Tiền Phong số 324

THỨ BA 19/11/2024 SÕ 324 0977.456.112 Hoa hậu Thanh Thủy được chào đón tại sân bay Tân Sơn Nhất ẢNH: PHẠM NGUYỄN cho ngành giáo dục 3 VẤN ĐỀ LỚN Niềm tin về nghề Cần đẩy mạnh xây dựng nhà trường thông minh Thầy trò vùng cao gượng dậy sau lũ TRANG 3+4+5 TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM: Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam ẢNH: ĐĂNG KHOA TRANG 2 TRANG 10 TRANG 7 TRANG 6 Nhất trí nâng cấp quan hệ lên ĐÕi tác chiến lược Lý giải của ngành đường sắt Thế hệ gen Z có dễ gãy vỡ? Miền Trung chủ động ứng phó bão Manyi VIỆT NAM-BRAZIL: GIÁ VÉ TÀU TẾT TĂNG: Từ i, tờ tới IT CHUYỆN HÔM NAY Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. XEM TIƒP TRANG 4 n THÁI AN TRANG 15 QUYƒT LIỆT, CÓ ĐỊA CHỈ KHU KINH TẾ VŨNG ÁNG – HÀ TĨNH: “TRẢM” LOẠT DỰ ÁN CHÂY Ì Thêm sứ mệnh vì cộng đồng Ở tuổi 22, Huỳnh Thị Thanh Thủy sở hữu hai vương miện danh giá của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2022 và Hoa hậu QuÕc tế 2024. Thành tích ấy cho thấy quá trình rèn giũa nghiêm túc, chỉn chu của Thanh Thủy. Vừa trở về từ Nhật Bản, tân hoa hậu kể nhiều kỷ niệm đẹp sau hành trình đáng nhớ. TRANG 8+9 HOA HẬU QUỐC Tƒ 2024 HUỲNH THỊ THANH THỦY:

2 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 19/11/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : LEÂ HUY n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA LET Chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva cho biết, với vai trò chủ nhà, Brazil đề cao và thúc đẩy các sáng kiến mang tính đột phá, giải quyết các thách thức toàn cầu, trong đó có thành lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và cải cách quản trị toàn cầu; cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ và tham gia tích cực các sáng kiến này. Về quan hệ song phương, nhìn lại chặng đường 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, quan hệ Việt Nam - Brazil đến nay hội tụ 5 điểm tương đồng, bổ sung chủ đạo, bao gồm: có lý tưởng tương đồng, tin cậy; có văn hoá bản sắc gần gũi; có nền kinh tế bổ trợ và thúc đẩy lẫn nhau; có tình cảm ấm áp, chân thành; có chung khát vọng hòa bình vươn lên mạnh mẽ. Trên cơ sở những điểm tương đồng đó, quan hệ Việt Nam - Brazil thời gian qua đã có những bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hai nước thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, kinh tế - thương mại tăng trưởng bền vững, đồng thời, hai bên cũng phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương. Bày tỏ thống nhất với những đánh giá của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng thống Lula da Silva nhất trí sẽ phối hợp triển khai các biện pháp tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước thời gian tới, bao gồm tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, đặc biệt ở cấp cao; phối hợp triển khai hiệu quả các văn kiện hợp tác đã ký kết. CÁC ĐỊNH HƯỚNG LỚN Với một tầm nhìn chung mang tính chiến lược nhằm đưa quan hệ hai nước phát triển sâu sắc, thực chất hơn nữa trên các bình diện song phương, khu vực và toàn cầu, nhân dịp này hai nhà lãnh đạo nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược với các nguyên tắc và định hướng lớn. Hai nhà lãnh đạo cũng chỉ đạo lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao sớm triển khai xây dựng và hoàn tất trong thời gian sớm nhất các nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil. Hai bên nhất trí sẽ phối hợp triển khai các biện pháp tăng cường quan hệ song phương tương xứng với khuôn khổ quan hệ mới, bao gồm tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, đặc biệt ở cấp cao; phối hợp triển khai hiệu quả các văn kiện hợp tác đã ký kết trong chuyến thăm tháng 9/2023 của Thủ tướng Phạm Minh Chính, gồm Hiệp định hợp tác giáo dục, Kế hoạch hành động triển khai biên bản ghi nhớ hợp tác về nông nghiệp và Kế hoạch hoạt động triển khai hợp tác giai đoạn 2024 - 2025 giữa hai Học viện Ngoại giao. Hai bên cũng nhất trí phối hợp sớm tổ chức phiên họp lần III Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Brazil về hợp tác Kinh tế và Thương mại, phiên họp lần thứ nhất Ủy ban hỗn hợp về khoa học và công nghệ và phiên họp lần thứ IX cơ chế Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao; đào tạo tài năng bóng đá trẻ; đồng thời thúc đẩy mở rộng khả năng hợp tác trong các lĩnh vực mới phù hợp với nhu cầu của hai bên như công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, nhiên liệu sinh học, bảo vệ môi trường, ứng phó chống biến đổi khí hậu. