THỨ TƯ 20/11/2024 SÕ 325 0977.456.112 VIỆT NAM THAM GIA SÁNG LẬP LIÊN MINH TOÀN CẦU CHỐNG ĐÓI NGHÈO TRANG 3 Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ẢNH: NHẬT BẮC Chính sách thưởng Tết giúp người lao động an tâm gắn bó lâu dài cùng công ty ẢNH: PHÚ HOÀNG THƯỞNG TẾT 2025: TRANG 10 + 11 CHUYỆN HÔM NAY XEM TIẾP TRANG 10 n HUY THỊNH Kích hoạt Hằng năm, cứ mỗi độ mùa xuân sắp chạm ngõ, công nhân lao động và cán bộ công chức, viên chức cả nước lại thấp thỏm với... thưởng Tết. TRANG 14 TRANG 8 + 9 Vì sao quyết định của ông Kim Sang-sik gây tranh cãi? TRANG 15 BỆNH VIỆN HƠN 3.300 TỶ ĐỒNG "BẤT ĐỘNG" QUYẾT LIỆT, CÓ ĐỊA CHỈ TRANG 12 Ba đề xuất của Trung QuÕc và tác động tới khu vực THÁO GỠ ĐIỂM NGHẼN NGUỒN NHÂN LỰC KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM: TRANG 4 + 5 HOA HẬU QUỐC TẾ 2024 HUỲNH THỊ THANH THỦY: Chinh phục vương miện không phải do may mắn Nơi rủng rỉnh, chỗ trắng tay... Thưởng 2 - 3 tháng lương Bất động sản không thưởng Tết
2 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 20/11/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG DUÕNG n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA LET Diễn ra từ 19/12 đến 22/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được tổ chức đồng thời với các hoạt động, sự kiện nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Đại tá Đặng Thanh Minh - Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), cho biết khu vực triển lãm có tổng diện tích hơn 100 nghìn m2 với diện tích trưng bày trong nhà là 15 nghìn m2 và ngoài trời hơn 20 nghìn m2. Đến nay, có gần 200 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến từ 27 quốc gia (Việt Nam, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Israel, Singapore, Mỹ, Brasil…) đăng ký gian hàng trưng bày tại triển lãm. Quy mô trưng bày trong nhà tăng gấp đôi so với triển lãm lần thứ nhất vào năm 2022. Theo Đại tá Đặng Thanh Minh, tại lễ khai mạc triển lãm diễn ra sáng 19/12, sẽ có hoạt động bay, biểu diễn chào mừng của các lực lượng Không quân, Đặc công và quân khuyển Biên phòng Việt Nam. Trong khuôn khổ triển lãm, diễn ra các hoạt động hội thảo, ký kết, trao đổi, gặp gỡ giữa các đoàn khách và các đối tác; trưng bày giới thiệu văn hóa, đất nước, con người và Quân đội Việt Nam; biểu diễn các chương trình nghệ thuật. Khẳng định triển lãm là sự kiện đối ngoại quốc phòng đa phương của Việt Nam, Thiếu tướng Lê Quang Tuyến - Phó Chủ nhiệm Tổng cục CNQP chia sẻ, đây là cơ hội để các đơn vị Quân đội trong nước nghiên cứu, tìm hiểu, đề xuất với Bộ Quốc phòng các sản phẩm CNQP tiên tiến, các giải pháp công nghệ hiện đại phù hợp với lĩnh vực tác chiến, địa hình, nguồn kinh phí… của Việt Nam. Triển lãm cũng nhằm tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, tạo dựng lòng tin giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; chia sẻ chính sách, đường lối đối ngoại quốc phòng; chủ trương xây dựng Quân đội và phát triển nền CNQP; tạo điều kiện để các quốc gia, các công ty, doanh nghiệp trong nước, quốc tế giới thiệu, trưng bày sản phẩm, tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác. “Cùng đó là quảng bá, tuyên truyền năng lực, tiềm lực công nghệ, vũ khí trang bị do CNQP Việt Nam sản xuất đến bạn bè quốc tế và nhân dân trong nước; tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm CNQP”, Thiếu tướng Lê Quang Tuyến cho biết. NGUYỄN MINH Tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam năm 2022 ẢNH: HOÀNG MẠNH THẮNG Quảng bá năng lực công nghiệp quốc phòng Ngày 19/11, Bộ Quốc phòng họp báo thông tin về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Đây là sự kiện đối ngoại quốc phòng đa phương của Việt Nam và dự kiến đón hơn 140 doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài đến từ hàng chục quốc gia, trong đó nhiều nước có nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) phát triển. - Mươi năm trước, cứ nghe khái niệm biến đổi khí hậu tưởng nó ở tận đẩu tận đâu ấy nhề? - Thì giờ nó đang tận đẩu tận đâu mà? - Nhầm! Nó đang ở làng ta rồi! - Hử? Mõ chớ có dọa mọi người nhé! - Mõ dọa thì ích lợi gì cho Mõ? - Chớ lí thuyết, Mõ hãy minh chứng bằng những ví dụ cụ thể đi! - Đây! Xưa làng ta chỉ có 4 mùa, xuân, hạ, thu, đông, đúng không? - Giờ vẫn thế! - Mọi người thiếu tinh tế quá! Phải biết lắng nghe lịch thiên nhiên. Lắng nghe trên từng tế bào của mình mới biết bây giờ không còn 4 mùa nữa… - Lý thuyết quá Mõ ơi! Theo Mõ thời tiết, khí hậu làng đang có mấy mùa? - Vô số mùa… - Mõ đang bị làm sao? Mõ đang bình thường đấy chứ? - Mõ bình thường như mọi người thôi! Cảm nhận của Mõ thấy, ngoài xuân, hạ, thu, đông giờ thêm mùa ngập… - Híc! - Không đúng à! Ngày xưa mùa mưa, nhưng làng đâu có ngập. Giờ, cứ mưa là ngập. Xưa mùa hạ nhưng không hạn, giờ chưa hè đã khô khát… - Ừ, Mõ có lí! Thêm mùa nào nữa Mõ? - Giờ con dân làng có thêm mùa ô nhiễm. Cứ vào vụ đông xuân, hay hè thu là làng mờ trong sương khói… - Làng ra quân mấy lần rồi nhưng thói quen đốt rơm rạ cứ tái diễn, đúng là một mùa tức ngực, khó thở… - Còn một mùa ám ảnh, cứ sắp đến Tết là người ta đào đường, tạo nên mùa ùn tắc… - Thôi, Mõ nhé! Đừng kê đếm thêm mùa gì nữa! Mõ phải giữ thương hiệu của làng. Làng ta chỉ là làng bốn mùa thôi. Nha! MÕ LÀNG Đừng kê đếm nữa! TIN TRIỂN LÃM QUỐC PHÒNG QUỐC TẾ VIỆT NAM 2024: Triển lãm diễn ra tại Sân bay Gia Lâm (Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội) mở cửa từ 9 giờ đến 17 giờ hàng ngày. Từ 13 giờ ngày 21/12 đến