Tiền Phong số 365

Thanh niên thể hiện vai trò, sứ mệnh của mình trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ẢNH: NHƯ Ý TRANG 4 + 5 THỨ HAI 30/12/2024 SÕ 365 0977.456.112 TRANG 15 BỐ TRÍ NHÂN SỰ PHÙ HỢP TRONG SẮP XẾP, TINH GỌN BỘ MÁY Hoa hậu Việt Nam năm 2020 Đỗ Thị Hà và Ban Tổ chức tặng quà các bạn trẻ tham gia hiến máu ẢNH: HỒNG VĨNH TRANG 13 Tết ấm áp cho công nhân TRANG 6 + 7 HỌC PHÍ ĐẠI HỌC CAO, TĂNG THƯỜNG XUYÊN: Kéo rộng bất bình đẳng (BÁO TIỀN PHONG BÌNH CHỌN) TRANG 10 + 11 10 THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: LẦN THỨ XVII – NĂM 2025 CẤM THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ TỪ 1/1/2025: NHIỀU CỬA HÀNG ĐÓNG CỬA TRANG 8 + 9 Thanh âm báu vật nghìn năm SỰ KIỆN NỔI BẬT năm 2024 Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc họp báo sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam TRANG 2 + 3 GIÁ LẠNH KHÔNG THỂ NGĂN DÒNG MÁU NÓNG TÌNH NGƯỜI

2 XÃ HỘI n Thứ Hai n Ngày 30/12/2024 Chủ Nhật Đỏ với thông điệp “Hiến máu cứu người - sinh mệnh của bạn và tôi” là sự kiện hiến máu do báo Tiền Phong chủ trì, phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh/thành phố và một số đơn vị tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Dự lễ phát động có GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế; Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương; ông Lê Kim Thành- Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia; GS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS. TS Nguyễn Hà Thanh - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương; Nghệ sĩ nhân dân Xuân Bắc - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch); ông Doãn Hồng Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo); Hoa hậu Việt Nam năm 2020 Đỗ Thị Hà cùng nhiều đại biểu khách mời từ các bộ, ban, ngành, các người đẹp, văn nghệ sĩ... Phát biểu tại buổi lễ, nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng biên tập báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII - năm 2025, nhấn mạnh: “Trong không khí se lạnh của mùa đông, Chủ Nhật Đỏ tiếp tục khẳng định, giá lạnh không thể ngăn dòng máu nóng của tình người. Những cánh tay giơ cao sẵn sàng, những nụ cười nồng ấm… tất cả hòa quyện tạo nên một Chủ Nhật Đỏ đầy ý nghĩa. Tinh thần thiện nguyện, lòng nhân ái đã thấm sâu trong từng trái tim của chúng ta và không ngừng lan toả, đó cũng chính là một dòng máu tinh thần thiện nguyện nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta”. Theo nhà báo Phùng Công Sưởng, với hơn 70 năm hình thành và phát triển, báo Tiền Phong không chỉ làm tốt sứ mệnh truyền thông, mà còn là một tờ báo luôn nỗ lực góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn và nhân ái hơn. “Có thể kể đến rất nhiều hoạt động mà báo Tiền Phong tổ chức và được giao thực hiện trong suốt thời gian qua, như: Giải Vô địch Marathon Quốc gia và cự ly dài báo Tiền Phong đã bước sang năm thứ 66; Hoa hậu Việt Nam - Cuộc thi nhan sắc uy tín nhất Việt Nam, bước sang năm thứ 36 với 18 kỳ thi; Giải thưởng 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu - giải thưởng danh giá nhất của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Học bổng Nâng bước thủ khoa; Giải Vô địch Golf Quốc gia; Siêu cúp bóng đá Quốc gia; Ngày thẻ Việt Nam và nhiều hoạt động hướng tới đồng bào vùng lũ, người nghèo, thương bệnh binh, cựu thanh niên xung phong… Và đặc biệt là ngày Chủ Nhật Đỏ. Trong suốt 16 năm qua, chương trình Chủ Nhật Đỏ thu hút sự tham gia, ủng hộ của hàng triệu trái tim thiện nguyện, đóng góp hàng trăm ngàn đơn vị máu cho ngành y tế. Đây không chỉ là những con số ấn tượng mà còn là những câu chuyện đầy xúc động về sự sẻ chia, về tình người, về lòng nhân ái trong cộng đồng”, nhà báo Phùng Công Sưởng chia sẻ. Từ một ngày hội hiến máu nhỏ, Chủ Nhật Đỏ phát triển với quy mô lớn mạnh, lan rộng ra 55 tỉnh/ thành trên cả nước, tiếp nhận trung bình hằng năm khoảng 55.000 đơn vị máu. “Năm nay, bước vào lần tổ chức thứ 17, Chủ Nhật Đỏ mong muốn thúc đẩy nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của việc hiến máu cứu người. Khi chúng ta hiến máu, đó không chỉ là hành động cho đi sự sống mà còn là biểu hiện cụ thể của lòng nhân ái, tình yêu thương và trách nhiệm đối với cộng đồng”, Tổng Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương trao Bằng khen tặng các cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình ẢNH: TRỌNG TÀI Sinh viên tham gia hiến máu tại chương trình Chủ Nhật Đỏ 2025 ẢNH: HỒNG VĨNH Sáng 29/12, hàng nghìn sinh viên các trường đại học ở Hà Nội tụ hội về Đại học Bách khoa Hà Nội tham gia lễ phát động Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII- năm 2025. Giá lạnh không thể ngăn dòng máu nóng tình người Xoá bỏ rào cản về hiến máu Trước đây, nhiều người vẫn e ngại hiến máu thì trong các chương trình hiến máu tình nguyện ngày nay, thanh niên, người dân xếp hàng chờ tới lượt hiến. Nhà báo Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức Chương trình Chủ Nhật Đỏ, khẳng định, xoá bỏ rào cản và lan toả tinh thần hiến máu tình nguyện là thành công của chương trình sau 16 năm tổ chức. Dù thời tiết giá rét nhưng Đoàn Việt Anh, sinh viên năm thứ hai, Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, rời khỏi nhà từ hơn 5 giờ sáng để đến trường. Trong màu áo đỏ thắm, Việt Anh có vai trò đội trưởng dẫn hơn 110 sinh viên tình nguyện đến Chủ Nhật Đỏ. Nam sinh viên đã trải qua 5 lần hiến máu. “Tiếc là đến Chủ Nhật Đỏ lần này, em chưa đủ thời gian để hiến lần thứ 6. Khi đủ thời gian, em sẽ tiếp tục hiến máu”, Việt Anh cười tươi nói. Hoàng Đức An, sinh viên năm thứ hai, Khoa Điện tử Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội, không đến hiến máu một mình mà còn rủ các bạn sinh viên trường khác cùng hiến. “Em dậy sớm, ăn nhẹ, tập thể dục để đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh, được tiếp tục hiến máu lần thứ hai trong năm nay”, Đức An nói. LẦN THỨ XVII – NĂM 2025