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng - an ninh và nhất trí tăng cường hợp tác đào tạo sỹ quan, công nghiệp quốc phòng và thương mại quốc phòng, hậu cần, quân y, gìn giữ hòa bình trên cơ sở Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng ký tháng 9/2023, thúc đẩy hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng... LUÂN DŨNG (từ Brazil) Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva trước hội đàm ẢNH: NHẬT BẮC Nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược Ngày 17/11, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva; hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Brazil lên Đối tác chiến lược và ra Tuyên bố chung. -Loa loa loa! Loa loa loa! Làng trên xóm dưới, đầu phố cuối phường, nghe cho tỏ tường, đưa con đi khám… -Khám gì hở Mõ? -Ơ kìa, hỏi lạ! Khám bệnh chứ còn khám gì nữa? -Có mất tiền không? -Mất tiền là khi có bệnh mới đến chẩm bệnh, bốc thuốc. Đây khám miễn phí, tầm soát bệnh tật thôi. Mọi người nhớ lịch nhé, đến khám đấy… -Không đi được không Mõ? -Mọi người làm sao thế? Không mất tiền. Đến để y, bác sĩ chẩn bệnh. Có bệnh thì mua thuốc thang chữa sớm. Không bệnh thì lạc quan, tin tưởng sống lành mạnh. Sao lại không đi? -Không mất tiền nhưng mất thời gian, với lại, nhiều khi mua bệnh vào người… -Này! Mõ khuyên, mọi người nên cân nhắc khi phát ngôn. Căn cứ, cơ sở nào để mọi người nhìn nhận về một chương trình đầy nhân văn theo hướng tiêu cực như vậy? -Nhìn thiên hạ đoán làng mình thôi… -Thiên hạ họ làm sao? -Thông tin cho Mõ nắm nhé! Hôm rồi làng bên cũng tổ chức khám bệnh miễn phí. 960 cháu trong tuổi ăn học là đối tượng được quan tâm. 6 y bác sĩ cật lực khám trong 450 phút. Các bậc phụ huynh nhấp nhổm lo lắng khi mỗi cháu được thăm khám 30 giây. Hỏi Mõ, trong 30 giây thì các y, bác sĩ sẽ chẩn được gì ngoài nhìn mặt, ghi phiếu? Với quỹ thời gian đó, dẫu có là thần y cũng bó tay… -Híc. Mọi người thông cảm và chia sẻ. Miễn phí mà… MÕ LÀNG Miễn phí TIN 80 năm vững bước dưới cờ Đảng Chiều 18/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam - 80 năm vững bước dưới cờ Đảng”. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội và các ban, bộ, ngành T.Ư. Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy T.Ư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh,Hội thảo cần tập trung thảo luận, làm sâu sắc hơn giá trị truyền thống quý báu của Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam anh hùng sau 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự tin yêu, nuôi dưỡng, đùm bọc và che chở của nhân dân. Hội thảo cần tiếp tục luận giải, làm nổi bật những vấn đề đặt ra đối với Tổng cục Chính trị trong thực hiện vai trò tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước, Quân ủy T.Ư các chủ trương, giải pháp xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội; gắn với sự quản lý thống nhất của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị trong tình hình mới. Kết luận Hội thảo, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư Nguyễn Xuân Thắng, khẳng định: Qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, vững bước dưới cờ Đảng, Tổng cục Chính trị đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, luôn xứng đáng là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội. Hội thảo cũng khẳng định, thông qua hoạt động thực tiễn sinh động, Tổng cục Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân triển khai thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của Quân đội, với phương châm: “Ở đâu có bộ đội, ở đó có hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị” và bảo đảm công tác Đảng, công tác chính trị luôn là “Linh hồn và mạch sống” của Quân đội ta. NGUYỄN MINH VIỆT NAM-BRAZIL: Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và đánh giá cao Brazil sẽ có đoàn tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam vào tháng 12 tới, trong đó có Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer, tin tưởng sự hiện diện của phía Brazil sẽ góp phần tích cực cho thành công của sự kiện rất quan trọng của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

3 Thứ Ba n Ngày 19/11/2024 NIỀM TIN VỀ NGHỀ Đại diện cho các nhà giáo, GS.TS Đặng Hoàng Minh, Trường Đại học (ĐH) Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói lên mong muốn của nhà giáo hiện nay. Bà nói: “Chúng tôi cũng mong muốn mọi cơ sở giáo dục đều tạo môi trường, điều kiện và động lực để đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học được phát huy vai trò, được tin tưởng giao nhiệm vụ, được tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng, học thuật; được tạo điều kiện phát triển sức sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy; được tinh giản thủ tục hành chính trong khoa học và được cống hiến hết mình, đóng góp cho sự phát triển của đất nước”. Theo GS Minh, những chính sách về phát triển nhân lực nhà giáo sẽ là động lực quan trọng giúp ngành tiếp tục đổi mới và cống hiến. Bà cũng chia sẻ rằng, đội ngũ nhà giáo rất tin tưởng vào sự dẫn dắt, quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của ngành, có thể nói tinh thần đổi mới giáo dục hiện diện ở hầu hết các nơi trên cả nước. Đặc biệt, thầy cô rất phấn khởi, tự hào với sự hiện diện của cá nhân Tổng Bí thư trong sự kiện của ngành; cũng như rất có niềm tin về nghề, về sự phát triển của ngành qua nhiều thông điệp, phát biểu, chỉ đạo của ông trong thời gian vừa qua về chủ trương xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, đội ngũ nhà giáo. “Chúng