hết ngày 22/12/2024, triển lãm mở cửa miễn phí để người dân tới tham quan. Việt Nam sẽ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm do Tổng cục CNQP, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Binh chủng Tăng thiết giáp, Binh chủng Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và các công ty thương mại, dịch vụ của Bộ Quốc phòng nghiên cứu, chế tạo. Cần Thơ công bố sáp nhập 4 phường ở quận trung tâm Ngày 19/11, UBND quận Ninh Kiều (Cần Thơ) tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP. Cần Thơ giai đoạn 2023-2025. Theo đó, sáp nhập 4 phường An Phú, An Nghiệp, An Cư và Thới Bình (thuộc quận Ninh Kiều) thành phường mới lấy tên Thới Bình. Phường Thới Bình có diện tích tự nhiên gần 2km2, dân số hơn 56.300 người. Ban tổ chức cũng công bố nghị quyết của HĐND quận Ninh Kiều về việc phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND phường Thới Bình, nhiệm kỳ 2021-2026; quyết định của UBND quận Ninh Kiều về việc phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường Thới Bình, nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đề nghị tiếp tục thông tin, tuyên truyền Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần Thơ giai đoạn 2023-2025, đặc biệt tuyên truyền và triển khai việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức; không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức đảm bảo nguyên tắc thống nhất, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. CẢNH KỲ Yêu cầu thu giấy phép cửa hàng xăng dầu vi phạm Bộ Tài chính vừa có văn bản số 12311 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc phối hợp chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về hóa đơn điện tử từng lần bán hàng trong kinh doanh xăng dầu. Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo của các Cục thuế, so với thời điểm 31/3/2024, số cửa hàng bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp tự động kết nối để phát hành hóa đơn điện tử là 7.702 cửa hàng. Số cửa hàng dùng máy POS, máy tính bảng để nhập thông tin từng lần bán là 8.543 cửa hàng. Số cửa hàng dùng AI hoặc thủ công để nhập số liệu là 232 cửa hàng. Việc dùng giải pháp kết nối tự động để phát hành hóa đơn điện tử mỗi lần bán hàng đã giúp cập nhật dữ liệu kịp thời cho cơ quan thuế, hạn chế sự tác động của con người. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 52% số cửa hàng dùng máy POS, máy tính bảng để phát hành hóa đơn từng lần bán. PHẠM TUYÊN Ngày 19/11, UBND tỉnh Gia Lai cho biết, Sở Nội vụ đã có báo cáo về kết quả kiểm điểm theo kết luận số 06 (ngày 29/3/2024) của Thanh tra tỉnh Gia Lai. Theo đó, qua công tác thanh tra việc quản lý, sử sụng các nguồn kinh phí tại Sở Nội vụ từ năm 2020-2023 (riêng Ban Tôn giáo từ năm 2015-2023), tổng số tiền bị phát hiện chi sai quy định phải nộp ngân sách nhà nước theo quyết định của Chánh Thanh tra tỉnh Gia Lai là hơn 6,3 tỷ đồng (riêng Ban Tôn giáo hơn 5,3 tỷ đồng). Trước sai phạm trên, Giám đốc Sở Nội vụ đã ban hành quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với bà Đặng Nguyễn Thị Hồng Hoa (kế toán Sở Nội vụ) và bà Trần Thị Minh Hà (chuyên viên Ban Tôn giáo). Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ); Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy ban hành quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Hồ Hải Tần (Bí thư Chi bộ 3, Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng Ban Tôn giáo). Riêng ông Trần Đại Thắng (Phó Giám đốc Sở Nội vụ) bị yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc. Ngoài ra, trên cơ sở quyết định số 69 (ngày 7/6/2024) của Thanh tra tỉnh Gia Lai về việc thu hồi số tiền hơn 5,3 tỷ đồng của Ban Tôn giáo, các cá nhân liên quan đã chủ động, tích cực khắc phục với tổng số tiền hơn 1,6 tỷ đồng. Đối với số kinh phí còn lại, Ban Tôn giáo đang tiếp tục nghiên cứu phương án khắc phục. TIỀN LÊ Nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai bị kỷ luật
3 nThứ Tư n Ngày 20/11/2024 HÌNH MẪU THÀNH CÔNG TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Hội nghị mở đầu với Lễ phát động Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Phiên thảo luận về cuộc chiến chống đói nghèo. Tại đây, Tổng thống Brazil Lula da Silva khẳng định “xoá đói giảm nghèo không chỉ đảm bảo công bằng xã hội mà chính là điều kiện cốt lõi để xây dựng xã hội thịnh vượng và thế giới hòa bình”, đồng thời, công bố danh sách các nước sáng lập Liên minh, trong đó có Việt Nam. Phát biểu tại phiên thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các nước cần có quyết tâm chính trị cao hơn, nguồn lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn cho các chương trình, dự án cụ thể, thiết thực, hiệu quả hơn. Bởi theo Thủ tướng, xóa đói giảm nghèo không chỉ có ý nghĩa nhân văn cao cả, mà còn là một trong những nền tảng quan trọng nhất, tác động trực tiếp tới bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định trên toàn cầu. Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đã nêu bật những thành tựu của Việt Nam như một hình mẫu thành công trong xóa đói giảm nghèo. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề sau gần 40 năm chiến tranh, 30 năm bị bao vây cấm vận, với đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, đi đôi với khắc phục thiếu hụt về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, môi trường sống. Nhờ vậy, Việt Nam đã về đích sớm 10 năm trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc; trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ trên 58% vào đầu những năm 1990 xuống khoảng 1,9% năm 2024. Việt Nam đã vươn lên thuộc nhóm các nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhất là lúa gạo. Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẽ xoá toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025, về đích trước 5 năm so với mục tiêu đề ra. Người đứng đầu Chính phủ đã chia sẻ với các nước ba bài học kinh nghiệm của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo, đó là không hy sinh an sinh, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần; đặc biệt coi trọng của an ninh lương thực và xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế; lấy con người làm trung tâm, chủ thể ưu tiên đầu tư cho con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu. TIẾP XÚC, TRAO ĐỔI VỚI LÃNH ĐẠO CÁC NƯỚC Cũng trong ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự hội nghị. Tại cuộc tiếp xúc với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam coi việc phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam; mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai nhận thức chung cấp cao và các Tuyên bố chung, văn kiện đã ký kết trong các chuyến thăm cấp cao hai nước thời gian qua. Nhắc lại việc gặp Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị Cấp cao APEC vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh việc hai bên thường xuyên duy trì quan hệ tiếp xúc cấp cao là rất cần thiết, thể hiện sự thân thiết và tin cậy giữa hai nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Chính phủ hai nước thời gian qua và mong muốn tiếp tục có các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả triển khai các thỏa thuận và nhận thức chung giữa hai bên, tăng cường hợp tác thực chất, trước nhất là trong xây dựng 3 tuyến đường sắt kết nối hai nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cũng mong hai bên tiếp tục ủng hộ, phối hợp lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và trân trọng mời các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam sớm thăm Trung Quốc vào thời gian thích hợp. Gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn tình cảm và sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Joe Biden đối với sự phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và mong rằng trong thời gian tới, dù trên cương vị nào, Tổng thống Joe Biden cũng sẽ tiếp tục ủng hộ và đóng góp thiết thực cho quan hệ song phương. Vui mừng được gặp lại Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng thống Joe Biden khẳng định Thủ tướng Phạm Minh Chính là một người bạn tốt của Hoa Kỳ. Tổng thống Joe Biden bày tỏ vui mừng khi thấy, trong nhiệm kỳ của mình, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và khẳng định luôn ủng hộ cho mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam không ngừng phát triển… THÀNH NAM (từ Rio de Janeiro Brazil) Sáng 18/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro (Brazil), Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã khai mạc, với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”. Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị theo lời mời của Tổng thống Brazil, nước Chủ tịch G20 năm nay. Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế. Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ẢNH: NHẬT BẮC Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Ngày 19/11, theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “Phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng”, sau đó sẽ rời Brazil thăm chính thức Cộng hòa Dominica từ ngày 19 – 21/11. THỜI SỰ Tại tọa đàm Đường sắt tốc độ cao - Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt, diễn ra ngày 19/11, các chuyên gia và doanh nghiệp khẳng định, các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể đảm nhận các hạng mục công việc liên quan đến phần hạ tầng xây lắp có kĩ thuật phức tạp, yêu cầu khắt khe của dự án đường sắt này. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là vấn đề nhân lực. Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng khẳng định, nguồn nhân lực đang là thách thức lớn. May mắn tới nay, Trường Đại học Giao thông Vận tải đã có những đổi mới khi chiêu sinh thêm một số ngành học mới. Hy vọng sau 5 năm thực hiện xây lắp, Việt Nam sẽ có đội ngũ nhân lực mới, có thể cập nhật công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài. Ông Văn Hồng Tuân, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Cienco4 nói rằng, dự án đường sắt cao tốc là cơ hội và thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt nói chung và của Tập đoàn Cienco4 nói riêng. Nhân lực của tập đoàn Cienco4 tương đối nhiều nhưng đội ngũ kĩ sư và công nhân kĩ thuật trực tiếp còn thiếu. Trong khi đó, chất lượng công nhân trên thị trường ngày càng có sự giảm sút bởi sự dịch chuyển sang ngành nghề khác của các lao động. Ông nêu thực tế tại các công trường hiện nay, công nhân chủ yếu đến từ các dân tộc miền núi. Đây cũng chính là thực trạng ngay tại các trường đào tạo. “Mong rằng trong thời gian tới, khi triển khai đại dự án này sẽ có cơ chế, chính sách để phát triển được nguồn nhân lực trực tiếp trong xây dựng cũng như vận hành” ông Tuân nói. Ông Hoàng Năng Khang, Phó tổng giám đốc Tổng Cty Đường sắt Việt Nam cho hay, riêng lực lượng khai thác vận hành như lái tàu, không thể đợi xây dựng xong mới đào tạo ví dụ như để làm người lái tàu phải mất 5 năm đào tạo. “Chúng tôi đã làm