Tiền Phong số 262

HỖ TRỢ NÔNG DÂN TRẮNG TAY VÌ LŨ THỨ TƯ 18/9/2024 SÕ 262 0977.456.112 TRANG 11 Khắc phục tình trạng ngại học lý luận, học kiểu “tráng men” TRANG 3 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ ẢNH: TRÍ DŨNG/TTXVN TRANG 6 Tin vào điều tử tế TRANG 2 Nhiều cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp ở Bình Dương không an toàn TRANG 7 TRANG 2 Ấm áp tình cha, mẹ mang quân hàm Chị Nguyễn Thị Thanh thu dọn gÕc hoa đồng tiền bị chết do ngập lụt ẢNH: PV TRANG 3 + 5 + 10 Cầu thủ CLB Hà Nội ủng hộ đồng bào bị lũ lụt Miền Trung sắp đón bão KHI CÔNG ĐOÀN “DÌU” CÔNG NHÂN KHỞI KIỆN CHỦ DOANH NGHIỆP TRANG 16 Nguồn lực mới từ những tân binh Việt kiều CHUYỆN HÔM NAY XEM TIẾP TRANG 4 n SỸ LỰC Dân cần gì sau bão lũ? Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc – hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km). Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để bù đắp thiệt hại do bão lũ NGHỆ SĨ LÀM TỪ THIỆN:

2 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 18/9/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG DUÕNG n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA LET - Mõ vừa đi đâu về đấy? - Mõ vừa lên nhà trưởng thôn… - Gia đình trưởng thôn có việc à? Mọi ngày có thấy Mõ đến nhà trưởng thôn đâu? - À, hôm nay vợ trưởng thôn có chuyện cần Mõ tham vấn. - Tò mò chút, chắc việc hệ trọng? - Không! Chuyện vặt ấy mà? - Chuyện vặt mà cậy đến người thông thái như Mõ ư? - Đúng là chuyện không to tát gì nhưng không có Mõ thì không thể tường minh được. - Lập lờ khó hiểu quá! Cụ thể là chuyện gì? - Chỉ là chuyện thẩm định bánh Trung thu. Vợ trưởng làng hoang mang khi thấy nhiều bánh Trung thu trong nhà quá. Ám ảnh vì những thông tin trên mạng rằng, cứ đến dịp Trung thu là tràn lan các loại bánh ba không, bốn không. Sợ nhất là loại bánh không rõ nguồn gốc… - Và Mõ giúp vợ trưởng làng xác định nguồn gốc của các loại bánh Trung thu? - Đương nhiên! - Mõ xác định thế nào? - Các giỏ bánh gửi đến trưởng làng đều do tự tay Mõ mang đến nên nguồn gốc rất rõ ràng, minh bạch. Sau khi xem các túi bánh, Mõ đọc vanh vách, bánh này của trưởng thôn Đoài, bánh này của trưởng thôn Đông, bánh này của tổ trưởng địa chính, bánh kia của đội thu thuế… Đúng chốc! Rõ luôn nguồn gốc để vợ trưởng làng biết mà cám ơn người ta và nhắc cho trưởng làng nhớ… - Trong túi bánh rõ nguồn gốc đó có gì? - Mọi người rỗi việc à? Nhạy cảm thế mà cũng cố hỏi cho được. Thua! MÕ LÀNG Thế mà cứ cố hỏi… TIN Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 21/10 Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ, nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây là kỳ họp có nội dung nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay. Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ với Quốc hội ngày càng chặt chẽ, nhịp nhàng, thực chất, hiệu quả. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cơn bão số 3 vừa qua diễn biến rất phức tạp, hậu quả để lại rất nặng nề. Trong bối cảnh đó, Đảng đoàn Quốc hội sẽ phối hợp thực chất, hiệu quả với Ban Cán sự đảng Chính phủ để thể chế kịp thời, giải quyết vướng mắc, khó khăn, đảm bảo đời sống người dân, thúc đẩy tăng trưởng. Kỳ họp thứ 8 sẽ khai mạc ngày 21/10, được tổ chức thành 2 đợt, xem xét 39 nội dung, trong đó có 29 nội dung thuộc công tác lập pháp; 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát, công tác nhân sự và các vấn đề khác. Để chuẩn bị tốt cho Kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tăng cường phối hợp ngay từ khâu soạn thảo văn bản với tinh thần vướng ở đâu, gỡ ở đó. Cái gì đã rõ, đã chín, thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì luật hóa. Cái gì chưa chín, chưa rõ, thực tiễn còn biến động, diễn biến phức tạp, khó lường thì thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu mà Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra, Thủ tướng cho rằng, phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa. THÀNH NAM Chiều 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp phiên thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT để kiểm tra, đôn đốc các công việc sau phiên họp lần thứ 13 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án. Trong bối cảnh siêu bão số 3 đã gây thiệt hại khoảng 40 nghìn tỷ đồng, Thủ tướng cho rằng, phải có giải pháp bù đắp lại những thiệt hại này bằng cách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, thúc đẩy 3 đột phá chiến lược. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thể hiện “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”. Vì thế, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải tập trung làm với tinh thần, trách nhiệm vì dân, vì nước. Các cấp, ngành cần vào cuộc quyết liệt, đồng thời xử lý các trường hợp trì trệ, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của Đảng, Nhà nước. VĂN KIÊN Nhiều cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp ở Bình Dương không an toàn Ngày 17/9, Sở Y tế Bình Dương cho biết, vừa kiểm tra, phát hiện hàng loạt cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp ký hợp đồng cung cấp với số lượng lớn cho nhiều công ty, nhà máy trên địa bàn vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc tập thể. Cụ thể, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Khởi Đức (thành phố Thuận An) có hàng loạt vi phạm, như: nơi chế biến thực phẩm có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập. Cơ sở thực hiện không đúng quy định về chế độ kiểm thực 3 bước, thực hiện không đúng quy định về lưu mẫu thức ăn. DN kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm... Công ty Khởi Đức cung cấp suất ăn công nghiệp, mỗi ngày khoảng 10.000 suất ăn cho cán bộ, nhân viên và công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Kiểm tra tại cơ sở của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Sức Khỏe Vàng (thành phố Thuận An), lực lượng chức năng phát hiện nơi chế biến thực phẩm của cơ sở này có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập. DN không đảm bảo ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến bố trí trong bếp ăn. DN này đang cung cấp hàng nghìn suất ăn công nghiệp mỗi ngày cho các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương còn phát hiện Công ty TNHH Suất ăn Công nghiệp Hoàng Huy (thành phố Thuận An), không đảm bảo ngăn ngừa nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến trong bố trí bếp ăn, không thực hiện đúng quy định về chế độ kiểm thực 3 bước, không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh... Với hàng loạt vi phạm nói trên, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Khởi Đức bị phạt hành chính 45 triệu đồng; Công ty Sức Khỏe Vàng bị phạt 8 triệu đồng và Công ty TNHH Suất ăn Công nghiệp Hoàng Huy (thành phố Thuận An) bị phạt 20 triệu đồng. HƯƠNG CHI ĐẨY MẠNH GIẢI NGÂN ĐẦU TƯ CÔNG ĐỂ BÙ ĐẮP THIỆT HẠI DO BÃO LŨ Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời Chiều 17/9, trao đổi với phóng viên, người nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, bà Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã qua đời lúc 0h50 ngày 17/9, hưởng thọ 96 tuổi. Gia đình đang chuẩn bị công việc cần thiết, chưa có chương trình tang lễ. Bà Đặng Bích Hà sinh năm 1928 tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Bà là con gái đầu của Giáo sư Đặng Thai Mai (nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam). Bà Đặng Bích Hà kết hôn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào năm 1946, có 4 người con: Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên và Võ Hồng Nam. HOÀNG PHONG Xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn Tại Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17/9, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đơn vị khi nhận được thông báo của cơ quan chức năng về việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý vi phạm quy định về nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm cần căn cứ quy định của pháp luật để xử lý nghiêm theo quy định. Theo thống kê, trong năm 2023 và Quý I năm 2024, lực lượng Công an đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và xác minh gửi thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý đối với trên 7.600 đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm về nồng độ cồn. Trước tình trạng này, Thủ tướng yêu cầu việc xử lý vi phạm phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, nghiêm minh, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nghiêm cấm việc bao che, giấu giếm khuyết điểm cho cán bộ, công chức, viên chức vi phạm và định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 10), trao đổi kết quả xử lý kỷ luật với cơ quan gửi thông báo vi phạm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. VĂN KIÊN Bếp ăn Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Sức Khỏe Vàng

3 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 18/9/2024 Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm giao nhiệm vụ cho cán bộ, giảng viên, học viên Học viện đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo phương châm “người học là trung tâm, nhà trường là nền tảng, giảng viên là động lực”. Kiên quyết khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận, học qua loa, đại khái, học kiểu “tráng men”; coi trọng việc giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng và trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý cho học viên; gắn lý luận với thực tiễn. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Học viện cần chủ động bám sát yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các chức danh lãnh đạo, quản lý; kết hợp giữa học tập lý luận, nghiên cứu thực tiễn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trang bị tầm nhìn, tư duy chiến lược, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng vị trí, cơ quan, địa phương và đất nước; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ, có tinh thần “Dám nghĩ, dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu khó khăn, thử thách và dám hành động vì lợi ích chung”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, xây dựng Học viện thật sự trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng; hình mẫu về giữ gìn kỷ cương học đường, kỷ luật học tập, địa chỉ đỏ ươm trồng những phẩm chất tốt đẹp của người Cộng sản; cái nôi để rèn luyện tính đảng, văn hóa Đảng và bản lĩnh chính trị vững vàng cho cán bộ, đảng viên tham gia học tập, bồi dưỡng tại Học viện. Tiếp tục hỗ trợ, đồng hành với các trường chính trị để sớm đạt chuẩn cao hơn; hoàn thiện mô hình học viện thông minh; giữ gìn và lan tỏa những giá trị tích cực của văn hóa trường Đảng tới các trường chính trị và các cơ sở đào tạo khác trên cả nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị, các học viên phải thấm nhuần và thực hiện cho bằng được lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu trong Sổ Vàng truyền thống của nhà trường khi đến thăm Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, đó là “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”; phải ý thức sâu sắc trách nhiệm và nhiệm vụ của bản thân trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân; trước yêu cầu thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, xây dựng Đảng vững mạnh, nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Từ đó không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tri thức lý luận, bản lĩnh chính trị, tư duy, tầm nhìn và kỹ năng, phương pháp công tác và tham gia tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xứng đáng là học viên của Trường Đảng Trung ương mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. TRƯỜNG PHONG Hôm nay, áp thấp nhiệt đới sẽ tiến về quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam với tốc độ di chuyển rất nhanh, khoảng 20-25km/ giờ. Khi tiến đến phía đông quần đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão. Khoảng 16 giờ chiều nay, tâm bão trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa với cường độ mạnh cấp 8, giật cấp 10. Theo nhận định của các chuyên gia, bão số 4 có diễn biến khá phức tạp cả về cường độ và hướng di chuyển, do sự chi phối của nhiều yếu tố như áp cao cận nhiệt đới, không khí lạnh tác động sau ngày 19/9. Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, kịch bản có xác suất cao nhất hiện nay là bão di chuyển vào vùng biển từ Quảng Ngãi - Thanh Hóa. Một kịch bản khác, bão có thể đi lên vịnh Bắc bộ nhưng xác suất xảy ra khoảng 15%. Với kịch bản có khả năng cao nhất hiện nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, khi đến Hoàng Sa, bão có thể đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tiến về vùng biển từ Quảng Bình đến Đà Nẵng. Dự báo 16 giờ chiều mai (19/9), tâm bão cách đất liền các tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng khoảng 200km về phía Đông Đông Nam. Thời điểm này bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Từ chiều mai, bão men theo ven biển khu vực Đà Nẵng đến Quảng Bình với tốc độ chậm lại, khoảng 10km/giờ, cường độ ít thay đổi. Do ảnh hưởng của hoàn lưu trước bão, ngay từ chiều tối nay, khu vực Trung Trung bộ đã có thể xuất hiện mưa rào và dông rải rác, sau đó mở rộng dần ra các tỉnh Bắc Trung bộ. Đỉnh điểm mưa lớn tập trung từ ngày 1921/9 với tổng lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 500mm. Do mưa lớn dồn dập trong thời gian ngắn nên nguy cơ rất cao xảy ra tình trạng ngập úng tại vùng trũng thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Thông tin cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được Tổng cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: https://luquetsatlo. nchmf.gov.vn và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Cũng do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông và vùng biển quần đảo Hoàng Sa hôm nay có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10 (89-102km/giờ), sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động mạnh. Từ đêm nay, khu vực ven biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi bắt đầu có gió mạnh dần lên. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, miền Trung bắt đầu bước vào cao điểm mùa mưa bão năm nay, dự báo đỉnh điểm tập trung trong tháng 10 và tháng 11 với nguy cơ cao xuất hiện tình trạng bão chồng bão, lũ chồng lũ thời gian này. NGUYỄN HOÀI Khắc phục tình trạng ngại học lý luận, học kiểu “tráng men” Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện 17/9/1949 - 17/9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Áp thấp nhiệt đới hình thành từ vùng biển phía đông của Philippines đã vượt qua đảo Luzon vào Biển Đông sáng 17/9, có thể mạnh lên thành bão số 4 trong hôm nay, hướng về các tỉnh miền Trung, gây mưa cho đất liền từ chiều tối nay. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ ẢNH: TRÍ DŨNG/TTXVN Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị, các học viên phải thấm nhuần và thực hiện cho bằng được lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu trong Sổ Vàng truyền thống của nhà trường khi đến thăm Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, đó là “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”. Miền Trung sắp đón bão Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có nguy cơ thành bão Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão gửi các bộ, ngành và địa phương. Để chủ động ứng phó, đặc biệt là nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét có thể xảy ra, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến của áp thấp nhiệt đới cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó theo quy định. Với các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện và các hoạt động trên biển, ven biển. Rà soát, hoàn thiện kịch bản ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân, vận hành khoa học, an toàn hồ đập thủy điện, thủy lợi. Các địa phương chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, nhất là tại các địa phương dự kiến chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, mưa lũ, địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền. VĂN KIÊN

4 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 18/9/2024 Tôi lặn lội dọc dòng sông bùn, “soi” rất kỹ nhưng vẫn không tìm ra dấu hiệu vốn thường gặp như những cơn lũ quét từng xảy ra ở miền Trung quê mình. CHỈ CÒN BỌT NƯỚC Sáng 16/9, đã tròn 1 tuần thôn Làng Nủ trải qua đại nạn, nhưng bà con dân tộc Tày nơi đây dường như vẫn chưa hình dung hết những gì đã xảy ra. Như ác mộng, nhiều người nhắc điều này, bởi nhiều năm qua nơi đây vẫn là chốn yên bình. Nhưng giờ đây có lẽ chỉ còn là nỗi ám ảnh. Trong đêm 15/9, trời mưa rất to cộng với sấm chớp ầm ầm, cả thôn Làng Nủ lại một phen kinh hồn. Tôi đi dọc con suối giờ đã biến thành dòng sông bùn để quan sát và so sánh với các vụ sạt lở tương tự ở miền Trung. Điểm giống nhau ở vụ sạt lở tại thôn Làng Nủ, đó là xảy ra sau siêu bão. Các tỉnh miền Trung, sạt lở nặng nề nhất cũng xảy ra sau siêu bão, như bão Molave năm 2020. Điều này cho thấy, các cơ quan phòng chống thiên tai phải thay đổi cách đánh giá, đó siêu bão luôn có “cú đánh bồi”, sạt lở đất sẽ đi kèm sau siêu bão. Dân làng cho biết, chủ nhân của 2 chiếc xe này bị thiệt hại nặng nhất. Chủ xe là anh Hoàng Văn Bàn, cả gia đình anh, bao gồm vợ, 3 người con và anh Bàn đều chết, chỉ người cha là Hoàng Văn Bóng sống sót. Ngày thường anh Bàn làm nghề buôn bán, vận chuyển hàng hóa, anh vừa mượn chiếc xe xúc về để san ủi mặt bằng, xây dựng nhà cho con trai lớn trước khi tổ chức đám cưới, nhưng rồi tai họa ập đến... 16 NĂM LŨ QUÉT MỚI TRỞ LẠI Cựu chiến binh Hoàng Văn Hòa, 68 tuổi, từng giữ chức trưởng thôn từ năm 2003 đến năm 2015 chỉ vào chiếc điện thoại bàn gắn trên cột nhà, nơi dán chiếc bùa trừ tà trong ngôi nhà gỗ lợp tôn nóng bức. Chiếc điện thoại này do chính quyền cấp cho ông để thiết lập đường dây nóng, thông báo tình hình sạt lở. Cụm từ “sạt lở núi, lũ quét” đã được ông và địa phương đưa vào phần ghi nhớ trong sổ tay từ rất lâu rồi. Ông Hòa tròn xoe mắt và nói “năm 2008 có một lần như thế rồi, lũ ập xuống cuốn trôi một ngôi nhà, không có thiệt hại về người, tới 16 năm sau thì lũ lại đến và lần này thì gây thiệt hại quá nặng”. Thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh nằm giữa nhiều ngọn núi nhỏ, thấp thoáng bóng cây cọ và bạt ngàn rừng trồng cây quế, mỡ, bồ đề. Những con đường đi men theo chân núi thỉnh thoảng lại có tấm bảng đỏ cảnh báo của địa phương: “Đề nghị tất cả bà con không được tự ý vào rừng đào bới măng và thu hái…”. Những ngọn núi thấp bao quanh thôn Làng Nủ vốn xanh ngắt màu xanh của các loại cây công nghiệp, sau siêu bão Yagi đã xuất hiện nhiều vết nứt. Điều này khá giống với một số ngọn núi thấp trồng cây keo lai ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, sau siêu bão Molave năm 2020, cây keo lai bị ngã đổ, trộn lẫn với bùn và gây ra những thiệt hại tàn khốc. ÁM ẢNH Mưa khiến cho việc tái thiết cuộc sống mới bị chậm lại. Ở Làng Nủ, cơn mưa giờ đã thành nỗi ám ảnh của người dân. Trong đêm 15 rạng ngày 16/9, mưa và sấm chớp ầm ầm đổ xuống thôn Làng Nủ. Đến đêm hôm sau, trời tiếp tục đổ mưa. Chị Hoàng Thị Yêu nấu tô canh cá với rau vón vén, mùi vị của tô canh chua đã trở nên đắng nghét trong cổ họng. Hai cậu con trai ôm chặt lấy mẹ rồi la hét nói mẹ “chạy mau đi”. Đêm ấy, mưa đổ xuống và chỉ 20 phút, con suối nhỏ ở cuối thôn Làng Nủ lại lập tức réo sôi. Những người dân ở dọc khu vực suối lập tức che áo mưa, dắt nhau bỏ chạy trong đêm tối. Bà Hoàng Thị Khẩn cho biết, “mọi người dồn vào ở với nhau để nhỡ có báo động thì bỏ chạy”. Con đường dọc bờ suối thỉnh thoảng lại có chiếc vỏ bình gas treo trên cây để làm kẻng báo động mỗi khi trời mưa to và có thông tin “cảnh báo có thể tiếp tục sạt lở đất”. Ở các tỉnh miền Trung, trước khi sạt lở thì trên lưng núi xuất hiện vài con suối lạ, như lời cảnh báo của thiên nhiên, sau đó là nước đục ngầu màu đất tuôn chảy. Còn ở thôn Làng Nủ, tất cả như một “âm mưu bí mật” của thiên nhiên. Nhiều người khi được hỏi “thử nhớ lại là đã thấy gì lạ thường trước đó?”, thì ai nấy đều lắc đầu, “không thấy gì lạ, cho tới khi tiếng ầm ầm như máy bay trực thăng, như chiếc xe chở hàng quá tải lên dốc, sau đó thì thôn Làng Nủ tan hoang...”