BẬN ĐẾN MẤY CŨNG KHÔNG LỠ HẸN CHỦ NHẬT ĐỎ NSND Xuân Bắc, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) mang đến không khí vui tươi, bùng nổ tại chương trình Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII. Anh là vị khách mời đặc biệt của Chủ Nhật Đỏ, là “người nhà”, là mảnh ghép, điểm nhấn ấn tượng của chương trình trong nhiều năm qua. “Mỗi lần đến với Chủ Nhật Đỏ, lòng tôi phơi phới niềm vui vì được tham gia một chương trình ý nghĩa nhân văn sâu sắc”, NSND Xuân Bắc chia sẻ. Góp mặt đều đặn hằng năm với Chủ Nhật Đỏ từ những ngày còn là một diễn viên, đến nay, trong vai trò Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, anh vẫn sắp xếp công việc đến giao lưu với sinh viên, “đốt nóng” bầu không khí ngày hội hiến máu tình nguyện. Bằng tình yêu, lòng nhiệt huyết với ngày hội hiến máu do báo Tiền Phong khởi xướng tổ chức vẹn nguyên như những ngày đầu, NSND Xuân Bắc đứng trên sân khấu cất lời hô to: “Chủ Nhật Đỏ”, phía dưới hàng nghìn sinh viên đồng thanh đáp lời: “Hiến máu cứu người”. Với ý nghĩa đặc biệt của Chủ Nhật Đỏ, NSND Xuân Bắc luôn ưu tiên đưa tên chương trình vào kế hoạch năm của mình để chủ động sắp xếp công việc. Bởi, dịp cuối năm nghệ sĩ luôn bận kín với lịch biểu diễn. Anh kể, có năm, anh cùng anh em nghệ sĩ tập chương trình Táo Quân xuyên đêm đến 6 giờ sáng, nhưng 7h sáng vẫn góp mặt tại chương trình Chủ Nhật Đỏ. Năm nay, ở vai trò Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, NSND Xuân Bắc cũng phải căn từng chút thời gian để đồng hành với Chủ nhật Đỏ. “Chương trình Chủ Nhật Đỏ đã làm nên những điều thật tuyệt vời, hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp, một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại. Báo Tiền Phong không chỉ làm tốt mà làm cực kỳ tốt hoạt động hiến máu tình nguyện”, NSND Xuân Bắc chia sẻ. Anh kể, từ những ngày đầu tham gia Chủ Nhật Đỏ, anh và NSND Tự Long xây dựng tiểu phẩm về hiến máu để mọi người hiểu đúng, hiểu đủ về hoạt động này. Thực tế, trước đây, người dân còn tâm lý e ngại hiến máu. Anh cho rằng, suốt 16 năm qua và bước sang năm thứ 17, Chủ Nhật Đỏ đã lan tỏa sâu rộng thông điệp “Hiến máu cứu người, sinh mệnh của bạn và tôi”, góp phần thay đổi nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân. “Các ngân hàng máu sống, các bạn tình nguyện viên sẵn sàng ngồi canh trực xuyên đêm ở bệnh viện để hiến máu cứu người là những câu chuyện, hình ảnh tuyệt vời, ấm áp về tình người của chương trình hiến máu tình nguyện”, NSND Xuân Bắc nói. NSND Hương Dung là nghệ sĩ lớn tuổi nhất tham gia lễ phát động chương trình Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII. “Khi được Ban tổ chức mời tham gia chương trình, tôi đã hào hứng nhận lời tham gia ngay vì giá trị nhân văn cao đẹp của Chủ Nhật Đỏ”, NSND Hương Dung nói. Nữ nghệ sĩ bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục đồng hành với chương trình Chủ Nhật Đỏ trong những năm tiếp theo. CHÁY HẾT MÌNH, VUI HẾT NẤC Ca sĩ Đông Hùng mang đến 2 ca khúc đầy cảm xúc Đón bình minh và Một vòng Việt Nam. Là một trong những nghệ sĩ gắn bó lâu năm với báo Tiền Phong trong chương trình hiến máu tình nguyện, ca sĩ Đông Hùng bày tỏ niềm xúc động vì lần nào biểu diễn trên sân khấu Chủ Nhật Đỏ trào dâng cảm xúc, được truyền năng lượng tích cực từ các bạn trẻ. “Tôi mong với sự đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần lan tỏa sâu rộng những giá trị tốt đẹp của chương trình Chủ Nhật Đỏ”, ca sĩ Đông Hùng chia sẻ. Đây là lần đầu tiên nữ ca sĩ Thu An đứng trên sân khấu Chủ Nhật Đỏ. Thu An chăm sóc sức khoẻ, giọng hát tốt nhất để cống hiến giọng hát. “Hơn 7 giờ sáng, tôi có mặt tại sân Đại học Bách khoa Hà Nội, nhưng các bạn sinh viên đã có mặt rất đông rồi. Điều này khiến tôi rất xúc động, vì sức trẻ nhiệt huyết của các bạn sinh viên cùng nhau lan tỏa giá trị tích cực cho cộng đồng”, Thu An nói. Theo nữ ca sĩ, trong sâu thẳm trái tim mỗi con người ai cũng có lòng nhân ái, điều quan trọng là biết khơi dậy, phát huy lòng yêu thương trong mỗi người. Và chương trình Chủ Nhật Đỏ đã khơi dậy và nhân lên tình yêu thương đó. “Những ngày gần Tết này, rất nhiều bệnh nhân cần máu chữa bệnh để được khỏe mạnh đón Tết an vui bên gia đình. Chương trình Chủ Nhật Đỏ đã mang đến những giọt máu thật quý giá cho mỗi người bệnh”, nữ ca sĩ Thu An nói. Đây cũng là lần đầu tiên, nữ diễn viên Cù Thị Trà tham gia chương trình Chủ Nhật Đỏ. Điều ấn tượng nhất trong mắt nữ diễn viên là sự tham gia nhiệt tình, đông đảo từ rất sớm của các bạn sinh viên trong ngày hội hiến máu tình nguyện. Nữ diễn viên bày tỏ mong muốn được đồng hành nhiều lần với chương trình Chủ Nhật Đỏ ý nghĩa này. Nam diễn viên Phùng Đức Hiếu chia sẻ, khi bước chân vào sân trường Đại học Bách khoa Hà Nội, anh bị thu hút bởi hàng dài sinh viên xếp hàng chờ hiến máu. “Tôi đã được các bạn sinh viên truyền đến bầu máu nóng nhiệt huyết, cùng kết đoàn hiến máu cứu người. Điều này thật ấm áp trong những ngày màu đông Hà Nội giá rét”, diễn viên Phùng Đức Hiếu nói. Những cái bắt tay nồng nhiệt, những tiếng hô vang tên nghệ sĩ, ca sĩ Chủ Nhật Đỏ, những bức hình rạng rỡ nhất đã làm nên những khoảnh khắc đẹp của Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII - năm 2025. LƯU TRINH 3 n Thứ Hai n Ngày 30/12/2024 XÃ HỘI Hoa hậu Đỗ Thị Hà, các á hậu, người đẹp truyền năng lượng cho sinh viên tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII - năm 2025 ẢNH: TRỌNG TÀI NSND Xuân Bắc, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) nói rằng lần nào đến với Chủ Nhật Đỏ đều vui phơi phới ẢNH: HỒNG VĨNH Nghệ sĩ, hoa hậu phơi phới niềm vui “Mỗi lần đến với Chủ Nhật Đỏ, lòng tôi phơi phới niềm vui, vì được tham gia một chương trình ý nghĩa nhân văn sâu sắc”, NSND Xuân Bắc, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, mở đầu chia sẻ tại lễ phát động Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII - năm 2025. Đây là lần đầu tiên MC Vũ Trang có duyên với Chủ Nhật Đỏ, tuy nhiên trong quá trình là cán bộ đoàn của VTV, Vũ Trang tích cực tham gia các chương trình hiến máu. “Ai cũng hiểu ý nghĩa của