Tiền Phong số 341

TRANG 3 TRANG 3 TRANG 2 THỨ SÁU 6/12/2024 SÕ 341 0977.456.112 Phải thay đổi tư duy làm thuế Cần điều chỉnh sớm theo tình hình mới TRANG 2 TRANG 8 + 9 TRANG 6 CHUYỆN HÔM NAY Vì một bầu không khí trong lành n THÁI AN Giải quyết ô nhiễm không khí ở khu vực đô thị đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện và tích hợp, bao gồm giao thông sạch hơn, phủ xanh không gian, kiểm soát phát thải công nghiệp, chuyển sang năng lượng tái tạo, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng… XEM TIẾP TRANG 6 Chuẩn bị tÕt điều kiện để khởi động lại Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc tại Ninh Thuận ẢNH: TTXVN Cần sớm tăng mức giảm trừ gia cảnh, để người lao động bớt khó khăn ẢNH: HỒNG VĨNH Chuyên gia quÕc tế hiến kế giảm ô nhiễm không khí TƯỞNG NHỚ BÀ HOÀNG DÒNG TRUYỆN NGÔN TÌNH: Văn Quỳnh Dao như nhạc bolero Sáp nhập bộ, ngành giúp thay đổi về “chất” PHÂN CẤP TRIỆT ĐỂ CHO HÀ NỘI VÀ TPHCM LÀM ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Tuổi trẻ hưởng ứng thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp Mức giảm trừ gia cảnh DỰ ÁN LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN (THAY THẾ): NÊN LINH HOẠT TRANG 4 + 5

2 THỜI SỰ n Thứ Sáu n Ngày 6/12/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG HIEÁU n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA LET - Chia sẻ với mọi người điều này nhé!... - Thoải mái đi Mõ! Chuyện công hay chuyện tư? - Chuyện riêng của Mõ có gì đâu mà chia sẻ. Mõ phụng sự rao tin cho làng, làng đối xử tốt với Mõ, hoan hỉ thế rồi có gì mà tâm tư. Mọi người ít khi rời lũy tre làng nên nhiều khi không thấu cảm hết nỗi niềm của Mõ, nhỉ!… - Là sao? Là sao? Thiên hạ họ thế nào? - Này nhé! Mấy lần Mõ được chứng kiến trưởng, phó làng bên họ oai, oách và tầm vóc lắm. Mỗi bước họ lên ô tô có người che ô, căng lộng. Xuống xe có trợ lí xách cặp chạy theo. Thấy người ta oai thế, nhìn lại quan làng mình nó lùi xùi, lom rom thế nào…Trưởng thôn, trưởng làng đi làm chạy xe máy cà tàng; nắng đến đầu, mưa đến mặt. Dân dã quá nó kém sang, kém oai… - Ý Mõ là nhìn diện mạo quan đoán độ hoành tráng của làng hả? - Đương nhiên! - Mõ ơi là Mõ! Mấy đời nay quan làng ta được tiếng thanh liêm, thanh bần, thanh sạch rồi… - Mọi người nghĩ thế là cổ hủ, bảo thủ lắm! Làng cần đối ngoại, giao thương mà. Các cụ dạy quen sợ dạ, lạ sợ áo quần. Hiểu được dạ các quan làng ta cần thời gian. Trong khi xã giao, khánh tiết nó thoáng qua…Phải sang chảnh mới tạo được ấn tượng… - Vậy theo Mõ nên thế nào? - Thiển ý Mõ thế này. Hiện làng còn nghèo chưa sắm được ô tô chung cho các quan thì tạm chạy xe máy. Nhưng mỗi khi di chuyển làng nên huy động tổ bảo vệ trật tự các thôn tiền hô, hậu ủng, chốt chặn, dẹp đường, bóp còi inh ỏi vào… - Hoắng và ngáo quá! Ai làm thế chưa? - Rồi! Chỉ là đám cưới thôi mà người ta thuê luôn công ty vệ sĩ dẹp đường được thì quan làng mình dư sức oai hơn! MÕ LÀNG Dư sức oai! TIN Tuổi trẻ hưởng ứng thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp Ngày 5/12, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị giao ban công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Cụm Đồng bằng sông Hậu (ĐBSH) năm 2024. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp (tại Cần Thơ) kết hợp trực tuyến. Anh Ngô Văn Cương - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Theo báo cáo của Cụm ĐBSH, năm 2024, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi toàn cụm đã đạt những kết quả toàn diện trên các mặt; đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực. Ban Thường vụ các Tỉnh/Thành Đoàn đã chủ động xây dựng chương trình công tác bám sát các nội dung chỉ đạo trọng tâm của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; thực hiện chủ đề công tác năm, cụ thể hóa theo yêu cầu, điều kiện của địa phương, đơn vị, lựa chọn những việc làm cụ thể, phù hợp, thiết thực để triển khai thực hiện... Kết luận hội nghị, anh Ngô Văn Cương - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn cho biết, thời gian qua, các đơn vị trong cụm ĐBSH đã đoàn kết, phát huy tinh thần xung kích, chủ động, sáng tạo, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của các đơn vị… Chỉ đạo nhiệm vụ năm 2025, anh Ngô Văn Cương lưu ý, Đoàn Thanh niên chọn chủ đề “Tuổi trẻ Việt Nam tự hào, vững tin theo Đảng” để cùng tham gia, chung tay trong công tác chuẩn bị, tham mưu, tổ chức Đại hội Đảng các cấp thành công. Ngay từ đầu năm Trung ương Đoàn sẽ phát động thi đua cao điểm chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc. Do vậy, các đơn vị trong cụm quan tâm, cùng hưởng hứng phát động. Anh Cương cho biết, sau thành công của dự án đường dây 500KV mạch 3, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Đoàn Thanh niên cùng chung tay hỗ trợ, đồng hành cùng phong trào thi đua hoàn thành 3.000km đường cao tốc. Do vậy, các địa phương có đường cao tốc đi qua thì quan tâm, huy động đoàn viên thanh niên tham gia hỗ trợ, làm việc với chủ đầu tư, ban quản lý dự án để xác định những phần việc cụ thể. CẢNH KỲ Ngày 5/12, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức đoàn kiểm tra công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại tỉnh Quảng Ninh năm 2024. Anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn kiểm tra. Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã nghe báo cáo tóm tắt các nội dung: Kết quả thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; việc thực hiện chủ đề và các chỉ tiêu đã đề ra trong chương trình công tác năm; kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; việc thực hiện phần mềm quản lý đoàn viên… Báo cáo về kết quả công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh năm 2024, anh Nguyễn Thế Minh, Phó Bí thư phụ trách Tỉnh đoàn Quảng Ninh, cho biết trong năm qua, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Ninh đã triển khai các nội dung đúng với định hướng, bám sát chủ đề công tác năm. Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng được triển khai sâu rộng trong đoàn viên thanh niên. Trong đợt bão số 3 - Yagi vừa qua, lực lượng đoàn viên thanh niên Quảng Ninh đã phát huy vai trò xung kích, tích cực tham gia công tác hỗ trợ người dân dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau bão. Tổ chức quyên góp, thăm hỏi, hỗ trợ cho gia đình các đoàn viên, thanh niên có người thân bị thương và thiệt hại do bão. Phát biểu tại buổi làm việc, anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn ghi nhận những kết quả nổi bật trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2024. Đồng thời nhấn mạnh, trong năm 2025, Việt Nam có nhiều ngày kỷ niệm lớn của Đảng, đất nước, Quảng Ninh cần đẩy mạnh các phong trào nhằm giáo dục cho đoàn viên, thanh niên về tư tưởng, bảo vệ Đảng, tình yêu quê hương đất nước, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng đoàn viên, thanh niên. Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cũng yêu cầu các cấp đoàn của Quảng Ninh phải phát huy vai trò lực lượng xung kích, chủ lực, tạo sự bứt phá, giá trị mới trong chuyển đổi số quốc gia. “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia” là chủ đề xuyên suốt trong Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên năm 2024; Nhằm khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn dành cho thanh niên sự quan tâm đặc biệt, mong muốn xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, đồng thời kỳ vọng thanh niên Việt Nam phát huy cao tinh thần “5 sẵn sàng”. HOÀNG DƯƠNG - QUỐC NAM Sáng 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025; việc tổ chức quán triệt, triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị, các văn bản của Trung ương và quá trình triển khai chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Cùng dự buổi làm việc có Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn Phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và lãnh đạo một số bộ ngành Trung ương. Trên cơ sở ý kiến của lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương và kiến nghị của tỉnh, kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương những thành tựu mà Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân Ninh Thuận đã đạt được trong thời gian qua; nổi bật Ninh Thuận đã vượt lên khó khăn, biết khai thác được những tiềm năng sẵn có, từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời đến du lịch xanh và nông nghiệp công nghệ cao. Tổng Bí thư nhấn mạnh vừa qua Quốc hội đã quyết nghị tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng dự án này. Đây là cơ hội để nước ta phát triển nhân lực chất lượng cao, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân toàn cầu, có thể học hỏi và làm chủ công nghệ hạt nhân của thế giới sau này. Đảng, Nhà nước nhất trí cao việc tiếp tục chủ trương xây dựng Dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Và xác định Ninh Thuận chính là “hạt nhân” của dự án năng lượng thế kỷ này của Việt Nam. “Người dân Ninh Thuận và các địa phương lân cận chia sẻ, dành nguồn lực đất đai, tài nguyên để phát triển dự án năng lượng phục vụ sự phát triển cho cả nước, chắc chắc sẽ phải được tái phân phối, thụ hưởng những thành quả xứng đáng của sự phát triển. Đảng và Nhà nước sẽ đảm bảo lựa chọn những công nghệ hạt nhân tốt nhất, chọn những đối tác tư vấn tốt nhất, đào tạo nhân lực quản lý tốt nhất để đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả dự án năng lượng này của quốc gia, không chỉ vì thế hệ hiện tại mà còn cho thế hệ con cháu mai sau”, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định. Tổng Bí thư lưu ý kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng-an ninh. Thực hiện có hiệu quả công tác quân sự - quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc. Triển khai đồng bộ nhiều biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi động lại Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận theo chủ trương của Trung ương, nhất là công tác tuyên truyền, quán triệt, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện. PV TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM: CHUẨN BỊ TỐT ĐIỀU KIỆN ĐỂ KHỞI ĐỘNG LẠI NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc tại Ninh Thuận ẢNH: TTXVN Tuổi trẻ Quảng Ninh phát huy vai trò chủ lực, tạo giá trị mới trong chuyển đổi số quốc gia

NHÀ NƯỚC THU NHỎ LẠI, DÂN LỚN LÊN Từng giữ chức Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ, rồi Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Đỗ Quang Trung đánh giá, việc giảm các đầu mối của Chính phủ qua các thời kỳ đều thành công. Qua sắp xếp giảm được đầu mối, giảm được sự “lòng vòng” trong giải quyết công việc; từ đó, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. “Điều này được thể hiện qua những con số tăng trưởng kinh tế ở các thời kỳ mà ai cũng có thể nhìn thấy”, ông Trung nói. Theo ông Trung, quá trình cải cách, tinh gọn đầu mối các cơ quan Nhà nước không phải là chuyện dễ dàng. “Thời trước, khi thực hiện các sáp nhập nhiều bộ lại với nhau để hình thành ra Bộ Công Thương như bây giờ cũng khó khăn, phức tạp. Lúc đấy, tôi đã trực tiếp bảo vệ việc sáp nhập này trước Chính phủ, trước Quốc hội. Đến bây giờ càng nhìn lại càng thấy quyết định thời điểm đó là đúng đắn”, ông Trung nói. Điều quan trọng, theo ông Trung, việc tổ chức Bộ Công Thương theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực không chỉ đơn thuần là thực hiện sáp nhập cơ học mà là thay đổi về chất, từ cơ chế quản lý cũ, sang cơ chế thị trường. “Khi đó, có ý kiến lo ngại, sáp