tôi cũng kì vọng, Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT sẽ quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, ưu tiên đầu tư vun cao, đầu tư cho các cơ sở giáo dục trọng điểm”, bà Minh đề xuất. ĐỔI MỚI GIÁO DỤC CHƯA TẠO CHUYỂN BIẾN MẠNH MẼ Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những thành tựu mà ngành giáo dục đã đạt được trong thời gian qua. Ông khẳng định lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, giáo dục, đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những kì tích phát triển của dân tộc. Bên cạnh kết quả, Tổng Bí thư thẳng thắn nhìn nhận, đổi mới giáo dục, đào tạo tuy đã triển khai hàng chục năm nhưng cơ bản chưa thật sự chuyển biến về chất, chưa đáp ứng kì vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. “Nhân lực vẫn là một trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay”, Tổng Bí thư nói. Ông nêu một số hạn chế của giáo dục, đào tạo kéo dài nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm, như: thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, còn lúng túng. Chất lượng giáo dục ở các cấp học còn hạn chế; giáo dục ĐH vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành; chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường. Hàng chục nghìn cử nhân, kĩ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, hoặc làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo, không chỉ gây ra lãng phí lớn, mà còn phản ánh rõ nét hạn chế của giáo dục đào tạo. Phương pháp giáo dục chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kĩ năng và phẩm chất cho người học; hiệu quả đầu tư giáo dục chưa tương xứng với chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi, mù chữ, tái mù chữ ở vùng sâu, vùng xa rất trăn trở. Đội ngũ nhà giáo vẫn còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về năng lực chuyên môn, chưa tích cực đổi mới; một bộ phận nhỏ vẫn còn có biểu hiện vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng xấu trong dư luận. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục; trong khi xã hội hóa các nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn. Tổng Bí thư nhìn nhận, thế giới đang trong thời kì thay đổi có tính thời đại, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; trong đó cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực quyết định cơ hội phát triển của mỗi nước được xác định là cốt lõi. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao…đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. GỢI MỞ 3 VẤN ĐỀ LỚN Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở cho ngành giáo dục 3 vấn đề lớn. Trong đó, mục tiêu cao nhất hiện nay phải tập trung thực hiện cho bằng được, đó là hoàn thành sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, hoàn thành mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỉ nguyên vươn mình của dân tộc trong nhiệm kì Đại hội XIV của Đảng. Ở mục tiêu này, Tổng Bí thư yêu cầu chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; bám sát quan điểm, mục tiêu phát triển đất nước để xác định nhu cầu, nội dung đào tạo, trên cơ sở đặt hàng của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động với nhà trường; kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong giáo dục đại học và sau đại học, trong đó các nhà giáo đồng thời là những nhà khoa học của chuyên ngành mình giảng dạy. Chuyển mạnh giáo dục ĐH từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kĩ năng, dạy cách học, cách tư duy là chủ yếu. Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Thứ hai, Tổng Bí thư chỉ ra một số công việc ngành giáo dục cần làm ngay như có giải pháp xoá hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, trong đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”; tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi; bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết mà Đảng đã đề ra. Thứ ba, tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục có đức, có tài, là những người có đam mê, nhiệt huyết, kĩ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo; thật sự là những tấm gương để học sinh, sinh viên học tập, noi theo; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục yên tâm công tác. Đặc biệt là đội ngũ nhà giáo công tác tại vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hải đảo. Có giải pháp đột phá để phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, vừa làm việc trong ngành giáo dục, đồng thời cống hiến ở ngành, lĩnh vực khác. Xây dựng môi trường học tập thật sự lành mạnh, có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với gia đình, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của gia đình và trách nhiệm của xã hội. NGHIÊM HUÊ Ngày 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư động viên, chia sẻ với các nhà giáo; đồng thời, gợi mở cho ngành giáo dục một số vấn đề. Tổng Bí thư Tô Lâm tặng hoa chúc mừng các nhà giáo tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam ẢNH: DƯƠNG TRIỀU 3 vấn đề lớn cho ngành giáo dục Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định đổi mới giáo dục ở chặng đường tiếp theo về thực chất là sự đổi mới ở chiều sâu của chính lực lượng nhà giáo. Giới hạn của nhà giáo chính là giới hạn của nền giáo dục, giới hạn của nền giáo dục chính là giới hạn phát triển của một quốc gia. Nhà giáo chúng ta cần biến những giới hạn trở thành không giới hạn. TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM: “… về một số công việc cần làm ngay gồm có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, trong đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”. Thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết”. Tổng Bí thư TÔ LÂM KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

4 n Thứ Ba n Ngày 19/11/2024 Sáng 18/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến thăm, chúc mừng cán bộ, giảng viên, nhân viên Học viện Kỹ thuật Quân sự nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Tham gia đoàn có Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được trong đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển Học viện. Ông Nghĩa đề nghị Học viện tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, bám sát, thực hiện hiệu quả quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong các nghị quyết của Trung ương, Quân ủy Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ; phát triển công nghiệp quốc phòng; xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu xây dựng, hiện đại hóa Quân đội, phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đặc biệt, Học viện cần tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo; chủ động xây dựng chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, an toàn thông tin, tự động hóa...; đẩy mạnh xây dựng nhà trường thông minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật quân sự hàng đầu của Quân đội và đất nước. TTXVN Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tham quan trưng bày thực tế ảo ẢNH: TTXVN TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO T.Ư THĂM HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ: KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM CHUYỆN HÔM NAY Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên, Chính phủ thảo luận, rồi tán thành 6 vấn đề cấp bách nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra, trong đó xác định nhiệm vụ thứ hai là “Mở chiến dịch chống nạn mù chữ”. Ngày 8/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký các sắc lệnh về giáo dục, trong đó có sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, quy định mọi người phải ra sức diệt giặc dốt (đi liền với diệt giặc đói và giặc ngoại xâm). Ngày 14/9/1945, Chính phủ ban hành Nghị định bãi bỏ tất cả các loại học phí và lệ phí thi cử ở tất cả các bậc học. Ngày 8/10/1945, đến dự buổi khai giảng lớp Huấn luyện cán bộ Bình dân học vụ đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu khẩu hiệu: “Chống nạn thất học cũng như nạn ngoại xâm”. Ngày 25/11/1945, Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kháng chiến, kiến quốc nêu rõ: “… tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy học nhồi sọ, cổ động văn hoá cứu quốc”. Chỉ thị xác định tính chất của nền giáo dục với “3 nguyên tắc: khoa học hóa, đại chúng hóa, dân tộc hóa”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận đóng góp của các giáo viên dạy học xóa mù chữ: “Anh chị em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng tăm. Anh chị em là những người vô danh anh hùng”. Năm 1945, có tới 95% dân số thất học, có những làng không một ai biết chữ. Đến cuối năm 1958, vùng đồng bằng và trung du miền Bắc cơ bản xóa xong nạn mù chữ; 93,4% người dân (12-50 tuổi) biết đọc, biết viết. Ở miền Nam, đến năm 1975, còn 30% người dân mù chữ; đến cuối tháng 2/1978, tổng cộng 21 tỉnh, thành phố cơ bản xóa mù chữ. Ôn cố tri tân để thấy rằng, chủ trương, quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước luôn luôn nhận được sự đồng tình, hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân, sáng mắt sáng lòng, chung sức đồng lòng tạo ra đột phá, làm nên kỳ tích; bình dân học vụ là phong trào quần chúng linh hoạt, sáng tạo, là nền tảng của giáo dục thường xuyên, cho thấy sự quan trọng của việc học tập suốt đời, “học, học nữa, học mãi”. Ngày nay, chúng ta cần phong trào bình dân học vụ mới để thúc đẩy việc hòa nhập số cho cá nhân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững, xây dựng xã hội công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số hóa. Phong trào bình dân học vụ số sẽ trang bị cho mọi tầng lớp xã hội các kỹ năng cơ bản về kỹ thuật số, giúp giảm bớt khoảng cách số, tạo điều kiện để mọi người (bất kể độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi sinh sống) có thể tham gia và hưởng lợi từ các tiện ích của công nghệ trong thời đại số hóa. Nội hàm của phong trào có thể là: tiếp cận kiến thức cơ bản về công nghệ số; phát triển kỹ năng số cơ bản; nâng cao nhận thức về an toàn, đạo đức