hành động cao đẹp này nhưng không phải ai cũng đủ điều kiện để hiến máu. Truyền thông góp vai trò quan trọng để mọi người nhận thức rõ hơn về hiến máu thiện nguyện. Cho đến bây giờ mọi tầng lớp đã quan tâm, hưởng ứng và đón nhận chương trình ý nghĩa như Chủ Nhật Đỏ và nhiều chương trình hiến máu khác”, MC Vũ Trang nói. MC Bảo Nhật lần thứ 3 được đồng hành với Chủ Nhật Đỏ. Nam MC bày tỏ ấn tượng với việc, năm nào các bạn sinh viên, tình nguyện viên cũng nhiệt huyết, năng động không chỉ trong hiến máu mà còn trong các hoạt động khác giúp lan tỏa thông điệp và ý nghĩa của chương trình. “Thế hệ trẻ ngày nay biết yêu nước theo những cách riêng và đồng hành với các chương trình hiến máu như Chủ Nhật Đỏ cũng là một trong những hành động yêu nước văn minh và đáng ghi nhận”, MC Bảo Nhật nói. NSND Hương Dung và các nghệ sĩ, ca sĩ nhận Kỷ niệm chương từ BTC Chủ Nhật Đỏ ẢNH: TRỌNG TÀI Ca sĩ Đông Hùng và Thu An dùng âm nhạc để truyền cảm hứng ẢNH: HỒNG VĨNH - DUY PHẠM biên tập báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVII - năm 2025, nhấn mạnh. HIẾN MÁU CỨU NGƯỜI - NGHĨA CỬ CAO ĐẸP PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết, hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp, là hành động nhân văn. Sự kiện Chủ Nhật Đỏ năm thứ 17 được tổ chức, Đại học Bách khoa Hà Nội vinh dự đồng hành đăng cai tổ chức lễ phát động năm thứ 9. “Bên cạnh chú trọng đào tạo chuyên môn, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng khuyến khích sinh viên tham gia nhiều hoạt động xã hội, hướng tới các giá trị nhân văn cao đẹp. Động viên sinh viên hiến máu với mong muốn mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại. Hiến máu cứu người bệnh cũng là hạnh phúc của thầy trò”, PGS.TS Nguyễn Phong Điền chia sẻ. Theo GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, chương trình Chủ Nhật Đỏ đã ngày càng nhận được sự quan tâm, ủng hộ và hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Nếu như năm 2009, năm đầu tiên chương trình được tổ chức tại Hà Nội và tiếp nhận được 96 đơn vị máu thì đến nay, sau 16 năm, Ban tổ chức đã tiếp nhận được trên 400.000 đơn vị máu. “Đây là con số thực sự ấn tượng, là biểu tượng của tình yêu thương, lòng nhân ái, góp phần tô thắm nên truyền thống tương thân, tương ái đáng tự hào của dân tộc Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói. Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, vào một số thời điểm nhất định, chúng ta vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu máu trong khi nhu cầu truyền máu ngày càng cao do nhu cầu chăm sóc y tế tăng cao. Do vậy, bảo đảm đủ máu cho nhu cầu cấp cứu và điều trị luôn là áp lực rất lớn cho ngành y tế. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình Chủ Nhật Đỏ. Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương trao Bằng khen tặng các cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình. HÀ LINH

4 XÃ HỘI n Thứ Hai n Ngày 30/12/2024 1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VỀ KỶ NGUYÊN MỚI Năm 2024, trong các phát biểu, bài viết, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng giúp Việt Nam tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo; là thời điểm “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu; mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc… Tổng Bí thư nhấn mạnh, các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tăng cường tính Đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức, bộ máy hướng tới mục tiêu “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”; chuyển đổi số; chống lãng phí… 2. KIỆN TOÀN NHÂN SỰ CẤP CAO Năm 2024 diễn ra nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước. Ngày 19/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Ngày 3/8, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (T.Ư) Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Tô Lâm được T.Ư bầu giữ chức Tổng Bí thư. Đến tháng 10/2024, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Sau đó, Bộ Chính trị phân công ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư. Trước đó, vào tháng 5/2024, ông Lê Minh Hưng được phân công giữ chức Trưởng Ban Tổ chức T.Ư; ông Nguyễn Duy Ngọc được phân công giữ chức Chánh Văn phòng T.Ư Đảng. Tại khối Quốc hội, tháng 5/2024, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Một tháng sau, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội. Tại khối Chính phủ, năm 2024, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm các ông Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội cũng phê chuẩn bổ nhiệm ông Lương Tam Quang giữ chức Bộ trưởng Công an; ông Đỗ Đức Duy giữ chức Bộ trưởng TN&MT; ông Nguyễn Hải Ninh làm Bộ trưởng Tư pháp; ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Tài chính; ông Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng GTVT. 3. 80 NĂM QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG Năm 2024, chuỗi các hoạt động kỷ niệm, tôn vinh Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam - đội quân bách chiến, bách thắng làm nên những chiến công lẫy lừng trong thời đại Hồ Chí Minh đã tiếp tục khẳng định truyền thống hào hùng của đội quân “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”. Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy T.Ư nhấn mạnh, trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam đã vinh dự được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với bề dày truyền thống, công lao, đóng góp to lớn, đặc biệt xuất sắc của Quân đội ta trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Nhưng, phần thưởng cao quý nhất dành cho Quân đội ta là được Nhân dân yêu thương, quý trọng, tự hào và mến gọi với danh xưng “Chiến sĩ của dân”, “Bộ đội Cụ Hồ”. Cùng với đó, hình ảnh QĐND Việt Nam ngày càng “tinh, gọn, mạnh” và là thành viên trách nhiệm với cộng đồng quốc tế cũng đã được thể hiện qua Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 với thông điệp “Hòa bình - Hữu nghị - Hợp tác cùng phát triển”, góp phần thúc đẩy đối ngoại và hợp tác quốc phòng trên tất cả các lĩnh vực. 4. THANH NIÊN VIỆT NAM TỰ TIN BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029 thực sự là ngày hội lớn, tập hợp, định hướng và thể hiện vai trò, sứ mệnh của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Với 980 đại biểu tham dự, đến từ 54 dân tộc anh em, đại diện hơn 21 triệu hội viên, thanh niên Việt Nam, Đại hội xác định tinh thần hành động là “Thanh niên Việt Nam: Yêu nước - Khát vọng - Đoàn kết - Tiên phong - Sáng tạo, Tự tin bước vào kỷ nguyên mới”. Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên, luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước; xem thanh niên là nhân tố chủ chốt trong việc định hình và phát triển tương lai của đất nước; coi sự lớn mạnh của tuổi trẻ là thành công của Đảng, là thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, là sự trường tồn của dân tộc; luôn luôn dành sự quan tâm chăm lo đặc biệt đối với thanh niên và công tác thanh niên. Trong năm 2024, tổ chức Đoàn, Hội đã triển khai, tổ chức nhiều hoạt động cao điểm khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và xung kích tình nguyện, tiên phong, sáng tạo trong thanh niên, như “Hành trình Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè… Đặc biệt, đợt thi đua cao điểm tình nguyện hỗ trợ thi công công trình đường dây 500kV mạch 3, đã thể hiện tinh thần, trách nhiệm, niềm vinh dự, tự hào, quyết tâm của người trẻ khi tham gia đóng góp vào những công việc quan trọng của đất nước; phát huy tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm. 5. BỨC TRANH KINH TẾ KHỞI SẮC Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ước đạt 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6-6,5%. Con số này cũng vượt mọi dự báo của các tổ chức quốc tế, Việt Nam thuộc nhóm ít nước tăng trưởng GDP cao trong khu vực. Trong 11 tháng, cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới. 2024 cũng là năm thứ 3 liên tiếp Việt Nam đạt mức giải ngân FDI trên 20 tỷ USD. Đáng chú, ngày 5/12/2024, tại Hà Nội, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA- Jensen Huang, Thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA được ký kết nhằm thành lập Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển trí tuệ nhân tạo và Trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam. NVIDIA cũng đã quyết định mua lại Vinbrain. Đây là “cú hích” quan trọng giúp Việt Nam có bước nhảy vọt về công nghệ thời gian tới. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo Tổng cục Hải quan đưa ra ngày 20/12, đã đạt 385,3 tỷ USD, tăng 13,9% (tương đương 46,9 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2024, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sẽ vượt 400 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng sẽ cán mốc gần 800 tỷ USD. Đây là kỷ lục mới của thương mại Việt Nam trong hàng chục năm qua. Lĩnh vực sản xuất ô tô nổi lên tên tuổi sự kiện nổi bật (BÁO TIỀN PHONG BÌNH CHỌN) Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 20/12/2024 ẢNH: NHƯ Ý Thanh niên thể hiện vai trò, sứ mệnh của mình trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ẢNH: NHƯ Ý Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc họp báo sau khi được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ẢNH: TIẾN TUẤN 10

5 n Thứ Hai n Ngày 30/12/2024 XÃ HỘI năm 2024 VinFast: Tháng 11/2024, VinFast công bố bán được hơn 16.000 chiếc xe, thiết lập kỷ lục mới tại Việt Nam về lượng xe của một thương hiệu giao được trong 1 tháng. Lũy kế doanh số 11 tháng đạt 67.000 xe, củng cố vị thế hãng xe thị phần số 1 tại Việt Nam của VinFast. Với lượng đơn đặt hàng đang chờ bàn giao cao, cùng năng lực sản xuất quy mô lớn, mạng lưới kinh doanh và trạm sạc liên tục mở rộng trên toàn quốc, VinFast tin tưởng giữ vững vị thế hãng xe điện số 1 thị trường. 6. DẤU ẤN ĐỐI NGOẠI NỔI BẬT Từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có một loạt chuyến công tác nước ngoài với nhiều “lần đầu tiên”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có chuyến công tác tham dự hoạt động đối ngoại đa phương và làm việc tại Mỹ đầu tiên trên cương vị mới. Đây cũng là lần đầu tiên một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam tham dự trực tiếp các phiên họp cấp cao tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ). Sau đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn Việt Nam có gần 80 hoạt động song phương và đa phương tại Mông Cổ, Ireland, Pháp, Hội nghị cấp cao Pháp ngữ. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam tới Mông Cổ sau 16 năm, tới Ireland sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tới Pháp sau 22 năm và cũng là lần đầu tiên Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ. Mọi hoạt động trong chuyến đi đều để lại ấn tượng sâu đậm, được ghi nhận, thực sự đi vào lòng người, chạm tới trái tim. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi tới lãnh đạo LHQ, lãnh đạo 193 nước thành viên tổ chức liên chính phủ lớn nhất thế giới thông điệp vừa mang tính bao trùm, toàn diện lý thuyết, vừa mang tính cụ thể, sâu sát thực tế. Ngày 24/9/2024, tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề xuất 5 nhóm giải pháp vừa mang tính toàn cầu vừa thể hiện tầm nhìn Việt Nam. 7. ĐỘT PHÁ HẠ TẦNG, NĂNG LƯỢNG Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là sự kiện đáng chú ý trong ngành năng lượng Việt Nam. Trước đó, ngày 25/11/2009 Quốc hội khóa XII thông qua chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm nhà máy 1 và 2, với tổng công suất 4.000MW. Tổng mức đầu tư theo 3 kịch bản thấp 10,8 tỷ USD, cao là 11,2 tỷ USD và 12,2 tỷ USD, trên diện tích 1.642 ha. Việc phát triển nguồn điện hạt nhân được đánh giá sẽ giúp đa dạng nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh, giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050 theo cam kết tại COP26. Ngày 29/8/2024, Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) khánh thành. Dự án trọng điểm quốc gia, dài 519 km đi qua 9 tỉnh, tổng mức đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng. Thông thường, những dự án 500kV có quy mô tương tự thường phải mất từ 3-4 năm mới có thể hoàn thành. Tuy nhiên, chỉ trong hơn 6 tháng thi công, với sự quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng, sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự nỗ lực lớn của ngành điện lực, dự án Đường dây 500kV mạch 3 đã chạm đích để đóng điện với tiến độ thần tốc. Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, với tổng vốn hơn 67 tỷ USD, tốc độ thiết kế 350 km/h. Đây là “siêu dự án” chưa từng có ở Việt Nam, được thông qua sau 18 năm nghiên cứu và chuẩn bị. Với tổng chiều dài hơn 1.540 km, dự án kéo dài từ Hà Nội đến TPHCM, đi qua 20 tỉnh thành. Dự kiến, dự án khởi công năm 2027, hoàn thành vào năm 2035. 8. CHẤN HƯNG VÀ ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ngày 27/11, với 430 đại biểu tán thành, đạt tỉ lệ 89,77%, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Mục tiêu tổng quát của chương trình là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa, xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam. Trong Nghị quyết, Quốc hội quyết nghị nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2025 - 2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 77.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 30.250 tỷ đồng, nguồn vốn khác dự kiến khoảng 15.000 tỷ đồng. Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động phù hợp mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện. Việc chấn hưng văn hóa thông qua các quyết sách và mức độ đầu tư lớn tiếp thêm động lực lớn cho những người làm văn hóa, sáng tạo. Trong năm 2024, chuỗi concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” và “Anh trai say hi” cho thấy sự đầu tư, đặt nền móng và kỳ vọng để phát triển công nghiệp văn hóa. Hai concert ghi nhận lượng khán giả tham gia đông đảo, mang lại nguồn thu lớn cho địa phương, nhà tổ chức. Ngoài lợi ích kinh tế, chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai” lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, mang nhiều nét đặc sắc của loại hình truyền thống đến gần giới trẻ. 9. BÃO YAGI Ngày 7/9, siêu bão YAGI đổ bộ đất liền nước ta, gây ra thảm họa kinh hoàng ở miền Bắc. Lần đầu tiên trong lịch sử khí tượng, Quảng Ninh ghi nhận gió mạnh cấp 14, giật cấp 17 trên đất liền, lũ lịch sử đã xuất hiện trong nhiều dòng sông, ngập lụt diện rộng ở 21/25 tỉnh/thành miền Bắc. Lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc gây nên những hậu quả vô cùng thương tâm. Tính đến ngày 28/9, bão, mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét đã khiến 344 người chết và mất tích, thiệt hại về vật chất ước tính trên 81.000 tỷ đồng. Đây là một trong những thảm họa bão lũ kinh hoàng nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất từng ghi nhận ở nước ta, cho thấy thiên tai ngày càng dị thường và khốc liệt. Ngay sau bão, cả nước đã chung tay hỗ trợ các địa phương và người dân bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề. Sau 3 tháng tái thiết, sáng 22/12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà. Đây là những địa phương ở Lào Cai gánh chịu thảm họa lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng sau bão Yagi, làm 85 người thiệt mạng và mất tích. Lễ khánh thành được tổ chức trực tiếp tại khu tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ ở huyện Bảo Yên và trực tuyến tới các khu tái thiết ở thôn Nậm Tông, thôn Kho Vàng huyện Bắc Hà. 10. KHÔNG CÓ VÙNG CẤM TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Năm 2024, cơ quan tố tụng, tòa án các cấp đã khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử loạt đại án như: Vụ Công ty AIC; Xuyên Việt Oil; vụ Tập đoàn Phúc Sơn; Tập đoàn Thuận An; Sài Gòn Đại Ninh... Đây cũng là những vụ án điển hình với những hành vi phạm tội vô cùng tinh vi, các đối tượng cầm đầu là chủ doanh nghiệp đã lợi dụng quan hệ thân thiết với một số cán bộ có chức vụ cao, quyền hạn lớn để gây tác động, ảnh hưởng đến cán bộ cơ sở nhằm trục lợi. Với việc đi đến tận cùng các hành vi sai phạm trong vụ án, các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã thi hành kỷ luật, xử lý hình sự nhiều quan chức của bộ ngành, địa phương có liên quan; đồng thời thu giữ, phong tỏa hàng chục nghìn tỷ đồng, hơn 500 cây vàng, hơn 1.400 sổ đỏ… Điều này một lần nữa khẳng định dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, thời gian qua công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng, kinh tế, chức vụ được thực hiện một cách có hiệu quả với nhiều kết quả nổi bật, được quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, đúng với tinh thần “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. BÁO TIỀN PHONG Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ ẢNH: VŨ KHUYÊN Concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” ẢNH: VŨ PHONG Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre tại phiên tòa Xuyên Việt Oil

6 KHOA GIÁO n Thứ Hai n Ngày 30/12/2024 Bố mẹ cũng đã cao tuổi, thu nhập bấp bênh, sau khi ra Hà Nội học, Xuân đã kiếm việc làm thêm. Điều em lo lắng là năm tới, sinh viên Y khoa bắt đầu học lâm sàng tại bệnh viện, không có thời gian làm thêm, học phí ngành y ngày càng cao, gia đình và bản thân xoay xở thế nào để có thể học được 6 năm ĐH và các năm học chuyên ngành. Đã hết tháng 12, chị Trần Hương Dung ở Ý Yên, Nam Định không giấu tiếng thở dài lo lắng vì sắp đến ngày nộp tiền nhà trọ quý mới. Từ sau dịch COVID-19, các sản phẩm đồ gỗ của xã là đồ thờ, thủ công mĩ nghệ khác không còn đầu ra, các doanh nghiệp, hộ gia đình cũng giảm dần sản xuất, những người lao động chân tay với công việc đánh giấy ráp (dùng loại giấy đặc biệt để chà mặt gỗ phẳng) như chị Dung thất nghiệp. Trước đây, ngày công của chị là 100.000 đồng. Mỗi tháng trừ các công việc riêng, chị được nhận lương 24-25 ngày công, tương đương 2,4-2,5 triệu đồng. Chồng chị, anh Đinh Xuân Dũng, là thợ mộc nên ngày công cao hơn. Thu nhập của hai vợ chồng có thể coi là