nhập như thế này thì Bộ Công Thương nhiều việc quá, sợ không làm nổi. Tuy nhiên, khi chuyển sang cơ chế thị trường rồi, phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chứ đâu phải “ôm việc” vào để bộ làm cả”, ông Trung nói. Theo ông Trung, việc cải cách tổ chức bộ máy đã được Đảng, Nhà nước nghiên cứu từ rất sớm, nhất là sau công cuộc đổi mới kinh tế năm 1986. Tinh thần chung là theo hướng: “Nhà nước thu nhỏ lại, dân lớn lên”. “Tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực cũng theo hướng đó, tức là Bộ làm nhiệm vụ xây dựng thể chế, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, còn lại phân cấp cho địa phương và xã hội làm. Sau khi thực hiện đổi mới kinh tế chúng ta thấy rất rõ, giải quyết việc làm và tiền lương là rất khó, nhưng dân giải quyết là xong. Khi kinh tế tư nhân phát triển, bài toán việc làm, nó cũng sẽ khác đi”, theo ông Trung. KHÔNG ĐỂ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC LÀ “VÙNG TRÚ ẨN AN TOÀN” Nhắc lại quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về cuộc cách mạng tổ chức bộ máy, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa, Giáo dục) cho rằng, đây một cuộc đổi mới sâu rộng, có ý nghĩa bao trùm về tổ chức bộ máy. “Cách mạng mang tính chất triệt để hơn nhiều so với cải cách hoặc sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là tính hiệu lực, hiệu quả. Trước kia, nhập vào nhưng lại thành lập ra tổng cục dẫn đến tình trạng “Bộ trong Bộ”, ông Tiến nói. Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim, nguyên Phó Chủ nhiệm - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, sự cồng kềnh, chồng chéo, trùng lắp của tổ chức bộ máy đã trở thành lực cản của sự phát triển. Vậy nên cần phải có cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả hơn đối với người dân, doanh nghiệp. “Bây giờ người ta muốn đầu tư vào một lĩnh vực nào đó nhưng cứ phải đi làm việc hết bộ này, đến bộ khác thì mất thời gian, thậm chí làm lỡ thời cơ phát triển. Thời cơ quý hơn vàng là ở chỗ đó”, ông Kim nói. Là người đã từng trực tiếp tham gia nhiều vào quá trình cải cách tổ chức bộ máy, ông Trung nhận xét phương án sắp xếp tinh gọn lại các bộ, ngành theo hướng: Sáp nhập Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ Tài chính; Sáp nhập Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng; Sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ; Sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… là “phù hợp”. “Đổi mới là quá trình liên tục, không dừng được. Bây giờ đổi mới, sau đó lại tiếp tục đổi mới, lại tiếp tục tái tạo, chứ bằng lòng là không được. Chúng ta cứ làm rồi sẽ vỡ ra”, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói. Hơn nữa, theo ông Trung, những phương án sắp xếp được nêu ra mới đây đều đã có “lý luận và thực tiễn” và trước đây cũng đã đề cập. Đánh giá thêm về các phương án sáp nhập các bộ lại với nhau, ông Lê Như Tiến cho rằng, sáp nhập các bộ lại với nhau theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực là phù hợp với thực tiễn của sự vận động và phát triển. Nêu ví dụ về phương án nhập Bộ Kế hoạch - Đầu tư với Bộ Tài chính, theo ông Tiến, hai lĩnh vực này liên quan với nhau. “Đầu tư và tài chính phải đi kèm với nhau. Nếu đầu tư mà không đi kèm theo điều kiện bố trí tài chính thì chưa chắc việc đầu tư đó đã phù hợp”, ông Tiến nói. Không chỉ các cơ quan của Chính phủ mới tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, theo ông Tiến, các Ủy ban của Quốc hội cũng nên tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. “Tôi nhớ, trước đây Quốc hội chỉ có Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, sau đó tách ra thành hai : Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Lúc đó chúng ta tính là chuyên sâu, phải có thêm đầu mối. Như thế cũng giống như cơ cấu bên Chính phủ, vừa có Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Bộ Tài chính. Cho nên, lần này sáp nhập cả bên Chính phủ và Quốc hội là đồng bộ”, ông Tiến nói. Đặc biệt, ông Tiến lưu ý, thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy lần này phải hướng đến sự chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy để không còn tình trạng công chức “sáng cắp tô đi, tối cắp ô về”. “Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém, việc này cần phải thực hiện hiệu lực và hiệu quả”, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nói. VĂN KIÊN Bày tỏ sự đồng tình với phương án đề xuất sáp nhập các bộ, ngành mà Ban Tổ chức Trung ương nêu ra, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung cho rằng, bên cạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy lại cho tinh gọn cần đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn cán bộ, để bộ máy sau khi sáp nhập hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Vấn đề quan trọng sau khi sáp nhập các bộ lại với nhau là công tác lựa chọn, bố trí cán bộ. Cùng với đó, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, bước tiếp theo cũng cần phải làm ngay để bộ máy sau khi sáp nhập hoạt động được là xây dựng cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ. Nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ ĐỖ QUANG TRUNG Bài 4: Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên có phương án sắp xếp tinh giản bộ máy Sáp nhập bộ, ngành giúp thay đổi về “chất” Sáng 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ về đề án hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM. Theo quy hoạch, hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô có tổng chiều dài khoảng 413 km. Theo đó, đến năm 2035, Hà Nội đưa vào khai thác khoảng 397,8 km đường sắt đô thị, đảm nhận 35 - 40% thị phần vận tải hành khách công cộng; sau năm 2035, phấn đấu đưa vào khai thác thêm khoảng 