số; khuyến khích ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất; đảm bảo tính công bằng, phổ quát trong tiếp cận công nghệ… Ghi nhớ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, các thế hệ con cháu của Người không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, tận dụng các cơ hội để dân tộc Việt Nam ngày càng hùng mạnh. Câu hát bình dân học vụ xưa “I, T giống móc cả hai / I ngắn có chấm, tờ dài có ngang” nay trở thành “IT công nghệ thông tin / Số hóa mạnh mẽ vững tin vươn mình”… TH.A Từ i, tờ tới IT TIƒP THEO TRANG 1 Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhìn thẳng vào thực trạng giáo dục-đào tạo và thách thức; khẳng định đổi mới giáo dục là một xu thế không thể đứng ngoài; đưa ra các giải pháp trọng tâm và cấp bách; nhấn mạnh tinh thần và trách nhiệm tập thể; phác thảo tầm nhìn hướng tới tương lai. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, đặc biệt về chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới giáo dục không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là chiến lược sống còn để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển dài hạn. Những mục tiêu cụ thể được đặt ra, như đưa Việt Nam vào nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về công bố quốc tế hoặc có trường đại học lọt vào top 100 thế giới, là ở mức cao nhưng hoàn toàn khả thi nếu có quyết tâm và chiến lược đúng đắn, các giáo viên, giảng viên, cán bộ giáo dục nhận định. Nhiều người cũng bày tỏ ấn tượng với các nhóm giải pháp chính mà Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra. Về cơ sở hạ tầng và tài chính, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tối thiểu 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa và huy động nguồn lực từ nhân dân. Về nội dung giáo dục, chuyển đổi mạnh mẽ phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, chú trọng rèn luyện kỹ năng và thực hành; tăng cường liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để đảm bảo đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Về nhân lực giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo có đức, có tài, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Việc luân chuyển, thu hút nhân tài và tạo động lực cho giáo viên, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, được nhấn mạnh như một nhiệm vụ ưu tiên. “Thấy một số học sinh học giỏi, nhưng không đủ điểm vào trường chuyên, trường công, trong khi gia đình không thể cho con theo học trường tư đắt đỏ, tôi thấy rất xót xa. Rồi thấy không ít sinh viên tốt nghiệp giỏi lý thuyết mà yếu thực hành, không được tuyển dụng, nằm nhà để bố mẹ nuôi, tôi cũng thấy xót xa. Chính vì vậy, rất mong các giải pháp của Tổng Bí thư, nhất là liên quan ngân sách, nguyên lý giáo dục “học đi đối với hành”, phương pháp dạy học “lấy người học làm trung tâm” được thực hiện toàn diện, triệt để, giúp gỡ bỏ nhiều nút thắt không chỉ trong giáo dục-đào tạo mà còn trong phát triển kinh tế-xã hội”, cô giáo Triệu Thu An (Trường THCS Tân Triều, Hà Nội) nói. Trong khi đó, nghiên cứu sinh Bùi Ngọc Quang (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) bày tỏ hy vọng “những việc cần làm ngay” mà Tổng Bí thư chỉ ra sẽ sớm được đưa vào cuộc sống, nhất là thực hiện phong trào bình dân học vụ số, “vì phong trào này sẽ là cú hích để giáo dục đổi mới nội dung và phương pháp, chuẩn bị cho người học những kỹ năng thiết yếu trong kỷ nguyên số, tạo ra lực lượng lao động số sẵn sàng thích nghi với mô hình kinh tế tri thức, góp phần cải thiện năng suất lao động, thúc đẩy sáng tạo và tăng trưởng kinh tế bền vững, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. THÁI AN Nhà giáo cảm động trước những lời tâm huyết Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, nhiều giáo viên phổ thông, cán bộ, giảng viên đại học nói rằng, họ rất cảm động, cảm kích trước những lời gan ruột của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục sáng 18/11, coi đó là kim chỉ nam cho hành động trong thời gian tới. Cần đẩy mạnh xây dựng nhà trường thông minh Chuyển đổi số là quá trình phát triển tất yếu đáp ứng yêu cầu phát triển ẢNH: DANGCONGSAN.VN

Di chuyển từ trung tâm thành phố Hòa Bình qua những con đường quanh co, chúng tôi có mặt tại điểm trường nơi địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại vô cùng khó khăn. Ở đây, chúng tôi gặp thầy Xa Văn Phanh - người đã gắn bó với trường suốt 27 năm qua. Nhớ lại ngày đầu lên Nánh Nghê công tác vào năm 1997, thầy Phanh kể: “Khi đó chưa có đường bộ, tôi phải đi thuyền ngược lòng hồ Hòa Bình. Nơi đây bốn bề là núi rừng, bà con còn thiếu thốn cả cái ăn, cái mặc, nên chuyện học hành không được chú trọng”. Các thầy cô phải lặn lội từng nhà để vận động phụ huynh cho con đến trường, bởi việc học sinh nghỉ học giữa chừng rất phổ biến. Nhờ mô hình bán trú được triển khai trong 10 năm qua, học sinh từ các xóm xa được hỗ trợ chi phí ăn ở và học tập, giúp tỷ lệ chuyên cần tăng lên, chất lượng giáo dục cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ, tuyến