việc với các đơn vị nước ngoài, họ mất ít nhất 8 năm để đào tạo. Nếu các lái tàu đang làm việc mà đưa đi đào tạo theo yêu cầu tàu cao tốc cũng mất ít nhất 3 năm. Các chức danh nhân viên điều động chạy tàu cũng mất 3-5 năm đào tạo”, ông Khang nêu. Do đó, trước mắt, đơn vị này giao Trường Cao đẳng Đường sắt liên kết với các đối tác nước ngoài để đào tạo. Ông Mai Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT Cty CP Tổng Cty Công trình đường sắt (RCC) cho rằng, để đào tạo kĩ sư đại học cần tới 4-5 năm, thêm 3 năm thực hành tại hiện trường, tổng thời gian cần tới 7-8 năm để đào tạo, chưa tính đến đánh giá năng lực có đáp ứng yêu cầu hay không. “Cần nhìn nhận thực tế, trong 2 năm tới để khởi động thi công được, không thể lao vào đào tạo nhân lực mà cần tìm giải pháp thông qua nhập khẩu lao động, nhập khẩu kĩ sư. Việc đào tạo dành cho chiến lược dài hơi trong 5 năm tới”, ông Phương khẳng định. NGHIÊM HUÊ DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO BẮC - NAM: Lo ngại vấn đề nhân lực Ông Mai Thanh Phương (bên phải) cho rằng trước mắt cần nhập khẩu nhân lực ẢNH: BÁO GIAO THÔNG
PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nói rằng, đào tạo nhân lực “có vấn đề”, “bị tắc nghẽn” nhiều năm nay. Nguyên nhân là do hệ thống giáo dục đào tạo không thống nhất, một phần thuộc quản lý của Bộ GD&ĐT, một phần thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Hai Bộ với hai quan niệm, cách thức tổ chức đào tạo khác nhau, ảnh hưởng đến cả quyền lợi của người học. Ông ví dụ việc chuyển hệ thống trường Cao đẳng về giao quyền quản lý cho Bộ lao động Thương binh và xã hội. Người dạy cũng thiệt thòi, dù nỗ lực cũng không được phong học hàm, học vị vì ở đó không có quy định. Vấn đề thứ hai là lâu nay phân cấp quản lý giáo viên ở các địa phương, trong đó giáo viên tiểu học, THCS do các quận, huyện quản lý, giáo viên THPT trực thuộc Sở GD&ĐT. Ngành giáo dục quản lý chuyên môn nhưng không có quyền tuyển dụng, điều động, bố trí phù hợp dẫn đến thừa thiếu cục bộ. Khi triển khai chương trình GDPT mới, thiếu trầm trọng giáo viên ở cấp học mầm non, tiểu học nên không ít nơi phải chắp vá, có đến đâu làm đến đó. Thực hiện chủ trương nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên ở bậc tiểu học, THCS hiện nay đòi hỏi phải bồi dưỡng, đào tạo lại. Tuy nhiên, các địa phương đưa giáo viên đi bồi dưỡng “tập thể” ở hội trường khó đảm bảo hiệu quả mà đòi hỏi phải được đào tạo, uốn nắn kỹ càng trong môi trường sư phạm, thậm chí đánh giá chuẩn đầu ra mới có thể triển khai chương trình mới. Hệ thống giáo dục đào tạo rất cần sự thống nhất, liên thông và quy về một mối để đảm bảo chương trình, quản lý chất lượng đầu ra cũng như tính toán cơ cấu nguồn nhân lực. Đó là việc sau một chặng đường, sẽ có bao nhiêu % học sinh học nghề, kỹ thuật viên, bao nhiêu em tiếp tục học lên để trở thành chuyên gia, nhà nghiên cứu. “Có được như vậy, chúng ta cũng cần định hướng và phân luồng tốt ngay từ bậc THCS, không nên dồn hết tất cả lên THPT vào ĐH và đầu ra không đảm bảo chất lượng, thiếu hụt kỹ năng, thất nghiệp”, PGS Nhĩ nói. YÊU CẦU TRÚNG VÀ ĐÚNG Cũng theo PGS, khi đào tạo nhân lực có nhiều điểm nghẽn sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội vì yếu tố con người đóng vai trò chủ đạo. Trong 3 gợi mở, định hướng cho ngành giáo dục cần làm trong thời gian tới, Tổng Bí thư đã dành trọn vẹn một nội dung để nói về “tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo” phải là những người “có đam mê, nhiệt huyết, kỹ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo, thật sự là những tấm gương để học sinh, sinh viên học tập, noi theo; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu”. PGS Nhĩ cho rằng, Tổng Bí thư đã yêu cầu rất đúng và trúng điểm nóng lâu nay của ngành. Muốn giáo dục có chất lượng, trước hết phải nâng cao 4 n Thứ Tư n Ngày 20/11/2024 NHÀ GIÁO BƯỚC KHỎI “VÙNG AN TOÀN” Cô Tạ Thị Vui, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội nhận thấy, xu hướng giáo dục kĩ năng công dân số cho học sinh tiểu học đang ngày càng phổ biến không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Cô Vui đưa ra biện pháp đổi mới hoạt động chuyển đổi số tại nhà trường, tạo môi trường giáo dục số, hình thành kĩ năng công dân số cho học sinh. Trường Tiểu học Vân Canh đã xây dựng môi trường giáo dục số bằng những lớp học mở để tạo nền tảng giao tiếp gần gũi giữa giáo viên - học sinh, tăng sự liên kết gia đình - nhà trường. Việc hình thành kĩ năng công dân số ở nhà trường được triển khai với hai giải pháp là xây dựng diễn đàn giáo dục trên môi trường số và tổ chức lớp học kết nối. Mục đích giúp học sinh hòa mình học tập, làm việc một cách tự nhiên trên môi trường số. Điều này giúp hình thành kĩ năng trên môi trường số, loại bỏ những tác động không tốt, hình thành động lực cho học sinh để trở thành những công dân số. Cô Vui xây dựng kênh diễn đàn trên website của nhà trường. Giáo viên với tư cách là quản trị sử dụng các công cụ để trao đổi, kết nối với phụ huynh, học sinh về các nội dung, nhiệm vụ học tập. Năm 2024 là thời điểm Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mạnh mẽ, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Đại học đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lí, đào tạo và hỗ trợ người học. Hai sản phẩm số của Trung tâm Công nghệ và Kinh tế số (ĐH Bách khoa Hà Nội) được công bố và triển khai ứng dụng tại ĐH này gồm hệ thống chữ kí số nội bộ và hệ thống xác thực bằng cấp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain. GIÁO DỤC CẦN MỘT SỰ HOÁN CỐT Tại buổi gặp gỡ đại diện nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục nhân dịp 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngành giáo dục phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”. Bộ Chính trị đã bàn thảo và quyết định sẽ ban hành nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết. Thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. Bộ đã tổ chức tập huấn và thực hiện thí điểm giáo dục kĩ năng công dân số ở cấp tiểu học tại 10 tỉnh, thành phố. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đang xây dựng khung năng lực số cho đội ngũ giáo viên. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, ngành đang tích cực thúc đẩy đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên để có kĩ năng, kiến thức cần thiết trong khai thác công cụ trí tuệ nhân tạo, giúp ích cho việc dạy và học. Ngành giáo dục đã phổ cập xong học bạ điện tử cấp tiểu học, năm học này bắt đầu triển khai ở bậc phổ thông. Ông Đào Mạnh Trinh, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thăng Long, Lâm Đồng cho biết, chuyển đổi số giáo dục làm đổi mới cách thức giảng - dạy truyền thống hướng tới phổ cập hóa và cá nhân hóa dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, cơ sở gặp phải một số thách thức và khó khăn như tâm lí ngại thay đổi khi một số giáo viên lo lắng về vấn đề công nghệ thay thế hệ thống giáo dục truyền thống và ngần ngại bước ra khỏi vùng an toàn. Chưa nhiều giáo viên có hiểu biết toàn diện về cách sử dụng các công cụ và giải pháp kĩ thuật số trong hoạt động dạy và học. Hạ tầng kỹ thuật và internet chưa đáp ứng yêu cầu. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, có lẽ thách thức lớn nhất của ngành giáo dục là đổi mới, vượt lên chính mình như một sự lột xác để phát triển. “Đứng trước kỉ nguyên vươn mình của dân tộc, giáo dục cần một sự hoán cốt từ bên trong, để hướng tới chất lượng cao hơn, tới nền giáo dục phát triển con người toàn diện, tạo ra những công dân tốt và nguồn nhân lực chất lượng cao”, Bộ trưởng nói. Giáo dục toàn thế giới đứng trước thách thức bởi sự bùng nổ về tri thức, thách thức của trí tuệ nhân tạo... Nền giáo dục mới sẽ thất bại nếu chỉ chạy theo trang bị kiến thức, nhưng sẽ là sai lầm nếu lại buông bỏ hoàn toàn kiến thức. Do đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cần trang bị những kiến thức cơ bản để học sinh lấy đó làm công cụ cho tư duy, dạy cho các em khả năng thích ứng và tự học để phát triển bản thân, bởi trước mắt là 4.0, rồi 5.0 và hơn nữa trong tương lai. NGHIÊM HUÊ Theo các chuyên gia, khi điểm nghẽn là nhân lực đã dẫn đến “tắc” nhiều thứ, tác động đến cả sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cần phải tháo gỡ vướng mắc, để hệ thống giáo dục đào tạo được quy về một mối và liên thông. Muốn dân tộc vươn mình thì không thể không chuyển đổi số và phổ cập công nghệ thông tin cho đội ngũ nhà giáo. Nhà giáo đón đầu xu thế mới sẽ tạo đà đổi mới giáo dục, tạo ra nguồn nhân lực mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Theo các chuyên gia, cấp thiết phải thống nhất, liên thông trong giáo dục Chuyển đổi số, phổ cập số hóa trong giáo dục cần sự đầu tư về người và vật chất ẢNH: THẾ ĐẠI Chiến lược “bình dân học vụ số” Tháo gỡ điểm nghẽn nguồn nhân lực “Chiến lược giáo dục thực sự là sự đột phá. Nó phá tan những rào cản cho sự phát triển, để nền giáo dục không còn lúc nào cũng bền vững trong sự vượt khó, vượt nghèo lúc nào cũng dạy tốt học tốt trong mọi hoàn cảnh khó khăn”. Bộ trưởng GD&ĐT NGUYỄN KIM SƠN KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
HỌC THAY PHẦN CÁC BẠN ĐÃ MẤT Trận lũ kinh hoàng vào đầu tháng 9 đã gây thiệt hại nặng nề tại thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Tại điểm trường Mầm non Làng Nủ thuộc Trường Mầm non số 1 Phúc Khánh, 7 em nhỏ mãi mãi không thể quay trở lại lớp học. Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, giờ đây điểm trường đã dần quay trở lại với nhịp học tập. Các cô giáo cũng dành thật nhiều tình yêu thương trong từng bài giảng để các em học sinh hứng thú với việc học tập. Để mỗi ngày đến trường của các em đều là những ngày vui và bình an. Ngay từ sáng sớm, các phụ huynh đã dẫn con, cháu mình đến lớp từ những ngôi nhà còn lại và các cụm dân cư khác. Những đứa trẻ rời vòng tay bố mẹ, lao vào ôm các cô như xa cách từ lâu, những tiếng đánh vần, đọc vần Tiếng Việt ngân vang trong lớp một cách tự nhiên, tràn đầy sức sống. Cô giáo Nguyễn Phương Nga - Hiệu trưởng Trường Mầm non số 1 Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai cho biết, hiện điểm trường Mầm non Làng Nủ có 37 em từ 2 đến 5 tuổi đang theo học, điểm trường đã trở lại học tập, giáo viên đã lồng ghép thời gian học sinh nghỉ lũ vào thời gian tiếp, để đảm bảo chương trình học sinh sẽ kết thúc đúng theo kế hoạch. Đến lớp học của các em học sinh 4 - 5 tuổi do cô Mai Hồng Nhung phụ trách vẫn vang lên những tiếng học bài của các cháu, những gương mặt thơ ngây, vô tư thường ngày đã trở lại với các cháu, không còn những kỷ vật, những bát cơm để trống, đồ chơi để dư, ghế để thừa ra trong lớp nữa. Thấy chúng tôi, cả lớp đều đồng thanh chào “Chúng con chào chú ạ”. Cô Mai Hồng Nhung chia sẻ, lớp có 5 bạn mất trong trận lũ quét lịch sử vừa qua, thời gian đầu, các bạn trong lớp do đã nhận thức được nên biết nguyên nhân sự vắng mặt của một số bạn không