200,7 km. Nhu cầu vốn giai đoạn từ năm 2026 - 2030, Hà Nội cần khoảng 14,60 tỷ USD; sang giai đoạn 2031 - 2035, cần khoảng 22,57 tỷ USD và giai đoạn 2036 - 2045, nhu cầu vốn cho đường sắt đô thị Hà Nội là khoảng 18,25 tỷ USD. Tại TPHCM, theo điều chỉnh quy hoạch chung, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, hệ thống đường sắt đô thị gồm 12 tuyến, trong đó có 10 tuyến metro có tổng chiều dài khoảng 510 km và 2 tuyến đường sắt nhẹ (tramway/LRV) chiều dài khoảng 70 km. Mục tiêu, đến năm 2030 TP HCM có 31 km đường sắt đô thị, vận tải 15 - 20% hành khách công cộng; đến năm 2045 có 351 km và vận tải 40 - 50% lượng hành khách công cộng… ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong quá trình xây dựng đề án phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, mang lại hiệu quả cao; đồng thời, cần phân cấp, phân quyền triệt để cho Hà Nội và TPHCM trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và xử lý các vấn đề liên quan. Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành và Hà Nội, TPHCM phối hợp, hoàn thiện thể chế, tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình liên quan phát triển đường sắt đô thị nói riêng và giao thông nói chung; hoàn thiện quy hoạch đường sắt đô thị và giao thông với tầm nhìn xa, trên tinh thần “qua sông thì bắc cầu, qua núi thì khoét núi, qua ruộng thì đổ đất". Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hoá các nguồn lực bao gồm nguồn lực nhà nước, nguồn lực tư nhân, vốn vay, hợp tác công tư. Thủ tướng cũng lưu ý, xây dựng đề án hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố lớn này với tư duy, cách làm hoàn toàn đổi mới; tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình hiện đại đáp ứng thời kỳ phát triển mới. Trước mắt, Hà Nội và TPHCM khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và TP HCM trước ngày 25/12, để xem xét phê duyệt, làm căn cứ phát triển, trong đó có đầu tư phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải, UBND TP Hà Nội, UBND TPHCM và các bộ, cơ quan liên quan tập trung hoàn thiện đề án, hồ sơ để trình Bộ Chính trị xem xét chủ trương đầu tư, cơ chế, chính sách. LUÂN DŨNG Phân cấp triệt để cho Hà Nội và TPHCM làm đường sắt đô thị THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH: Thủ tướng lưu ý, xây dựng đề án hệ thống đường sắt đô thị tại hai thành phố lớn này với tư duy, cách làm hoàn toàn đổi mới; phân cấp, phân quyền triệt để cho Hà Nội và TP HCM trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực... 3 nThứ Sáu n Ngày 6/12/2024 THỜI SỰ

Trong tờ trình Chính phủ của Bộ Tài chính về việc sửa đổi cũng nhấn mạnh “Yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp bối cảnh mới...” để giảm gánh nặng cho người nộp thuế. NHÓM 20% NGƯỜI GIÀU NHẤT ĐANG NỘP THUẾ TNCN Thời gian lấy ý kiến các bộ, ngành, tổ chức về dự thảo sửa và thay thế Luật Thuế TNCN đang ngắn dần. Quan điểm sửa luật lần này là “bổ sung những quy định đang là vướng mắc, không còn phù hợp để kịp thời giải quyết những vấn đề bất cập phát sinh trong thực tế, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân...”. Trong số những điều được đa số người nộp thuế và nhiều chuyên gia cho là “không còn phù hợp” nhưng chưa được sửa, đó là: Mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc, biểu thuế lũy tiến, thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản... Mức giảm trừ gia cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người có thu nhập từ ngưỡng chịu thuế đến mức thu nhập cao. Điều này sẽ được điều chỉnh, mức độ điều chỉnh phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, chuyên gia. Nội dung chính sách và giải pháp điều chỉnh trong tờ trình Bộ Tài chính đưa ra cụ thể như: “Nghiên cứu điều chỉnh quy định về mức giảm trừ gia cảnh cho phù hợp với sự thay đổi về mức sống dân cư, chỉ số giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô trong giai đoạn gần đây”; “Nghiên cứu điều chỉnh quy định về mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc”... Thực tế cho thấy, mức giảm trừ gia cảnh của thuế TNCN (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020) đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng; đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/ tháng đang là rất thấp. Luật Thuế TNCN từ khi ra đời đến nay, trải qua từng giai đoạn khác nhau, mức giảm trừ gia cảnh đã được điều chỉnh. Từ ngày 1/1/2009, quy định mức giảm trừ với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng. Từ 1/7/2013, mức giảm trừ với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Ngày 2/6/2020, nhờ có nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh (áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020), mức giảm trừ với đối tượng nộp thuế được nâng lên mức 11 triệu đồng/tháng; mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. Mức giảm trừ gia cảnh này được đánh giá là góp phần giảm bớt nghĩa vụ cho người nộp thuế, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng đang nộp thuế TNCN. Bên cạnh đó, gánh nặng nợ thuế cũng được giảm đi phần nào. Thế nhưng, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, mức thu nhập của người có nguồn thu từ tiền lương, tiền công ở ngưỡng 17 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc) cũng đã nhanh chóng lạc hậu. Nhiều ý kiến đã đề xuất cần sớm tăng mức giảm trừ gia cảnh để giảm gánh nặng lên người nộp thuế. Theo khảo sát mức sống dân cư năm 2023 của Tổng cục Thống kê thì thu nhập bình quân đầu người/tháng của Việt Nam năm 2023 là 4,96 triệu đồng. Nhóm hộ có thu nhập cao nhất (20% dân số giàu nhất) có thu nhập bình quân là 10,86 triệu đồng/tháng/người. Như thế nghĩa là mức giảm trừ cho người nộp thuế 11 triệu đồng/ tháng đang tương đương thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số giàu nhất nước. Dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) mà Bộ Tài chính đang đưa ra lấy ý kiến các bộ, ngành để sửa đổi và dự kiến trình Quốc hội vào năm 2026 sẽ sửa đổi, bổ sung 31/35 điều. Trong đó, sửa nội dung về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú (Điều 11); về giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc (Điều 19)... được đa số người làm công ăn lương quan tâm. Mức giảm trừ gia cảnh cần được điều chỉnh sớm, điều chỉnh hằng năm để giảm gánh nặng cho người nộp thuế ẢNH: NHƯ Ý 4 KINH TẾ n Thứ Sáu n Ngày 6/12/2024 “Nếu tiếp tục dựa vào CPI, mức độ biến động CPI cần thiết để xem xét điều chỉnh giảm trừ gia cảnh nên được giảm xuống, thay vì 20% như hiện nay”. Bà HUYỀN NGUYỄN, PhÏ TÖng Gi®m đốc Cty CÖ phần Tư vấn EY Việt Nam Phải thay đÖi tư duy làm thuế NHIỀU BẤT CẬP Về những bất cập liên quan đến thu thuế thu nhập cá nhân, trao đổi với PV Tiền Phong, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp lớn ở Tây Ninh cho biết, bất cập lớn nhất với việc thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) chính là cách tính hiện nay chưa hợp lý. Theo vị Tổng giám đốc này, bình quân ông phải đóng gần 1 tỷ tiền thuế thu nhập cá nhân. Bất cập ở chỗ hàng năm ông bỏ tiền rất nhiều vào công tác từ thiện, quyên góp cho các hoạt động thiện nguyện của các nhóm từ thiện, hỗ trợ trẻ em vùng cao, hỗ trợ xây nhà nguyện… nhưng các khoản chi này của người làm việc ở doanh nghiệp lại không được khấu trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân. Việc quy định “mức trần” đóng thuế thu nhập cá nhân lên tới 35% từ nhiều năm nay không được điều chỉnh, với những quy định cứng khiến người đóng thuế phải đóng thuế rất nhiều. Việc áp mức thuế thu nhập cá nhân ở ngưỡng thấp khi người dân chưa đạt đến mức thu nhập đủ để có tích lũy sẽ tạo ra những rào cản về phát triển nếu so với các nước ở trong khu vực. “Bản thân tôi hàng tháng trả lương cho người lao động cũng thấy bất cập do mức thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng đã bắt đầu phải nộp thuế là quá lạc hậu. Ngay mức giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc cũng quá thấp. Giờ người lao động có 1 người phụ thuộc mà thu nhập từ 15,4 triệu đồng/ tháng- ngưỡng chịu thuế - là không đủ để người nộp thuế đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, học tập ở thành phố lớn. Cần có các mức tính khác nhau với người ở đô thị lớn và ở các vùng khác”, vị này khẳng định. Ông cũng cho rằng, mức hợp lý để áp thuế thu nhập cá nhân hiện nay, tối thiểu cần nâng lên mức trên 20 triệu đồng hoặc 1.000 USD đối với người có một người phụ thuộc. Đồng quan điểm, chị Nguyễn Hoàng Ngọc, Trưởng phòng Quản lý chất lượng Cty Minh Sinh (Hà Nội) cho biết, với một gia đình có 2 trẻ đang học cấp 1 và cấp 2. Thuộc diện phải đóng thuế thu nhập, dù đã tiết kiệm tối đa, nhưng ngay cả với thu nhập 25 triệu của hai vợ chồng, mỗi tháng nhà chị luôn phải chắt bóp tối đa nhưng luôn trong cảnh thiếu trước, hụt sau. Còn nhiều bất cập liên quan đến thuế TNCN Theo các chuyên gia, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện nay đang lạc hậu. Nhưng để có được mức thuế phù hợp, tạo động lực cho sự phát triển thì cần phải thay đổi tư duy làm thuế. Mức giảm trừ gia cảnh nên linh hoạt Quan trọng nhất của việc sửa đÖi Luật Thuế TNCN lần này cần tập trung vào việc nâng mức giảm trừ gia cảnh, điều chỉnh biểu thuế lũy tiến và mở rộng cơ sở thuế để hệ thống thuế trở nên công bằng, minh bạch và phù hợp hơn với thực tiễn. PGS TS NGÔ TRÍ LONG DỰ ÁN LUẬT THUẾ THU NHẬP

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS. Phan Phương Nam, Trường ĐH Luật TPHCM cho rằng, trong công văn gửi xin ý kiến các bộ ngành, địa phương góp ý cho dự thảo Luật Thuế TNCN sửa đổi, Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả nghiên cứu, rà soát và đề xuất xây dựng dự án Luật Thuế TNCN (thay thế). Theo kế hoạch, Luật TNCN (thay thế) sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025), thông qua tại kỳ họp thứ 11 vào tháng 5/2026. Như vậy, quá lâu. TS. Nam đề xuất, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thể ra Nghị quyết mới quy định mức giảm trừ gia cảnh cao hơn hiện nay nhiều lần để phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội mới. “Điều này hoàn toàn làm được từ sớm mà không cần phải đợi đến tháng 5/2026. Vì thực tế, trước đó, vào năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ra Nghị quyết 954 quy định về tăng mức giảm trừ gia cảnh. Tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết mới về tăng mức giảm trừ gia cảnh là rất cần thiết”, TS Nam nói. Tuy nhiên, ông lưu ý, đây chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt, còn giải pháp căn cơ là phải sửa toàn diện Thuế TNCN hiện hành cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được các yêu cầu về cải cách thuế thu nhập cá nhân đang đặt ra, đảm bảo tính minh bạch, công bằng. LƯU TRINH Cần điều chỉnh sớm theo tình hình mới 5 n Thứ Sáu n Ngày 6/12/2024 KINH TẾ Nghịch lý ở chỗ, trên nhiều diễn đàn, ý kiến của không ít chuyên gia, thậm chí đại biểu Quốc hội cho rằng, với thu nhập đơn thuần của một công chức, viên chức bình thường, họ phải “cả đời không ăn gì” mới có thể mua được nhà ở, chưa nói đến ăn, mặc, sinh hoạt phí bình thường. CĂN CỨ NÀO LÀ PHÙ HỢP? Người làm công ăn lương đang chịu gánh nặng thuế TNCN đặt ra yêu cầu phải nâng mức giảm trừ gia cảnh, nhưng nâng bao nhiêu là phù hợp, có nên chỉ “neo mấu” vào chỉ số CPI để tính mức giảm trừ gia cảnh không khi mà luật quy định phải chờ CPI tăng vượt quá 20% mới sửa mức giảm trừ gia cảnh? Trả lời báo PV Tiền Phong với tư cách chuyên gia, bà Huyền Nguyễn, Phó Tổng giám đốc phụ trách dịch