THỨ NĂM 7/3/2024 SÕ 67 0977.456.112 TRANG 11 TRANG 5 TRANG 10 Có nên liên tục lao vào “cơn sÕt” vàng? Khu bảo tồn Tiền Hải được giữ nguyên diện tích “PHI VỤ” HỐI LỘ 5,2 TRIỆU USD TRONG VỤ ÁN VẠN THỊNH PHÁT TRANG 6 LIÊN HOAN THANH NIÊN THẾ GIỚI 2024 TẠI SOCHI (LB NGA): Kết nÕi lan tỏa vì hòa bình, phát triển TRANG 12 Hai giải pháp trong lĩnh vực giao thông giảm ô nhiễm không khí? GIẢI PHÁP NÀO Nhiều ngày qua, sương mù, bụi mịn bao phủ khắp Hà Nội ẢNH: NHƯ Ý TRANG 3 Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba đột phá và ba tăng cường cho quan hệ ASEAN-Australia thời gian tới ẢNH: VGP Ba đột phá và ba tăng cường THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG QUAN HỆ ASEAN-AUSTRALIA: Sống trong ô nhiễm CHUYỆN HÔM NAY Những ngày này, ngoài việc ra đường trong cảnh ồn ào, ùn tắc giao thông, người Hà Nội còn canh cánh nỗi lo khi cảnh báo ô nhiễm không khí tại Thủ đô đang ở mức báo động, thuộc tốp các thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới. XEM TIP TRANG 5 n HÀ NHÂN Các nhà ngoại giao quÕc tế trải nghiệm văn hóa Bắc Ninh TRANG 4
2 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 7/3/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG DUÕNG n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång bieân taäp: LEÂ XUAÂN SÔN n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA LET Khen thưởng 30 cán bộ nữ cơ quan T.Ư Đoàn “giỏi việc nước, đảm việc nhà” Ngày 6/3, Công đoàn cơ quan T.Ư Đoàn tổ chức chương trình chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và giao lưu chia sẻ kiến thức về chống lão hóa cho nữ cán bộ cơ quan T.Ư Đoàn. Tham dự chương trình có anh Nguyễn Ngọc Lương - Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; chị Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư. Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Ngọc Lương biểu dương, đánh giá cao những đóng góp, sáng tạo của nữ cán bộ cơ quan T.Ư Đoàn. Đồng thời biểu dương sự sáng tạo trong chương trình của công đoàn dành cho nữ cán bộ, công nhân viên người lao động nhân dịp 8/3. Dịp này Ban Thường vụ Công đoàn cơ quan T.Ư Đoàn đã quyết định khen thưởng 30 nữ cán bộ, công nhân viên, người lao động có những thành tích xuất sắc, tiêu biểu nhất trong triển khai thực hiện phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023. Công đoàn cơ quan T.Ư Đoàn đã quyết định công nhận Danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho 917 nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn cơ quan. LÂM THÙY DƯƠNG “Nghệ thuật đường phố” khắp nơi hội tụ tại Đà Nẵng Ngày 6/3, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng khai mạc triển lãm tranh “Nghệ thuật đường phố Nam Jam”. Triển lãm trưng bày, giới thiệu đến công chúng yêu thích nghệ thuật đường phố gần 40 bức tranh của 24 tác giả đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Các tác phẩm đa dạng về nội dung, đề tài, với nhiều chất liệu thể hiện khác nhau. Bà Nguyễn Thị Trinh, Phó giám đốc Bảo tàng cho hay, triển lãm nhằm động viên tinh thần sáng tác, tôn vinh thành quả hoạt động nghệ thuật của các họa sĩ đường phố, đồng thời đem làn gió mới đến với công chúng yêu nghệ thuật và tạo cảm hứng cho các tác giả mọi lứa tuổi. Triển lãm kéo dài đến ngày 9/3. THANH TRẦN - Mõ phải lên tiếng đi chứ? - Lên tiếng chuyện gì? - Ôi! Mõ thờ ơ hay vô cảm? Mấy ngày nay dân làng thiếu nước sạch để dùng… - Có chuyện đó à? - Mõ ơi là Mõ, chuyện sát sườn vậy mà Mõ hỏi như người từ làng khác đến vậy? - Bởi mấy hôm nay Mõ đi du xuân, nên chuyện khô khát nước sạch của làng Mõ chưa cập nhật. Làm sao ra cơ sự ấy? Mõ nhớ không nhầm, làng đã huy động từ vốn được cấp và xã hội hoá từ nguồn của dân xây một nhà máy cấp nước sạch được đánh giá là hiện đại nhất xã mà… - Thì chính Mõ rao tin đó chứ ai? - Đúng! Mõ có cãi đâu. Nguyên do thiếu nước cấp cho dân từ đâu mọi người biết không? - Dân có hỏi, các quan làng trả lời rằng, nhà máy nước không có vấn đề gì. Đảm bảo tất tần tật các thông số kĩ thuật được phê duyệt và kiểm định, nhưng hệ thống ống nước cấp về các khu dân cư bị vỡ, bục, hỏng… - Thì siêu âm, cắt lớp, tìm vị trí gây nên sự cố và vá nó lại. Đơn giản thế thôi… - Đội ngũ kĩ thuật đã làm hết tinh thần trách nhiệm và đã tìm ra, ngặt nỗi, vá chỗ này nó bục chỗ khác… - Lại tiếp tục tìm, tiếp tục vá, chả lẽ chịu thua? - 13 lần rồi Mõ ơi! Theo Mõ sự cố này nó đã xứng đi vào lịch sử đệ nhất vỡ ống nước chưa? - Còn xa! Có công trình khủng hơn nhiều còn vỡ, bục đến mấy chục lần kìa. Bà con ráng chờ để lập kỉ lục… MÕ LÀNG Còn xa… TIN Cua nuôi ở Cà Mau chết bất thường Ngày 6/3, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau xác nhận, tình trạng cua nuôi chết bất thường năm nay tiếp tục lặp lại, khiến những người dân nuôi cua đang rất lo lắng. “Sở đang giao cơ quan chuyên môn thống kê số lượng cua nuôi chết trên toàn tỉnh. Về lâu dài, tỉnh giao cho các viện nghiên cứu đề tài về loại bệnh nhiễm ký sinh trùng giáp xác chân tơ, để có giải pháp ngăn chặn tình trạng cua nuôi chết vì dịch bệnh”, ông Vũ cho hay. Khoảng 3 năm trở lại đây, hiện tượng cua chết phổ biến tại các huyện Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển. Ban đầu, cua chết nổi trên mặt nước, nằm trên mé bờ, thân bị đóng rong, có ký sinh trùng bám trong mang. Khi bắt lên quan sát thì thấy thịt ốp, sau vài giờ có biểu hiện yếu dần và chết. Mức độ thiệt hại từ 30100% cua trong mỗi ao nuôi. TÂN LỘC Hơn 20kg ma túy trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình Tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình ngày 6/3 cho biết, một người dân ở xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thuỷ) trong