đường dẫn đến xã Nánh Nghê thường xuyên sạt lở, lũ quét làm gián đoạn việc giảng dạy. Không quản ngại hiểm nguy, các thầy cô tìm mọi cách để đến trường, đảm bảo việc dạy học không bị gián đoạn. Với các thầy cô trẻ, những ngày đầu “cắm bản” là thử thách lớn. Cô Bùi Thị Loan, 24 tuổi, chia sẻ: “Lần đầu sống ở xã vùng cao, màn đêm yên tĩnh chỉ có tiếng gió, tôi rất nhớ nhà. Con đường lên các điểm trường thì cheo leo, đi lại khó khăn, nhiều khi phải ngủ lại trường hàng tháng trời trong mùa mưa bão”. Cô Đinh Thị Kiền, người phải ở lại trường cả tuần và chỉ về nhà vào cuối tuần, tâm sự: “Dù biết vất vả, nhưng khi dạy học và ở bên các em nhỏ, tôi càng thêm yêu nghề, muốn cống hiến hết mình để giúp các em có cơ hội thay đổi cuộc sống”. Hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhiên cho biết: “Trường hiện có 33 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 258 học sinh, chủ yếu là người dân tộc Tày, Mường, Dao. Trong đó, điểm trường xa nhất cách trung tâm xã 18km. Đường sá khó khăn, cơ sở vật chất hạn chế, đặc biệt vào mùa mưa lũ thường xuyên sạt lở”. Đáng tự hào, nhiều giáo viên trẻ như cô Lý Thị Lan và cô Bàn Thị Hải từng là học sinh của trường Đồng Nghê, nay trở lại giảng dạy, tiếp nối sứ mệnh “gieo chữ”. Theo ông Đỗ Đức Thành, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Đà Bắc, xã Nánh Nghê thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nhưng nhờ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các thầy cô đã nhận được sự động viên kịp thời. Sự hy sinh của họ không chỉ là cống hiến cho giáo dục mà còn góp phần thay đổi diện mạo vùng cao, mang lại hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em nơi đây. TRẦN TRỌNG VƯỢT QUA NGHỊCH CẢNH Đến giờ cô Lương Thị Trang, giáo viên Trường Mầm non Tân Dương, huyện Bảo Yên (Lào Cai), vẫn chưa hết bàng hoàng. Ngôi nhà thân yêu, nơi cả gia đình sinh sống ấm êm ở thị trấn phố Ràng đã bị cuốn trôi. Cô Trang kể, sáng 9/9, khi cả nhà vừa thức giấc đã thấy nước lũ dâng tứ bề. Gửi con sang bà ngoại, cô và chồng chạy vội đến nơi nước ngập sâu hơn để hỗ trợ những gia đình khác cứu đồ. Khi quay lại, ngôi nhà cấp 4 của gia đình cùng toàn bộ đất đai, tài sản đã bị cuốn trôi. “Tôi bàng hoàng, bật khóc. Mất nhà đúng ngày sinh nhật của con trai. Hôm đó con hỏi, mẹ ơi mình tổ chức sinh nhật ở đâu mà không biết phải nói với con thế nào”, cô Trang nhớ lại. Phút chốc rơi vào cảnh trắng tay nhưng không hề gục ngã, cô Trang tự trấn an mình phải gác lại nỗi lo của bản thân để tiếp tục công việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ thật tốt. Cô cùng các thầy cô giáo xắn tay vào dọn dẹp trường lớp, rà soát các gia đình học sinh chịu ảnh hưởng, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ để các em vơi bớt khó khăn. Nhờ đó, việc dạy không bị ngắt quãng, học sinh đã có những bữa ăn đầy đủ. Hiện cả gia đình 4 người của cô Trang vẫn ở nhờ nhà chị gái của chồng. Từ 1/7, Nhà nước điều chỉnh chế độ tiền lương, thu nhập của giáo viên mầm non tạm ổn nhưng cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống, lo học hành cho hai con. Chồng cô Trang làm công việc tự do, thu nhập bấp bênh. Nghĩ về tương lai, cô không khỏi lo lắng lấy tiền đâu để mua đất, dựng lại mái nhà. Từ nhỏ đã mơ ước trở thành cô giáo dạy Ngữ văn, tốt nghiệp THPT, cô thi ĐH nhưng năm đầu tiên không trúng tuyển. Cô đã khăn gói về Hà Nội làm thêm kiếm tiền để luyện thi với quyết tâm theo đuổi ước mơ. Muốn con ở gần nhà, mẹ cô Trang đã gọi về học trung cấp sư phạm mầm non. Tốt nghiệp năm 2010, cô Trang gắn bó với nghề đến nay đã gần 15 năm. “Dạy mầm non vất vả hơn các bậc học khác vì trẻ còn nhỏ. Tất cả các việc vệ sinh, ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt đều cần tới sự chăm sóc, hướng dẫn của cô. Lắm lúc rất mệt nhưng cứ nhìn thấy nụ cười, ánh mắt thơ ngây của trẻ mình dường như quên hết mọi vất vả. Càng làm nghề càng thấy say sưa, gắn bó”, cô trải lòng. NGƯỜI CHA, NGƯỜI MẸ THỨ HAI Đến giờ, mỗi khi nhớ lại thảm họa sạt lở đất ở thôn Làng Nủ, thầy Phạm Đức Vinh, Hiệu trưởng Trường TH-THCS số 1 Phúc Khánh (Lào Cai), vẫn không cầm được nước mắt. 13 học sinh của trường đã mãi mãi dừng lại tuổi học trò hồn nhiên. Thầy kể, xuống Làng Nủ, chứng kiến cảnh bùn đất sình lầy, thầy đã nhanh chóng quyết định đón tất cả trẻ ở điểm trường lẻ về điểm chính để lo cho các em. Điểm trường chính trước đó có chừng 100 học sinh, đón thêm hơn 100 em về, sinh hoạt vốn đã khó khăn nay càng thiếu thốn tứ bề. Những phòng học chức năng tạm thời được bố trí thành nơi ăn ở. Trong những ngày biến động đó, thầy Vinh yêu cầu các thầy cô giáo ngoài dạy học phải sắm vai người cha, người mẹ thứ hai của học trò để động viên, an ủi học sinh chịu cảnh mất mát người thân. Thầy đến từng lớp trò chuyện, truyền động lực giúp các em vượt qua nghịch cảnh, cố gắng học tập để lớn lên trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy Vinh cho biết, đến thời điểm này, hoạt động dạy học đã đi vào nền nếp. Điểm trường ở Làng Nủ sẽ được