Tiền Phong số 258

THỨ BẢY 14/9/2024 SÕ 258 0977.456.112 Lực lượng công an, bộ đội tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp tại hiện trường sạt lở làm sập đổ 7 ngôi nhà khiến 9 người chết ở Cao Bằng ẢNH: PV 336 người chết, mất tích do bão, lũ Phép màu giúp người “mất tích” trở về Làng Nủ Nhà hảo tâm tiếp tục ủng hộ hơn 770 triệu đồng qua Tiền Phong TRANG 12 Những kết quả quan trọng vẫn ngập tràn nỗi đau TRANG 2+3+4+5+6+10 NGUYÊN BÌNH TRANG 15 TRANG 13 TRANG 8+9 TRANG 16 TRANG 7 TRANG 11 GIÚP DN HƯỞNG LỢI TRÁI QUY ĐỊNH, CỰU THỨ TRƯỞNG ĐƯỢC BIẾU TIỀN TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM GỬI THƯ CHÚC TẾT TRUNG THU Trụ cầu trơ thép gỉ, dân nơm nớp Hứa hẹn những bất ngờ Xây dựng cộng đồng đoàn kết, sáng tạo và bền vững Bảo vệ di sản áo dài khỏi sự lai căng CẦU TRÀ KHÚC 1 Ở QUẢNG NGÃI: LPBANK V-LEAGUE 2024/25 CHÍNH THỨC KHỞI TRANH: BẾ MẠC DIỄN ĐÀN THANH NIÊN PHÁP NGỮ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG NĂM 2024: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân tại Lễ đón ẢNH: TTXVN CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC LÀO: Trong thời gian thăm Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào đã có khoảng 15 hoạt động quan trọng, góp phần định hướng, thúc đẩy quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào bước vào giai đoạn phát triển mới. “Check VAR” sao kê CHUYỆN HÔM NAY XEM TIẾP TRANG 15 n VĂN KIÊN Tối 12/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai hơn 12 nghìn trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng số tiền lên tới 527,8 tỷ đồng trên trang fanpage của mình.

Ông Tuấn (thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn) cho biết, từ ngày 11-13/9, cả thôn An Lạc với hàng trăm hộ dân bị nước sông Cà Lồ nhấn chìm. Giao thông với bên ngoài bị cắt đứt, toàn bộ phải di chuyển bằng xuồng, ca nô. Ông Tuấn có 3 con bò, 5 lợn nái và hàng trăm con gà. Ngay sau lũ lên, gần 1 nửa trong số đó đã chết vì nước lên quá nhanh. “Nước lên quá nhanh, chỉ một đêm đã ngập toàn bộ tầng 1, không ai kịp trở tay. Từ năm 1971 mới có đợt lũ khủng khiếp thế này, thậm chí còn cao hơn cả mức nước năm 1971”, ông Tuấn kể. Ghi nhận của PV bên trong thôn An Lạc, hàng trăm hộ dân vẫn bị bủa vây trong nước lũ. Nhiều nhà đã đưa gia súc lên tầng 2, tầng 3 để tránh lũ. Những gia súc lớn như bò được người dân tập kết đến những nhà xây cao, hoặc bãi đê gần đó. Chùa An Lạc (nằm ngay đầu thôn) ngập sâu, nhiều tượng, đồ thờ... trôi theo dòng nước. Tại huyện Quốc Oai, hiện vẫn còn 8 xã bị ngập úng. Ông Nguyễn Đình Tôn, thôn Định Tú (xã Cấn Hữu), cho biết, nước sông Tích dâng quá nhanh khiến toàn bộ diện tích ao của gia đình bị ngập trắng. Hàng tấn cá sắp thu hoạch đã trôi theo dòng nước. Căn nhà của gia đình đã ngập gần đến nóc. Ông chỉ kịp sơ tán người và một ít đồ đạc. Đàn vịt bị trôi mất hơn 100 con theo dòng nước lũ. “Chỉ trong hơn một tháng, chúng tôi đã 2 lần bị ngập úng. Tài sản của gia đình giờ cũng theo dòng nước lũ đi hết rồi”, ông Tôn ngậm ngùi. Tại huyện Chương Mỹ vẫn có 35 thôn xóm bị ngập do mưa lũ, nặng nhất là các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ. Huyện đã tổ chức sơ tán 2.038 hộ với 7.337 nhân khẩu, tiếp tục rà soát, tổ chức sơ tán ngay các hộ dân bị ngập lụt đến nơi an toàn. Tại cuộc kiểm tra ngày 13/9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu huyện Chương Mỹ ưu tiên rà soát, sơ tán người dân sinh sống ở vùng ngập úng sâu đến các vị trí an toàn. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ, cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân tại các địa điểm sơ tán. Ông Tuấn cũng giao các sở, ngành liên quan hỗ trợ huyện Chương Mỹ đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nâng cấp, cải tạo tuyến đê tả Bùi, hữu Đáy, bảo đảm an toàn giao thông và phòng chống thiên tai, lũ lụt. TRẦN HOÀNG - THANH HIẾU 2 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 14/9/2024 Chiều 13/9, mức nước ở các sông đi qua Hà Nội rút nhanh. Nhiều hộ dân đã trở về nhà dọn dẹp, tuy nhiên một số xã thuộc ngoại thành vẫn bị cô lập trong nước lũ. Theo báo cáo, tính đến chiều 12/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã làm 3 người chết, 10 người bị thương tại Lạng Sơn. Toàn tỉnh có trên 12.450 gia đình bị thiệt hại về nhà ở, chủ yếu là tốc mái, cây đổ vào nhà và nhà bị ngập nước; hơn 8.170 ha cây trồng bị ảnh hưởng. Ước tính tổng thiệt hại trên 900 tỷ đồng... Huyện Hữu Lũng bị ngập sâu, chịu ảnh hưởng nặng nề. Phó Chủ tịch nước yêu cầu Lạng Sơn tiếp tục rà soát, đánh giá, thống kê đầy đủ, chính xác những gia đình, hộ bị thiệt hại do bão lũ gây ra để có kế hoạch hỗ trợ kịp thời, giúp người dân trở lại cuộc sống bình thường. Hiện nay, tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là độ ẩm trong đất đã bão hòa, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất khá cao. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp, lực lượng chức năng và người dân cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; theo dõi sát tình hình thời tiết; chủ động có kịch bản, phương án phòng, chống mọi diễn biến bất thường có thể xảy ra. Dịp này, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao 500 triệu đồng hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão số 3 và tặng 100 suất quà (mỗi suất 3,5 triệu đồng) cho các gia đình bị ảnh hưởng bởi mưa bão ở huyện Hữu Lũng. Cũng trong ngày 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang). Tại đây, Phó Chủ tịch nước đề nghị, Bắc Giang tập trung cao độ công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3, đồng thời nâng cao cảnh giác, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai ứng phó theo thẩm quyền. Tỉnh Bắc Giang tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống các gia đình bị ảnh hưởng mưa lũ. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tỉnh Bắc Giang 500 triệu đồng khắc phục hậu quả bão số 3; tặng 100 suất quà (3 triệu đồng/suất) cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi mưa bão ở huyện Lục Nam. NGUYỄN DUY CHIẾN -NGUYỄN THẮNG Chiều 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Đoàn công tác của Trung ương đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3, dành nhiều thời gian thăm hỏi, động viên, tặng quà đồng bào bị thiệt hại, ảnh hưởng do bão lũ ở 2 xã Hòa Bình và Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Chú ý nguy cơ sạt lở đất Chiều 13/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TCKN) TP Hà Nội ban hành Lệnh rút báo động lũ. Theo đó mức nước sông Hồng tại Hà Nội (qua Long Biên) vào hồi 14h40 ngày 13/9 là 9,45m (mực nước báo động I là 9,50m). Do đó, Ban PCTT&TCKN Hà Nội lệnh rút báo động I trên sông Hồng vào hồi 14h40 ngày 13/9 trên địa bàn các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm. Ngập lụt còn kéo dài ở nhiều tỉnh miền Bắc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, diễn biến lũ trên hạ du các sông ở miền Bắc đang xuống nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Hôm nay, hai sông vẫn giữ mực lũ trên báo động 3 là sông Cầu tại Đáp Cầu (Bắc Ninh) và sông Hoàng Long tại Bến Đế (Ninh Bình). Sông Thái Bình tại Hải Dương, sông Thương tại Bắc Giang và sông Lục Nam tại Bắc Giang hôm nay duy trì mức lũ trên báo động 2 và dưới báo động 3. Riêng lũ sông Hồng trong hai ngày qua xuống nhanh. Đến tối qua, lũ xuống dưới báo động 1 và tiếp tục rút trong hôm nay. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, khu vực ven sông các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương mất thêm 2-5 ngày tới để nước rút hoàn toàn. Khu vực ngoài đê sông Hồng, sông Nhuệ tại Hà Nội mất thêm 1-2 ngày để nước rút, riêng vùng trũng thấp ở huyện Chương Mỹ, nằm ven sông Bùi có thể mất tới 10-13 ngày nước rút, sông Tích khoảng 6-9 ngày, hạ lưu sông Cà Lồ 2- 4 ngày. Khu vực vùng núi Bắc bộ có nguy cơ sạt lở đất. NGUYỄN HOÀI 336 người chết, mất tích do bão lũ Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), tính tới 17h ngày 13/9, bão và mưa lũ đã khiến 254 người chết, 82 người mất tích. Lào Cai là địa phương thiệt hại nặng nhất khi có 111 người chết, 61 người mất tích. Cao Bằng có 43 người chết, 9 người mất tích. Yên Bái có 49 người chết, 1 người mất tích; Quảng Ninh có 22 người chết. Còn lại là các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ... Bão số 3 và mưa lũ trong 1 tuần qua cũng khiến hơn 74.500 hộ/130.246 người dân phải di dời, sơ tán, và hơn 136.700 nhà ở các tỉnh phía Bắc bị hư hỏng. Hơn 202.004 ha lúa bị ngập úng, tập trung ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang... Thông qua Bộ NN&PTNT, Chính phủ Úc viện trợ cho tỉnh Yên Bái 8 tấn hàng gồm bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân, dụng cụ bếp, sửa chữa nhà cửa, chăn, màn, thảm ngủ, tấm bạt che với tổng trị giá 49.000 đô la Úc, tương đương hơn 800 triệu đồng. Trong ngày 13-14/9, Trung tâm Điều phối khu vực ASEAN hỗ trợ hàng hóa với tổng trị giá 254.092 USD (khoảng 6,2 tỷ đồng) cho hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ máy lọc nước cầm tay và tấm bạt nhựa đa năng với tổng trị giá 11,3 triệu Yên Nhật (gần 2 tỷ đồng) cho tỉnh Yên Bái. Hàn Quốc đã quyết định cung cấp viện trợ nhân đạo trị giá 2 triệu USD (hơn 49 tỷ đồng) nhằm hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại do bão và mưa lớn. DƯƠNG HƯNG Nhiều khu vực ở huyện Chương Mỹ vẫn bị ngập lụt nặng Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân (bên phải) tặng quà người dân vùng bão lũ ở Bắc Giang Nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội vẫn bị cô lập

3 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 14/9/2024 ĐẠI TANG Ngồi bệt bên linh cữu của chị ruột, em trai ruột và anh rể, chị Nguyễn Thị Én (trú tại thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ sạt lở đất kinh hoàng sáng 9/9. Chị Én là một trong ba người may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng sự ám ảnh còn đeo bám. Gạt giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt đen nhẹm, chị Én kể, khoảng 16 giờ ngày 8/9, chị cùng với chị Nguyễn Thị Bích (chị gái), Nguyễn Duy Thành (em trai), Tống Ngọc Quý (chồng chị Bích), Trương Thị Mai Ân (Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Tĩnh Túc) đi trên chiếc ô tô con do anh Quý cầm lái vào xã Ca Thành, Nguyên Bình dự đám cưới. Đến 18 giờ cùng ngày, mọi người ra về. Khi đến cầu Khuổi Ngọa (quốc lộ 34) thì đất đá, cây bụi từ ngọn núi phía trước sạt lở xuống chắn đường, phía sau sạt lở, đất cũng đổ xuống chắn ngang đường. Thời điểm này, có ô tô khách chở hàng chục người và 7 xe máy cũng đi dự đám cưới trở về. Sau khi thống nhất, mọi người quyết định dừng nghỉ qua đêm chờ trời sáng lực lượng cứu hộ sẽ vào, vị trí dừng nghỉ một bên là ruộng, một bên là suối. Trời mưa tầm tã khiến núi rừng trở nên âm u, những cuộc gọi từ người thân thêm an tâm và cuộc trò chuyện về gia đình riêng của mỗi người cũng xua đi sự hiu quạnh. “Khoảng 5h58 phút, tôi rời xe để đi vệ sinh, chừng 8 phút tôi quay lại thì không thấy xe đâu, xung quanh là nước lũ ào ào đổ xuống, đất đá lấp hết cả ruộng và con đường. Tôi hoảng loạn gào thét gọi mọi người, gọi chị không được, gọi em cũng không được, trời mưa to hơn, tôi chỉ biết tìm kiếm trong vô vọng. Tôi gọi cầu cứu họ hàng nhưng anh, chị, em cũng không trở lại nữa”, chị Én nhớ lại. Nói đến đây, chị Én gục đầu vào người thân rồi ngất lịm. Căn nhà nhỏ của nạn nhân Tống Ngọc Quý, Nguyễn Thị Bích rất đông anh em, họ hàng đến thắp nén hương đưa tiễn người xấu số, từng cơn mưa rừng nhẹ rơi trên mái hiên. Con trai đầu của anh, chị xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc chỉ mới hai tháng đã bay về chịu tang, con gái 7 tuổi ngơ ngác nhìn người qua lại, bỗng òa khóc đòi mẹ. Cách đó không xa là đám tang nạn nhân Trương Thị Mai Ân, anh Nguyễn Trọng Nghĩa cùng hai con nhỏ quỳ gối khóc thương vợ, thương mẹ. Khuôn mặt đờ đẫn, thất thần, anh Nghĩa cúi gập người cảm tạ người đến chia buồn. Chị Vũ Thị Mỹ Ngọc (đồng nghiệp của chị Ân) chia sẻ: “Cô giáo Ân là một người quản lý có tâm, luôn nhiệt tình với đồng nghiệp và học trò. Chị ra đi để lại nỗi thương tiếc cho mọi người. Con gái đầu của chị bị bệnh bại não, con gái thứ hai sức khỏe yếu, chị còn nói tuần sau đưa con đi khám, thế