tạm ổn ở quê. Nhưng sau đại dịch, anh chị mất việc, con vào ĐH, khó khăn chồng khó khăn. Anh phải xin làm bảo vệ cho một công ty may trên thị trấn còn chị đi giúp việc trên Hà Nội. Thu nhập của chị chỉ đủ hai mẹ con trang trải ăn ở, đi lại. Một năm hai kì đóng học phí, anh ở quê gửi lên. Học phí 10 tháng học của con chiếm tới 80% lương bảo vệ một năm của anh. Anh chị co kéo cũng vẫn thiếu trước hụt sau vì còn một cháu đang học lớp 10. Với học phí như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, gia đình sống tại Hà Nội là công chức, giáo viên bình thường cũng khó khăn nuôi con học ĐH. Học phí ĐH đang áp dụng theo Nghị định 81 và Nghị định 97 sửa đổi bổ sung Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Theo nghị định này, mức trần học phí áp dụng cho cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (chưa tự chủ) năm học 2025-2026 sẽ có 7 mức theo 7 nhóm ngành. Trong đó, thấp nhất là 15,2 triệu đồng/năm và cao nhất 31,1 triệu đồng/năm học 10 tháng. Mức thu này tăng thêm 1,7-3,5 triệu đồng/năm học so với năm học 2024-2025 tùy khối ngành. HOA BAN MẶC ĐỊNH TỰ CHỦ LÀ TỰ TÚC Hiện nay, các trường ĐH công lập, chi phí đào tạo đến từ các nguồn như: ngân sách Nhà nước, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ... và học phí. Như vậy, học phí chỉ là một phần của chi phí đào tạo. Nhưng hiện nay, học phí chiếm tới 70-90% nguồn thu của các trường. Trong báo cáo “Giáo dục để tăng trưởng” của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 8/2022, đội ngũ chuyên gia WB cho rằng, hiện nguồn ngân sách Nhà nước Việt Nam chi cho giáo dục ĐH chỉ đạt từ 4,33-4,74% tổng chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đào tạo. TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, chia sẻ, trong các điều kiện để được tự chủ, và trong nội hàm của tự chủ về tài chính, không chỗ nào trong Luật Giáo dục ĐH 2018 yêu cầu quyền tự chủ của trường ĐH lại phải gắn với việc tự túc không hưởng tiền từ ngân sách. Nhưng thực tế khi thực hiện luật này thì lại đang áp dụng tự chủ gắn với tự túc, không hưởng ngân sách với các trường công. Việc này có 2 lí do khách quan. Thứ nhất là khi thử nghiệm tự chủ từ năm 2017, đều chọn các trường tham gia là các trường ĐH đang hoạt động tốt nhất, dư sức cân đối thu chi, trong khi lẽ ra thử nghiệm tự chủ phải chọn mẫu cả trường tốt, trường trung bình và trường yếu kém để xem ảnh hưởng của tự chủ với sự phát triển của các trường như thế nào trước khi áp dụng đại trà. Do chọn mẫu không chuẩn nên tạo mô hình mặc định tự chủ là tự túc như hiện nay. Lí do thứ hai là nhầm lẫn giữa “tự chủ cơ sở giáo dục ĐH” với “tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập” áp dụng cho các cơ quan sự nghiệp nói chung. Với các đơn vị sự nghiệp, quy định của Nhà nước là mức độ tự chủ gắn với mức độ tự túc tài chính. Do đó, ông Tùng đề xuất, khi Bộ GD&ĐT sửa Luật Giáo dục ĐH cần làm rõ điều này, tự chủ cơ sở giáo dục ĐH không phải là tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập. ĐỂ HỌC PHÍ KHÔNG THÀNH GÁNH NẶNG TS Phạm Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và Chuyển giao tri thức REK, Trường ĐH Thành Đô, cho rằng, bàn đến vấn đề học phí phải xét trên hai khía cạnh. Thứ nhất, học phí phải đủ để đảm bảo chất lượng đào tạo. Theo tính toán, mức học phí hợp lí để đảm bảo đào tạo là khoảng 100-120% GDP bình quân. Áp dụng tại Việt Nam, học phí khoảng 50-80 triệu đồng/năm/sinh viên. Mức học phí này tương đương với học phí chương trình chất lượng cao hoặc các trường ĐH tự chủ. Thứ hai là cơ hội đi học của người dân. Con số trên đưa ra dựa trên tính toán trung bình, nhưng còn lượng lớn người dân ở nông thôn, miền núi đang sống rất khó khăn. Ông Hiệp phân tích, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn vốn đã gặp khó khăn trong tiếp cận các kì thi riêng để tăng cơ hội vào các trường ĐH top đầu, khi trúng tuyển, học phí là rào cản thứ 2 trong tiếp cận giáo dục ĐH. Hiện một số trường ĐH trích phần trăm học phí để trao học bổng. “Nhưng bài toán này không hợp lí. Vì lấy tiền của phụ huynh này để trao cho con của phụ huynh khác đi học”, ông Hiệp nói. Ông khẳng định, đây không phải là giải pháp căn cơ . Theo ông Hiệp, giải pháp lâu dài và hợp lí nhất là Nhà nước đầu tư. Với các trường ĐH tự chủ, Nhà nước cắt chi thường xuyên thì phải chuyển ngân sách đó thành học bổng cho sinh viên khó khăn. Mức học bổng phải đủ lớn. Bên cạnh đó phải tăng mức cho vay. Ông Hiệp tính toán, trung bình gia đình ngoại tỉnh đầu tư từ 10 triệu đồng/tháng cho con em học ĐH ở Hà Nội hoặc TPHCM. Mức cho vay hiện nay 4 triệu đồng/tháng/sinh viên là chưa đủ chi trả tiền ăn, ở. Ông Hiệp đánh giá, vấn đề học phí hiện nay sẽ có tác động trong thời gian 15 - 20 năm sau nếu không có chính sách phù hợp. Vấn đề không phải là chất lượng trong giáo dục ĐH mà là bất bình đẳng, chênh lệch giữa các ngành nghề. Trong khi học phí tăng, mức cho vay đối với sinh viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các em. Việc tăng học phí cũng cần cân nhắc một số yếu tố bởi nếu mức học phí cao sẽ gây cản trở mức độ tiếp cận giáo dục ĐH của nhóm thí sinh có điều kiện kinh tế hạn chế. Thêm nữa, với mức học phí cao, cha mẹ và học sinh thấy đây giống một khoản đầu tư cho tương lai nên việc lựa chọn ngành, lĩnh vực nào ra trường dễ xin việc, có thu nhập cao là điều người học hướng tới. Điều đó dẫn đến hệ lụy là một số ngành cần thiết cho sự phát triển kinh tếxã hội và sự phát triển bền vững nhưng học phí cao như khoa học cơ bản rất khó tuyển thí sinh. “Học phí cao không sai. Học phí phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Cái thiếu ở đây là cơ chế hỗ trợ người học từ Nhà nước”, ông Hiệp nói. Ông ví dụ, điển hình cho tự chủ ĐH ở phía Bắc là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương. Họ phải thu học phí như thế mới trả lương cho giảng viên thạc sĩ là 20-25 triệu đồng/tháng để làm việc 40 tiếng/tuần tại trường. Khác với trường chưa tự chủ, giảng viên chỉ làm việc 2-3 buổi/tuần và lương 6-7 triệu đồng/tháng, là