. LÊ VĂN CHƯƠNG “Tiếng ầm ì như máy bay trực thăng, sau đó là sạt lở đất…”, đó là hồi ức của những người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Còn dấu hiệu trước đó là gì? Khi được hỏi thì ai cũng lắc đầu. Dòng suối bùn sau lũ quét đã mở toang thành con sông nhỏ... Chiếc vỏ bình gas trở thành kẻng báo động treo ở các khu dân cư ẢNH: VĂN CHƯƠNG Ông Nông Thế Mạnh, Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh chia sẻ, hiện, địa phương đang khẩn trương san ủi để xây dựng khu dân cư mới để đưa bà con đến ở nơi an toàn. Tuy nhiên, mấy ngày nay mưa tiếp tục đổ xuống, đường trơn trượt nên xe cơ giới phải đi chậm ảnh hưởng đến việc thi công. Chủ nhân của chiếc xe máy này là anh Hoàng Văn Bàn đã thiệt mạng cùng vợ và 3 con ẢNH: VĂN CHƯƠNG Lũ ở Làng Nủ như một “âm mưu bí mật” của thiên nhiên CHUYỆN HÔM NAY Đọc kỹ báo cáo cho thấy, đó chỉ mới là thiệt hại về tài sản. Đồng bào ta còn bị chết, mất tích hơn 350 người và khoảng 1.900 người bị thương. Kéo theo đó là cảnh bố mẹ mất con, vợ chồng chia cách, trẻ thơ ly tán; nguồn lực lao động mất đi, đứt gãy, hao mòn. Vì thế, hệ lụy của bão Yagi và hoàn lưu của nó còn lớn hơn nhiều. Câu hỏi người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ đang cần gì mà đông đảo bạn đọc, cộng đồng mạng đề cập những ngày qua thực sự quá khó trả lời. Nhiều ngày qua, chúng tôi thay mặt các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nhà hảo tâm tặng hàng hóa và tiền để báo Tiền Phong đi trao đến bà con vũng bị bão, lụt, lũ quét nên ngõ hầu có thể góp nhặt được những phương án trả lời cho câu hỏi đó. Về lương thực, thực phẩm, bà con ở vùng cô lập vì lũ hay sạt lở hoặc đã thoát được ra ngoài vẫn rất cần. Tuy nhiên, những loại thực phẩm nên là sản phẩm được đóng gói, không ngấm nước và có hạn sử dụng càng dài càng tốt (hạn chế sản phẩm phải dùng ngay như bánh chưng, bánh mỳ kẹp giò chả…). Khi cùng đoàn viên thanh niên phát lương thực, thực phẩm đến tay bà con, chúng tôi thấy họ đều rất vui mừng. Chúng tôi cũng đau lòng khi một trong số ít trường hợp bà con chê trách chúng tôi phát không đều. Hỏi ra, bà con nói, nước, lương khô, bột ngũ cốc, gạo, hay mì tôm, nước mắm, mì chính…., bà con muốn lấy về tích trữ dùng dần. Còn tiền họ còn phải dùng để sửa chữa nhà cửa. Ngoài ra, bà con cũng cần các vật dụng khác như đèn pin, dép nhựa, dầu gió, thuốc nhỏ mắt, dầu gội đầu, xà phòng, thậm chí cần cả những sản phẩm vệ sinh cho phụ nữ nếu được tặng và giúp họ tiết kiệm được tiền. Ngoài những thứ cần cho sinh hoạt hằng ngày, bà con vùng bão lũ, sạt lở sẵn sàng nhận bất cứ thứ gì có thể giúp họ khôi phục cuộc sống lâu dài. Qua trao đổi với nhiều gia đình bị thiệt hại, cán bộ chính quyền cơ sở, cán bộ Đoàn, Mặt trận Tổ quốc, họ cho biết, bà con cần các thiết bị, vật dụng như: Nồi cơm điện, bếp gas, máy lọc nước, tivi, cây, con để khôi phục sản xuất... Nhà sập, nhà sạt cần xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng. Các công trình công cộng như trường học, nhà văn hóa, đường sá muốn làm cũng cần vật liệu, nguồn lực để tu sửa lại... Tất nhiên, thứ mà dân mong có là tiền để có thể linh hoạt sử dụng cho các mục đích trên. Tiền cũng cần để trang trải cho con cái họ học hành, bố mẹ chữa bệnh khi đau ốm, nhất là những gia đình đã bị bão, lũ, sạt lở đất cướp đi người thân. Cũng trong những ngày qua, nguồn lực của cả nước hướng về đồng bào bão lũ là rất lớn. Chúng tôi rưng rưng xúc động khi trên các cung đường dễ thấy hàng dãy dài xe cứu trợ đỏ quạch băng rôn từ mọi miền hướng về miền núi phía Bắc. Như vậy vẫn chưa thấm vào đâu so với tổn thất do cơn bão này gây ra. Theo công bố mới nhất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, số tiền cơ quan này nhận được qua các nguồn ủng hộ là hơn 1.200 tỷ đồng. Con số này còn rất nhỏ so với 40.000 tỷ đồng thiệt hại nêu trên. Vậy nên, người dân vùng lũ bão vẫn cần thêm rất nhiều những tấm lòng thơm thảo của đồng bào. S.L Dân cần gì sau bão lũ? TIƒP THEO TRANG 1

5 KINH TẾ n Thứ Tư n Ngày 18/9/2024 VƯỜN CÂY CẢNH TIỀN TỶ NGẬP TRONG NƯỚC LŨ Dọc theo sông Hồng, nhờ sự tỉ mẩn và dốc sức đầu tư, nhiều năm nay người dân làng hoa Xuân Quan (Văn Giang, Hưng Yên) đã xây dựng nên làng hoa nổi tiếng khắp miền Bắc. Nhưng sau những đợt lũ, dọc triền đê sông Hồng, những vườn hoa, cây cảnh khang trang cách đây ít ngày của người dân giờ trở nên tan hoang. Nhiều nhà kính trồng hoa, cây cảnh đổ sập. Hoa, cây cảnh héo rũ, chết khô vì chìm trong nước lũ lâu ngày. Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, trời nắng nóng những ngày này càng làm cho mùi cây cảnh ngâm nước, ngâm bùn bốc lên hôi thối suốt quãng đường dài dọc trên đê Xuân Quan. Những nhà kính trước đây chật ních cây cảnh nay chỉ còn một màu héo úa, xơ xác. Nhặt từng cây hoa đồng tiền chết khô, chị Nguyễn Thị Thanh ánh mắt đượm buồn theo những cây hoa đồng tiền chết khô. Chị Thanh cho biết, hơn 5 tháng chăm bón, từng gốc hoa đồng tiền trong vườn đã bắt đầu cho thu hoạch. Tuy nhiên, nước lũ tràn về đã nhấn chìm cả khu vườn trong suốt 5 đêm, khiến cả khu nhà kính với hàng nghìn cây đang cho thu hoạch giờ chỉ còn trơ lại gốc. Phía trên, từng chậu hoa dạ yến thảo treo cao khoảng 1,5 mét cũng trơ trụi, chết khô vì ngâm trong nước, bùn. “Trước khi lũ lên cao, tôi có hơn 4.000 gốc hoa đồng tiền đến vụ thu hoạch. Mỗi gốc có giá bán tại vườn 15.000 đồng, nay chết sạch. Gần 1.000 chảo hoa dạ yến thảo giá bán buôn 70.000 đồng/chảo cũng chết vì bị ngâm trong nước lũ quá lâu. Hơn nửa năm chăm bón với hơn 200 triệu tiền đầu tư phân bón, đầu tư giống cây giờ mất trắng”, chị Thanh thở dài. Ở khu vườn bên cạnh, ông Nguyễn Văn Phú cũng lúi húi buộc lại từng tấm bạt che trên khung nhà sắt vừa dựng lại. Không giấu nỗi xót xa, ông Phú cho biết, số cây cảnh trị giá gần 1 tỷ đồng của gia đình nay đã chết hết sau khi bị mưa lũ nhấn chìm nhiều ngày. “Gia đình tôi trồng hoa gần 30 năm nay mới bị trận bão lũ nặng nề như vậy. Tôi nhìn vườn cây, nhà vườn mà phát khóc. Bao nhiêu tiền của trôi hết theo dòng nước lũ. Nhiều loại cây đang vào vụ tết như Phát tài núi, riêng tiền giống cây đã 200-300 nghìn đồng, giờ cũng chết sạch. Bao nhiêu nỗ lực tích cóp suốt gần 10 năm qua, đến giờ không còn lại gì”, ông Phú ngậm ngùi. Lũ về đúng dịp làng hoa Xuân Quan đang vào cao điểm chuẩn bị cho mùa hoa Tết nguyên đán - mùa vụ lớn nhất trong năm cả về số lượng đầu tư và chăm bón. Bão, lụt qua đi, gia sản của hàng trăm người dân cũng bị cuốn trôi theo nước lũ. Hàng loạt nhà lưới, nhà kính khung sắt có mái che hiện đại, quy mô nay tan tác, còn mỗi bộ khung. Cạnh làng hoa Xuân Quan, vựa rau Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) cũng chung cảnh ngộ. Các khu nhà kính trồng rau quy mô giờ chỉ còn trơ khung sắt. Gần 1 tuần sau lụt, nước vẫn ngập mênh mông trên khu vực người dân trồng, cấy. Khu vực mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ rộng 1 ha cũng chỉ còn trơ bộ khung sắt. Nước ngập sâu từ lối đi xuống tới ruộng rau. Ông Đinh Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND xã Văn Đức cho biết, xã có 150 ha rau cung cấp cho hệ thống siêu thị, chợ ở Hà Nội. Các loại rau chính được người dân trồng như rau ăn lá (bắp cải, cải thảo, rau cải), củ quả (cà tím, mướp, bầu…). Doanh thu của 1 ha rau mỗi năm khoảng 650 triệu đồng. “Nước lụt ngập khiến người trồng rau mất 3 - 4 tháng mới khôi phục được vườn rau. Ước thiệt hại mỗi ha rau do trận bão lũ gây ra khoảng 200 triệu đồng/ha. Toàn bộ 150 ha rau của xã Văn Đức hư hỏng vì ngập lụt”, ông Yên cho biết. Theo lãnh đạo xã Văn Đức, ngoài thiệt hại về rau, xã còn có khoảng 180 ha hoa, cây cảnh bị nước lũ nhấn chìm. Ước tính sơ bộ, trung bình mỗi năm doanh thu của người dân từ 1 ha hoa, cây cảnh khoảng 1 tỷ đồng nhưng đến nay tất cả người dân trồng hoa, cây cảnh đã mất hết, trắng tay vì nước lũ. “Gần 30 năm nay, nước sông Hồng mới dâng cao gây ngập lụt nặng như thế. Nhiều gia đình trắng tay. Chúng tôi đang tổ chức thống kê thiệt hại chi tiết của từng hộ dân và đề xuất giải pháp hỗ trợ họ từng bước vực lại đời sống, vực lại sản xuất”, ông Yên cho biết. ĐỀ XUẤT GIÃN, HOÃN NHIỀU LOẠI THUẾ Các xã Văn Đức, Xuân Quan chỉ là một trong số hàng nghìn xã bị thiệt hại do bão số 3 và lũ gây ra. Theo ước tính của Bộ KH&ĐT, bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng. Riêng với nông nghiệp, có hơn 260.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết. Theo ước tính của UBND TP Hà Nội, gần 11.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại nhiều nhất so với các địa phương ở miền Bắc. Riêng tại quận Tây Hồ (Hà Nội), mưa lũ khiến 140 ha đào quất với hàng chục nghìn gốc hư hỏng. Ông Đinh Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND xã Văn Đức cho biết, sau bão lụt, việc hồi phục sinh kế cho người dân nan giải. Người dân và chính quyền địa phương mong muốn cơ quan chức năng hỗ trợ một phần giống, vay vốn lãi suất ưu đãi để tái sản xuất. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có chính sách giãn nợ, kéo dài thời gian đáo hạn, hỗ trợ lãi suất cho người dân để gượng dậy sau bão lũ. Trước thiệt hại do bão lũ mà người dân vừa gánh chịu, Tổng Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa hướng dẫn việc miễn, giảm, giãn hoãn nhiều loại thuế cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp được khấu từ thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa dùng cho sản xuất, kinh doanh; được tính chi phí ảnh hưởng của bão lũ khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng được giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nếu bị thiệt hại về đất và nhà. Với cá nhân và hộ kinh doanh bị ảnh hưởng thiên tai sẽ được giảm thuế thu nhập cá nhân, tiêu thụ đặc biệt và thuế tài nguyên. QUỲNH NGA Hỗ trợ nông dân trắng tay vì lũ Sau cơn bão số 3, nước lũ sông Hồng dâng cao nhất trong gần 30 năm qua đã khiến hàng nghìn hộ nông dân trồng rau, trồng hoa, cây cảnh trôi, ‘mất trắng’ gia sản. Những ruộng rau, cây cảnh ngập trong nước lũ nhiều ngày khiến người dân cạn nước mắt nhìn gia sản chìm theo dòng nước. Vườn hoa của người dân Xuân Quan (Hưng Yên) bị chết do ngập lụt Theo ước tính của Bộ KH&ĐT, bão số 3 gây thiệt 40.000 tỷ đồng. Riêng với nông nghiệp, có hơn 260.