lúc đi nhặt ve chai đã phát hiện bao nhựa màu đen, bên trong có 20 bánh chứa tinh thể màu trắng nên báo cơ quan chức năng địa phương. Nhận được tin báo, Đồn Biên phòng Ngư Thủy nhanh chóng cử lực lượng đến hiện trường tiếp nhận, thu gom toàn bộ số tang vật nói trên. Qua kiểm tra mỗi bánh có trọng lượng hơn 1kg. Lực lượng chức năng ở địa phương đã tiến hành kiểm tra và phát hiện tất cả số vật thể 20 bánh nói trên là ma túy. Hiện, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình phối hợp với các ngành liên quan để điều tra, xác minh, đồng thời tổ chức lực lượng tuần tra dọc bờ biển để kịp thời phát hiện số ma túy trôi dạt còn lại (nếu có). HOÀNG NAM Ngày 6/3, trao đổi tại phiên họp về tình hình, kết quả kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu, việc xét xử đại án Vạn Thịnh Phát đang diễn ra trên địa bàn thành phố phải bảo đảm không gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác của thành phố. Bí thư Thành ủy TPHCM nhìn nhận, đây là vụ án hình sự, kinh tế lớn chưa từng có đối với TPHCM, với số lượng người liên quan nhiều, thời gian xét xử kéo dài. Trong khi đó, mọi kế hoạch, chương trình, nội dung đã được lên lịch, kể cả công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và truyền thông. Ông Nên đề nghị các cơ quan, đơn vị chức năng, lực lượng tham gia phiên tòa hết sức trách nhiệm, kịp thời phòng ngừa và ngăn chặn các ý đồ phá hoại an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến công tác xét xử. Bí thư Thành ủy TPHCM đánh giá cao kết quả kinh tế - xã hội hai tháng đầu năm. Ông Nguyễn Văn Nên gợi ý chính quyền thành phố nghiên cứu thành lập những tổ chức ngoài nhà nước tham gia các hoạt động hành chính, góp phần giúp cho tiến độ công việc được giải quyết nhanh hơn. “UBND thành phố tham mưu chính sách này để huy động lực lượng ngoài nhà nước, thậm chí có thể là người nước ngoài tham gia làm nhiệm vụ công”, ông Nên đề nghị. NGÔ TÙNG - VÂN SƠN Phạt 80 triệu Chủ tịch CLB Bóng đá Hải Phòng vì “chiếm đất” Trao đổi với PV Tiền Phong, ngày 6/3, ông Nguyễn Đình Thụy - Trưởng Phòng TN&MT quận Lê Chân (Hải Phòng) cho biết, UBND quận vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính ông Văn Trần Hoàn - Giám đốc Công ty CP Sông Hồng, Chủ tịch CLB Bóng đá Hải Phòng 80 triệu đồng về hành vi “chiếm đất bãi bồi” ngoài đê tả sông Lạch Tray. Đồng thời, yêu cầu ông này khắc phục hậu quả, tháo dỡ công trình xây trái phép ở ngoài đê, hoàn trả lại hiện trạng ban đầu khu đất hơn 3,2ha trong thời hạn 30 ngày. Trước đó, tháng 11/2021, UBND quận Lê Chân cho ông Văn Trần Hoàn thuê hơn 3,2ha đất nuôi trồng thủy sản ngoài đê tả Lạch Tray, thuộc phường Vĩnh Niệm (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) để làm bãi tập luyện cho cầu thủ thuộc CLB Bóng đá Hải Phòng. Vị trí khu đất này được quy hoạch là đất cây xanh đô thị. Sở TN&MT Hải Phòng xác định, ông Văn Trần Hoàn đã san lấp, xây dựng các hạng mục như đường giao thông, hệ thống rào chắn, các phòng chức năng, thay đồ không đảm bảo theo yêu cầu. Việc san lấp, xây dựng công trình đã ảnh hưởng đến hành lang thoát lũ và không phù hợp với quy hoạch. Thậm chí, trong nhiều năm liền ông Văn Trần Hoàn không nộp tiền thuê đất theo hợp đồng. NGUYỄN HOÀN XÉT XỬ VỤ ÁN VẠN THỊNH PHÁT KHÔNG ẢNH HƯỞNG CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA THÀNH PHỐ Một góc đê tả sông Lạch Tray, phường Vĩnh Niệm (Q. Lê Chân, TP Hải Phòng)
THỜI SỰ 3 n Thứ Năm n Ngày 7/3/2024 BA ĐỘT PHÁ “Thứ nhất là đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư theo hướng cân bằng, bền vững. Đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. Theo đó, cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Australia - New Zealand và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực; thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư, phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều trong 10 năm tới, từ đó thúc đẩy hoạt động về logistics, vận tải và kinh tế biển. “Thứ hai là đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao và hợp tác lao động. Giáo dục và đào tạo hiện là điểm sáng trong hợp tác ASEAN - Australia với nhiều sáng kiến, dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề nghiệp cho ASEAN”, Thủ tướng nói. Nhà lãnh đạo Việt Nam hoan nghênh Chương trình học bổng mới thuộc Sáng kiến “Australia vì tương lai ASEAN” và đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động kỹ năng của ASEAN làm việc tại Australia, nhất là trong các lĩnh vực Australia có nhu cầu. Hai bên cần sớm lập cơ chế tham vấn để trao đổi, đề xuất các biện pháp cụ thể về vấn đề này. “Thứ ba là đột phá trong hợp tác về khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó tập trung phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, những ngành, lĩnh vực mới nổi như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… đưa các lĩnh vực này trở thành các động lực tăng trưởng mới cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Australia”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. Thủ tướng đánh giá cao Australia đã hỗ trợ ASEAN chuẩn bị đàm phán Hiệp định khung kinh tế số ASEAN (DEFA) và đề nghị hai bên xem xét đàm phán ký Hiệp định kinh tế số ASEAN - Australia sau khi DEFA được hoàn tất. BA TĂNG CƯỜNG Ngoài ba đột phá, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba tăng cường. Một là, tăng cường tin cậy chính trị, hợp tác bảo đảm hòa bình và an ninh khu vực, coi đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Trong bối cảnh tình hình khu vực có nhiều thách thức, ASEAN và Australia cần đề cao văn