Tiền Phong số 256

TANG THƯƠNG bao trùm Làng Nủ THỨ NĂM 12/9/2024 SÕ 256 0977.456.112 Cần tạo đột phá trong phát triển kinh tế, thương mại TRANG 12 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith ẢNH: TTXVN TRANG 15 RAU CỦ, QUẢ SẼ LIÊN TỤC RA BẮC TRANG 7 Chia sẻ kinh nghiệm về việc làm, khởi nghiệp TRANG 12 VUN ĐẮP QUAN HỆ ĐOÀN KẾT ĐẶC BIỆT VIỆT-LÀO TRANG 11 Đề nghị xem xét kỷ luật ông Đặng QuÕc Khánh ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG: ỨNG PHÓ LŨ LỤT LỊCH SỬ GÂY HẬU QUẢ NẶNG NỀ Chủ tịch QuÕc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thÕng Nga Vladimir Putin DIỄN ĐÀN THANH NIÊN PHÁP NGỮ CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG: TRANG 8 + 9 Phim doanh thu trăm tỷ thắng lớn TRANG 15 Hiện trường vụ lũ quét, sạt lở đất ở Làng Nủ ẢNH: NGUYỄN HÂN Bão, lũ và vạn tấm lòng CHUYỆN HÔM NAY Ngày 10/9, một Giáo sư tại TPHCM đã dùng cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng của ông để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ ở phía Bắc. XEM TIẾP TRANG 10 n KHÁNH HUYỀN Nín thở qua cầu treo “già yếu” mùa mưa bão LỄ TRAO GIẢI CÁNH DIỀU 2024: Báo Tiền Phong phát động chương trình khắc phục hậu quả bão Yagi TRANG 2 + 3 + 4 + 5 +6 Nhà hảo tâm ủng hộ 2,7 tỷ đồng qua báo Tiền Phong Lãnh đạo Tập đoàn Tân Á Đại Thành ủng hộ chương trình ẢNH: TRỌNG TÀI

2 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 12/9/2024 NHIỀU SỰ CỐ ĐÊ BẮT ĐẦU XẢY RA Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến ngày 11/9, hệ thống đê ở các địa phương đã xảy ra 25 sự cố tại 9 tỉnh, thành phố. Cụ thể, 1 sự cố vỡ đê cấp V, dài 10m, đê tả sông Lô thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), bảo vệ cho khu vực 40 ha với khoảng 230 hộ dân. Hiện địa phương đã tổ chức di dời dân cư để tránh ngập lụt và xử lý hàn khẩu, song phải tạm dừng do chênh lệch mực nước lớn. Ngoài ra, có 10 sự cố lũ tràn trên các tuyến đê cấp IV - V, thuộc đê chỉnh trang TP Thái Nguyên. Cục bộ nhiều vị trí lũ tràn trên đê tả, hữu Thao thuộc huyện Hạ Hòa, Phú Thọ với chiều dài khoảng 5km; đê hữu Bùi thuộc huyện Chương Mỹ và đê sông Tích thuộc xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Đáng chú ý, đến nay có 5 sự cố sạt mái đê tại K76+500 đê hữu Cầu (đê cấp II), huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; sạt mái phía sông đê hữu Hồng (tại K154+258 - K154+280) dài 20m và dài 14m thuộc đê cấp I. Sự cố sạt mái phía sông đê bối Phù Vân dài 20m và mái đê bối Thụy Xuyên dài 20m, tỉnh Hà Nam. Hiện các địa phương đã xử lý bước đầu, khoanh vùng và tổ chức theo dõi chặt chẽ các sự cố. Một số sự cố như đùn, sủi, kẹt cánh tại đê tả Thương, đê tả Cầu, loại đê cấp II (Bắc Giang). Nước lũ đã tràn qua đỉnh các bờ. Các địa phương đã tổ chức xử lý. Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đánh giá, tình hình mưa lũ tại các địa phương diễn biến phức tạp. Đến ngày 12/9, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thống đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh thành: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình. Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, hiện tại thông tin và hiện trạng các tuyến đê ở các địa phương đã được đánh giá, và thống kê chi tiết. “Các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, triển khai phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị để hộ đê, kịp thời xử lý sự cố xảy ra ngay từ giờ đầu”, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đề nghị. TRUNG QUỐC XẢ LŨ Ở MỨC CÓ THỂ KIỂM SOÁT Liên quan đến thông tin hồ thủy điện Trung Quốc xả lũ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, từ 14 giờ ngày 11/9, phía Trung Quốc xả lũ thủy điện phía thượng nguồn sông Lô. Song lưu lượng xả nhỏ, chỉ 250 m3/s, không gây tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam. “Phía bạn đã có văn bản thông báo cho chúng ta từ sớm để lên các phương án chuẩn bị. Lưu lượng xả nhỏ, có tác động nhưng không gây ảnh hưởng quá lớn tới lũ hạ du Việt Nam. Lưu lượng xả trung bình một cửa xả của thủy điện Hòa Bình là 1.800m3/s. Như vậy lượng xả của Trung Quốc hiện thấp”, ông Hiệp nói, đồng thời lưu ý trong thời gian này các tỉnh hạ du lũ tiếp tục lên, cần hết sức đề phòng lụt và an toàn đê điều. Liên quan đến tình hình thủy điện Thác Bà, ông Hiệp cho biết, đến thời điểm này, hồ thủy điện Thác Bà bảo đảm an toàn. “Tuy còn nhiều việc phải làm nhưng với lưu lượng nước về và lưu lượng xả, chúng tôi khẳng định Thủy điện Thác Bà an toàn”, ông Hiệp nói. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ mất khoảng 1-2 ngày nữa, hồ sẽ về mực nước cho phép và bà con nhân dân trong khu vực vẫn phải ở nơi tránh trú để đề phòng trường hợp bất trắc có thể xảy ra. Theo Thứ trưởng Hiệp, vấn đề Thủy điện Thác Bà sẽ được giải quyết tốt, mực nước sẽ xuống dưới ngưỡng cho phép. Dự báo lượng mưa ở khu vực này trong 48 giờ tới khoảng 40 - 50 mm và trong 24 giờ tới thì lượng mưa khoảng 15-20 mm. Hiện các lực lượng chức năng đã tính toán mọi phương án và chủ động sẵn sàng lực lượng để ứng phó với tinh thần là giảm thiệt hại xuống mức tối thiểu, trong đó, tính mạng của người dân là trên hết. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Văn Thắng, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam đánh giá, hiện nay công tác dự báo khá tốt, song với tình hình lũ hiện nay địa phương cần đặc biệt quan tâm đến các tuyến đê xung yếu. Hiện lũ tại sông Hồng khu vực Hà Nội đang lên và trên chạm mức báo động 3 trong khi nhiều vùng ở ngoài đê và vùng trũng thấp Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang ở mức cao. “Chính quyền địa phương, và cơ quan quản lý cần chủ động dự báo tiếp đến lượng mưa xem thế nào để vận hành đảm bảo an toàn hồ đập, đảm bảo an toàn hạ du, thượng nguồn các sông Đà, sông Lô”, ông Thắng đề xuất. Với khu vực vùng ngoài đê Hà Nội, theo ông Thắng, được thiết kế cấp đặc biệt, cộng thêm các hồ thượng nguồn đang vận hành nên hoàn toàn có thể yên tâm. Tính đến 15h ngày 11/9, Thủy điện Hòa Bình đóng toàn bộ các cửa xả và Thủy điện Tuyên Quang còn 4 cửa xả đáy. DƯƠNG HƯNG - NGỌC MAI Theo dự báo hôm nay (12/9), mực nước các trạm hạ lưu hệ thÕng sông Hồng - Thái Bình tiếp tục lên trên mức báo động (BĐ) 3. Trước tình hình này, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), lưu ý các tỉnh hạ du cần hết sức đề phòng lụt và an toàn đê điều, đặc biệt tại các tuyến đê xung yếu. Một đoạn đê tả sông Lô (thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) bị vỡ vẫn chưa khắc phục xong Cảnh giác cao tại nhiều tuyến đê xung yếu Lào Cai thiệt hại nặng nhất khi có 72 người chết và 111 người mất tích. Riêng vụ lũ quét, sạt lở đất tại thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), đã khiến 26 người chết, hiện còn 73 người mất tích. Đáng chú ý, trong ngày 11/9, cơ quan chức năng phát hiện một vụ sạt lở đất xảy ra vào chiều 10/9, tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà), khiến 19 người chết, mất tích. Toàn tỉnh Lào Cai, hiện có gần 4.900 ngôi nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn và còn 44 xã/83 thôn đang bị cô lập do đường giao thông bị ngập nước, sạt lở. Mưa lũ làm hàng nghìn ha lúa, hoa màu bị ngập úng, gãy đổ và vùi lấp; làm 108 con gia súc bị lũ cuốn và đất đá vùi lấp. Tại Cao Bằng ghi nhận có 