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết. Liên quan đến các giải pháp nhằm kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão số 3, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có 6 đề xuất liên quan đến việc khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định tình hình, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo Bộ trưởng Công Thương, trước mắt tập trung cao độ mọi nguồn lực để khắc phục hậu quả của bão số 3, nhất là về vệ sinh môi trường, thống kê thiệt hại để làm cơ sở hỗ trợ, khắc phục; khôi phục hạ tầng giao thông, điện, thông tin truyền thông, giáo dục, y tế, thương mại. Cùng với đó, hỗ trợ ổn định đời sống người dân về lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chỗ ở, đi lại; tìm kiếm người mất tích và mai táng người xấu số; ban hành những chính sách hỗ trợ đủ mạnh và khả thi để khắc phục hậu quả của bão và phục hồi sản xuất, đời sống của người dân. Đầu việc khác được người đứng đầu ngành Công Thương nhấn mạnh là: Phải tập trung các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì tăng trưởng, bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế; Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả những mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng có xu thế tăng giá sau bão, lũ, như lương thực, thực phẩm, vật tư sửa chữa nhà cửa, cơ sở sản xuất … THỤC QUYÊN Khôi phục sớm hạ tầng giao thông, điện

6 XÃ HỘI n Thứ Tư n Ngày 18/9/2024 “BẠN HƯỞNG TỪ XÃ HỘI, BẠN PHẢI TRẢ LẠI” Quan điểm về từ thiện của Hà Anh Tuấn từ cuối 2020 một lần nữa được chia sẻ: “Chúng ta khoe nhau nhiều tiền để làm gì? Giờ phải khoe cứu được bao nhiêu người, chữa được bao nhiêu người... Dân chơi là chơi kiểu đó. Giờ dân chơi vẫn khoe cái xe, cái túi, đồ đạc thế này thế kia thì lỗi thời rồi. Hãy năng kiếm tiền, làm việc hết mình đi, xong rồi cứu người”. Không biết có phải quan điểm này có tính lan tỏa hay không mà showbiz gần đây cũng vãn đi các kiểu khoe của. Từ thiện, đóng góp xã hội là việc tự nguyện đối với bất cứ công dân nào. Nhưng theo Hà Anh Tuấn, nghệ sĩ thành danh cần phải đền đáp cho xã hội: “Bạn hưởng từ xã hội, bạn phải trả lại”. Tất nhiên, đây là sự tranh cãi muôn thuở. Vì thực ra cũng chẳng có luật nào đòi hỏi nghệ sĩ hoặc bất cứ ai phải làm từ thiện, ngoại trừ lương tâm và tất nhiên cả điều kiện cho phép. Tuy nhiên, khác với người thường, nghệ sĩ làm từ thiện sẽ dễ gây chú ý và qua đó tên tuổi của họ cũng được “đánh bóng”. Báo chí hay dùng từ “ghi điểm” mỗi khi nói về chuyến từ thiện của một nghệ sĩ nào đó. Ấy thế nhưng, nếu nghệ sĩ làm từ thiện âm thầm, khi chuyện xảy đến, có khi người ta lại bảo nhau “ơ anh A, chị B đâu không thấy xuất hiện ứng cứu đồng bào”… Tóm lại, nghệ sĩ đã xác định làm gì cũng là làm dâu trăm họ. Vấn đề là “trăm họ” đôi khi không chịu tìm hiểu, không có thiện chí và thiếu luôn niềm tin nên quay ra “bắt nạt” các nghệ sĩ. Họ vin vào thông tin thất thiệt để buộc tội, vu khống các nghệ sĩ làm từ thiện. KHÔNG TRÁNH KHỎI LÙM XÙM Vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên vào khoảng 2016-2020 rất năng nổ làm thiện nguyện. Trong mùa bão lụt miền Trung 2020, Tiên thậm chí còn được gọi là “cô tiên quốc dân” khi lội nước đi trao tiền từ thiện. Hành động trao tiền tươi thóc thật tới tận tay người dân gây ấn tượng, nhưng khiến nhiều người đặt câu hỏi trong lúc “nước sôi lửa bỏng” thế thống kê thu chi kiểu gì. Có vẻ như Thủy Tiên và ê-kíp đã có sự chuẩn bị cho mỗi chuyến thiện nguyện, cơ quan điều tra không tìm ra sai phạm, thậm chí khẳng định cô còn bỏ tiền túi đóng quỹ mấy tỷ đồng. Ấy vậy mà đến giờ vẫn có một vài cư dân mạng mang Thủy Tiên ra réo gọi không phải như một tấm gương mà như một thủ phạm. Cực chẳng đã Thủy Tiên lại phải đăng đàn phản hồi. Cô cho biết, Bộ Công an đã điều tra suốt mấy tháng, yêu cầu toàn bộ các ngân hàng trong và ngoài nước cung cấp toàn bộ sao kê tài khoản cá nhân. Cơ quan điều tra còn yêu cầu chính quyền, công an các địa phương đối chiếu với thông tin thực tế từ người dân để xem xét toàn bộ thu chi trong quá trình từ thiện. “Kết quả điều tra được Bộ Công an gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kiểm tra hồ sơ và đồng ý công nhận kết quả rồi mới công bố tôi không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện”, Thủy Tiên nói. Cô khẳng định, nếu ai đó vẫn kiên quyết cho rằng cô ăn chặn hãy mạnh dạn gửi đơn kiện tới cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, một số người biết đề tài nghệ sĩ làm từ thiện vẫn “nhạy cảm”, câu khách. Cho nên khi họ đưa ra một ý kiến gây sốc quanh đề tài này, nhất lại hướng vào một cá nhân nổi