đến lớp, nhất quyết không cho các cô cất đi những đồ dùng của các em đã mất, đến những chiếc ghế, đồ chơi…cô giáo cố cất đi để mong các bạn nhanh quên đi, mong các bạn vơi bớt nỗi buồn nhưng không một ai đồng ý. Vừa nói trong nước mắt, cô Nhung kể, mỗi khi chơi gì, vẽ hay viết gì, các bạn trong lớp khi hoàn thành phần bài của mình đều làm giúp “bạn” bên cạnh. Đến cuối buổi học, khi cô giáo treo tranh, đánh giá, khen thưởng, các em cũng đều không quên quà của những người bạn đã qua đời của mình. Đôi khi trong bữa ăn, các em cũng không quên nhìn sang ghế, bát để trống bên cạnh, có lúc các bạn dừng ăn, khóc nức nở vì nhớ các bạn đã mất. “Nhiều lúc nhìn các em mà tôi không cầm được nước mắt. Các em nhiều lúc vô tình hỏi tôi về bạn Khôi, bạn Linh… mà tôi nghẹn ngào, vừa nhớ học sinh của mình, vừa động viên các em phải chăm ngoan, học giỏi, học cả phần của các bạn nữa”. HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG Để giúp các bạn vơi đi nỗi nhớ nhung, tập trung vào việc học, cô Nhung đã tìm tòi thêm những trò chơi, những cách dạy học gắn kết giữa giáo viên và học sinh, tăng cường các buổi giao lưu, nói chuyện, tâm sự với các bạn trong lớp. “Những ngày gần đây, các kỷ vật, đồ dùng của các những em học sinh không may thiệt hại do trận lũ quét một phần đã được cất đi, một phần bàn giao về phía gia đình, người thân. Trong các tiết học, cô giáo cũng sắp xếp lại ghế ngồi, chỗ ngồi để các em làm quen với các bạn mới. Đến giờ các bạn đã chuyên tâm vào học các bài mới, hòa đồng hơn với các bạn”, cô Nhung chia sẻ. Theo cô Nhung, một phần khác, sau bão lũ, nhà trường được tặng một sân chơi mới, đây là lần đầu tiên các em có một sân chơi đúng nghĩa với rất nhiều trò chơi hấp dẫn, các em cùng nhau chơi đùa, cười nói khiến tâm lý thoải mái hơn. “Ngày đầu tiên lắp ghép sân chơi các con còn không muốn về, nhưng tôi cũng động viên các con chơi thế rồi mai mình chơi tiếp. Sáng hôm sau, cô giáo chưa đến thì các bạn đã đứng đợi ở cổng trường để được vào chơi”, cô giáo Hoàng Thị Hoa - Giáo viên lớp 2 - 3 tuổi, điểm trường mầm non Làng Nủ, Trường Mầm non số 1 Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai chia sẻ. Cô Hoa chia sẻ thêm, các hoạt động ngoại khóa và sự tương tác giữa cô - trò là rất quan trọng trong giai đoạn hiện tại, các em mới chỉ 2 - 3 tuổi nên rất nhạy cảm về tâm lý, đặc biệt là sau khi chịu những cú sốc về tinh thần lớn như vậy. Do đó, bên cạnh công tác giảng dạy thì việc ổn định tâm lý của học sinh cũng được các cô giáo đặc biệt quan tâm, nhất là những bạn ở viện mới về. Lớp cô Hoa có 2 bạn học sinh mất tại Làng Nủ, ngay từ những ngày đầu biết tin, cô luôn là người đầu tiên xung phong vào nơi xảy ra lũ quét cùng mọi người tìm kiếm thi thể những nạn nhân xấu số, cũng là người khi điểm trường được trưng tập thành nơi ngủ, nghỉ cho các chiến sỹ bộ đội, công an đã ở lại nấu cơm, phục vụ. “Khi lực lượng cứu hộ rời Làng Nủ để thực hiện nhiệm vụ khác, giáo viên đã ngay lập tức dọn dẹp để đón học sinh trở lại. Tất cả đều mong muốn tạo ra một môi trường học tập tốt nhất trong điều kiện hiện tại, giúp trẻ sớm ổn định tinh thần và bắt nhịp với trường lớp”. VĂN ĐỨC Cơn bão qua đi, gác lại những đau thương, giờ đây điểm Trường Mầm non Làng Nủ thuộc Trường Mầm non số 1 Phúc Khánh, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã trở lại với nhịp học tập, hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai. Cô Nhung ân cần chỉnh lại việc đeo dép cho các em học sinh Cô Hoa chăm chút bữa ăn cho các em sau hoạn nạn đau thương tại Làng Nủ ĐIỂM TRƯỜNG LÀNG NỦ: Đã rộn tiếng cười Trên sân trường, các cô giáo cùng nhau trồng thêm những luống hoa, tô điểm những màu sắc mới cho ngôi trường nhỏ. “Ở đâu hoa nở, ở đó có hy vọng”. Mùa này, những đoá hoa đang nở rộ, gửi gắm niềm tin của cô và trò về 1 cuộc sống tươi đẹp phía trước. 5 n Thứ Tư n Ngày 20/11/2024 trình độ người dạy một cách thực sự, không bồi dưỡng kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Giáo viên cũng phải đổi mới phương pháp dạy học, có kiến thức về công nghệ thông tin ứng dụng được vào giảng dạy. “Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư cũng có một yêu cầu đó là cần “Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”. Việc này, rõ ràng cần phải được bắt đầu từ đội ngũ giáo viên để chính họ đào tạo học sinh, nguồn nhân lực trẻ cho tương lai”, PGS Nhĩ nói. TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) cũng đồng tình với quan điểm cần thiết phải gom các hệ đào tạo “về một mối” nhằm đảm bảo sự liên thông, thống nhất. Điểm nghẽn nguồn nhân lực thể hiện rõ nhất ở kết quả điều tra lực lượng lao động năm 2022 cho thấy, tỉ lệ lao động đổ ra thị trường chưa qua đào tạo rất cao. "Trình độ lao động hiện nay đang phân bố theo hình tháp ngược, trong đó trung cấp ít, CĐ, ĐH tăng cao. Rõ ràng, không có sự điều tiết, phân luồng sau THCS. Hơn 80% học sinh tốt nghiệp THCS lên THPT, trong khi học xong THPT nếu không vào ĐH, gia nhập thị trường lao động cũng không có tay nghề vì chương trình THPT hiện nay “trắng nghề”, ông Khuyến nói. Các chuyên gia cũng nhìn nhận, qua nhiều năm đổi mới nhưng giáo dục chưa thực sự có chuyển biến về “chất” đã minh chứng cho việc cấp thiết phải tiếp tục đào tạo đội ngũ nhà giáo, nhất là trong công cuộc đổi mới cách mạng 4.0. Khi ChatGPT ra đời. Nếu người thầy không học hỏi, không đổi mới sẽ có chuyện, trò giỏi hơn thầy. HÀ LINH Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS. Võ Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) nhìn nhận, trong kỷ nguyên mới, để đất nước vươn lên hùng cường, thịnh vượng chắc chắn phải đầu tư cho nguồn nhân lực. Muốn có nhân lực chất lượng cao phải quan tâm đến giáo dục từ sớm, từ cấp mầm non trở lên. “Để làm được điều này thì phải hết sức chú trọng đến chất lượng đội ngũ nhà giáo. Giáo viên ở tất cả các cấp học đều phải là những người đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, có tâm, nhiệt huyết. Có những người thầy giỏi mới cho “ra lò” những lứa học trò chất lượng”, ông nói. Hiệu trưởng dẫn chứng những năm gần đây, điểm chuẩn ngành sư phạm cao chót vót, nhiều ngành thí sinh phải đạt trên 9 điểm mới trúng tuyển. Đơn cử như Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, năm nay, ngành Sư phạm Lịch sử lấy 28.13 điểm, với 40 chỉ tiêu, có nghĩa là đầu vào cho những thầy cô giáo tương lai đã được chắt lọc, lựa chọn rất khắc nghiệt. Theo PGS. TS. Võ Văn Minh, giáo viên không chỉ giảng dạy mà còn phải học hỏi, tiếp thu những kỹ năng, kiến thức, thay đổi của thời đại để cập nhật cho bản thân và áp dụng phù hợp trong việc trồng người. Ông nêu thực tế, trong thời đại công nghệ số, trí tuệ nhân tạo tác động mạnh mẽ đến giáo dục, vì vậy phải chuyển đổi cách giảng dạy. Nhiều năm qua, nhà trường và đội ngũ giáo viên đã thay đổi rất căn bản. Trường đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếp cận, ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong dạy học. Các tiết học được hỗ trợ máy móc, thiết bị để bài học sinh động, tìm kiếm kết nối dữ liệu dễ dàng hơn. Đại học Sư phạm là trường thành viên có số ngành đào tạo bậc đại học nhiều nhất, quy mô đào tạo sau đại học cao nhất và số sinh viên quốc tế đông nhất của Đại học Đà Nẵng. Hiện nay, trường có tỉ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ chiếm 62,13%, gần gấp 2 lần trung bình chung của cả nước. THANH HIỀN PGS.TS. Võ Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) ẢNH: S.P Trong bài phát biểu chia sẻ, động viên với ngành Giáo dục dịp 20/11 năm nay, bên cạnh việc ghi nhận sự nỗ lực, đạt một số thành tích tốt, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra, nhân lực vẫn là một trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay. Hàng chục nghìn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, hoặc làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo, không chỉ gây ra lãng phí lớn, mà còn phản ánh rõ nét hạn chế của giáo dục đào tạo. KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Giáo viên không chỉ giảng dạy mà còn phải học hỏi, tiếp thu
NƠI XA NGÁI Tàu Thổ Châu 09 Phú Quốc đang đi bỗng nhiên giống như vấp phải tảng băng trôi. Con tàu nghiêng lệch hẳn về một bên khiến toàn bộ hành lý văng khắp nơi, tiếng người lao xao. Chưa phải là mùa mưa gió mà tàu đã lắc lư đến như vậy. Đó cũng là một trong những thử thách đầu tiên đối với những thầy cô từ đất liền ra xã đảo Thổ Châu, quần đảo Thổ Chu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để giảng dạy. Con đường từ đất liền ra đảo là cả một dặm trường, từ thành phố Rạch Giá đón tàu ra đảo Phú Quốc gần 100 km, sau đó chờ 5 ngày có một chuyến tàu để đi thêm 100 km nữa (khoảng 5 giờ) ra quần đảo Thổ Chu. Năm 1993, con tàu nhỏ chạy lạch xạch từ Phú Quốc ra tới quần đảo Thổ Chu đi mất 1 ngày. Năm ấy, 23 tuổi, thầy giáo dạy toán Đào Hữu Quốc, quê ở huyện đảo Phú Quốc, được người cha già là Đào Duy Sơn động viên ra đảo. Trên đảo lúc đó đã có 1 thầy giáo, 1 cán bộ y tế và bộ khung chính quyền mới thành lập. Thầy Quốc hồi tưởng: “Lúc mới lên đảo, cổ còn quấn cái khăn rằn, mặc áo cầu thủ bóng chuyền. Trời ơi, một ngày không giặt quần áo và nhét trở lại túi xách, vì thấy là tình hình không ổn chút nào, cầu cảng không có, lính hải quân chạy đò ra chở, chắc sáng mai trở về thôi, vì học trò cũng chỉ chục em”. Ông Nguyễn Thái Học, cán bộ xã Thổ Châu, thấy cậu giáo viên có vẻ lo ngại và quay lui, bèn động viên: “Em muốn về chứ gì, ở đây còn chú mà, cứ ở thêm vài tuần rồi về cũng không muộn gì”. Đại úy Đào Quốc Lâm, Trung đoàn trưởng 152, làm tư tưởng bằng cách kéo ngay ông giáo trẻ vào đội bóng chuyền. Vậy rồi thầy Quốc ở lại và sau này được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thổ Châu (kiêm hiệu phó Trường Tiểu học An Thới ở đảo Phú Quốc). VỢ LÍNH LÀM CÔ GIÁO Điều kiện khắc nghiệt, nhưng ngoài đảo vẫn có nhiều cô giáo. Cô Hồ Thị Thủy, sinh năm 1970, quê ở xã Long Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, cũng là giáo viên ở đảo. Cô kể, chồng là Đại úy Hà Văn Huy, công tác tại Tiểu đoàn 565 và sau đó được điều động ra quần đảo Thổ Chu và người vợ lính chấp nhận theo chồng để chia sẻ hơi ấm gia đình. Hằng ngày, vì thèm rau nên cô đi tìm từng vạt rau sam nhỏ mọc cằn cỗi trên nền đất vương vất mùi nước mặn. Bữa cơm nào có được tô canh rau sam đỏ là cảm thấy như được uống một liều thuốc bổ. Cô giáo Võ Thanh Kiều, vợ thầy Quốc, theo chồng ra đảo dạy học từ năm 1995. Cô Kiều kể về ấn tượng đầu tiên ở đảo: “Thấy bà con tội lắm, ra chợ chỉ thấy tay chứ không thấy tiền đâu hết”. Có nghĩa là bà con ở trên xã đảo Thổ Châu đi chợ là mua chịu toàn bộ vì không có tiền, sau đó thì mới tìm cách xoay xở và trả tiền. Cô Hà Thị Kim Oanh, quê ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, có chồng là Trung úy Bùi Trung Dũng, bộ đội đóng quân trên đảo. Vợ chồng cưới nhau năm 1991, đến tháng 4/1995, cô có mặt tại hòn đảo hiu hắt, vắng vẻ. Hành trình được