mà chị lại mãi không về. Anh Nghĩa công việc không ổn định, chị là trụ cột trong nhà, giờ thì các con làm sao bấu víu đây chị ơi”. ÁM ẢNH Nhìn về sườn núi bị đất đá vùi lấp trong tang thương trĩu nặng, anh Hoàng Văn Phùng (xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành) như người mất hồn. Anh chưa thể chấp nhận sự thật là trận sạt lở đất khủng khiếp đã vùi lấp căn nhà và khiến mẹ mình ra đi mãi. “Khoảng 1 giờ sáng 9/9, đất đá từ núi sạt lở xuống những ngôi nhà ở phía trên nên họ đưa tài sản và người đi sơ tán. Khi người già yếu tới chỗ an toàn thì những người khỏe mạnh quay trở lại để cào vét thành rãnh cho nước khỏi ngập vào nhà. Đến 5 giờ thì đợt sạt lở thứ hai đổ ập xuống, những người đó không chạy thoát. Còn gia đình tôi ở dưới chân đồi không được thông báo trước nên không sơ tán. Thời gian đó, nghe tiếng ầm ầm, mẹ thức dậy kiểm tra, ra ngoài mẹ thấy đất đá đổ xuống nên gọi các con dậy. Chưa biết chuyện gì xảy ra thì tôi bị đất đá đẩy bay, vợ và em trai cùng mẹ bị mắc kẹt trong nhà. Mọi người đến cứu được vợ tôi và em trai còn mẹ thì bị vùi lấp cho đến khi được bộ đội đưa thi thể ra ngoài. Nhà mất thì chăm chỉ làm việc để xây lại nhưng mẹ thì mất thật rồi”, anh Phùng kể. Sát bên ngôi nhà của anh Phùng là gia đình anh Hoàng Văn Vạng cũng bị trận sạt lở đất vùi lấp. “Ngày 8/9, tôi đi đám cưới ở xã khác đến tối sạt lở không về được, tôi gọi điện thoại cho vợ, con ở nhà yên tâm. Sáng hôm sau, tôi nhận được tin dữ thì vượt rừng chạy về, đến nơi, chỉ thấy bùn, đất, vợ còn chưa tìm thấy. May mắn mẹ già và 2 con nhỏ được hàng xóm đưa ra ngoài. Sống ở đây bao đời, chưa khi nào xảy ra sạt lở nặng nề nên mọi người còn chưa có cách nhận biết và còn chủ quan”, anh Vạng cho hay. Những ngày này, anh Hoàng Văn Pôm vẫn túc trực tại hiện trường để chờ đợi bộ đội, công an tìm kiếm thi thể em trai là Xào Tòn Nhậy. Anh Pôm cho biết: “Khi đợt sạt lở thứ nhất thì em trai có đưa cả gia đình sang nhà tôi để trú ẩn, sau đó mưa to, lo nước sẽ tràn vào nhà nên Xào Tòn Nhậy trở về để đào mương rãnh. Sạt lở lần thứ hai thì em trai bị đất đá vùi lấp”. TÌM KIẾM Năm ngày qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân khu 1, Công an tỉnh Cao Bằng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng cùng các lực lượng thuộc huyện Nguyên Bình, người dân địa phương tổ chức tìm kiếm thi thể nạn nhân trong các vụ sạt lở đất cũng như khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Tại xóm Khuổi Ngọa, hiện trường sạt lở đất cuốn trôi một ô tô khách, một ô tô con, 7 xe máy, công tác tìm kiếm đang diễn ra khẩn trương. Ở vị trí chiếc xe khách mắc kẹt dưới suối, Công an tỉnh Cao Bằng, Công an huyện Nguyên Bình trục vớt đưa chiếc xe lên bờ. Xe bị biến dạng hoàn toàn, nhiều bộ phận xe bị gãy, bung ra. Mực nước suối đã giảm nhưng còn cuộn trào chảy xiết khiến việc tìm kiếm và trục vớt gặp nhiều khó khăn. Mồ hôi cùng nước suối lạnh buốt thấm vào da thịt nhưng Đại úy Lục Trường Duy (Phòng Cảnh sát Cơ động) vẫn kiên trì giữa dòng tìm điểm khung xe để buộc dây cho đồng đội kéo lên. “Anh em trong đại đội thay phiên nhau làm nhiệm vụ, mong muốn tìm kiếm thi thể các nạn nhân thật nhanh. Không để họ lạnh lẽo dưới dòng nước kia, thương quá Nguyên Bình”. Bên cạnh đó, lực lượng bộ đội công binh Quân khu 1 mang theo thiết bị dò tìm hiện đại nhất tổ chức tìm kiếm ở dọc suối Khuổi Ngọa. Chỉ huy trực tiếp tại hiện trường, Thượng tá Nguyễn Thanh Đạm, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 575, cho hay: “Nhận được lệnh của Tư lệnh Quân khu, đơn vị huy động 40 cán bộ, chiến sĩ tinh nhuệ nhất, chia quân tìm kiếm nạn nhân ở hai hướng Khuổi Ngọa và Lũng Lỳ”. Đang nói chuyện, nghe một chiến sĩ hô to “báo cáo, dưới sỏi đá có một thi thể”, Thượng tá Đạm chạy lại ra lệnh: “Đất đá ít thì không dùng cuốc, xẻng, hãy dùng tay, không thể làm tổn thương thi thể, không thể làm tổn thương đồng bào. Tất cả nhẹ nhàng thôi”. Nhận lệnh, từng chiến sĩ dùng tay cào đất, nhặt đá, đưa thi thể lên bờ. Tại điểm sạt lở đất ở xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành, tiếng máy rú gầm vang vọng cả rừng núi, gần 100 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ, người dân đang tìm kiếm những nạn nhân còn lại. CẢNH HUỆ - NGỌC TÚ Nguyên Bình vẫn ngập tràn nỗi đau Giọt nước mắt, nỗi ám ảnh của người ở lại, sau lũ lụt gây thiệt hại người và của, trời Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) xám xịt đau thương. Những ngôi nhà bị vùi lấp, người dân Nguyên Bình vật vã trong đói khát, thiếu thốn… Người dân xã Ca Thành lập lán ở tạm khi nhà bị sạt lở đất vùi lấp Lũ quét, sạt lở đất ở Cao Bằng khiến 54 người chết và mất tích (trong đó huyện Nguyên Bình có 47 người); 15 người bị thương, nhiều người chưa được tìm thấy; 1.470 ngôi nhà bị thiệt hại; 1.850 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hỏng; hàng nghìn gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; nhiều công trình điện, đường, trường, trạm bị hư hỏng nặng nề. Người dân xã Ca Thành vớt vát lại tài sản khi ngôi nhà bị sạt lở đất vùi lấp Lực lượng tìm kiếm tại hiện trường sạt lở đất cuốn trôi khiến hơn 20 người chết và mất tích

4 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 14/9/2024 Sáng 13/9, Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) bước vào ngày thứ 4 sau khi 37 hộ gia đình bị nước, đất đá từ núi Voi đổ ập xuống vùi lấp hoàn toàn. Không khí tang thương vẫn bao trùm vùng quê. Khoảng 8h, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đặt ở nhà văn hóa thôn Làng Nủ bỗng chốc chộn rộn khi Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh đến báo cáo trường hợp hai gia đình, 8 nhân khẩu có tên trong danh sách người mất tích được xác định vẫn còn sống. Đó là hai gia đình anh em ruột Hoàng Văn Tiện và Hoàng Văn Duân. Theo sơ đồ mô tả lại ngôi làng, nhà anh Tiện ở sát chân núi Voi, ngay hướng sạt lở, trong khi nhà người em cách đó khoảng 5 nóc nhà. Ngồi trò chuyện với PV Tiền Phong, trên khuôn mặt anh Tiện và anh Duân là sự bần thần và nỗi đau khi tận mắt chứng kiến cảnh núi Voi bất ngờ đổ ập xuống khiến ngôi làng vốn bình yên giờ chẳng còn gì