giảng viên cơ hữu nhưng làm việc bán thời gian. Chỉ khi thu nhập của giảng viên đủ sống mới đảm bảo yên tâm làm việc, không có chuyện úi xùi trong chuyên môn. Nhưng ngược lại, chương trình hỗ trợ của Nhà nước ở đâu khi các trường tự chủ? Đến nay, các trường tự chủ không có ngân sách chi thường xuyên, các khẩu hiệu đầu tư trọng điểm cũng chưa thấy nên học phí trở thành gánh nặng cho phụ huynh và sinh viên. Từ các phân tích trên, ông Hiệp đề xuất Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lí nhà nước và có chính sách cụ thể hỗ trợ người học. Nếu không có sự vào cuộc của ngân sách, ông Hiệp dự báo khoảng cách bất bình đẳng trong giáo dục ĐH sẽ ngày càng rộng bắt đầu từ học phí. NGHIÊM HUÊ Học phí chỉ là một trong các nguồn thu phục vụ đào tạo. Nhưng hiện nay, khi học phí là nguồn thu chủ đạo của các trường, gánh nặng này đang chuyển từ Nhà nước sang người dân. Sinh viên nhập học năm 2024 ẢNH: NGHIÊM HUÊ Chưa kịp vui trúng tuyển đại học, sinh viên đã lo tăng học phí ẢNH: NGHIÊM HUÊ Kéo rộng bất bình đẳng Vừa vào năm học đầu tiên, Chu Thị Xuân, Trường ĐH Y Hà Nội lo lắng cho chặng đường học Y khoa (Bác sĩ đa khoa) dài phía trước. Gia đình thuộc hộ cận nghèo của một xã của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, thu nhập của bố mẹ Xuân phụ thuộc vào ít ruộng vườn và thời tiết. Con học ĐH, bố mẹ “méo mặt” “Học phí cao không sai. Học phí phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Cái thiếu ở đây là cơ chế hỗ trợ người học từ Nhà nước”. Ông PHẠM HIỆP - Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và Chuyển giao tri thức REK, Trường ĐH Thành Đô HỌC PHÍ ĐẠI HỌC CAO, TĂNG THƯỜNG XUYÊN

7 n Thứ Hai n Ngày 30/12/2024 GIỚI TRẺ Ngày 29/12, tại huyện Bắc Hà (Lào Cai), T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh Lào Cai, Ban Thanh niên Công an nhân dân tổ chức Ngày hội Tình nguyện quốc gia năm 2024 và chương trình Tình nguyện mùa Đông năm 2024 - Xuân tình nguyện năm 2025 cấp T.Ư. ĐẨY MẠNH “BA LIÊN KẾT” Ngày hội Tình nguyện quốc gia năm 2024 được tổ chức nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tình nguyện vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cuộc sống cộng đồng. Đây là dịp để biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong hoạt động tình nguyện năm 2024. Anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cho biết, năm 2024 được T.Ư Đoàn chọn là “Năm Thanh niên tình nguyện” - một năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt và có ý nghĩa sâu sắc trong phong trào thanh niên tình nguyện. “Trong đó, chúng ta kỷ niệm 60 năm phong trào ‘Ba sẵn sàng’, 10 năm ‘Năm Thanh niên tình nguyện’, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè. Và hôm nay, trong những ngày kề cận cuối năm ‘Năm thanh niên tình nguyện’, chúng ta vẫn tiếp tục tổ chức Ngày hội Tình nguyện quốc gia, chương trình Tình nguyện mùa Đông 2024 và Xuân tình nguyện 2025 với nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa nhằm chăm lo, đồng hành với người dân và thanh thiếu nhi tại các địa bàn khó khăn của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”, anh Lâm nói. Theo anh Nguyễn Tường Lâm, chương trình Tình nguyện mùa Đông 2024 và Xuân tình nguyện 2025 được T.Ư Đoàn tổ chức thường niên từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Chương trình được các cấp bộ Đoàn, cấp bộ Hội triển khai rộng rãi nhằm phát huy mạnh mẽ sức trẻ, vai trò xung kích, tình nguyện và tinh thần tương thân tương ái của thanh niên cả nước chung tay giúp đỡ thanh thiếu nhi và nhân dân có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đây là chương trình góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời qua đó tạo môi trường để thanh niên có điều kiện rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Năm nay, với sự tham gia rộng rãi của các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tình nguyện đến từ mọi miền Tổ quốc, đặc biệt 200 đại biểu là thủ lĩnh tình nguyện từ 200 CLB, đội, nhóm tình nguyện tiêu biểu toàn quốc, cho thấy tinh thần sẻ chia, nhân ái, hướng về địa bàn khó khăn bằng tất cả sự cống hiến cao đẹp. Đây cũng là một trong các chương trình đẩy mạnh chủ trương “ba liên kết” (liên kết địa bàn, liên kết lực lượng, liên kết cộng đồng) trong hoạt động tình nguyện mà tổ chức Đoàn - Hội đã và đang được chú trọng triển khai. TỔ CHỨC THIẾT THỰC, SÁNG TẠO VÀ PHÙ HỢP VỚI THỰC TIỄN Anh Nguyễn Tường Lâm cho biết, Ngày hội Tình nguyện quốc gia, chương trình Tình nguyện mùa Đông năm 2024 và Xuân tình nguyện năm 2025 cấp T.Ư năm nay được thiết kế với nhiều chương trình, hoạt động phong phú và hết sức ý nghĩa hướng về các xã khó khăn, bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 vừa qua. Có thể kể đến như Hội chợ 0 đồng trao tặng quà cho người dân, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; tổ chức trao tặng và khánh thành phòng máy tính cho em; trao tặng và khởi công Nhà hạnh phúc cho học sinh dân tộc thiểu số mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt là hoạt động trao tặng nhà nhân ái cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, xây mới Nhà văn hóa cộng đồng thôn, trồng cây xanh và cây sinh kế cho người dân tại khu tái định cư thôn Nậm Tông và nhiều hoạt động ý nghĩa khác. 15 đội hình tình nguyện sẽ ra quân thực hiện tại 3 tuyến trọng điểm khó khăn của huyện Bắc Hà. Đây là những hành động thiết thực nhất, ý nghĩa và tốt đẹp nhất để chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029. “Ngày hội Tình nguyện quốc gia không chỉ là nơi giao lưu, kết nối những trái tim tình nguyện, mà còn là cơ hội để chúng ta hỗ trợ những nơi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiên tai, khắc phục hậu quả và tái thiết cuộc sống. Đồng thời khẳng định tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của con người Việt Nam, luôn sẵn sàng có mặt ở những nơi cần sự giúp đỡ nhất”, anh Lâm nhấn mạnh và đề nghị các cấp bộ Đoàn, Hội, các CLB, hội, đội nhóm tình nguyện trên cả nước triển khai chương trình Tình nguyện