29 người chết và 23 người mất tích. Yên Bái có 40 người chết và người mất tích. Quảng Ninh phát hiện thêm 4 người chết do bão, nâng tổng số người chết tại địa phương này 13 người, trong đó 1 người bị lũ cuốn. Tại Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ đều có người chết do bão, sạt lở đất. Phú Thọ có 10 người, trong đó có 8 người mất tích sau sự cố sập cầu Phong Châu. DƯƠNG HƯNG Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chÕng thiên tai, tính đến 17h30 ngày 11/9, đã có 324 người chết, mất tích (gồm 179 người chết và 145 người mất tích), do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão sÕ 3. 324 người chết, mất tích do bão lũ ỨNG PHÓ LŨ LỤT LỊCH SỬ QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG DUÕNG n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM Thủy điện Thác Bà: Nước về đang giảm, hồ đập an toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến 9h sáng ngày 11/9, lượng nước về hồ chứa thuỷ điện Thác Bà đã giảm xuống còn 3150 m3/s, tổng lưu lượng xả là 3200 m3/s (lượng xả nhiều hơn nước về hồ). Thuỷ điện đã mở 3/3 cửa xả theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và đã sẵn sàng phương án ứng phó để đảm bảo an toàn đập. Đến 18h, nước về hồ 2.761 m3/s, xả 2.908 m3/s. Với hai hồ thuỷ điện đang gây nhiều lo ngại nhất là Tuyên Quang và Thác Bà, EVN cho biết, hoạt động của cả hai nhà máy vẫn ổn định, thân đập đều an toàn. Theo đó, thủy điện Tuyên Quang có lưu lượng về hồ lớn nhất là 6.966 m3/s lúc 9h ngày 9/9. Đến 18h ngày 11/9, lưu lượng về hồ đã giảm xuống còn 2.658 m3/s, tổng lưu lượng xả là 2.424 m3/s, mực nước thượng lưu đã giảm xuống còn 117,48 m. THỤC QUYÊN Thủ tướng yêu cầu giám sát chặt đê điều, hồ đập Chiều 11/9, chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết; không để ai bị đói, bị rét, bị khát, không có chỗ ở. Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức ứng trực 24/24 giờ để ứng phó, giải quyết các vấn đề khẩn cấp. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu tìm mọi biện pháp, bằng mọi phương tiện đường thủy, đường bộ, hàng không, tiếp cận, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho khu vực bị chia cắt, nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men... Cùng với đó là chuẩn bị sinh phẩm, thuốc men, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai, nhất là tại các địa phương bị ngập lụt, chia cắt. Về tình hình đê điều, hồ đập, Thủ tướng yêu cầu kiểm tra, giám sát chặt chẽ; có đánh giá, dự báo sát tình hình để có phương án xử lý phù hợp; khẩn trương di dời người dân khỏi vùng nguy hiểm. VĂN KIÊN

3 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 12/9/2024 MƯA LŨ BAO PHỦ GẦN HẾT MIỀN BẮC Hôm qua (11/9), tiếp tục chứng kiến nhiều kỷ lục mưa lũ ở miền Bắc. Vào 15h chiều qua, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội lên mức 11,23m, là mức lũ lớn nhất trong 20 năm qua tại đây, kể từ năm 2004. Hầu hết các sông lớn như sông Thao tại Yên Bái, sông Lô, sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thái Bình, sông Hoàng Long, sông Thái Bình đều đã vượt mức báo động 3. Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là đợt mưa lũ diện rộng rất hiếm gặp ở miền Bắc, nhiều tỉnh, thành chịu thiệt hại nặng nề từ đợt mưa lũ này. Ông Võ Văn Hoà, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực trung du và đồng bằng Bắc bộ cho biết thêm, tại Thái Nguyên kể từ khi có dữ liệu quan trắc đến nay, chưa bao giờ ghi nhận lũ lụt nghiêm trọng như vậy. Tại Bắc Giang, lũ lụt năm nay tương đương với mức lũ lịch sử năm 2008 và 1986, từng gây ngập úng kéo dài và thiệt hại rất lớn về kinh tế xã hội. Dự báo hôm nay, lũ trên các sông biến đổi chậm và ở mức rất cao. Trong đó sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long vẫn ở báo động 3, riêng sông Cầu và sông Thái Bình tiếp tục lên trên báo động 3. Về mưa lớn, ngày và đêm nay, mưa tập trung chủ yếu tại Đông Bắc bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình với lượng mưa 2040mm, có nơi trên 80mm. Theo ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, do mưa lớn vẫn tiếp tục trong hôm qua và hôm nay, lũ trên các sông ở mức rất cao và biến đổi chậm nên trong 1-2 ngày tới, nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc tiếp tục ngập lụt, gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình, kéo theo đó là nguy cơ rất cao về lũ quét, sạt lở đất. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đặc biệt lưu ý, trong hôm nay, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng- Thái Bình lên mức báo động 3 và trên báo động 3. Toàn bộ vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính của Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình tiếp tục ngập sâu trong nước, dự báo kéo dài trong ít nhất 1-2 ngày tới. Dự báo hôm nay, thành phố Hà Nội có mưa rào rải rác và có nơi có dông, lũ trên sông Hồng biến đổi chậm và duy trì ở mức báo động 2. Bên cạnh đó, các sông nội tỉnh như sông Bùi, sông Tích, sông Cà Lồ nước lũ tiếp tục duy trì mức trên báo động 3. Do ảnh hưởng của nước lũ dâng cao trên các sông, khu vực ven sông, ngoài đê các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm và các huyện Chương Mỹ, Ứng Hoà, Phúc Thọ, Sơn Tây, Mỹ Đức, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh và Hà Đông có nguy cơ ngập úng sâu trong 1-2 ngày tới. NGUYỄN HOÀI Hôm nay (12/9), mưa lớn tiếp tục xảy ra ở Đông Bắc bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, giảm dần ở khu vực khác tại miền Bắc. Lũ trên thượng lưu các sông giảm dần nhưng vẫn ở mức rất cao. Lũ tại đồng bằng Bắc bộ đạt đỉnh, nguy cơ ngập úng diện rộng kéo dài thêm 1-2 ngày tới ở nhiều tỉnh, thành phố miền Bắc. Lũ sông Hồng dâng cao gây ngập lụt sâu tại Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm ngày 11/9 ẢNH: ĐỨC NGUYỄN Tại buổi làm việc, đại diện các tỉnh, thành Đoàn đã báo cáo nhanh thông tin thiệt hại về người và tài sản; sự chung tay, đồng lòng của Đoàn Thanh niên, đội hình tình nguyện hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão, lũ; cũng như đưa ra các đề xuất nguồn lực hỗ trợ. Bày tỏ sự chia sẻ, lời chia buồn sâu sắc với các tỉnh, thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ, anh Nguyễn Ngọc Lương nhấn mạnh: “Ban Bí thư T.Ư Đoàn luôn đau đáu, lắng nghe và hướng về cơ sở, về bà con vùng bão, lũ”. Anh Lương biểu dương các tỉnh, thành Đoàn đã chủ động, xung kích tham gia bằng nhiều công việc cụ thể, hiệu quả vào công tác phòng chống, khắc phục hậu quả bão, lũ. Ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của các tỉnh, thành Đoàn, anh Lương cho biết, T.Ư Đoàn sẽ nhanh chóng phân bổ nguồn lực hỗ trợ kịp thời đến các địa phương, góp phần giúp bà con nhân dân sớm ổn định cuộc sống. Đến nay, T.Ư Đoàn đã ban hành 2 văn bản chỉ đạo liên quan đến việc phòng chống bão, lũ, có những định hướng rất rõ. Ngày 10/9, T.Ư Đoàn phát động tuổi trẻ cả nước tham gia ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3. Một số đơn vị như Hội đồng Đội T.Ư, Hội LHTN Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, báo Tiền Phong, báo Thanh niên… đã chủ động bước đầu trong kêu gọi ủng hộ, tiếp nhận và vận chuyển nhu yếu phẩm tiếp sức người dân. Anh Lương đề nghị các tỉnh, thành Đoàn bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo T.