ngoài bùn đất. Anh Tiện kể, sáng 10/9, anh dậy sớm gọi vợ con ra trông chừng nước lũ ở cầu Ếch cách nhà không xa. Nhìn thấy ta luy nhà bố đẻ cách đó không xa bị sạt, anh Tiện gọi em Duân cùng đi kiểm tra. Trên đường từ nhà bố để quay về nhà, anh Tiện nghe tiếng nổ lớn, ngước lên quan sát phía núi Voi thấy nước, đất bắn lên không trung 200 - 300m. “Hai anh em chúng tôi hốt hoảng hô cả làng ơi sập đồi rồi, chết hết rồi. Khoảng 3 phút sau chạy từ cầu lên đến đầu dốc, đất sạt xuống không phải từ từ mà chỉ sau một tiếng nổ, cả ngôi làng hoàn toàn bị san phẳng”, anh Tiện nhớ lại. Anh Tiện cho biết, căn nhà sàn của gia đình mới được sửa sang nay đã mất tất cả nhưng mất mát này chưa thấm gì so với những người bà con, hàng xóm không may thiệt mạng. MONG CÒN NHIỀU PHÉP MÀU Anh Duân chia sẻ: “Thật may mắn khi cả gia đình tôi và gia đình anh trai đều thoát nạn trong gang tấc. Thế nhưng bà con hàng xóm, nhà cửa, tài sản ruộng vườn mất sạch không còn gì. Mấy ngày nay, chúng tôi cùng các lực lượng cứu hộ đi tìm kiếm những người hàng xóm còn mất tích. Chỉ mong rằng sẽ còn nhiều phép màu đến với Làng Nủ, cũng may mắn như anh em tôi”. Anh Duân cho biết, hàng xóm sát vách có hai hộ là Hoàng Văn Lai (5 khẩu) và Nguyễn Văn Trần (2 khẩu) không còn ai. Trong lúc chạy lũ nghe thấy có người kêu cứu, hai anh em Duân và Tiện cứu được một cháu bé tên Hoàng Gia Bảo. Những ngày qua, gia đình anh Duân và anh Tiện ở nhờ nhà bà dì, mong muốn chính quyền sớm xây dựng khu tái định cư ở nơi an toàn giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Theo cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, ngày 13/9, ngoài hai gia đình 8 nhân khẩu được xác định còn sống, một gia đình 3 người khác trong danh sách mất tích cũng trở về là chị Nguyễn Thị Hồng (sinh 1991) cùng hai con Hoàng Thị Hiểm (sinh năm 2008) và Hoàng Trung Huyên (sinh năm 2010). Chị Hồng đi làm ăn ở Yên Bái, bị lũ cô lập mất liên lạc nay trở về an toàn. HÂN NGUYỄN - THU HƯỜNG Có tên trong danh sách những người mất tích khi nhà cửa hoàn toàn bị lũ quét, sạt lở đất cuốn phăng, nhưng sau 3 ngày, hai hộ gia đình 8 người xuất hiện bình an, khiến chính quyền địa phương, người dân ai nấy đều vui mừng. Ngày 13/9, ông Dương Đức Tuấn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại Sở Xây dựng Hà Nội và các đơn vị liên quan chiếu sáng đô thị, cây xanh. Theo báo cáo của Sở Xây dựng, tính đến ngày 13/9, thành phố có trên 40.000 cây đổ và cành gãy. Số liệu này vẫn chưa đầy đủ, do một số quận, huyện chưa có báo cáo cụ thể. Đến chiều tối 12/9, vẫn còn gần 7.000 cây xanh gãy, đổ chưa được thu dọn, xử lý; đã có 3.082 cây xanh được trồng lại... Hiện nay, công tác giải tỏa để đảm bảo an toàn giao thông cơ bản đã hoàn thành, đồng thời đã rà soát, phân loại cây xanh yếu chuyển về vườn ươm chăm sóc, chuẩn bị nơi tập kết củi, gỗ. Kết luận cuộc làm việc, ông Tuấn cho biết, mặc dù đã có dự báo và thành phố chuẩn bị mọi phương án ứng phó với bão số 3, nhưng thiệt hại về tài sản, đặc biệt là hệ thống cây xanh là rất lớn; trong số cây xanh gãy, đổ có nhiều cây đô thị, cây quý hiếm. Ông đề nghị Sở Xây dựng, đơn vị liên quan tập trung cao độ xử lý, khắc phục hệ thống cây xanh bị gãy đổ, đặc biệt tại các công viên, khu đô thị. Cần huy động sự vào cuộc của nhiều đơn vị để hoàn thành việc khắc phục hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị, chỉnh trang đô thị để sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ông Tuấn đề nghị chuẩn hóa số liệu thống kê thiệt hại về cây xanh, trong đó phân loại cây nào là cổ thụ, cây nào có thể trồng lại, cây nào phải mang đi ươm trồng… cho hiệu quả. Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ xử lý cây xanh gãy, đổ; thực hiện đúng chỉ đạo của thành phố là cứu tối đa cây. Sở Xây dựng cũng như các đơn vị liên quan sau khi cắt gọn cây xanh bị gãy, đổ, cần tiếp tục dọn dẹp, bảo đảm trước ngày 20/9 sẽ thu dọn hết cây xanh gãy, đổ để chuyển sang giai đoạn cứu cây; tập trung khôi phục hạ tầng, cải tạo vỉa hè sau khi trồng lại cây xanh gãy, đổ. Ông Tuấn nhất trí với kiến nghị của Sở Xây dựng Hà Nội, trong đó đề nghị UBND các quận, huyện chủ động bố trí địa điểm để thu hồi, tập kết gỗ, củi trên địa bàn của đơn vị mình; chịu trách nhiệm giám sát quá trình thu hồi gỗ, củi đủ điều kiện về kho bảo quản và tổ chức thanh lý gỗ, củi theo quy định đối với khối lượng quản lý theo phân cấp. TRƯỜNG PHONG Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn giao Sở Xây dựng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hỗ trợ xử lý cây xanh gãy, đổ cứu cây. Dự kiến, khoảng 3.000 cây, trong đó có 100 cây quý hiếm có thể cứu được. HÀ NỘI: Dự kiến cứu được 3.000 cây gãy, đổ Hà Nội xử lý cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 ẢNH: TRƯỜNG PHONG Tính đến 16h ngày 13/9, các lực lượng vẫn tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích, tuy nhiên, việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn do lớp bùn, đất đá dày, cung sạt lở dài. Tính đến 11h 15 phút, vụ sạt lở, lũ quét vùi lấp Làng Nủ (xã Phúc Khánh huyện Bảo Yên) khiến 48 người chết, 17 người bị thương, 36 người hiện mất tích. Số người an toàn là 57. Hai gia đình Hoàng Văn Tiện, Hoàng Văn Duân may mắn thoát nạn trở về Bãi bỏ lệnh cấm cầu Long Biên, cầu Đuống Chiều 13/9, Sở GTVT Hà Nội thông báo bỏ kế hoạch cấm người và phương tiện trên cầu Long Biên, cầu Đuống, khôi phục giao thông như trước khi xảy ra mưa ngập do bão số 3. Từ 15h chiều 13/9, cầu Long Biên được khôi phục tổ chức giao thông như phương án trước khi xảy ra bão số 3: cho người đi bộ, xe thô sơ, xe 2 bánh qua cầu Long Biên cả 2 hướng. Thành phố cũng khôi phục tổ chức giao thông trên cầu Đuống: cho người đi bộ và phương tiện qua cầu Đuống cả 2 hướng, nhưng cấm xe tải có tải trọng trên 13 tấn qua cầu. TRỌNG ĐẢNG Các lực lượng vẫn tiếp tục tìm kiếm người mất tích Phép màu giúp người “mất tích” trở về Làng Nủ