vụ Báo cáo & Tuân thủ Toàn cầu, Cty Cổ phần Tư vấn EY Việt Nam cho biết: Mức giảm trừ gia cảnh phụ thuộc nhiều yếu tố như chi phí cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản, chỉ số lạm phát... Trong khi đó, CPI được xây dựng dựa trên một rổ hàng hóa (danh mục CPI giai đoạn 2020-2025 gồm 754 mặt hàng) và quyền số thể hiện tỷ trọng chi tiêu từng nhóm hàng so với tổng chi tiêu của dân cư. Dù CPI là một trong các tham số để đánh giá mức tăng chi phí sinh hoạt của người dân, rổ hàng hóa và quyền số để tính CPI chỉ được cập nhật sau mỗi 5 năm, do vậy CPI có thể không phản ánh kịp thời biến động giá cả qua từng năm. “Nếu tiếp tục dựa vào CPI, mức độ biến động CPI cần thiết để xem xét điều chỉnh giảm trừ gia cảnh nên được giảm xuống, thay vì 20% như hiện nay”, bà Huyền Nguyễn nói. Về biểu thuế lũy tiến áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, bà Huyền Nguyễn dẫn chiếu ví dụ về biểu thuế ở một số nước: “Nếu so với nhiều nước có thu nhập bình quân đầu người tương đương Việt Nam, biểu thuế của Việt Nam hiện quá cao. Philippines, Indonesia có mức thuế suất cao nhất cũng là 35% nhưng áp dụng cho thu nhập 5 tỷ Rupiah Indonesia/ năm (667 triệu đồng/tháng) hoặc 8 triệu Peso/năm (288 triệu đồng/tháng). Mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp phổ thông ở ta đã được giảm từ 25% (áp dụng từ 2009) về 20% (từ 2016). Do đó, việc mức thuế suất cao nhất 35% được duy trì áp dụng với người có mức thu nhập tính thuế từ 80 triệu đồng trở lên (đã áp dụng từ năm 2009) nên được cân nhắc và xem xét điều chỉnh giảm”. Cho đến nay, mức giảm trừ gia cảnh đang được quy định cứng là: chỉ thay đổi, điều chỉnh khi CPI tăng quá 20%. Điều này quá cứng nhắc ngay cả khi có nhiều biến động xấu tác động lên người nộp thuế, ví như tác động của bão Yagi có thể đủ để đề xuất giảm thuế cho người nộp thuế TNCN, giảm gánh nặng cho họ mà không cần căn cứ vào CPI. Theo một chuyên gia về thuế, mức giảm trừ gia cảnh sau khi tính toán kỹ để giảm và nên được xem xét điều chỉnh hằng năm, hoặc ít nhất 2-3 năm/ lần, thay vì đợi đến khi CPI tăng quá 20% như quy định hiện hành. “Để tránh việc mất nhiều thời gian thảo luận mức điều chỉnh giảm trừ gia cảnh, Luật Thuế TNCN mới có thể đưa vào quy định mức giảm trừ gia cảnh sẽ được tự động thay đổi theo tỷ lệ tăng CPI hoặc tỷ lệ tăng mức lương cơ sở hoặc tối thiểu vùng”, vị chuyên gia nói. M.DUY - H.DUNG Nhiều bất cập trong tính thuế thu nhập cá nhân cần được sớm điều chỉnh ẢNH: NHƯ Ý Mỗi ngày, thuế thu nhập cá nhân đóng góp 539 tỷ đồng cho ngân sách Theo Bộ Tài chính, thuế TNCN đã đÏng gÏp nguồn thu lớn cho ngân s®ch Nhà nước, đứng thứ ba trong hệ thống thuế, chỉ sau thuế gi® trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện tỉ trọng số thu từ thuế TNCN trong tÖng thu ngân s®ch Nhà nước đã tăng từ mức 5,33% năm 2011 lên hơn 9% năm 2023. Bình quân mỗi ngày người nộp thuế c® nhân đÏng gÏp khoảng 539 tỷ đồng cho ngân s®ch. “Cả 2 con tôi đều học trường công, tiền học phí, bán trú, học bổ trợ tại trường của hai đứa xấp xỉ 5 triệu, tiền học thêm tiếng Anh và Toán 4 triệu, tiền thuê nhà 5 triệu, tiền điện, nước, internet, điện thoại hai vợ chồng mỗi tháng 3 triệu. Những khoản chi cứng hàng tháng này đã ngốn 17 triệu đồng. Cộng cả chi tiêu, đi lại, ăn uống tiết kiệm đến mấy mỗi tháng cả nhà cũng hết xấp xỉ 24 triệu. Hầu như không còn tích lũy cũng như có tiền để biếu bố mẹ hai bên”, chị Ngọc chia sẻ. PHẢI THAY ĐỔI TƯ DUY LÀM THUẾ PGS TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết Luật Thuế TNCN là một công cụ quan trọng để điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội và tăng nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, dưới góc nhìn cá nhân, một số bất cập hiện hành cần được sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn bao gồm mức giảm trừ gia cảnh chưa phù hợp, chưa thực sự phản ánh được sự thay đổi của mức sống và lạm phát. Do đó, cần định kì rà soát, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế. Ngưỡng chịu thuế và các bậc thuế TNCN hiện tại có thể không còn phù hợp với thực tế. Theo ông Long, nhiều người lao động có thu nhập trung bình đang phải đóng thuế ở mức cao, trong khi những người có thu nhập rất cao lại được hưởng lợi từ biểu thuế chưa đủ lũy tiến. Việc thiết kế thuế cần hướng tới mục tiêu hỗ trợ nhóm thu nhập thấp và trung bình để tăng khả năng chi tiêu, kích thích kinh tế. Các chính sách giảm thuế, miễn thuế cho nhóm này cần được nghiên cứu kĩ hơn. Ông Long chỉ ra hậu quả nếu không sửa đổi Luật thuế TNCN như giảm sức mua và khả năng tiết kiệm của người lao động; mất công bằng trong đánh thuế; khuyến khích trốn thuế hoặc lách luật; tác động tiêu cực đến nguồn lực lao động. Việc sửa đổi chính sách thuế TNCN theo hướng trên, không chỉ bảo đảm công bằng mà còn thúc đẩy tiêu dùng và phát triển kinh tế bền vững. Ông Long cho rằng, quan trọng nhất của việc sửa đổi Luật Thuế TNCN lần này cần tập trung vào việc nâng mức giảm trừ gia cảnh, điều chỉnh biểu thuế lũy tiến và mở rộng cơ sở thuế để hệ thống thuế trở nên công bằng, minh bạch và phù hợp hơn với thực tiễn. CẦN LÀM LẠI BIỂU THUẾ MỘT CÁCH TOÀN DIỆN Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên giảng viên cao cấp, Học viện Tài chính chia sẻ, để giải quyết câu chuyện điều chỉnh Luật Thuế TNCN, đầu tiên phải thay đổi tư duy về thuế. Thuế TNCN liên quan đến người lao động và nhiều vấn đề khác nên phải xét đúng, xét đủ, không thể đặt ra một ngưỡng rồi điều chỉnh hằng năm. Do đó, thuế TNCN cần xây dựng là ngưỡng chịu thuế dựa trên các căn cứ khoa học phù hợp với thực tế. Căn cứ đầu tiên là mức sống của người dân từ trung bình khá trở lên để tính thuế. Thứ hai là những chi phí hợp lí hợp lệ như khám chữa bệnh, phí nâng cao