hồi sinh ở một nơi mới với 2 lớp học dành cho học sinh lớp 1, lớp 2. Hai học sinh bị thương nặng phải điều trị ở Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai đã ra viện, quay lại trường học. “Riêng Bảo, học sinh lớp 2, mồ côi cả cha lẫn mẹ, khi quay lại trường, con trầm buồn, ít nói, ít cười hơn. Hôm trước, thầy xin ông bà cho xuống thị trấn chơi, thăm anh Phúc (anh trai Bảo), con chần chừ một lúc mới đồng ý đi”, thầy Vinh kể. Cô Lê Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà (Lào Cai), nói rằng, dịp này, nhà trường, thầy cô cùng học sinh đang say sưa tập luyện văn nghệ để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. “Bão lũ, mất mát xảy ra, nhà trường và các thầy cô đã nhanh chóng quay lại dạy học để các bậc phụ huynh yên tâm làm công việc của mình”, cô Liên nói. Trong chuyến từ thiện, trao sổ tiết kiệm cho học sinh mồ côi do báo Tiền Phong tổ chức tại huyện Bắc Hà (Lào Cai) hồi tháng 10, cô Liên có mặt, buồn bã vì trường có trẻ mồ côi “được nhận sổ”. Cô kể, bão lũ ập về khiến các điểm trường ngập ngụa bùn đất, có nơi hư hỏng hầu hết tường rào, bếp, nhà vệ sinh. Trường có 243 em thì hàng chục em ở điểm trường lẻ phải theo gia đình di dời vì ở trong khu vực có nguy cơ sạt lở. Một số thầy cô có nhà cửa bị ngập, một giáo viên có nhà xây lâu năm khi ngấm nước không còn đảm bảo an toàn, phải đi ở nhờ. Khó khăn, vất vả là vậy, nhưng nhà trường, giáo viên đều nỗ lực hết mình dọn dẹp, hỗ trợ học sinh từ điểm lẻ ra điểm chính học tập nhằm đảm bảo an toàn. Có nơi, học sinh phải học ghép nhưng đến nay công tác dạy học ổn định, các con đến trường vui tươi, được ăn bán trú không sót ngày nào. “Điều may mắn là nhà trường có đội ngũ giáo viên luôn tâm huyết với nghề, luôn hết lòng vì học trò”, cô Liên nói. HÀ LINH Bão số 3 kèm theo cơn lũ dữ đã cuốn đi trường lớp, nhà cửa và sinh mạng của nhiều học sinh... Nhưng vượt lên tất cả, thầy cô gắng gượng động viên nhau phải vững vàng, mỗi ngày đến lớp, quan tâm từng học sinh, nhất là các em thiệt thòi. Cách thành phố Hòa Bình hơn 90km, để đến được Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Đồng Nghê (xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc), các thầy cô giáo phải mất gần 4 giờ vượt qua con đường đèo dốc hiểm trở. Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng tình yêu nghề và lòng tận tụy đã giúp họ kiên trì mang con chữ đến vùng cao. Thầy cô các trường học ở huyện Bảo Yên (Lào Cai) dọn dẹp trường lớp sau bão số 3 Gian nan đường lên lớp mùa mưa lũ Dũng cảm bám bản Thầy trò vùng cao gượng dậy sau lũ 20/11 năm nay, niềm vui Ngày nhà giáo với cô Lương Thị Trang không trọn vẹn bởi đến nay, gia đình cô vẫn chưa có mái nhà che mưa, che nắng. Cô mong muốn, giáo viên mầm non được quan tâm nhiều hơn nữa để các cô yên tâm cống hiến với nghề. 5 KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAMn Thứ Ba n Ngày 19/11/2024

6 n Thứ Ba n Ngày 19/11/2024 Bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam tăng rất nhanh trong 15 năm qua. Tổng tiêu thụ nước ngọt đã tăng nhanh từ 1,59 tỉ lít năm 2009, lên 6,67 tỉ lít năm 2023 (tăng hơn 4 lần). Đặc biệt, mức tăng rất nhanh trong giai đoạn 2009 - 2014 (20%/năm). Mức tăng trung bình khoảng 7%/ năm ở giai đoạn 2015-2023 (trừ 2 năm COVID-19). Đáng lo ngại tiêu thụ đầu người cũng tăng nhanh tương ứng, từ mức 18,5 lít/người năm 2009, lên 66,5 lít/người năm 2023 (tăng 350%). Theo ước tính của Euromonitor (công ty nghiên cứu thị trường), tiêu thụ sẽ tăng trung bình 6,4% mỗi năm trong giai đoạn 2023- 2028, tổng giai đoạn tăng 36,6%. PGS.TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết, kết quả từ các nghiên cứu có giá trị cho thấy sử dụng đồ uống có đường không hợp lí là nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì. Việc tăng hoặc giảm tiêu thụ đường tự do (bất kể lượng đường là bao nhiêu) liên quan thuận chiều với thay đổi cân nặng. Đồ uống có đường làm tăng phản ứng kích hoạt của não với các tín hiệu về sự ngon miệng, từ đó kích thích ăn. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường thường xuyên có thể gây ra đái tháo đường type 2, hội chứng rối loạn chuyển hóa tim mạch, ảnh hưởng tới xương- răng, ảnh hưởng tới thận- tiết niệu… Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não vào sa sút trí tuệ. XEM XÉT ÁP THUẾ CAO Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cho hay, trong Báo cáo toàn cầu năm 2023 của WHO về thuế đồ uống có đường, áp thuế đồ uống có đường là một giải pháp can thiệp hiệu quả nhằm giúp giảm nhu cầu tiêu thụ và giảm sức mua do giá bán tăng. Giải pháp này hỗ trợ giảm lượng đường tự do nạp vào cơ thể. Bộ Tài chính đã đưa đồ uống có đường vào là một mặt hàng đánh thuế trong dự thảo Luật Thuế tiêu thu đặc biệt (sửa đổi). Việc áp thuế đối với đồ uống có đường lần đầu tiên đưa ra trong dự thảo luật nên hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau. Bà Thuỷ cho rằng Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đưa ra mức thuế suất 10% trên giá bán ra