5 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 14/9/2024 TIẾNG KÊU THẤT THANH, ÁM ẢNH Sau 3 ngày xảy ra vụ lở đất kinh hoàng, vùi lấp cả gia đình anh Sa Văn Ánh (36 tuổi), thôn Bảo Tân (xã Minh Bảo, TP Yên Bái) vẫn bao trùm cảnh tang thương. Cán bộ thôn, người dân nơi đây vẫn ghé qua ngôi nhà hương khói, cầu mong cho cả gia đình anh Ánh được siêu thoát. Khó ai có thể tưởng tượng được ngôi nhà của anh Ánh nằm cách chân đồi cả trăm mét, mà mưa lớn đã làm sạt nửa quả đồi vùi lấp ngôi nhà tràn lấp đường thôn. Ngôi nhà cấp 4 của anh Ánh bị vùi một nửa, phần còn lại vẫn chỏng chơ chăn đệm, áo quần, đồ dùng sinh hoạt, xen lẫn cây cối. Nơi chính quyền địa phương tổ chức hương khói cho 4 nạn nhân vẫn còn sót lại đồ chơi trẻ em… Nhìn cảnh này ai nấy đều đau buồn, xót xa. Bà Phạm Thị Thời đau buồn kể lại, ngày 9/9, TP Yên Bái mưa trắng trời. “Rạng sáng 10/9, tôi nghe tiếng rầm rầm phía sau nhà, khi mở cửa ra xem, thấy nhà hàng xóm bị đất đá vùi lấp, cùng với đó là những tiếng kêu thất thanh của mọi người hô hoán “sạt đất vùi lấp cả nhà thằng Ánh rồi!”. “Lúc đó, chân tôi quỵ xuống. Tôi xem vợ chồng nó như con cháu trong nhà. Hai vợ chồng Ánh một người quê Sơn La, một người quê huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) về đây lập nghiệp. Chồng làm công nhân cho một doanh nghiệp viễn thông, vợ là giáo viên dạy mầm non. Hai đứa sống chan hòa với hàng xóm, gặp mọi người đều lễ phép chào hỏi, nên cả xóm ai cũng thương yêu”, bà Thời chia sẻ. Bà Thời cho biết, các con của bà đều lập gia đình ra ở riêng, một mình bà sống ở đây, nên bà cháu lúc nào cũng sum vầy, sớm tối có nhau. Cả gia đình anh Ánh ra đi đột ngột, bà Thời rất đau xót, hằng ngày bà vẫn nấu mỳ hoặc bát cơm trắng, quả trứng sang hương khói. Khi xảy ra chuyện, người dân cả thôn đã đến đây để cứu nạn. Mọi người phá cửa, đào đất vào giải cứu. Một hồi lâu mới tìm thấy cả nhà anh Ánh đang nằm trong đống đổ nát. Ông Nguyễn Văn Chiến, Trưởng thôn Bảo Tân kể, ông đã không thể cầm được nước mắt khi nhìn cảnh tượng cả nhà Ánh nằm dưới lớp bùn, hai đứa trẻ vẫn nằm trong vòng tay bố mẹ. “Khi tôi vào bế các cháu ra, Ánh vẫn đang ôm đứa con đầu, còn vợ nó ôm đứa sau mới 3 tháng tuổi. Thật đau đớn, tôi thấy chúng như đang ngon giấc, chứ không phải ra đi mãi mãi. Hình ảnh này làm cho tôi ám ảnh và không biết đến bao giờ mới phai mờ”, ông Chiến chia sẻ. BỚI BÙN ĐẤT Trời ngớt mưa, nhiều người dân thôn Trực Bình (xã Minh Bảo, TP. Yên Bái) lại lội bùn trở lại ngôi nhà bị đất vùi lấp, cố nhặt nhạnh những gì sót trong đống bùn đặc quánh. Anh Phạm Minh Vượng (40 tuổi) cùng vợ đang tìm kiếm bát đũa, quần áo bị vùi lấp dưới đống đất dày vài mét. Anh Vượng cho biết, sau trận mưa lớn, tối 10/9, khi đang ngồi xem tivi, anh nghe những tiếng nổ lớn phía sau nhà. Biết chuyện chẳng lành, anh kéo vợ và 2 con chạy thục mạng ra khỏi nhà. Khi chạy ra khỏi cổng nhà thì phía sau lưng là một vạt đồi ập xuống vùi lấp phần lớn căn nhà. Bùn đất phun ra từ cửa chính lấp 200m2 sân, làm đổ cả cổng chính được xây chắc chắn. “Tôi đã 3 lần bị núi sạt lở vùi lấp nhà ở, nên khi có tiếng nổ lớn, tôi biết sắp sạt lở lớn, nên vội kéo vợ con chạy càng nhanh, càng xa ngôi nhà càng tốt”, anh Vượng cho hay. Vừa bới bùn nhặt chiếc nồi cơm điện trong bùn đất, chị Nguyễn Thị Chinh, vợ anh Vượng, chia sẻ, đất đã vùi lấp tất cả, vợ chồng, con cái phải về nhà bà ngoại tá túc. Hằng ngày, hai vợ chồng quay lại ngôi nhà nhặt nhạnh xem có thứ gì còn lành lặn để tận dụng. “Nhặt được thứ đồ nào quý thứ đó, tất cả tiền bạc, tài sản đều bị vùi lấp. Không biết cuộc sống của gia đình tôi ngày mai sẽ ra sao”, chị Chinh buồn rầu nói. Tại con phố Hồng Hà, TP. Yên Bái, một lớp bùn dày quá đầu gối đỏ ngầu trộn lẫn với rác và vật dụng của người dân. Sau khi nước rút, người dân ở đây đào bới lớp bùn mong tìm kiếm những tài sản còn sót lại để duy trì cuộc sống. Đang loay hoay bới đất tìm vật dụng trước nhà, nghe tiếng thông báo đi lấy cơm từ thiện, bà Hoàng Thị Nhung vội 3lau đôi tay bám đầy bùn đất lên tà áo, nói: “Tôi đi xin suất cơm từ thiện ăn cho đỡ đói, rồi về tìm tiếp”. VIẾT HÀ - PHẠM TRƯỜNG - VĂN ĐỨC “Mấy đêm rồi tôi không ngủ được, cứ chợp mắt là hình ảnh chơi đùa với các cháu lại hiện ra. Hằng ngày, đi làm về vợ chồng nó vẫn sang nhà tôi hái rau, hái quả; vợ nó bận nấu cơm nước lại bế cháu nhỏ sang nhờ bà bế. Giờ thì không khí đìu hiu, lòng tôi trống trải vô cùng”, bà Phạm Thị Thời (73 tuổi), hàng xóm anh Sa Văn Ánh bị đất vùi lấp, chia sẻ. Ngôi nhà của anh Sa Văn Ánh vẫn có hàng xóm qua lại hương khói Theo UBND tỉnh Yên Bái, do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, từ ngày 5 - 11/9, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rất to. Trên sông Hồng đoạn qua Yên Bái, mực nước cao nhất 35,7m (trên mức lũ lịch sử năm 1968 là 34,4m), đã làm cho 15/15 phường, xã bị ngập, trong đó có 8 xã, phường bị ngập hoàn toàn. Toàn tỉnh có 2.700 điểm sạt lở đất. Đặc biệt, đã xảy ra sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng tại xã Tân Phượng, huyện Lục Yên gây chết 9 người. Đến nay, 50 người ở Yên Bái đã chết và mất tích, 30 người bị thương do mưa lũ. Ám ảnh một gia đình bị vùi trong bùn đất Thanh Hóa sẵn sàng phương án di dời hơn 3.000 người Ngày 13/9, ông Trần Bá Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), cho biết, địa phương đang theo dõi sát sao tình hình lũ trên sông Bưởi, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu có thể xảy ra. Theo phương án ứng phó của huyện, nếu lũ lên trên mức báo động 3, huyện Thạch Thành sẽ chủ động di dời khẩn cấp khoảng 910 hộ dân với hơn 3.000 nhân khẩu ở 9 xã ven sông Bưởi. Ngoài ra, ở một số địa phương có nhà dân bị ngập, huyện đã yêu cầu địa phương di dời người già và trẻ nhỏ đến nơi an toàn. Những ngày qua, do mưa lớn kéo dài và lượng nước từ thượng nguồn liên tục đổ về, mực nước sông Bưởi tiếp tục dâng cao; các hồ chứa ở tỉnh đã tràn và xấp xỉ ngưỡng tràn. Toàn huyện Thạch Thành có trên 826ha lúa và nhiều diện tích mía, hoa màu bị thiệt hại. Ngoài ra còn có hơn 60ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng. Mưa lớn dài ngày khiến 231 nhà ở bị ngập tại thị trấn Kim Tân, thị trấn Vân Du. Hiện 67 hộ dân sinh sống tại các khu vực bị ngập lụt sâu đã được sơ tán đến nơi an toàn. Theo cơ quan chức năng, lũ hạ lưu sông Bưởi, sông Cầu Chày đang biến đổi chậm theo