hóa đối thoại và hợp tác, thúc đẩy xây dựng lòng tin dựa trên luật lệ và ngoại giao phòng ngừa, khuyến khích các nước lớn đóng góp có trách nhiệm với khu vực, trong đó có duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông và từ đó cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, các vấn đề khu vực và có liên quan đến Australia. Hai là, tăng cường hợp tác tiểu vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển vì phát triển bao trùm, bền vững. “Theo đó, tôi đặc biệt hoan nghênh việc Australia công bố bổ sung 222,5 triệu đô la Australia cho Chương trình Đối tác Mekong - Australia và mong muốn Australia tiếp tục đi đầu hỗ trợ ASEAN, nhất là trong các dự án kết nối hạ tầng chiến lược, kết nối cả đường bộ, hàng hải và hàng không, giúp tạo chuyển biến tích cực về kinh tế-xã hội tại các tiểu vùng nghèo, chậm phát triển của ASEAN, đáp ứng mục tiêu phát triển bao trùm, trên tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thủ tướng nói. Ba là, tăng cường hợp tác văn hóa và giao lưu nhân dân. “Tôi hoan nghênh các sáng kiến của Thủ tướng Anthony Albanese về thành lập Trung tâm ASEANAustralia. Đây là sáng kiến rất kịp thời, sẽ góp phần phát huy thế mạnh của hơn 1 triệu người gốc ASEAN, trong đó có hơn 350.000 người gốc Việt tại Australia, góp phần tăng cường sự hiểu biết, đồng cảm và gắn kết, đặc biệt là giữa thế hệ trẻ hai bên, giữa các nền văn hóa phong phú của hai bên, qua đó củng cố nền tảng xã hội lâu dài, bền chặt cho quan hệ hai bên”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. Kết thúc Hội nghị, các lãnh đạo hai bên thông qua “Tuyên bố Tầm nhìn của lãnh đạo ASEANAustralia - Đối tác vì hòa bình và thịnh vượng” và “Tuyên bố Melbourne - Đối tác vì tương lai”, đề ra tầm nhìn về tương lai cũng như định hướng phát triển quan hệ trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới. THÁI AN (theo Baochinhphu.vn, TTXVN) Dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia (diễn ra sáng 6/3 tại thành phố Melbourne), Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất phương hướng cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai bên thời gian tới, gồm ba đột phá và ba tăng cường. Hơn 3.900 tỷ đồng làm đường Hồ Chí Minh qua miền Tây Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba đột phá và ba tăng cường cho quan hệ ASEAN-Australia thời gian tới ẢNH: VGP THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG QUAN HỆ ASEAN-AUSTRALIA: Ba đột phá và ba tăng cường Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận tổng chiều dài tuyến gần 52 km. Trong đó, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất có chiều dài khoảng 11km, đoạn Gò Quao - Vĩnh Thuận dài gần 41km, quy mô đường cấp III đồng bằng, 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h. Ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, với Kiên Giang đây là 1 trong 17 đoạn tuyến đường bộ hết sức quan trọng đi qua. Khi tuyến đường hoàn thành sẽ hình thành mạng lưới giao thông huyết mạch, liên kết thuận lợi giữa các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Qua đó, tạo điều kiện kết nối các địa phương, các vùng, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống người dân. “Kiên Giang cam kết bảo đảm tiến độ các phần việc thuộc trách nhiệm của địa phương”, ông Nhàn nói và kêu gọi người dân đồng thuận, ủng hộ bàn giao mặt bằng cho dự án trong thời gian sớm nhất. Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, dự án đường Hồ Chí Minh có điểm đầu tại Pác Bó (tỉnh Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (tỉnh Cà Mau) dài 3.183km (tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía tây dài 684km). Đến nay, đã hoàn thành 2.488/2.744km và khoảng 258km tuyến nhánh, còn lại 256km đang triển khai. Trong đó, đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận là một trong những dự án thành phần cuối cùng được đầu tư xây dựng để cơ bản nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh vào năm 2025. Theo ông Lâm, Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận là dự án quan trọng trong khu vực Tây Nam bộ. Tuyến đường là một trong những cơ sở hạ tầng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, phát triển đô thị - công nghiệp - thương mại - du lịch - dịch vụ các địa phương trong vùng. “Khi hoàn thành, tuyến Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận tạo thành một hệ thống giao thông đường bộ liên vùng hoàn chỉnh, giảm tải lưu lượng cho các tuyến đường bộ trong khu vực, khai thác hiệu quả các dự án hạ tầng giao thông lớn của quốc gia. Dự án này đã được chính quyền và người dân trong vùng mong chờ từ nhiều năm qua”, ông Lâm nói. NHẬT HUY Ngày 6/3, Bộ GTVT phối hợp cùng tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu tổ chức lễ khởi công Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận với chiều dài gần 52km, tổng vốn hơn 3.900 tỷ đồng, hoàn thành cơ bản vào năm 2025. Đơn vị thi công triển khai máy móc, thiết bị thi công dự án sau lễ khởi công ẢNH: NHẬT HUY Trong hai ngày 5-6/3, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ tất cả lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, Australia, New Zealand, Timor Leste và Tổng Thư ký ASEAN. Chiều 6/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đến Thủ đô Canberra, bắt đầu chuyến thăm chính thức Australia theo lời mời của Thủ tướng Anthony Albanese. Lấy ý kiến 4 dự thảo nghị định thi hành Luật Đất đai Chiều 6/3, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh chia sẻ, Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua với nhiều nội dung mới mang tính đột phá như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận chuyển sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai. Luật cũng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai. Để trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến nhân dân cho 4 dự thảo nghị định quan trọng, gồm: Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Dự thảo Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai; Dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Dự thảo Nghị định quy định về giá đất. Thời hạn kết thúc lấy ý kiến là ngày 7/4. Dự kiến, các dự thảo nghị định sẽ được trình Chính phủ ban hành trong tháng 5/2024. NGUYỄN HOÀI