tiếng, đầu tiên họ có tương tác, lợi cho công việc. Còn nghệ sĩ bị tổn thương ra sao cũng mặc kệ... NHÌN VÀO KHÍA CẠNH TÍCH CỰC Mỗi người chọn một cách đóng góp cho cộng đồng. Không phải ai cũng là doanh nhân để có thể bỏ tiền túi ra mà không cần nghĩ ngợi quá nhiều. Song việc người nổi tiếng kêu gọi từ thiện có tác dụng huy động những nguồn lực riêng lẻ trong dân tập trung vào một dự án có phương hướng, có trọng tâm. Trong trường hợp này, nghệ sĩ đóng góp cả tâm sức, các mối quan hệ cũng như kiến thức, kinh nghiệm. Tính từ thời điểm kêu gọi khuya 9/9 đến chiều 14/9, ca sĩ Thái Thùy Linh đã quyên góp được hơn 1,92 tỷ đồng và chi hơn 1,37 tỷ đồng cho công tác cứu trợ thông qua tài khoản từ thiện công khai Người Việt Thương Nhau. Lần này, Thái Thùy Linh chủ yếu điều hành đội ngũ tình nguyện viên từ Hà Nội, vì địa hình đồi núi, đường sá phức tạp cần những tình nguyện viên thạo đường, thạo chạy xe, chèo thuyền… Chị chia sẻ với Tiền Phong: “Quan trọng là bốc hàng lên xe, đầu kia giao cho cơ quan đoàn thể địa phương để chia đi. Một số người bảo tôi sao không ủng hộ vào MTTQ Việt Nam. Thực ra, lượng hàng của chúng tôi phần lớn vẫn đến tay MTTQ. Chẳng qua tôi tham dự vào công đoạn thu gom sửa soạn đồ thiết yếu, bao gói rồi mới chuyển đi”. Chị nói, bây giờ là thời điểm nhạy cảm để đứng ra kêu gọi thiện nguyện, nhưng vẫn tiếp tục như đã làm từ hơn mười năm nay: “Đã xác định từ đầu làm thiện nguyện sẽ bị thị phi và mệt mỏi mà vẫn làm thì tôi phải chấp nhận thôi. Nếu có chút bão gió lại sợ thà ngồi yên từ đầu”, chị nói. Linh chia sẻ buồn, thậm chí đau trước những đòn tấn công của một số người, nhưng vẫn nhìn vào những điều tốt đẹp, những người ủng hộ và đồng hành để vượt qua: “Những người xung quanh tôi kể cả trong đời thực và trên mạng xã hội đa phần hiểu và động viên, tìm cách bảo vệ. Điều đấy ít nhiều tiếp sức cho tôi”. N.M.HÀ Trong đợt bão lũ do Yagi gây ra, Hà Anh Tuấn là một trong những nghệ sĩ đóng góp từ thiện sớm, với số tiền 1 tỷ đồng thông qua T.Ư Đoàn. Năm nay, số nghệ sĩ trực tiếp đi cứu trợ bão lũ ít hẳn đi, nhưng không vì thế mà vắng bóng họ trên mặt trận này. Không chỉ góp tiền, Hà Anh Tuấn còn chủ trì những dự án thiện nguyện có ý nghĩa thiết thực cho cộng đồng, cho môi trường Gói quà “Gia đình cùng vượt lũ” của nhóm Thái Thùy Linh bao gồm: thuốc tiêu chảy, thuốc giảm đau, thuốc trị ghẻ, dầu gió, men tiêu hóa, lương khô, đèn pin, sạc dự phòng, băng vệ sinh… ẢNH: NVCC Hỗ trợ giải quyết ô nhiễm môi trường sau lũ Sau những đợt cứu trợ nhu yếu phẩm gồm đèn pin đội đầu, sạc dự phòng cho người dân và trạm sạc tích điện cho lực lượng cứu hộ, lương khô và thuốc trị bệnh thông thường,… Thái Thùy Linh cùng đội ngũ chuyên gia tập trung giúp người dân giải quyết ô nhiễm môi trường tại chỗ bằng cách đem men vi sinh tới phân hủy rác tồn đọng sau mưa lũ. Chị không đi đến từng nơi để dọn dẹp mà sẽ làm thí điểm tại Yên Bái, ghi hình hướng dẫn bà con tự khắc phục ô nhiễm bằng giải pháp thân thiện môi trường. Tiền quyên góp sẽ được dành để mua men vi sinh gửi đến những nơi cần. Ngày 17/9, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng cùng các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, kiểm tra tình trạng sạt lở đất, các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt trên địa bàn. Qua rà soát, toàn tỉnh Lâm Đồng có 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt. Trong đó, có 396 vị trí sạt lở và nguy cơ sạt lở; 101 vị trí ngập úng, lũ quét và 3 vị trí sụt lún. Theo thống kê của sở này, tại TP Đà Lạt có 50 khu vực đã sạt lở đất cục bộ; TP Bảo Lộc có 118 khu vực (3 khu vực sụt lún, 58 khu vực có nguy cơ sạt lở, 12 khu vực sạt lở và lũ quét 48 khu vực); huyện Đam Rông có 47 khu vực sạt lở với 1 điểm sạt lở nghiêm trọng tại xã Đạ K’Nàng gây thiệt hại về người và tài sản của người dân. Theo đánh giá của Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng, tại địa phương, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình từ 1.750 - 3.150mm/ năm. Đây là tỉnh có lượng mưa luôn cao hơn bình quân của cả nước. Do lượng mưa kéo dài nhiều ngày nên đã làm nền đất bị yếu, gây sạt lở, sạt trượt. Hiện tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát các công trình tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, khu dân cư ven sông, suối, sườn dốc có độ chênh taluy lớn để sớm xử lý. Đồng thời lập bản đồ phân vùng sạt lở, lũ quét để làm cơ sở quản lý quy hoạch, xây dựng công trình; xây dựng hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo sớm sạt lở, ngập lụt. Trong 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra hàng loạt vụ sạt lở, sạt trượt đất gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân. Mới đây nhất, 2 vụ sạt lở đất tại thôn Trung Tâm, xã Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông), chỉ cách nhau khoảng 50 mét đã khiến 3 người dân thiệt mạng. THÁI LÂM 510 vị trí ở Lâm Đồng có nguy cơ sạt lở NGHỆ SĨ LÀM TỪ THIỆN: Tin vào điều tử tế

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==