năng lực cá nhân… liên quan đến cá nhân hay gia đình người lao động. Những khoản chi phí này đều ảnh hưởng đến đời sống gia đình người lao động. Thứ ba là sự bào mòn của lạm phát. Do đó, mỗi lần xác định ngưỡng chịu thuế TNCN, ngưỡng người phụ thuộc phải dựa trên 3 yếu tố này. Vấn đề thứ hai được ông Thịnh đề cập đến là thuế suất thuế TNCN hiện nay nhiều và cao. Vì vậy, đưa ra ngưỡng phù hợp cũng rất quan trọng. Kinh nghiệm từ các nước xung quanh, ông Thịnh đề xuất chỉ nên ở ngưỡng 20% hoặc 22% và ngưỡng tối đa là 25%. Các mức cũng thu gọn lại còn khoảng 4-5 bậc thay vì 7 bậc như hiện nay để kéo giãn khoảng cách giữa các bậc. Vấn đề thứ 3 là đối tượng phụ thuộc phải thay đổi. Ngưỡng người phụ thuộc rất quan trọng trong việc quy định mức thuế TNCN. Ông Thịnh nhấn mạnh đến chi phí vãng lai. Các quy định hiện nay có nhiều điều vô lí như nhiều khi 500 nghìn cũng phải đóng thuế. Các thu nhập từ dịch vụ trong tính thuế TNCN cũng đã lạc hậu. Từ các yếu tố trên, PGS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, phải “dỡ ra” làm lại về thuế TNCN một cách toàn diện, cơ bản từ nền tảng cho đến các vấn đề liên quan. Nếu không thì việc đưa ra mức thuế TNCN không phù hợp với thực tế. Ví dụ như hiện nay, người làm công ăn lương thu nhập không đủ sống vẫn phải nộp thuế TNCN. “Nói thuế TNCN có nghĩa là phải trừ đi phần thu nhập đảm bảo cuộc sống. Nhưng hiện thu nhập không đủ sống vẫn phải nộp thuế, người ta sẽ phải tìm cách trốn thuế, kê khai không đúng. Việc thu thuế trở thành áp lực”, ông Thịnh nói. Thuế phải tạo ra được động lực phát triển, thay đổi tư duy làm thuế, nên theo ông Thịnh không phải cứ “bóc” được nhiều là tốt. “Bóc được nhiều không tốt bằng việc “bóc” được lâu dài, phù hợp”, ông Thịnh nói. NGHIÊM HUÊ - PHẠM TUYÊN lTrong dự thảo đề nghị xây dựng dự ®n Luật thuế thu nhập c® nhân (TTNCN), cụm từ “đối tượng nộp thuế” được đề xuất đÖi thành “người nộp thuế”. Nhiều người cho rằng, thay thế này rất phù hợp, người nộp thuế xứng đ®ng được tôn vinh. lTrong tờ trình Chính phủ về sửa luật, Bộ Tài chính cũng đưa ra lựa chọn rất hợp lý là: CÏ thể cân nhắc nghiên cứu phương ®n giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. CÁ NHÂN (THAY THẾ):

6 KHOA GIÁO n Thứ Sáu n Ngày 6/12/2024 NGUY HIỂM HƠN CẢ ĐẠI DỊCH COVID-19 Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới”. Sự kiện trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024. GS Susan Solomon, Chủ nhiệm Chương trình Khí quyển, Đại dương và Khí hậu tại Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ chia sẻ, ô nhiễm không khí là vấn đề mà nhân loại phải gánh chịu trong nhiều thập kỷ qua, là nguyên nhân gây tử vong hàng triệu người mỗi năm. Bà cho rằng, ô nhiễm không khí ở Việt Nam cũng như thế giới trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm qua, đòi hỏi chúng ta phải cấp thiết giải quyết. GS Yafang Cheng - Giám đốc của Khoa Hóa học Aerosol tại Viện Hóa học Max Planck (Đức), người từng trực tiếp tham gia vào chiến dịch cải thiện ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh chia sẻ, hằng ngày chúng ta hít vào hàng chục nghìn, thậm chí hàng triệu hạt bụi trong không khí. Đó là lý do vì sao ô nhiễm không khí gây ra cái chết của hàng triệu người mỗi năm. Trích dẫn từ một nghiên cứu trong năm 2019, GS Yafang Cheng cho biết, ô nhiễm không khí gây ra cái chết của khoảng 9 triệu người. “Con số này lớn hơn số người chết từ đại dịch COVID-19. Điều đó cho thấy vấn đề này nghiêm trọng hơn cả đại dịch, cần giải quyết càng sớm càng tốt”, GS Yafang Cheng nói. Từ thực tế kiểm kê phát thải ở một số địa phương tại Việt Nam, PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, mỗi địa phương tại Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau, nguồn thải khác nhau nhưng nhìn chung có thể thấy giao thông, sản xuất công nghiệp là các nguồn thải lớn, chẳng hạn như TPHCM, Hà Nội nguồn phát thải từ giao thông rất lớn, tại Đồng Nai, Bình Dương, nguồn thải chủ yếu tập trung ở hoạt động sản xuất công nghiệp. CẦN CẮT GIẢM TẬN GỐC CÁC NGUỒN PHÁT THẢI Chia sẻ kinh nghiệm giảm thiểu ô nhiễm không khí, GS Yafang Cheng cho biết, cắt giảm tận gốc các nguồn phát thải. Bà cho rằng, Trung Quốc đã chính xác khi áp dụng khoa học để định hướng giảm phát thải với việc sử dụng khoa học công nghệ để xác định các nguồn thải lớn, các chất gây ô nhiễm quan trọng, các đối tượng cần cắt giảm phát thải. Bà gợi ý, có thể sử dụng mạng lưới quan trắc kết hợp với các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, vệ tinh để theo dõi, đánh giá thực trạng, diễn biến ô nhiễm không khí. Trên cơ sở đó xây dựng một lộ trình giải quyết vấn đề. GS Yafang Cheng chia sẻ thêm, cải thiện chất lượng không khí đòi hỏi nỗ lực rất lớn của cả chính quyền và người dân, không chỉ ở vấn đề tập trung tài chính, nguồn lực mà cần đẩy mạnh chiến dịch truyền thông, giáo dục, giúp mọi người thay đổi về tư duy, cùng chung tay thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng, để làm rõ nguyên nhân, xây dựng giải pháp và lộ trình cải thiện chất lượng không khí, các địa phương cần thực hiện kiểm kê các nguồn phát thải. Ông cũng cho rằng, Việt Nam cần xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo chất lượng không khí, giúp người dân bảo vệ sức khoẻ khi xảy ra các đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. PGS Bằng đề xuất, bên cạnh việc đầu tư các hệ thống quan trắc tự động liên tục đạt chuẩn (đòi hỏi đầu tư lớn về tài chính và nhân lực), Việt Nam có thể sử dụng một số hệ thống quan trắc giá rẻ, sau đó hiệu chỉnh, kiểm định tốt rồi dùng AI thực hiện dự báo, cảnh báo các đợt ô nhiễm. Ông cũng lưu ý, cần quan tâm các nguồn phát thải mới, chẳng hạn như nguồn ô nhiễm từ hoạt động vận tải biển. GS Daniel