HAI GIẢI PHÁP TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG Ô nhiễm không khí là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhiều năm qua tại Hà Nội. Đặc biệt, gần đây thành phố Hà Nội liên tục được ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí rất cao. Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở Hà Nội do 4 nhóm nguyên nhân lớn, gồm: Hoạt động giao thông; công nghiệp - làng nghề; xây dựng và các hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ. Đối với nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, do lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh nên trên nhiều tuyến phố, nút giao thông, lưu lượng xe đã vượt gấp nhiều lần năng lực đáp ứng. Trong đó, các tuyến đường Lê Văn Lương, Láng, Phạm Hùng (vành đai 3), Giải Phóng…, lưu lượng phương tiện đã vượt từ 3 đến 5 lần năng lực thiết kế, riêng giờ cao điểm vượt 22 lần năng lực thiết kế mặt đường. Cùng với đó, trên địa bàn thành phố đang có 7,8 triệu phương tiện giao thông, trong đó, xe máy là 6,6 triệu chiếc, ô tô là 1 triệu chiếc. "Số lượng phương tiện nhiều, dẫn đến lượng khí thải ra môi trường lớn, làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông của Hà Nội thêm ngày một phức tạp”, đại diện Sở GTVT Hà Nội nói. Để giải quyết tình trạng này, Sở GTVT Hà Nội cho biết, cùng với các chủ trương của Chính phủ, thành phố, hiện sở này thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp. Trong đó, có hai giải pháp đang triển khai song song, bao gồm giải pháp thứ nhất là xây dựng lộ trình hạn chế xe cá nhân đi vào khu vực nội đô, tiến tới dừng hoạt động xe máy tại các quận nội thành vào năm 2030. Giải pháp thứ hai là chuyển đổi toàn bộ xe buýt bằng dầu sang chạy bằng điện. Với giải pháp thứ hai, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, đã mở gần 20 tuyến xe buýt chạy bằng năng lượng sạch, trong đó có hơn 10 tuyến xe điện, còn lại là xe chạy bằng khí nén CNG. “Từ năm 2024, tất cả các tuyến buýt được mở mới, tuyến buýt hết hợp đồng với thành phố, phải đấu thầu lại, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện chủ trương đưa phương tiện sử dụng nhiên liệu xanh vào hoạt động”, đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định. HẠN CHẾ NGUỒN PHÁT SINH GÂY Ô NHIỄM Theo thống kê, trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) có 54 làng có nghề, trong đó có 12 làng nghề được thành phố, huyện công nhận. Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng tình trạng ô nhiễm từ các làng nghề vẫn diễn ra. Vì thế, huyện Hoài Đức đang tập trung triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các làng nghề. Ông Nguyễn Duy Giang, Phó Phòng TN&MT huyện Hoài Đức cho biết, hiện tại các làng nghề của huyện có hương ước, quy ước gắn với nội dung bảo vệ môi trường. Đặc biệt, 4 làng nghề ở các xã Đức Giang, La Phù, Kim Chung đã lập và được phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề. Đối với các làng nghề có nguy cơ phát sinh nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường như Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế cơ bản đã được thu gom vào hệ thống chung và được xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà, Dương Liễu. Sở TN&MT Hà Nội cho hay, thời gian qua Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hạn chế nguồn phát sinh gây ô nhiễm không khí. Ví như, thành phố đã đưa vào vận hành hệ thống 35 trạm quan trắc không khí tự động, 6 trạm quan trắc nước mặt, giám sát chất lượng môi trường khí thải, nước thải các khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, chỉ đạo các cấp chính quyền xóa được hơn 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% lượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công. Ngoài ra, thành phố cũng đẩy nhanh tiến độ đầu tư các nhà máy xử lý rác thải phát điện tại Nam Sơn có công suất 4.000 tấn/ ngày, tại Xuân Sơn với công suất 1.500 tấn/ngày. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý rác thải phát điện hiện đại. THANH HIẾU- TRỌNG ĐẢNG Ô nhiễm không khí tại Hà Nội được xác định bởi 4 nhóm nguyên nhân chính, gồm hoạt động giao thông, công nghiệp - làng nghề, xây dựng và các hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ. Để giảm thiểu ô nhiễm không khí, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp phù hợp trong các lĩnh vực và điều kiện địa phương. Giải pháp nào giảm ô nhiễm không khí? HÀ NỘI NHIỀU LẦN Ô NHIỄM NHẤT THẾ GIỚI Sáng 5/3, Hà Nội chìm trong sương mù mịt, tầm nhìn hạn chế. Bên cạnh hơi ẩm do không khí lạnh suy yếu mang vào, Hà Nội còn chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ứng dụng AirVisual ghi nhận Thủ đô của Việt Nam ô nhiễm nhất trong hơn 100 thành phố mà hệ thống theo dõi, vượt qua các điểm nóng ô nhiễm không khí nổi tiếng thế giới là thành phố Lahore của Pakistan và Dhaka của Bangladesh. Đáng lưu ý, trong suốt mùa đông năm nay (từ tháng 10/2023 đến nay), Hà Nội nhiều lần được AirVisual ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Kết quả về mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội do Air Visual công bố tương đồng với kết quả quan trắc của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và các hệ thống quan trắc độc lập như PAM Air, đại sứ quán Mỹ. Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035 nêu thực tế, thành phố đang trên đà tăng trưởng kinh tế nhưng lại kéo theo các hệ lụy về sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường, đặc biệt chất lượng không khí đang có chiều hướng suy giảm trên diện rộng. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016-2020 cho thấy, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018-2020 vượt khoảng gần 2 lần quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Nồng độ bụi PM10 trung bình năm vượt quá giới hạn quy chuẩn Việt Nam từ 1,3 đến 1,6 lần. Số ngày trong năm 2019 có chỉ số chất lượng không khí ở mức kém và xấu (tính trung bình các trạm) chiếm 30,5% tổng số ngày quan trắc trong năm. Một số ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưçng rất xấu. Theo nhận định của các chuyên gia, từ nay cho đến mùa mưa (khoảng tháng 5), Hà Nội có thể tiếp tục đối mặt với các đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thường tập trung vào thời kỳ không khí lạnh suy yếu, hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra khiến chất ô nhiễm không phát tán được. TĂNG NGUY CƠ TỬ VONG SỚM Theo Kế hoạch Quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi PM2.5 gây ra đang ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và thiệt hại kinh tế cho người dân thủ đô. Với sự gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội, trung bình mÖi năm có thêm khoảng 1.062 ca nhập viện do bệnh tim mạch, khoảng 2.969 ca nhập viện do bệnh hô hấp, lần lượt tương đương với 1,2% và 2,4% tổng số ca nhập viện do hai nhóm bệnh này ở người dân Hà Nội. Chất lượng cuộc sống của người dân cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh các gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm, ô nhiễm không khí còn gây ra các thiệt hại về kinh tế do phải chi trả chi phí khám cháa bệnh, chi phí gián tiếp do mất ngày công lao động của người bệnh và người chăm sóc. ớc tính të lệ thiệt hại khoảng 20% thu nhập. Giai đoạn 2011 - 2015, chi phí khám, cháa bệnh hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm... đối với dân cư nội thành Hà Nội là hơn 1.500 đồng/người/ngày, tương đương 2.000 të đồng/năm với 3,5 triệu dân nội thành. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên thường xuyên theo dõi các ứng dụng quan trắc không khí để có biện pháp chủ động giảm thiểu thiệt hại. Với nháng ngày ô nhiễm không khí từ ngưçng đỏ (có hại cho sức khoẻ tất cả mọi người), người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, hạn chế vận động tập thể dục, lao động ngoài trời. Ngoài ra, hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. Trường hợp cần ra khỏi nhà nên sử dụng khẩu trang có khả năng loại bỏ bụi mịn PM2.5. Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. NGUYỄN HOÀI Người dân Hà Nội chịu nhiều thiệt hại về kinh tế và sức khỏe do ô nhiễm không khí kéo dài gây ra. Người Hà Nội chịu nhiều thiệt hại về kinh tế và sức khỏe Sở TN&MT TP Hà Nội cho biết thành phố đang triển khai chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy cũ đang lưu hành trên địa bàn. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất, công trình xây dựng gây bụi bẩn; Thực hiện rà soát đầu tư xây dựng, chỉnh trang công viên, hồ điều hòa yêu cầu các đơn vị vệ sinh môi trường tăng cường tưới nước rửa đường, thu gom rác thải… 4 XÃ HỘI n Thứ Năm n Ngày 7/3/2024 Ngày 5/3, ứng dụng AirVisual ghi nhận Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới ẢNH: NHƯ Ý Nhiều tỉnh đồng bằng Bắc bộ ô nhiễm không khí nghiêm trọng Cùng với Hà Nội, nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Hồng cũng ghi nhận các đợt ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng trong mùa đông vừa qua, đặc biệt là các địa phương có nhiều khu công nghiệp như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyên. Lưu lượng xe tại Vành đai 3 đang vượt nhiều lần thiết kế mặt đường, gây ùn tắc, ô nhiễm ẢNH: TRỌNG ĐẢNG
NHỘN NHỊP MUA BÁN ĐỦ THỂ LOẠI Suốt từ đầu năm đến nay, cả vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn đều liên tục tăng giá. Chỉ trong vòng 5 ngày, giá vàng miếng 2 lần lên mốc 81 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn liên tục tăng và mỗi ngày lập kỷ lục mới. Hiện, giá vàng nhẫn sát mốc 69 triệu đồng/lượng. Những ngày này, tại các cửa hàng vàng thương hiệu lớn, người dân tấp nập mua bán. Nhiều người mua vào bất chấp giá lên đỉnh và cũng không ít người bán ra chốt lời. Ngoài vàng nhẫn, vàng miếng, xuất hiện một loại vàng mới với tên gọi khá lạ: vàng “cục” (còn gọi là vàng nguyên liệu). Bất ngờ hơn vàng này cũng được người dân đón nhận. Không ít người cho rằng “đã là vàng thì kiểu gì cũng tăng”. Tại con phố Hàng Bạc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) những cửa hàng nhỏ tưởng chừng bị lãng quên nay cũng bắt đầu nhộn nhịp. Tại một cửa hàng vàng với diện tích chỉ khoảng 10m2 được bày trong tủ kính với các sản phẩm chế tác như: nhẫn, dây chuyền, khuyên tai… 5 vị khách đi vào đã không còn chỗ đứng. Phía cuối cửa hàng là lò nung vàng đỏ lửa. Khi khách hỏi mua vàng “cục”, chủ cửa hàng bảo “vàng loại này thấp hơn nhiều so với vàng miếng SJC và vàng nhẫn, giá 66,5 - 66,7 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra”. Dường như đã quá quen thuộc việc mua bán vàng “cục” ở đây, một vị khách nói “giá vàng ở đây rẻ hơn vàng miếng SJC và vàng nhẫn nhưng giá vẫn tăng” rồi chuyển khoản hơn 1 tỷ đồng vào tài khoản chủ cửa hàng và nhận 15 lượng vàng vừa được cân. Mua số vàng này khách cũng không nhận được hóa đơn. NHÀ ĐẦU TƯ CẦN BÌNH TĨNH Theo các chuyên gia, bên cạnh giá vàng trong nước tăng liên tục trong thời gian qua giá vàng thế giới tăng còn bởi cung cầu thị trường, diễn biến kinh tế, tâm lý đẩy giá vàng tăng nhanh hơn. Đồng thời, lãi suất tiết kiệm giảm, các kênh đầu tư khác chưa tạo ra nhiều triển vọng nên nhà đầu tư đi săn lùng vàng, mua vào để bảo toàn vốn, tạo áp lực lên giá vàng. Ngoài ra, yếu tố lạm phát chưa được giải quyết, khiến người có ít vàng cũng mua thêm và ai chưa có vàng cũng tích cực mua vào để tích trữ. Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, vàng thời điểm này đang “lấp lánh” nhưng tránh việc đổ xô vào đầu tư vàng bởi giá biến động khó lường. Thị trường vàng trong nước chịu ảnh hưởng từ sự biến động của vàng thế giới. Tuy nhiên, giá vàng còn có những yếu tố vĩ mô khác tác động như GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thị trường bất động sản... Theo đó, người mua vàng cần theo dõi những biến động từng giờ của thị trường vàng trên thế giới và Việt Nam. Ngoài ra, người dân hay doanh nghiệp đều không nên “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, nên phân bổ số tiền mình có, hợp lý nhất là đầu tư 1/3 số tiền cho vàng. Đặc biệt, nhà đầu tư không nên vay tiền mua vàng. Chuyên gia tài chính Nguyễn An Huy, Tổ trưởng Tổ tư vấn Tài chính cá nhân tại Cty CP Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT, cho rằng, nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng vàng. “Quan điểm của tôi là nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng vàng vì chênh lệch giá mua bán đang rất lớn. Khi người dân quay cuồng trong “cơn sốt” vàng, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng, cơ quan chức năng phải có động thái để cho dân không muốn giữ vàng nữa. “Mấu chốt của việc huy động vốn nằm ở lòng tin của người dân. Khi người dân thấy hành động để vốn “chôn” trong vàng không có lợi bằng đem tiền ra đầu tư vào nền kinh tế sẽ hạn chế mua vàng. Quan trọng hơn cả vẫn là các giải pháp xây dựng, bảo đảm được môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, sôi động nhưng ổn định, bền vững để người dân yên tâm đầu tư sản xuất”, ông Hòe nói. NGỌC MAI Vàng “cục” 15 lượng có giá 1 tỷ đồng Giá vàng miếng SJC vẫn trong “cơn” tăng lập đỉnh 81 triệu đồng/lượng; giá vàng nhẫn mỗi ngày thiết lập một đỉnh cao mới. Theo các chuyên gia, giá vàng diễn biến khó lường và nhà đầu tư nên bình tĩnh không nên lao vào “cơn sốt” vàng bởi tiềm ẩn nhiều rủi ro. KINH TẾ 5 n Thứ Năm n Ngày 7/3/2024 CHUYỆN HÔM NAY Vậy nguồn ô nhiễm ở đâu? Theo các chuyên gia, nguồn ô nhiễm tại Hà Nội hiện nay chưa được kiểm soát tốt. Đầu tiên là từ các khu, cụm công nghiệp, nhà máy xí nghiệp ở ngoại thành và các tỉnh lân cận. Thứ hai và cũng là nguồn thải lớn nhất là từ hơn 8 triệu phương tiện giao thông, tăng hơn 20% so với 5 năm trước. Lượng xe máy, ô tô gia tăng không được kiểm soát đang hằng ngày phả khói bụi ra không khí Thủ đô. Hệ thống tiêu chuẩn khí thải đã được quy định chặt chẽ hơn với tiêu chuẩn khí thải Euro 4, 5, nhưng hiện vẫn còn hàng vạn mô tô, xe ba bánh cũ nát, khí thải chỉ đạt tiêu chuẩn Euro 2 vẫn đang hoạt động. Thứ ba là nguồn thải từ các dự án xây dựng giao thông, nhà ở đang được triển khai ồ ạt. Theo quy định, các dự án xây dựng lớn trước khi khởi công đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án kiểm soát vật liệu, bụi thải. Tuy nhiên, thực tế thi công thì hầu như bị thả nổi. Vật liệu xây dựng bị vứt bừa bãi trên vỉa hè, xung quanh công trình, xe ra vào công trình không được thau rửa sạch, nên mỗi một công trình xây dựng lớn nhỏ tại Hà Nội hiện nay đều đang là một lò thải gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí. Hàng nghìn công trình xây dựng, giao thông là hàng nghìn điểm phát tán bụi. Thứ tư là rác thải công nghiệp, sinh hoạt mặc dù đã được thu gom, xử lý nhưng không triệt để. Thói quen vứt rác bừa bãi, xả rác bất cứ đâu chúng ta có thể bắt gặp hằng ngày trong từng ngóc ngách của thành phố. Trong khi đó, việc đảm bảo vệ sinh môi trường, rửa đường hiện nay đã được phân cấp về các quận, huyện nên mỗi nơi làm một kiểu. Quận, huyện nào quan tâm thì làm sốt sắng, có nơi cho khôi phục hoạt động rửa đường, còn lại đa số các tuyến đường tại nội đô chưa được rửa để giảm bụi. Trước thực trạng này, Hà Nội đã có nhiều đề án, giải pháp giảm ô nhiễm, tuy nhiên tiến độ thực hiện đang rất chậm. Đơn cử như đề án quản lý xe cá nhân, hiện cả xe máy và ô tô đều chưa có quy định khống chế số lượng, dẫn đến phương tiện đang gia tăng mỗi năm rất cao. Vận tải công cộng vẫn chỉ trông chờ vào xe buýt là rất bất cập, vì xe buýt chỉ là phương tiện khai thác ở giai đoạn quá độ, quãng đường ngắn. Do chưa có phương tiện di chuyển thay thế nên chưa thể buộc người dân bỏ xe cá nhân. Với đề án thu phí ô tô vào nội đô, cũng chưa được quy định rõ bao giờ thì thực hiện, bởi phụ thuộc vào việc đánh giá hạ tầng kỹ thuật, thời gian, lộ trình, định hướng lại quy hoạch, trong đó có việc lựa chọn các vành đai mới cho phù hợp với thực tiễn. Trước đây, dự thảo đề án của thành phố có đề xuất là chọn Vành đai 3, tuy nhiên khi Hà Nội đã mở rộng không gian đô thị, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu tư vấn chọn vành đai phù hợp hơn, đảm bảo tính khả thi, cả về kiểm soát và khả năng thanh toán của người dân. Nhìn thực trạng này để thấy, ô nhiễm tại Hà Nội chưa biết bao giờ có lời giải và người dân vẫn phải sống chung với ô nhiễm dài dài. H.N Sống trong ô nhiễm TIẾP THEO TRANG 1 Cuối ngày 6/3, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức 79 - 81 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Tại Bảo Tín Minh Châu mỗi lượng vàng nhẫn trơn niêm yết ở mức 67,4 - 68,6 triệu đồng mua vào - bán ra. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Có nên liên tục lao vào “cơn sốt” vàng? Ngày 6/3, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 24.017 đồng, tăng 5 đồng so với phiên trước. Với biên độ tỷ giá VND/ USD +/-5% theo quy định, tỷ giá sàn là 22.816 VND/USD, tỷ giá trần là 25.217 VND/USD. Giá mua - bán USD tại các ngân hàng được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 10-25 đồng so với phiên trước. Tỷ giá USD về sát vùng đỉnh cuối năm 2022, đã có ngân hàng bán ra USD ở mức 25.000 đồng.Trên thị trường tự do, giá USD tiếp tục neo cao. Một số cửa hàng trên phố Hà Trung, Hà Nội báo giá USD ở mức 25.540 - 25.700 đồng (mua vào - bán ra), cao vượt trần Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBankS nhận định, yếu tố đầu tiên tác động đến tỷ giá phải kể đến là chênh lệch lãi suất VND/USD âm kéo dài ở mức rất cao, khoảng 500 điểm cơ bản. Cùng đó, chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới cũng ở mức khá cao, tạo ra nhu cầu rất lớn để nhập khẩu vàng, trong đó có vàng trang sức, vàng nhẫn. Điều này có thể khiến nhu cầu USD tăng cao trong ngắn hạn, gây ra ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá. Việc nhà đầu tư nước ngoài rút bớt vốn trên thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm ngoái cũng là nguyên nhân khiến nhu cầu USD trên thị trường căng thẳng hơn. Đồng USD đang khan hiếm trên thị trường tự do, ông Sơn cho rằng có một số tín hiệu cần theo dõi trong thời gian tới. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng, tỷ giá tăng 3% trong cả năm là mức có thể chấp nhận được, còn trên 3% thì nhà đầu tư cần chú ý. Trong nửa sau của năm 2024, tỷ giá có thể chững lại hoặc giảm, trong trường hợp Fed giảm lãi suất, giá trị đồng USD sẽ giảm, từ đó kéo tỷ giá xuống. Đánh giá về tác động diễn biến của tỷ giá, giới phân tích nhận định: nếu tỷ giá có thể giữ tương đối ổn định, tăng dưới 2% sẽ không tác động quá nhiều đến kinh tế, đồng thời hỗ trợ cho xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh nhiều đồng tiền mất giá sâu. VIỆT LINH Giá USD vẫn tăng
6 n Thứ Năm n Ngày 7/3/2024 GIỚI TRẺ THÁNG THANH NIÊN NHIỀU HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI Những ngày đầu tháng Ba, không khí Liên hoan Thanh niên thế giới 2024 tràn ngập vùng Krasnodar ở miền Nam nước Nga (cách thành phố Sochi gần 30km). Trên các nẻo đường phố dễ dàng bắt gặp những hình ảnh rực rỡ màu cờ, sắc áo của các đoàn đại biểu đến từ 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những người trẻ khác nhau về màu da, ngôn ngữ đến từ 5 châu trò chuyện, dành cho nhau những cái bắt tay siết chặt, cái ôm ấm áp và nụ cười rạng rỡ… Họ cùng hoà lời ca tiếng hát, lắc lư theo điệu nhạc sôi động, được tấu lên từ những nhạc cụ đặc trưng của nhiều dân tộc, vùng lãnh thổ. Với chủ đề “Cùng nhau xây dựng tương lai”, Liên hoan được kỳ vọng là cơ hội để 20 nghìn đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới cùng trao đổi ý kiến, bày tỏ quan điểm, đề xuất giải pháp cho các vấn đề toàn cầu, vì một thế giới công bằng và thịnh vượng. Trong khuôn khổ Liên hoan có 800 sự kiện liên quan đến giáo dục, khoa học, văn hoá, thể thao, kinh doanh - khởi nghiệp, hợp tác quốc tế… được tổ chức. Đoàn Việt Nam với hơn 100 đại biểu, đã tham gia nhiều hoạt động, cùng thanh niên các nước đóng góp ý tưởng vì hoà bình - hội nhập - phát triển của thế giới và của người trẻ. Bên cạnh lịch trình dày kín hoạt động của Liên hoan, đoàn Việt Nam đã gặp gỡ nhiều đoàn đại biểu nước ngoài, bày tỏ sẵn sàng thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề thanh niên. Anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm UBQG về Thanh niên Việt Nam làm Trưởng đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam, đã có cuộc hội đàm với anh Mun Chol - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Thanh niên Ái quốc Xã hội Chủ nghĩa (Triều Tiên); chị Grecia Elymar Colmenares Santander - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Thanh niên Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela. Trong căn phòng nhỏ ấm áp ở vùng Krasnodar - miền Nam nước Nga, hội đàm diễn ra, cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu, trao đổi đoàn giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Ái quốc Xã hội Chủ nghĩa (Triều Tiên); Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela. Trong đó, sẽ thiết lập kênh thông tin để thường xuyên cập nhật, trao đổi tình hình, hoạt động của Đoàn Thanh niên mỗi nước; nghiên cứu các hoạt động định kỳ giao lưu, trao đổi đoàn và hợp tác những lĩnh vực, chủ đề cùng quan tâm như: hỗ trợ thanh thiếu nhi trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, cũng như những thách thức mang tính toàn cầu khác… Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trong các hoạt động hợp tác thanh niên đa phương, cũng như trong Liên đoàn Thanh niên Dân chủ thế giới. Dịp này, anh Bùi Quang Huy có buổi làm việc với ông Vyacheslav Kalgano - Phó Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg (LB Nga). Đánh giá cao kết quả hợp tác toàn diện giữa thành phố Saint Petersburg và phía Việt Nam những năm gần đây, trong đó có công tác thanh niên, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và TP Saint Petersburg trong lĩnh