cô kể lại là đi 4 ngày đêm từ Hải Phòng tới Kiên Giang, đi ra đảo Phú Quốc thời gian 7 giờ trên chiếc tàu gỗ nhưng vẫn chưa tới nơi, lại đón tàu đi tiếp 7 giờ nữa mới tới Thổ Chu. Nhìn gần 60 học sinh da đen láng, cô chỉ có tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 nên xin dạy hợp đồng lớp 1 và không quên cậu học sinh Lê Văn Phận, 15 tuổi, vẫn ngồi học trong lớp. Năm tháng sau, cô trở lại đảo Phú Quốc để theo học chương trình Trung cấp Sư phạm, đến năm 2001 tiếp tục đón 2 chặng tàu vào tận thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang để học chương trình nâng cao Đại học Sư phạm. HỒI ỨC 30 NĂM Tôi đặt chân ra xã đảo Thổ Châu khi địa phương vừa tổ chức kỷ niệm 30 năm thành lập xã đảo Thổ Châu, vì vậy đây là dịp nhiều người lắng đọng hồi ức. Cậu học trò nổi tiếng Huỳnh Bá Quen học đúp 7 năm lớp 1 vì suốt ngày đi đào củ mài về ăn, bây giờ cậu đã trở thành phụ huynh và gởi con cho các thầy cô giáo. Cậu học trò cá biệt Hồ Bảo Xuyên, học 3 năm chưa qua hết lớp 1 vì suốt ngày đi đánh bắt cá và hái rau rừng, bây giờ đã có con khôn lớn. Các thầy cô giáo kể chuyện, thời đó cứ hết giờ dạy, thầy trò lại lên núi để tìm xem loại lá nào có thể ăn được thay rau, vì cây trên đảo rất nhiều nhưng rau thiếu trầm trọng, nhiều người bị phù nề do ăn thiếu rau xanh. Các thầy cô tìm được nhiều loại lá có thể ăn như: tai tượng, lá cắc, lá giang; món rau cao cấp nhất là mít rừng nấu canh cá. Bà Đinh Thị Khuyển, vợ ông Huỳnh Văn Bình (Phó Chủ tịch HĐND đầu tiên của xã Thổ Châu), kể rằng, thời điểm đó, những đứa trẻ đen nhẻm mỗi khi thấy thầy Quốc trở về đảo, là ùa xuống, hốt sạch một đống bao đặt trên mũi ghe rồi khiêng về trường. Những chiếc bao thầy Quốc mang ra Thổ Chu bao gồm quần áo, mũ, dép, sách vở, đồ dùng học tập. Cứ vào bờ là thầy bắt đầu hành trình đi xin cho trò. Ông Nguyễn Thái Học, Chủ tịch UBND xã Thổ Châu đầu tiên, trở lại thăm đảo, kể về sự đóng góp của các thầy cô giáo, và giờ đây họ vẫn sống giữa trùng khơi xa xôi như ở Trường Sa. Điều ông Học băn khoăn là anh em giáo viên đã cống hiến 30 năm rồi, nhưng nơi định cư vẫn chưa được cấp sổ đỏ. LÊ VĂN CHƯƠNG Mỗi thầy cô giáo ở nơi đảo Thổ Chu xa xôi cách trở đều có một câu chuyện đời khó tin. Như ông giáo Đào Hữu Quốc, 53 tuổi, từng vừa làm thầy, vừa làm cha làm mẹ lũ trẻ. Và chuyện sau 30 năm bám đảo, nhưng thầy Quốc và nhiều thầy cô giáo vẫn chưa thể an cư. Nỗi niềm dạy học trên đảo Chia sẻ tại buổi lễ, cô Nguyễn Thụy Ngọc Trâm (giáo viên Trường Mầm non 4, quận 3) bộc bạch, bên cạnh niềm vui, công việc giáo viên mầm non cũng đi kèm không ít khó khăn, áp lực. Dù nhọc nhằn nhưng những kết quả tích cực trong việc chăm sóc trẻ được phụ huynh, đồng nghiệp và xã hội công nhận, giáo viên cảm thấy được sự động viên. “Giáo viên mầm non rất mong nhận được sự chia sẻ, trao đổi thông tin của phụ huynh để chúng tôi được trải lòng và thấu hiểu. Tất cả hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ”, cô Trâm nói. Với cô Đinh Lan Phương, giáo viên Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, giáo viên thuận lợi tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu hỗ trợ trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số. Dù vậy, bản chất của giáo dục, đặc biệt là giáo dục trẻ khuyết tật cần sự kiên nhẫn, tình yêu thương và đồng cảm. Công nghệ dù tiên tiến đến đâu cũng không thể thay thế được sự chăm chút, ân cần và đồng cảm từ thầy cô dành cho học trò. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, trong bối cảnh cả nước đang thực hiện đổi mới mạnh mẽ căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thành phố đạt nhiều mục tiêu lớn, trong đó có chuyển đổi từ giáo dục tri thức qua phẩm chất, năng lực người học; từng bước đưa tiếng Anh thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường. Những kết quả đáng khích lệ đó có được là nhờ sự lao động bền bỉ, đóng góp của mỗi cá nhân thầy, cô giáo, công chức, viên chức và nhân viên trong toàn ngành. Dù ở vị trí nào, trực tiếp hay gián tiếp làm công tác giáo dục, họ đều có những đóng góp đáng quý cho sự phát triển chung của toàn ngành. “Nhiều thầy, cô đã dành cả tuổi xuân, bền bỉ, kiên trì bên các em học sinh khiếm khuyết. Ngoài ra, còn có các anh, chị là nhân viên bảo vệ, y tế, hay các bộ phận gián tiếp khác trong các cơ sở giáo dục, các phòng giáo dục và đào tạo… đang ngày đêm cố gắng làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình vì sự nghiệp giáo dục chung, vì tương lai của thế hệ mai sau”, ông Hiếu nói. Dịp này, ngành giáo dục và đào tạo vinh danh 14 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và 50 cán bộ quản lý, giáo viên được trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024. Trong đó, 50 cán bộ quản lý, giáo viên nhận Giải thưởng Võ Trường Toản được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND TPHCM. ANH NHÀN Vợ chồng thầy Đào Hữu Quốc và cô Võ Thanh Kiều (và một số giáo viên khác) 30 năm bám đảo nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ ẢNH: VĂN CHƯƠNG Cô Hà Thị Kim Oanh nhận sách do Đồn Biên phòng Thổ Châu chuyển tặng ẢNH: VĂN CHƯƠNG Dành cả tuổi xuân bên học sinh khiếm khuyết Các nhà giáo nhận Giải thưởng Võ Trường Toản tại lễ vinh danh ẢNH: ANH NHÀN Sáng 18/11, Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, vinh danh Nhà giáo ưu tú và trao tặng Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024. 6 n Thứ Tư n Ngày 20/11/2024 KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==