Kammen, Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ) cho rằng cần quan tâm đến vấn đề phát triển năng lượng tái tạo để thay thế cho các nguồn nhiên liệu hoá thạch, đồng thời Chính phủ phải có giải pháp để các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước và không khí. NGUYỄN HOÀI Ứng dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), vệ tinh, thúc đẩy sự nỗ lực của cả chính quyền và người dân, tăng cường kết nối và hợp tác quốc tế là những giải pháp được các nhà khoa học hàng đầu thế giới đề xuất để cải thiện chất lượng môi trường không khí ở Việt Nam. Miền Bắc trải qua nhiều đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng từ đầu mùa đông đến nay ẢNH: NHƯ Ý Miền Bắc bước vào mùa ô nhiễm: Theo ghi nhận của Cục kiểm soát ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ khoảng tháng 10 đến nay, miền Bắc ghi nhận nhiều ngày chất lượng khí ở ngưỡng kém (có hại cho những người nhạy cảm), ngưỡng xấu (có hại cho tất cả mọi người), đáng lưu ý có một số thời điểm, ô nhiễm không khí lên ngưỡng rất xấu (rất có hại cho tất cả mọi người). Các chuyên gia khuyến cáo, thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, miền Bắc trải qua mùa ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Người dân có thể theo dõi chất lượng không khí theo thời gian thực trên các ứng dụng như PAM Air hay VN Air để có biện pháp bảo vệ sức khoẻ như đeo khẩu trang có khả năng chống bụi mịn PM2,5 khi ra ngoài, đóng các cửa sổ, cửa chính, dùng nước muối sinh lý rửa mũi, rửa mắt khi về nhà. Chuyên gia quốc tế hiến kế giảm ô nhiễm không khí CHUYỆN HÔM NAY Giao thông là một nguồn chính gây ô nhiễm không khí đô thị do phát thải từ phương tiện, nên nhiều nước đang ưu tiên phát triển xe điện, giao thông công cộng hiệu quả, khuyến khích đi bộ, đạp xe. Các thành phố như Oslo (Na Uy), Thâm Quyến (Trung Quốc)… đã khuyến khích sử dụng xe điện thông qua trợ cấp, miễn thuế và đầu tư vào hạ tầng sạc. Bogotá (Colombia) đã triển khai thành công hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio, giúp giảm đáng kể ô nhiễm không khí. Copenhagen (Đan Mạch), Amsterdam (Hà Lan)… ưu tiên xe đạp với các làn đường riêng, hệ thống cho thuê xe đạp và thiết kế đô thị thân thiện với xe đạp, giảm phát thải từ xe cơ giới. Không gian xanh đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ chất ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí, nên nhiều quốc gia cũng đang đẩy mạnh trồng cây, phủ xanh mái nhà. Singapore triển khai rộng rãi các chương trình phủ xanh, bao gồm cây xanh ven đường và vườn đứng, giúp giảm bụi mịn và nhiệt độ. Toronto (Canada) đã ban hành luật về mái nhà xanh, tăng cường cách nhiệt và thanh lọc không khí. Công nghiệp là một nguồn phát thải lớn ở đô thị, nên các quy định nghiêm ngặt và công nghệ tiên tiến là cần thiết để phòng chống ô nhiễm không khí. Liên minh châu Âu áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt theo Chỉ thị phát thải công nghiệp (IED). Nhật Bản khuyến khích sử dụng công nghệ sản xuất sạch trong các ngành công nghiệp nhằm giảm thiểu chất ô nhiễm. Curitiba (Brazil) quy hoạch các khu công nghiệp cách xa khu dân cư để giảm tác động ô nhiễm. Sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch là một nguồn gây ô nhiễm chính, nên nhiều thành phố đang chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Reykjavik (Iceland) gần như hoàn toàn dựa vào năng lượng địa nhiệt và thủy điện. New York (Mỹ) triển khai chương trình đánh giá hiệu quả năng lượng để khuyến khích các tòa nhà áp dụng biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải. Trong khi đó, giám sát chất lượng không khí chính xác là yếu tố quan trọng để quản lý ô nhiễm một cách hiệu quả. Delhi (Ấn Độ) triển khai mạng lưới giám sát chất lượng không khí toàn diện theo thời gian thực để theo dõi mức độ ô nhiễm. Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), dữ liệu chất lượng không khí được công khai, giúp nâng cao nhận thức và khuyến khích thay đổi hành vi. Các hoạt động sinh hoạt như nấu nướng, sưởi ấm cũng góp phần gây ô nhiễm, nên phong trào sử dụng bếp phát thải ít và nhà ở tiết kiệm năng lượng đang được đẩy mạnh. Tại Nairobi (Kenya), các sáng kiến bếp sạch đã giảm đáng kể ô nhiễm trong và ngoài nhà. Tiêu chuẩn Passivhaus ở Đức đảm bảo các ngôi nhà tiêu thụ năng lượng tối thiểu, giảm phát thải từ việc sưởi ấm và làm mát. Nhiều nước đang quản lý và thực thi chính sách phòng chống ô nhiễm một cách mạnh mẽ. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ thực thi các tiêu chuẩn chất lượng không khí thông qua Luật Không khí sạch. London (Anh) triển khai các khu vực phát thải cực thấp (ULEZ), hạn chế xe gây ô nhiễm và khuyến khích lựa chọn sạch hơn. Sự tham gia của công chúng và trách nhiệm của doanh nghiệp cũng là yếu tố cần thiết để quản lý chất lượng không khí một cách bền vững. Các dự án nông nghiệp đô thị ở Detroit (Mỹ) khuyến khích người dân đóng góp vào việc xây dựng thành phố xanh. Các công ty như IKEA (ra đời ở Thụy Điển, trụ sở chính tại Hà Lan) cam kết loại bỏ vận tải dựa trên nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống giao hàng đô thị. Ô nhiễm không khí thường vượt qua biên giới, đòi hỏi sự hợp tác khu vực. Liên minh châu Âu đã cải thiện chất lượng không khí thông qua Công ước về ô nhiễm không khí xuyên biên giới (CLRTAP). Các nước ASEAN đã hợp tác quản lý khói bụi từ đốt nương rẫy… Hà Nội, TPHCM và nhiều thành phố khác của chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy phát triển đô thị bền vững. Chỉ cần Chính phủ, doanh nghiệp và người dân chung sức đồng lòng xây dựng môi trường đô thị trong lành, sạch đẹp hơn. TH.A Vì một bầu không khí trong lành TIƒP THEO TRANG 1

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==