xu thế lên. Lúc 13 giờ ngày 13/9, mực nước trên sông Bưởi chỉ còn cách báo động 3 là 0,14m. HOÀNG LAM Ngập lụt tại thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành Đồ chơi của các cháu còn sót lại Xử lý việc nâng giá hàng hóa trục lợi Ngày 13/9, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc ký công điện gửi bộ ngành, UBND các địa phương tăng cường biện pháp quản lý, điều hành giá sau cơn bão số 3 (Yagi). Bộ, ngành, địa phương tăng cường biện pháp quản lý, điều hành giá. Các đơn vị xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi. Bộ Tài chính cho biết, ảnh hưởng bởi bão Yagi, ngành nông nghiệp một số địa phương bị thiệt hại nặng nề, làm đứt gãy giao thông vận chuyển hàng hóa. Một số nơi, một số thời điểm đã xuất hiện khan hiếm, tăng giá cục bộ rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị bộ ngành đẩy mạnh tăng cường biện pháp quản lý, điều hành giá. Các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, ổn định giá cả, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý. “Bộ ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định để kiểm soát, bình ổn thị trường. Các đơn vị kê khai, niêm yết, công khai giá; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về giá”, Bộ trưởng Tài chính yêu cầu. Trước đó, tại một số địa phương như Hà Nội, nguồn cung giảm, nhu cầu mua hàng tích trữ của người dân tăng cao khiến giá rau xanh một số thời điểm tăng giá gấp đôi so với bình thường. QUỲNH NGA

6 THỜI SỰ n Thứ Bảy n Ngày 14/9/2024 Chị Thân Thị Việt Hà (41 tuổi) ở thôn Ngoài, xã Tiên Lục (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) thức dậy từ sớm để rửa lá, thái thịt cùng các chị em trong xã chuẩn bị gói bánh chưng. Đêm hôm trước, chị nhận được tin nhắn của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tiên Lục kêu gọi tham gia gói bánh chưng tặng người dân vùng lũ. Sáng hôm sau, chị quyết định đóng cửa hàng buôn bán để cùng chung tay gói bánh với chị em trong xã. Đồng thời, chị đóng góp 500.000 đồng để ủng hộ bà con vùng lũ. “Tôi chỉ góp sức nhỏ bé để chia sẻ với đồng bào lúc khó khăn”, chị Hà tâm sự. Chị Lê Thị Ánh, Chủ tịch Hội LHPN xã Tiên Lục, cho biết, khi thấy nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh Bắc Giang bị ngập sâu do nước lũ, ngay trong đêm 11/9, chị quyết định kêu gọi chị em trong xã gói bánh chưng để ủng hộ bà con vùng lũ. Chị lo không đủ nguyên liệu và nhân lực để gói bánh vào sáng mai. Thật bất ngờ, một lúc sau, hàng trăm chị em trong xã đã lên tiếng đồng lòng ủng hộ. Vậy là chị em bắt tay làm việc trong đêm. Chị Ánh cho biết, có hơn 100 chị em và người dân tham gia gói bánh chưng. Ngay trong đêm, chị em đi cắt lá dong, rồi rửa lá. Một doanh nghiệp ủng hộ gạo nếp. Hội viên phụ nữ xã Tiên Lục chung tiền mua thịt lợn, đỗ làm nhân (khoảng 5 triệu đồng) và mang củi của gia đình để luộc bánh. Mỗi người mỗi việc, chị em bắt tay vào gói, rồi luộc bánh chưng từ sáng sớm đến chiều tối. Không khí làm việc hào hứng. Sáng sớm 13/9, 700 chiếc bánh chưng của phụ nữ xã Tiên Lục được vận chuyển đưa đến người dân vùng lũ ở thị xã Việt Yên và huyện Yên Thế (Bắc Giang). “Chúng tôi rất thương người dân chìm trong lũ, bị cô lập, thiếu thốn về lương thực và thực phẩm. Những chiếc bánh chưng nghĩa tình chúng tôi gửi đến với mong muốn san sẻ tình thương với bà con vùng lũ lụt. Làm những việc có ích cho đồng bào, chúng tôi cảm thấy rất vui”, chị Ánh tâm sự. Hai ngày nay, chị em phụ nữ xã Đông Lỗ (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) cũng tất bật với việc gói bánh chưng gửi đến người dân vùng ngập lũ trong huyện. Chị Trần Thị Liên, Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Lỗ, chia sẻ, Hội LHPN và Hội Khuyến học xã Đông Lỗ cũng gói bánh chưng và nắm cơm, làm muối vừng kèm theo để gửi tặng bà con vùng lũ trong huyện như xã Mai Đình, xã Hợp Thịnh. Chị em trong xã tự đóng góp tiền của, công sức và vận động xã hội hóa ủng hộ gạo để gói bánh và nắm cơm. Đến nay, chị em trong xã Đông Lỗ nắm hơn 1.000 gói cơm và muối vừng, gói 300 chiếc bánh chưng hỗ trợ người dân vùng lũ. NGUYỄN THẮNG Những ngày này, nhiều chị em ở tỉnh Bắc Giang góp sức, tiền của và vận động xã hội hóa để gói hàng nghìn chiếc bánh chưng gửi tặng bà con vùng lũ vượt qua thiên tai. Bánh chưng nghĩa tình VPBank thông báo giảm lãi suất khoản vay trung và dài hạn 1%, các khoản vay ngắn hạn được giảm 0,5%. Chương trình hỗ trợ lãi suất được triển khai từ 13/9 đến hết 31/12/2024, áp dụng tại tất cả những tỉnh thành phố đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3 như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái… VPBank cũng triển khai cho vay với lãi suất chỉ 6,5%/năm, cố định 12 tháng đầu tiên cho các khách hàng có nhu cầu vay trả nợ trước hạn (tại ngân hàng khác) hoặc vay mua bất động sản, vay xây dựng sửa chữa nhà. Ông Lê Hoàng Tùng, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, theo ước tính đã có gần 6.000 khách hàng của Vietcombank bị ảnh hưởng với tổng dư nợ khoảng 71.000 tỷ đồng, trong đó riêng tại địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh có 230 khách hàng bị ảnh hưởng với tổng dư nợ khoảng 13.300 tỷ đồng. Theo đó, Vietcombank giảm lãi suất 0,5% trong giai đoạn từ 6/9/2024 đến 31/12/2024 với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, với dư nợ khoảng 130 nghìn tỷ và số lượng khách hàng được giảm lãi suất là gần 20.000 khách hàng. Ông Lê Trung Thành, Phó Tổng giám đốc BIDV cho biết, ngân hàng sẽ đánh giá từng trường hợp khách hàng để có phương án cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi… ban hành gói tín dụng với mức lãi suất hợp lý, quy mô hợp lý để đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp hồi phục sau cơn bão. Từ nay đến 31/12/2024, MSB điều chỉnh giảm lãi suất cho vay 1%/năm so với lãi suất hiện hành dành cho các khách hàng là hộ kinh doanh đang vay vốn tại MSB với thời gian vay lên đến 60 tháng. Với khách hàng mới là chủ hộ kinh doanh, MSB cung cấp các gói vay ưu đãi bao gồm hạn mức tín chấp lên đến 2 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 11,5%/năm và hạn mức thế chấp lên đến 20 tỷ đồng với lãi suất từ 5,8%. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú yêu cầu các ngân hàng nhanh chóng rà soát từng trường hợp khách hàng, làm rõ mức độ thiệt hại, nắm được những nguyện vọng, đề xuất của khách hàng. Các chi nhánh cân nhắc xem xét hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng, mạnh dạn cho vay để doanh nghiệp tái sản xuất, kinh doanh, phục hồi… NGỌC MAI Chị em phụ nữ xã Tiên Lục (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) gói bánh chưng tặng bà con vùng lũ Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay sau bão số 3 Nhiều ngân hàng thông báo giảm lãi suất từ 0,5 - 1%/năm cho tất cả các khách hàng cá nhân có khoản vay hiện hữu và có tài sản bảo đảm bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Nhiều ngân hàng bắt đầu giảm lãi cho khách chịu ảnh hưởng bởi bão số 3 Chị em phụ nữ xã Tiên Lục luộc bánh chưng Chị Đào Thu Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết, 5 ngày qua, các cấp hội phụ nữ trong toàn huyện Tân Yên đã đóng góp công sức, tiền của và kêu gọi xã hội hóa để gói khoảng 3.000 chiếc bánh chưng gửi bà con vùng lũ trong tỉnh và tỉnh Thái Nguyên. Với mong muốn góp phần giúp đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai, từ tỉnh nghèo Quảng Bình, cụ bà 102 tuổi có hoàn cảnh khó khăn, bé gái học lớp 3, tộc người A Rem… đã tìm cách gửi những đồng tiền tiết kiệm ra vùng bão, lũ. Tại tổ dân phố Phong Nha, thị trấn Phong Nha (Bố Trạch), cụ bà Hồ Thị Miêu, năm nay đã 102 tuổi nhưng vẫn trực tiếp đến nhà văn hóa của tổ dân phố để gửi những đồng tiền tích cóp lâu nay đến đồng bào bị bão lũ miền Bắc. Cụ Miêu thuộc hoàn cảnh khó khăn, đang sống với con trai. Cụ Miêu nói, Phong Nha năm nào cũng lũ lụt, bản thân và gia đình cụ đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của bà con khắp nơi gửi về trong lúc hoạn nạn. Nay cụ muốn đáp lại ân tình đó, dù món tiền 100.000 đồng là rất ít ỏi. Bé gái Lê Đan Ny, học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Hải Phú (Bố Trạch), ôm con heo đất em “nuôi” lâu nay ra nhà văn hóa thôn mong muốn gửi ra cho các bạn miền núi phía Bắc khắc phục hậu quả bão, lũ. Em nói, không biết trong heo đất có bao nhiêu tiền, đập ra được bao nhiêu em ủng hộ hết cho các bạn. Đây là số tiền em dành dụm lâu nay, ý định đến Tết mua quần áo mới… Trong lúc đó, tại xã biên giới Tân Trạch (Bố Trạch), bà con đồng bào A Rem (một trong những tộc người từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, được bộ đội Biên phòng đưa ra từ hang đá cách đây hơn 60 năm, vẫn đang còn rất khó khăn) đã nhiệt tình ủng hộ đồng bào miền Bắc 26 triệu đồng. Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch Nguyễn Văn Đại nói, nhìn những tờ tiền nhiều mệnh giá được người dân cẩn thận xếp gọn gàng, ngay ngắn mà ứa nước mắt. Đa số đồng bào A Rem còn rất khó khăn, nhưng không thể không nhận, vì đây là tấm lòng của đồng bào A Rem gửi đồng bào bão, lũ miền Bắc. HOÀNG NAM Những tấm lòng vàng từ Quảng Bình

Chiều 13/9, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn, Ủy ban Quốc gia (UBQG) về Thanh niên Việt Nam phối hợp Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), tổ chức bế mạc Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ châu Á - Thái Bình Dương năm 2024. Dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN; ông Edgar Doerig - Đại diện khu vực châu Á - Thái Bình Dương OIF; Giáo sư Nicolas Mainetti - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Đại học Pháp ngữ. Với chủ đề “Việc làm, sáng tạo và đổi mới - trọng tâm của Pháp ngữ ở châu Á - Thái Bình Dương”, diễn đàn năm nay đã phản ánh rõ nét những thách thức và cơ hội của thanh niên trong thời đại toàn cầu hoá. Các đại biểu trẻ đã được các chuyên gia chia sẻ, cùng nhau thảo luận và đưa ra những sáng kiến nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách và hướng tới xây dựng cộng đồng thanh niên Pháp ngữ vững mạnh, bền vững. Nội dung trao đổi, thảo luận là những vấn đề cấp thiết và cụ thể, như: vai trò của tiếng Pháp trong đời sống, văn hóa, giáo dục; cơ hội học tập và làm việc của thanh niên tại các quốc gia thuộc cộng đồng Pháp ngữ; học bổng và thị trường ngành nghề dành cho tiếng Pháp; vai trò của giới trẻ Pháp ngữ trong việc thúc đẩy phát triển bền vững; vai trò của Cộng đồng Pháp ngữ trong việc hỗ trợ tư vấn kinh doanh và mở rộng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp đa quốc gia. Các đại biểu cũng được tập huấn về cách giao tiếp chuyên nghiệp trong môi trường liên văn hoá; đào tạo khả năng lãnh đạo; hướng dẫn xây dựng dự án và vận động tài trợ từ các quỹ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, Cơ quan Đại học Pháp ngữ. Đặc biệt, trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã chia nhóm xây dựng dự án đáp ứng yêu cầu của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và Cơ quan Đại học Pháp ngữ; thuyết trình bảo vệ dự án. Phát biểu bế mạc, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn cho biết, diễn đàn năm nay đã thành công, tạo ra nền tảng vững chắc để các bạn trẻ có thể tạo ra những giá trị thực tiễn cho cộng đồng của mình; đồng thời kết nối giữa các đại biểu thanh niên từ nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi đại biểu đã mang đến diễn đàn một góc nhìn, câu chuyện riêng, góp phần làm phong phú thêm bức tranh và thế hệ thanh niên tiên tiến trong Cộng đồng Pháp ngữ. “Qua diễn đàn, các bạn không chỉ học hỏi từ nhau mà còn xây dựng tình hữu nghị, những mối quan hệ bền chặt. Tôi tin rằng những mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho Cộng đồng Pháp ngữ nói chung và Cộng đồng Pháp ngữ khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Các bạn chính là những đại diện tiêu biểu của thế hệ trẻ, là những nhân tố quan trọng trong việc định hình tương lai của khu vực”, anh Triết nói. Anh Triết nhấn mạnh, diễn đàn năm nay không chỉ là sự kiện giao lưu, học hỏi, còn là cơ hội cùng nhau thể hiện trách nhiệm và cam kết đối với sự phát triển của cộng đồng Pháp ngữ. Việt Nam luôn coi trọng việc tạo ra những không gian và cơ hội để thanh niên phát huy tối đa tiềm năng của mình. “Chúng tôi hy vọng những kết quả đạt được từ diễn đàn này sẽ tiếp tục được phát triển và nhân rộng trong Cộng đồng Pháp ngữ. Những ý tưởng, dự án mà các đại biểu thanh niên đã khởi xướng sẽ là những viên gạch tiếp tục xây dựng một cộng đồng thanh niên Pháp ngữ ngày càng đoàn kết, sáng tạo và bền vững”, anh Triết nói thêm. XUÂN TÙNG “Những ý tưởng, dự án mà các đại biểu thanh niên đã khởi xướng sẽ là những viên gạch tiếp tục xây dựng một cộng đồng thanh niên Pháp ngữ ngày càng đoàn kết, sáng tạo và bền vững”, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn nhấn mạnh tại Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ châu Á - Thái Bình Dương năm 2024. Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại diễn đàn ẢNH: XUÂN TÙNG BẾ MẠC DIỄN ĐÀN THANH NIÊN PHÁP NGỮ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG NĂM 2024: Xây dựng cộng đồng đoàn kết, sáng tạo và bền vững 7 n Thứ Bảy n Ngày 14/9/2024 GIỚI TRẺ Ngày 13/9, Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, diễn ra phiên trọng thể với sự tham dự của ông Huỳnh Quốc Việt - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu và anh Nguyễn Kim Quy - Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội LHTN Việt Nam. Phát biểu tại đại hội, anh Nguyễn Kim Quy - Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội LHTN Việt Nam cho biết, một trong những điểm sáng Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đạt được trong nhiệm kỳ qua là triển khai hiệu quả phong trào Tôi yêu Tổ quốc tôi. Phong trào được triển khai rộng khắp trên các mặt công tác, đặc biệt định hướng, giáo dục thanh niên về truyền thống cách mạng, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần tự hào về quê hương, dân tộc. Kịp thời tôn vinh những điển hình thanh niên tiên tiến trên các lĩnh vực. Cùng với đó, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đã triển khai hiệu quả hoạt động giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ thanh niên hoàn lương, thanh niên yếu thế. Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả mang bản sắc riêng của Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu và các cơ sở Hội được triển khai hiệu quả. Trong nhiệm kỳ tới, anh Nguyễn Kim Quy đề nghị, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu cần tiếp tục chú trọng cụ thể hóa phong trào Tôi yêu Tổ quốc tôi, gắn với lòng tự hào về bản sắc văn hoá và khát vọng xây dựng tỉnh Bạc Liêu. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong công tác Hội, chú trọng ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số trong toàn Hội, nâng cao năng lực số cho thanh niên... Tại đại hội, ông Huỳnh Quốc Việt - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu đánh giá, nhiệm kỳ qua Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đã triển khai hiệu quả các phong trào thanh niên tình nguyện vì cộng đồng. “Phong trào thanh niên trong những năm qua đã có bước trưởng thành, đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng. Qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang, niềm tự hào của thế hệ trẻ trong giai đoạn cách mạng mới”, ông Việt nói. Trong nhiệm kỳ tới, ông Việt yêu cầu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Hội; đa dạng hóa các loại hình đoàn kết tập hợp thanh niên. Lấy xây dựng tổ chức Hội vững mạnh làm trọng tâm, phát triển tổ chức Hội và hội viên làm then chốt, mọi hoạt động của Hội phải hướng về cơ sở. Tại đại hội, các đại biểu chọn cử 33 anh, chị vào Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Anh Phạm Tuấn Tài, Bí thư Tỉnh Đoàn - Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu khóa VII tái đắc cử Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu khóa VIII. Các Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu khóa VIII, gồm: chị Nguyễn Thị Thúy Duy, anh Nguyễn Chí Hiếu và anh La Hoàng Duy. HÒA HỘI ĐẠI HỘI HỘI LHTN VIỆT NAM TỈNH BẠC LIÊU LẦN THỨ VIII: Nâng cao năng lực số cho thanh niên Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bạc Liêu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 ra mắt đại hội ẢNH: HÒA HỘI “Qua diễn đàn, các bạn không chỉ học hỏi từ nhau mà còn xây dựng tình hữu nghị, những mối quan hệ bền chặt. Tôi tin rằng những mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho Cộng đồng Pháp ngữ”. Anh NGUYỄN MINH TRIẾT - Bí thư T.Ư Đoàn Dùng máy bay không người lái cứu trợ vùng mưa lũ Ngày 13/9, T.Ư Đoàn phối hợp với Công ty AgriDrone Việt Nam hỗ trợ máy bay không người lái (Drone), để vận chuyển hàng cứu trợ và hỗ trợ khử khuẩn tại vùng bão lũ miền Bắc do ảnh hưởng bão số 3. Theo đó, các chuyến bay sẽ vận chuyển hàng hoá, nhu yếu phẩm đến các điểm bị chia cắt, hộ dân khó tiếp cận. Qua đó, đảm bảo việc ứng cứu, hỗ trợ thuận lợi, kịp thời tới người dân bị ảnh hưởng bão lũ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn cho lực lượng hỗ trợ, tình nguyện. Sau khi lũ rút, máy bay không người lái sẽ tham gia hỗ trợ phun khử khuẩn, xử lý môi trường địa bàn bị ảnh hưởng mưa lũ. XUÂN TÙNG Tiếp nhận 1,45 tỷ đồng ủng hộ người dân vùng bão, lũ Ngày 13/9, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội SVVN tiếp nhận 1,45 tỷ đồng hỗ trợ thanh thiếu nhi và người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Trong đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển DB, Nhà sáng lập ECOPARK ủng hộ 1 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Nam Á, Tổ chức MISCOSMO ủng hộ 400 triệu đồng; Công ty TNHH Weset English Center ủng hộ 50 triệu đồng. Chị Hồ Hồng Nguyên - Trưởng Ban Thanh niên Trường học T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực T.Ư Hội SVVN cho biết, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội SVVN sẽ nhanh chóng chuyển những nguồn lực hỗ trợ này đến người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại các tỉnh khu vực phía Bắc giúp họ sớm ổn định cuộc sống. Ngoài ra, T.Ư Hội SVVN dự kiến xây dựng, cải tạo, sửa chữa các trường học, điểm trường, ký túc xá, nhà cho học sinh, sinh viên tại 10 tỉnh, thành phố chịu thiệt hại. LƯU TRINH

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==