mã này lập tức sẽ hiển thị nội dung giới thiệu về nhân vật câu chuyện của họ thông qua giọng đọc dạng postcard hoặc video, đoạn phim ngắn nhân chứng kể chuyện Hoàng Sa một thời. Lãnh đạo Nhà trưng bày cho biết: Anh chị em nhà trưng bày đã thu thập tài liệu lời kể nhân chứng từ báo chí. Đồng thời, trực tiếp đến từng nhân chứng thu âm, ghi hình cẩn thận. Tất cả được xử lý chuyên nghiệp trước khi đưa lên hệ thống. Đây là một hình thức mới, hiện đại, đầy trực quan cho người dân và du khách khi đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Nhà trưng bày Hoàng Sa. n Nhà trưng bày Hoàng Sa trên đường Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) là địa chỉ đỏ về giáo dục chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Ở đó, bên cạnh những tư liệu pháp lý chủ quyền còn có những tư liệu báo chí về chủ quyền biển đảo được Nhà trưng bày dày công sưu tầm, trưng bày, triển lãm, giới thiệu đến người dân, du khách, đưa vào các trường học… ở Nhà trưng bày Hoàng Sa Học sinh tìm hiểu chủ quyền biển đảo ở Nhà trưng bày Hoàng Sa ẢNH: NGUYỄN THÀNH Những trang báo NGUYỄN THÀNH Ông Lê Tiến Công và cộng sự sắp xếp xử lý tư liệu báo chí về chủ quyền biển đảo ẢNH: NGUYỄN THÀNH “Báo chí góp vai trò rất lớn trong việc tuyên truyền chủ quyền biển đảo. Xu hướng báo chí hiện đại ngày càng nhiều loại hình báo chí tuyên truyền đa dạng dưới nhiều hình thức. Ngoài báo chí trong nước, nguồn tư liệu báo chí nước ngoài của các hãng tin, đài truyền hình lớn của các nước nói về chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng được nhà trưng bày sưu tầm. Nhiều tư liệu quý của báo chí Pháp, báo chí nước ta đầu thế kỷ XX nói về Hoàng Sa cũng đã được số hóa tư liệu”. Ông LÊ TIẾN CÔNG - Giám đốc Nhà trưng bày Hoàng Sa Một trang báo Tiền Phong được Nhà trưng bày sưu tầm và đưa vào tư liệu báo chí về chủ quyền biển đảo ẢNH: NGUYỄN THÀNH

8 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM TỪ PHONG VỊ BÁO XUÂN XƯA Phạm Công Luận cho biết ý tưởng viết cuốn Sài Gòn phong vị báo Xuân xưa bắt đầu từ lúc ông tìm tư liệu cho các cuốn biên khảo về Sài Gòn xưa mà ông đang thực hiện. Khi xem tờ Nam Phong Tết Mậu Ngọ (1918), tờ báo tạm thời được xem là số báo Xuân đầu tiên của Việt Nam, ông nảy ra ý tưởng là đào sâu về chủ đề giai phẩm xuân trên báo chí tiếng Việt từ khi mới hình thành, nhất là trong bối cảnh báo chí trên thế giới có lẽ chỉ duy nhất chỉ ở Việt Nam mới có riêng tờ báo Xuân. Cuốn Sài Gòn phong vị báo Xuân xưa được tác giả bắt đầu từ tờ Phụ Nữ Tân Văn số xuân Canh Ngọ năm 1930. Tờ báo này sau khi phát hành đã tạo sức hút với bạn đọc và góp phần thúc đẩy trào lưu làm báo Xuân tại các toà soạn báo khác ở Sài Gòn. Từ đó, những giai phẩm Xuân ra dịp sát Tết trở thành một trong những món ăn tinh thần quan trọng của đại bộ phận cư dân xứ sở này, đặc biệt là thị dân Sài Gòn. Theo tác giả, đọc báo Xuân, mới thấy ngày xưa chuyện ăn Tết, thưởng Xuân rất được coi trọng. Trên mỗi tờ báo đặc biệt nhất trong năm này luôn có những bài vở mang nặng hoài niệm, hồi tưởng những cái Tết đã qua ở mọi hoàn cảnh. Tết trong tù đến Tết trong vùng kháng chiến, Tết ở đảo xa cho đến Tết trên miền thượng du… Còn có những bài phản ánh cái Tết của mọi tầng lớp trong xã hội, từ giới làm báo, giới nghệ sĩ, giới chính khách… bên cạnh chuyện ăn Tết của người nghèo, người tha hương. Tuy báo Xuân xưa vẫn có những bài đề cập đến tình hình chính trị hay chiến sự nhưng không nhiều, vì đó là nội dung đã đưa quanh năm và luôn lạc hậu khi báo Xuân ra đời. Mặt khác, vì là số báo đặc biệt mang tính “nhìn lại”, tâm tình, hoài niệm nên các bài viết hồi ký, tuỳ bút, kể chuyện xưa đậm chất đời thường được ưu tiên, ít nhiều giúp bạn đọc lãng quên thực tại đầy những ưu phiền lo lắng thời chiến tranh. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn của báo Xuân xưa. Mỗi tờ báo Xuân ra đời, bên cạnh sự phong phú về nội dung, còn mang những nét thú vị về hình thức. “Bên cạnh các bài viết công phu, những giai thoại độc đáo, thú vị về các nhà báo lớn và có cá tính của làng văn, làng báo Việt như Tản Đà, Phan Khôi, Nguyễn Bính... thì dấu ấn mạnh mẽ nhất của các tờ báo Xuân chính là bìa báo. Những dung nhan của giai nhân, dù là minh họa hay là ảnh chụp luôn chiếm vị trí nổi bật trên bìa báo với gương mặt tươi tắn, mang đậm nét đẹp truyền thống làm tăng thêm sức sống, sự trong trẻo và dịu dàng cho mỗi bìa báo Xuân. Vì thế, rất nhiều gia đình coi các tờ báo Xuân như là một món quà không thể thiếu trong đời sống văn hoá vào mùa Xuân”. CHO TỚI NHỮNG TRANH BIẾM HOẠ CỦA MỘT THỜI Tiếp nối cuốn Sài Gòn phong vị báo Xuân xưa, đầu năm 2024 Phạm Công Luận ra mắt cuốn Biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước 1975. Theo tác giả, biếm họa bao gồm tranh vui, tranh châm biếm, hí họa chân dung… được thể hiện từng tranh đơn hay cả chùm tranh có thể chiếm một góc nhỏ hay thậm chí chiếm đến một hai trang báo. Tranh biếm họa thường ít chú thích với nội dung để châm biếm mỉa mai một hiện tượng xã hội hay con người cụ thể, có khi chỉ để cười vui. Trong cuốn sách mới này, Phạm Công Luận tiếp tục gây sự chú ý khi đưa ra nhiều tư liệu để dẫn chứng từ việc khi người Pháp khi đến xứ Việt, trong quá trình thuộc địa hoá họ đã đưa báo chí tiếng Pháp đến hoặc thực hiện báo tiếng Pháp ngay tại Đông Dương. Người Pháp dùng biếm họa - một thể loại báo chí được ưa chuộng tại chính quốc của họ để nói lên những bức xúc, để cười cợt châm biếm hoặc phê phán những điều chướng tai gai mắt ở nhiều lãnh vực tại xứ thuộc địa. Nổi bật là tờ họa báo ra hằng tuần Le Cri de Saigon (Tạm dịch: Tiếng than thở của Sài Gòn) của ông Piere Jeantet, mỗi số đều đưa hẳn ra trang bìa một bức tranh biếm về đời sống chính trị ở Đông Dương. Năm 1912, cuốn sách biếm họa La vie Large des Colonies (tạm dịch: Muôn màu cuộc sống thuộc địa) của ông André Joyeux ra đời tại Pháp gây xôn xao dư luận tại đây và ở các nước thuộc địa. André Joyeux cũng là tác giả cuốn sách biếm họa khác mang tựa khá hấp dẫn cho những ai quan tâm đề tài Sài Gòn, đó là cuốn Silhouette Saigonaises (Tạm dịch: Hình bóng người Sài Gòn) bao gồm 22 tranh, xuất bản tại Sài Gòn năm 1909 trước đó. Cuốn sách này, cùng với các tờ báo tiếng Pháp đã giúp đội ngũ làm báo người Việt tiếp cận một thể loại tranh có sức nặng biểu đạt, nêu bật những vấn đề đặt ra cho xã hội, mạnh dạn giễu cợt những thói hư tật xấu, từ đám quan chức thuộc địa đến giới nhà giàu Việt. Báo chí tiếng Pháp xuất bản ở Sài Gòn vào thập niên 1930 tiếp tục chú trọng việc mượn biếm họa để nói lên quan điểm của tòa báo. Theo khảo cứu của Phạm Công Luận, bức biếm họa tạm gọi là sớm nhất của báo chí miền Nam là tờ Đông Pháp Thời báo của ông Nguyễn Kim Đính ra ngày 17/7/1925. Tới năm 1932, tại miền Bắc, báo Phong Hóa ngay từ số đầu đã thể hiện là tờ báo trào phúng, có nhiều tranh biếm được đăng từ bìa vào