của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, theo tính toán, với mức thuế suất này chỉ làm tăng 5% giá bán lẻ. Mức tăng này không đáng kể. Theo khuyến cáo của WHO, để giảm tiêu thụ đồ uống có đường, giá bán lẻ mặt hàng này cần phải tăng 20% trở lên. Do đó, Bộ Y tế đề nghị áp thuế suất 40% đối với nước giải khát có đường (hoặc 30% sau tăng lên 40% theo lộ trình). Chung quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm cho rằng nên xem xét áp dụng lộ trình tăng thuế hằng năm để thuế đồ uống có đường ở mức 40% giá bán nhà sản xuất (tức là 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO) vào năm 2030 để bảo vệ sức khỏe cho tương lai. Đồng thời, nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường (như dán nhãn mặt trước, cấm quảng cáo…). HÀ MINH NGUYÊN NHÂN GIÁ VÉ TÀU TẾT TĂNG Còn hơn 2 tháng nữa tới kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người làm ăn xa rục rịch đặt vé tàu xe về quê. Chị Nguyễn Thị Oanh, công nhân khu công nghiệp tại Đồng Nai cho biết, từ giữa tháng 10 đã bắt đầu tìm đặt vé tàu về quê ở Thanh Hoá. Gia đình chị Oanh có 2 vợ chồng, ông bà và 2 con. Mọi năm, gia đình chị Oanh chọn vé tàu hoả để đỡ vất vả trong đi lại. “Năm nay, tôi tìm hiểu vé tàu hoả cho 6 người từ ga Sài Gòn về ga Thanh Hoá. Bố mẹ già, con nhỏ, thời gian đi lại lâu, tôi định chọn giường nằm, tuy nhiên giá vé tăng so với năm ngoái. Hiện nay, giá vé tàu từ 1,9 - 2,1 triệu/ vé giường nằm, ghế mềm điều hòa khoảng 1,6 triệu đồng/vé. Năm nay, công ty không còn tăng ca, thu nhập giảm nên giá vé tàu tăng cũng thêm 1 khoản chi phí”, chị Oanh chia sẻ. Chị nhẩm tính, với 6 thành viên, số tiền vé tăng thêm khoảng 600700 nghìn đồng. Lo lắng của chị Oanh cũng là nỗi niềm chung của nhiều người lao động xa quê. Dù có nhiều ưu điểm (an toàn, giờ chạy tàu ổn định) nhưng việc giá vé tàu Tết tăng 3-5% khiến nhiều người thêm lo lắng. Trao đổi qua điện thoại với PV Tiền Phong, ông Đỗ Văn Hoan - Chủ tịch HĐQT Cty CP Vận tải đường sắt, cho biết, đến nay, vé tàu các ngày từ 22 - 28 tháng Chạp (21-27/1/2025) hết chiều từ TPHCM ra địa phương phía Bắc. Các ngày khác, vé tàu Tết vẫn còn nhiều. Tốc độ bán vé so với cùng kỳ năm trước tăng khoảng 80%, hành khách mua vé sớm hơn. Giá vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 tăng 3-5% giá vé (tùy từng cung, chặng) so với cùng kỳ năm trước. Năm 2025, ngành đường sắt bỏ chính sách bán vé ghế phụ, bỏ chính sách chuyển đổi giường nằm thành ghế ngồi. Số lượng hành khách phục vụ sẽ dẫn tới tăng chất lượng dịch vụ. CẦN HỖ TRỢ HÀNH KHÁCH YẾU THẾ Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, theo quy định, Bộ GTVT quản lý mức giá sàn với loại hình vé tàu ghế ngồi cứng, ngồi mềm. Các loại vé tàu khác như ghế mềm, giường nằm do Cty CP Vận tải đường sắt quyết định phù hợp với kế hoạch chạy tàu. Hiện nay, giá cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, ngồi mềm phải kê khai giá với Bộ Tài chính và niêm yết giá theo quy định. Theo chuyên gia Ngô Trí Long, vé tàu xe là một trong các nhu cầu thiết yếu phục vụ người dân trong dịp nghỉ Tết cổ truyền hằng năm. Việc giá vé tàu tăng sẽ khiến người yếu thế như người lao động thu nhập thấp, sinh viên lo lắng khi phát sinh thêm chi phí. Vì vậy, ông Long khuyến nghị, bên cạnh tăng giá vé, ngành đường sắt cần có chính sách hỗ trợ người lao động yếu thế. “Ngành đường sắt nhiều năm nay thua lỗ nên việc tăng giá vé có thể giúp một phần cải thiện doanh thu, tăng chất lượng dịch vụ, cạnh tranh với loại hình vận tải khác. Tuy nhiên, với đặc thù của mình, ngành đường sắt cần phải minh bạch khoản tăng thêm từ tăng giá vé, tăng chất lượng dịch vụ để hài hoà giữa yêu cầu phát triển và đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ khách hàng, nhất là khách hàng yếu thế”, ông Long kiến nghị. Lịch chạy tàu Tết Ất Tỵ 2025 được lên kế hoạch từ ngày 15/1 đến hết 16/2 (16/1219/1 âm lịch). Giai đoạn này mỗi ngày có 22 đôi tàu chạy, gồm 9 đôi tàu khách Thống Nhất (Sài Gòn - Hà Nội) và 13 đôi tàu khu đoạn (chặng ngắn đi tỉnh, thành). NGỌC LINH Giá vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 tăng 3-5% so với cùng kỳ năm trước khiến nhiều hành khách lo lắng, bởi đây là phương tiện vốn phù hợp với đại đa số. Ngành đường sắt lý giải, tăng giá để tăng chất lượng phục vụ hành khách. Thông tin trên được đại diện Bộ Y tế đưa ra tại Tọa đàm thông tin về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng, do Bộ Y tế tổ chức ngày 15/11. Tết Ất Tỵ 2025, ngành đường sắt cung ứng khoảng 167.000 chỗ ngồi với 338 chuyến tàu ẢNH: NHẬT MINH Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ Tiêu thụ đồ uống có đường tăng mức báo động GIÁ VÉ TÀU TẾT TĂNG: Lý giải của ngành đường sắt Tổng số chỗ ngành đường sắt dự kiến cung ứng trong dịp Tết khoảng 167.000, với 388 chuyến tàu, giảm khoảng 38.000 chỗ so với cùng kỳ năm 2024 do thay đổi phương án khai thác. Trường hợp nhu cầu đi lại tăng đột biến, các chuyến tàu sẽ được tăng cường. KINH TẾ

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==