vực đào tạo. Cụ thể, hai bên tích cực triển khai thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam và Đại học Sư phạm quốc gia Herzen. “VIVA VIỆT NAM, CUBA” Trong những ngày tham dự Liên hoan, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam và đoàn đại biểu thanh niên Cuba đã dành riêng một tối để tổ chức chương trình gặp gỡ, giao lưu văn nghệ sôi nổi và tình cảm. Địa điểm tổ chức chương trình nằm trên con đường ôm sát bờ Biển Đen, rộn vang thanh âm nồng cháy “Viva Việt Nam - Cuba”, “Viva Hồ Chí Minh”, “Viva Fidel Castro”,... đã làm nên nét đặc trưng trong những lần gặp nhau của “hai người anh em” từ hai bán cầu thế giới. Anh Bùi Tuấn Ngọc - Bí thư Đoàn Thanh niên Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, mở đầu chương trình giao lưu với những ca từ nói hộ tình cảm của đoàn đại biểu hai nước: “Viva Việt Nam - Viva Cuba, tình đoàn kết chúng ta muôn ngàn năm không phai nhoà. Hà Nội - Havana chung nhịp đập một con tim, luôn cùng nhau vượt mọi phong ba… Một ngày là anh em, mãi muôn đời là anh em. Vai sát vai dựng xây tương lai”. Đây là bài hát “Hà Nội - Havana chung nhịp đập một con tim”, được anh Ngọc viết sau chuyến công tác Cuba năm 2022, khi cảm nhận được tình cảm đoàn kết, gắn bó đặc biệt suốt từ những năm tháng chiến tranh đến hoà bình ngày hôm nay. Cũng trong chương trình, nhiều thành viên trong đoàn như Nguyễn Thị Ngọc Hà (ca sĩ Hà Myo) - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022; Dương Văn Đức (Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội)… đã mang đến những tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Chia sẻ trong chương trình gặp gỡ và giao lưu thanh niên hai nước, anh Bùi Quang Huy - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn vui mừng được gặp gỡ, giao lưu với đoàn viên, thanh niên của Đoàn TNCS Cuba. Anh Huy bày tỏ: “Trong ADN của những đại biểu thanh niên Việt Nam đều chứa tình yêu Cuba”. Anh Huy nhấn mạnh, tình hữu nghị Việt Nam - Cuba rất đặc biệt và hiếm có trên thế giới, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro, nhiều bậc tiền bối cách mạng dày công xây dựng. Thanh niên hai nước có trách nhiệm tiếp tục gìn giữ, vun đắp và phát triển tình hữu nghị Việt Nam - Cuba lên tầm cao mới. “Để tình hữu nghị ngày càng bền chặt, phát triển, thanh niên Việt Nam và Cuba cần tận dụng mọi cơ hội, mọi thời điểm để giao lưu, tìm hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa và con người của hai nước, từ đó có sự chia sẻ, ủng hộ và quan tâm lẫn nhau”, anh Huy nói. Theo anh Huy, Đoàn Thanh niên mỗi nước cần làm tốt công tác tuyên truyền trong thanh niên; tăng cường trao đổi đoàn và phát huy ưu thế công nghệ số tổ chức các hoạt động giao lưu trực tuyến. Bên cạnh đó, hai bên cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc xây dựng kế hoạch, hoạt động cụ thể từng năm để các hoạt động ký kết, phối hợp của Đoàn Thanh niên hai nước đạt được hiệu quả và thực chất. Chị Aylín Álvarez García - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Cuba, thống nhất cao ý kiến của anh Huy; đồng thời bày tỏ “trong ADN của mỗi người Cuba cũng đều có tình yêu mến và trân trọng người Việt Nam. Chúng tôi có nghĩa vụ truyền tình yêu này đến giới trẻ Cuba”. Theo chị Aylín Álvarez García, việc đại biểu thanh niên hai nước được gặp nhau nhiều là biểu hiện chân thực nhất giữa mối quan hệ của tuổi trẻ Việt Nam - Cuba, cũng như tổ chức Đoàn hai nước; đã làm việc với nhau rất nhiều trong thời gian qua và đạt được những kết quả tích cực. “Chúng tôi trân trọng cảm ơn những đóng góp, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dành cho chúng tôi trong thời gian qua. Tôi nghĩ rằng, không thể nói về lịch sử của Cuba mà không nhắc đến vai trò đóng góp của Việt Nam trong đó và ngược lại. Do vậy, chúng ta mãi mãi đoàn kết với nhau như anh em trong một gia đình”, chị Aylín Álvarez García nói thêm. XUÂN TÙNG (Từ Sochi, LB Nga) Trong những ngày tham dự Liên hoan Thanh niên thế giới 2024 tại Sochi (LB Nga), đoàn đại biểu Việt Nam đã có nhiều hoạt động kết nối và lan tỏa thông điệp vì hoà bình, hội nhập, phát triển; đồng thời thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề thanh niên với nhiều nước. Anh Bùi Quang Huy - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn và chị Aylín Álvarez García - Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Cuba tại buổi giao lưu ở Sochi, LB Nga ẢNH: XUÂN TÙNG Kết nối lan tỏa vì hòa bình, phát triển LIÊN HOAN THANH NIÊN THẾ GIỚI 2024 TẠI SOCHI (LB NGA): “Chúng tôi trân trọng cảm ơn những đóng góp, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Nhân dân và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dành cho chúng tôi trong thời gian qua. Tôi nghĩ rằng, không thể nói về lịch sử của Cuba mà không nhắc đến vai trò đóng góp của Việt Nam trong đó, và ngược lại. Do vậy, chúng ta mãi mãi đoàn kết với nhau như anh em trong một gia đình”. Chị AYLÍN ÁLVAREZ GARCÍA, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Cuba Trong khuôn khổ Liên hoan Thanh niên thế giới 2024 diễn ra triển lãm văn hóa các dân tộc, gian hàng Việt Nam gây ấn tượng mạnh với sự đầu tư kỹ lưỡng và chất lượng, góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn nữa bạn bè quốc tế. Bên gian hàng Việt Nam, đoàn đại biểu thanh niên Lào đã cùng đại diện đoàn Việt Nam đánh giá lại kết quả hợp tác về thanh niên giữa hai nước thời gian qua; thảo luận về kế hoạch thúc đẩy hợp tác thời gian tới. Đại biểu thanh niên Việt Nam chụp ảnh cùng đại biểu thanh niên nước ngoài tại Liên hoan ẢNH: XUÂN TÙNG
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==