trong. Cùng thời gian đó, báo chí Sài Gòn vẫn có biếm họa xuất hiện rải rác trên các tờ như Phụ Nữ Tân Văn, Công Luận, Zân Báo…. Thời kỳ phát triển nhất của biếm họa chỉ bắt đầu từ khoảng đầu thập niên 1960. Từ thời kỳ này, các họa sĩ vẽ tranh vui và biếm họa cho báo chí đã say sưa vẽ dưới ánh đèn điện vàng, trong tiếng đại bác dội về từ ngoại thành, nhiều lần phải cắn bút, trăn trở tìm ý tứ để mỗi ngày trình làng những bức tranh bút sắt trên các nhật báo. Họ chia sẻ nỗi lo lắng cùng người dân khi nghe tin tăng thuế, khi kinh tế đi xuống, chính sách thắt lưng buộc bụng... Họ cười cợt với những thói hư tật xấu và cũng giúp mọi người nhận ra chân giá trị cuộc sống, chỉ ra những ai đang muốn tàn phá nó và những gì mọi người cần phải thay đổi trong căn tính để sống đàng hoàng hơn, thân ái và đồng cảm với nhau hơn. Phạm Công Luận chia sẻ: “Thế hệ chúng tôi, những đứa trẻ sinh đầu thập niên 1960 ở miền Nam chỉ có thể tiếp cận môn hội họa từ vài bài tập vẽ ở trường, từ những tranh dành cho thiếu nhi hoặc từ vài tập tranh can lại truyện tranh nước ngoài. Bao nhiêu đó không đủ thỏa mãn thú xem tranh vẽ của chúng tôi, để rồi đến lúc nào đó, chúng tôi khám phá sự hấp dẫn của tranh vui và biếm họa trên báo. Lớn lên, đi làm báo và viết sách, đọc nhiều, tôi chợt nhận ra hầu như sau này người ta quên dần các họa sĩ vẽ tranh vui và biếm họa tài năng ngày xưa. Chỉ có hai cái tên được nhắc lại thường xuyên là Chóe và Ớt. Họ là những họa sĩ biếm hàng đầu của miền Nam, nhưng đâu chỉ có thế. Biếm họa báo chí Sài Gòn trước 1975 là cả một khoảng trời và trên đó có rất nhiều ngôi sao lớn nhỏ khác nhau, phát ra những luồng ánh sáng riêng biệt, rất lạ và rất đẹp”. Trong quá trình nghiền ngẫm báo chí xưa, anh nhận ra hiện nay biếm họa báo chí đang ngày càng đánh mất vị trí trên báo chí nói chung. Những tờ báo chuyên về biếm họa còn mỗi một tờ (Tuổi trẻ Cười), và những trang có biếm hoạ trên các tờ báo gần như không có. Sự thiếu vắng mảng biếm họa đầy tính châm biếm và phê phán đã làm giảm đi rất nhiều tính đấu tranh của báo chí. n Năm 1922, khi ra mắt tờ báo Le Paria (Người cùng khổ), Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao thể loại báo chí biếm họa khi người đã vẽ những bức tranh biếm họa để đả kích, lên án chế độ thực dân Pháp. Những bức biếm họa được thể hiện giản dị song hàm chứa nội dung mạch lạc và sự đả kích, hài hước sâu xa, tạo hiệu ứng tích cực với người đọc. Tác giả Phạm Công Luận nguyên là Phó Tổng Biên tập báo Sinh viên- Hoa học trò, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong. Ngoài công việc chuyên môn, ông còn là tác giả của hơn 20 đầu sách biên khảo về Sài Gòn rất ăn khách như: Sài Gòn - Chuyện đời của phố, Trên đường rong ruổi, Lạc giữa nhân gian, Những lối về ấu thơ, Nếu biết trăm năm là hữu hạn; Sài Gòn ngoảnh lại trăm năm, Sài Gòn- Gia Định- Chợ Lớn- Ký ức rực rỡ... Nhà báo Phạm Công Luận còn được độc giả gọi với cái tên Nhà Sài Gòn học bởi ông đã có hơn 20 đầu sách nghiên cứu biên khảo về Sài Gòn xưa. Điều thú vị là trong hơn 20 đầu sách đó, có 2 cuốn viết về chủ đề báo chí là Sài Gòn phong vị báo Xuân xưa và Biếm họa trên báo chí Sài Gòn trước 1975. Cuốn Sài Gòn phong vị báo Xuân xưa TRỌNG THỊNH Cựu nhà báo và những biên khảo về báo chí Sài Gòn Trang bìa báo Xuân của tờ Phụ Nữ Tân Văn năm 1933 Tác giả Phạm Công Luận qua nét vẽ họa sĩ Đức Lâm

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==