mùa Đông 2024 và Xuân tình nguyện 2025 một cách cụ thể, thiết thực, sáng tạo và phù hợp với thực tiễn. Anh Nguyễn Tường Lâm đề nghị, các cấp bộ Hội nhanh chóng cụ thể hoá phong trào thanh niên tình nguyện của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029, thành các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, nội dung cụ thể. Qua đó phát huy mạnh mẽ vai trò của hội viên, thanh niên và các thành phần, lực lượng trong xã hội trong xung kích, tình nguyện góp phần phát triển đất nước, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trong khuôn khổ của Ngày hội Tình nguyện quốc gia, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam trao tặng 20 suất quà cho 20 gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bắc Hà; trao tặng 20 chiếc xe đạp cho 20 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; trao biển tượng trưng xây dựng các công trình thanh niên tại Lào Cai. ĐỨC ANH - THÀNH ĐẠT - VĂN ĐỨC NGÀY HỘI TÌNH NGUYỆN QUỐC GIA 2024: “Ngày hội Tình nguyện quốc gia không chỉ là nơi giao lưu, kết nối những trái tim tình nguyện, mà còn là cơ hội để chúng ta hỗ trợ những nơi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiên tai, khắc phục hậu quả và tái thiết cuộc sống”, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh. Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế- Xã hội Hà Nội, cho rằng, Nghị định 97 về học phí cũng nhằm đảm bảo mức học phí tăng dần tính tự chủ của trường học theo yêu cầu về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và giảm bội chi ngân sách. Tuy nhiên, mức tăng quá cao, quá nhanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Theo đó, những gia đình đông con đi học hoặc khó khăn về thu nhập sẽ dẫn đến tình trạng nợ học phí, thậm chí, buộc con phải dừng học. “Trong bối cảnh chúng ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần cân nhắc hết sức thận trọng khi tăng học phí, đặc biệt là học phí ở các cấp thấp nhằm đảm bảo phổ cập giáo dục THPT”, ông Phong kiến nghị. Ông đồng tình với việc có thể có mức tăng học phí phù hợp với điều kiện, yêu cầu giảng dạy, cũng như thu nhập của từng nhóm sinh viên. Như ở Mỹ, mức học phí ở bậc đại học được đa dạng hoá theo hướng mức học phí thấp nhất dành cho người nghèo; với mức học phí này, họ học trong môi trường, điều kiện giảng dạy bình thường. Còn nhóm đối tượng sinh viên có điều kiện kinh tế, đóng mức học phí cao hơn sẽ được học ở những nơi có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên tốt hơn. ĐA DẠNG HOÁ NGUỒN VAY ƯU ĐÃI CHO SINH VIÊN PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, chia sẻ: “Với tình hình học phí hiện nay, gia đình như tôi có 2 - 3 đứa con học đại học cũng rất căng, không phải chuyện đùa. Ngoài học phí, còn đủ thứ chi phí để nuôi một đứa con học đại học như: Ăn, ở, sinh hoạt, đi lại… rất tốn kém. Học phí tăng mang đến áp lực lớn với các gia đình”. Ông cho rằng, vấn đề học phí nên có sự cân đối phù hợp, chứ không phải năm nào cũng tăng. “Thu học phí, tăng học phí cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, khoa học để đảm bảo hài hòa vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, vừa đảm bảo khả năng chi trả của người học, đồng thời, đáp ứng yêu cầu thu chi của cơ sở đào tạo”, ông Thịnh nói. Ông cho rằng, thu học phí là bài toán khó, vì muốn nâng cao chất lượng đào tạo, cần có chính sách lương thưởng hấp dẫn để thu hút giáo viên giỏi. Tuy nhiên, nếu tăng học phí cao quá thì không tuyển sinh được người học, còn thu thấp sợ không đủ chi phí đào tạo. Ông Thịnh đề xuất, Nhà nước cần có chính sách cho vay ưu đãi đóng học phí đối với sinh viên, với sự vào cuộc của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các nguồn, kênh cho vay học phí ưu đãi với sinh viên thông qua sự đồng hành của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, “chứ trông chờ vào mỗi Nhà nước là không ổn”. Các doanh nghiệp lớn có thể triển khai cấp học bổng cho vay với sinh viên, ở những ngành nghề nhất định phù hợp với doanh nghiệp. Sau này, doanh nghiệp có thể tuyển dụng những sinh viên xuất sắc từ nguồn cấp học bổng cho vay để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. LƯU TRINH Cân đối phù hợp, không phải năm nào cũng tăng Theo các chuyên gia, mức tăng học phí quá cao, quá nhanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, vì vậy, cần có sự cân đối phù hợp, chứ không phải năm nào cũng tăng học phí. Cần cân nhắc khi tăng học phí “Thu học phí, tăng học phí cần có sự nghiên cứu nghiêm túc, khoa học để đảm bảo hài hoà vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, vừa đảm bảo khả năng chi trả của người học, đồng thời, đáp ứng yêu cầu thu chi của cơ sở đào tạo”. PGS.TS ĐINH TRỌNG THỊNH, chuyên gia kinh tế, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính Anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cùng các đại biểu thực hiện nghi thức xuất quân trao cờ cho các đội hình tình nguyện Tặng học bổng cho 60 học sinh hoàn cảnh khó khăn Ngày 29/12, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Tường Lâm đến xã Nậm Khánh (địa bàn bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 ở huyện Bắc Hà) thăm, tặng quà học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Nậm Khánh; khánh thành đường bê tông dẫn vào trường; khánh thành Nhà văn hóa Nậm Khánh. Tại đây, đoàn công tác trao tặng áo ấm (278 suất), tặng học bổng cho 60 học sinh hoàn cảnh khó khăn; khánh thành “Phòng máy tính cho em” (trị giá 50 triệu đồng). Tại xã Nậm Lúc, T.Ư Đoàn tổ chức hoạt động trồng cây tại khu tái định cư thôn Nậm Tông; tặng quà cho 15 hộ dân đang sống tại đây. Đoàn cũng đến thăm, tặng quà học sinh trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Nậm Lúc; khánh thành “Phòng máy tính cho em”; trao tặng áo ấm cho 401 học sinh; đổ đường liên gia, khởi công Nhà hạnh phúc cho học sinh dân tộc thiểu số mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Kết nối những trái tim, tái thiết cuộc sống

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==