Ư, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, cũng như tinh thần 2 văn bản chỉ đạo của T.Ư Đoàn để tham gia một cách tích cực, vừa đảm bảo tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên, vừa đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Đặc biệt, yếu tố an toàn phải đặt lên trên hết. Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn, Hội phải nắm chắc tình hình, diễn biến để kịp thời phổ biến, cảnh báo các nguy cơ, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại; cùng đó, duy trì tốt đội thanh niên tình nguyện, thăm hỏi, chia sẻ động viên, di dời hiện vật... LƯU TRINH Phát huy sức trẻ hỗ trợ bà con vùng bão, lũ Chiều 11/9, anh Nguyễn Ngọc Lương – Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam chủ trì buổi làm việc với các tỉnh, thành Đoàn bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Đoàn Thanh niên tỉnh Bắc Giang chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con vùng ngập lụt Mưa lũ còn tiếp diễn trong 1-2 ngày tới Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ khoảng ngày 13/9, khu vực Tây Nguyên và Nam bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn. Hải Dương, Hưng Yên sơ tán hàng trăm người dân ngoài đê Ngày 11/9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hưng Yên phát lệnh báo động 3 trên tuyến đê tả sông Hồng, với mực nước tại trạm thủy văn Hưng Yên hơn 7m. Đồng thời, yêu cầu các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, TP Hưng Yên và các sở ngành tiếp tục canh gác đê theo cấp báo động; tuần tra, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố. Chuẩn bị sẵn sàng các loại vật tư, phương tiện, nhân lực theo phương án hộ đê, phòng chống thiên tai của địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”. NGUYỄN HOÀN Sau khi lũ tràn đê bối, cuộc sống của hàng trăm hộ dân bị ngập trong biển nước ở xã Hợp Thịnh (huyện Hòa Hiệp, Bắc Giang) đã được ổn định. Sáng sớm 11/9, trời đổ mưa to, phóng viên báo Tiền Phong theo xuồng cứu hộ của lực lượng quân đội và công an tiếp cận thôn Đa Hội (xã Hợp Thịnh) để tiếp tế lương thực, thực phẩm cho người dân. Trước mặt, cả thôn Đa Hội chìm trong biển nước. Nước ngập sâu vào trong nhà dân khoảng 2 mét. Tại Đa Hội người dân nhốn nháo cấp tập di dời đồ đạc, nhiều người lên tận mái nhà tránh lũ, chờ được hỗ trợ. Hạ sỹ Đỗ Văn Lộc (20 tuổi) tham gia hỗ trợ người dân thôn Đa Hội cho hay, anh thuộc Công an tỉnh Bắc Giang. Từ 11h đêm 10/9, anh được huy động đến thôn Đa Hội để di chuyển người dân trong thôn ra khỏi nước lũ. Đây là lần đầu tiên anh tham gia giúp bà con trong lũ lụt. “Suốt đêm 10/9, tôi cùng nhiều chiến sĩ khác hỗ trợ người dân thôn Đa Hội. Chúng tôi không chỉ giúp di tản người dân ra khỏi thôn mà còn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho bà con. Giúp được người dân, tôi cảm thấy vui, không thấy mệt”, anh Lộc nói. Tại hiện trường, ông Dương Thanh Tùng, Bí thư Huyện ủy Hiệp Hòa cho biết, khoảng 6 giờ tối 10/9, nước lũ sông Cầu dâng cao tràn qua đê bối (đê phụ) thuộc địa phận thôn Đa Hội khiến cả thôn bị ngập. Thôn Đa Hội có khoảng 500 hộ dân, với gần 2.000 nhân khẩu. Huyện Hiệp Hòa và tỉnh Bắc Giang huy động gần 400 cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an cùng với phương tiện khẩn trương tiến hành di chuyển người dân trong thôn đến vùng an toàn. Đối với những người dân ở trên nhà cao tầng trong thôn được tiếp tế lương thực và thực phẩm. NGUYỄN THẮNG Giúp dân chạy lũ do nước tràn đê bối Tiếp tế lương thực và thực phẩm cho người dân thôn Đa Hội ẢNH: NGUYỄN THẮNG GÂY HẬU QUẢ NẶNG NỀ

4 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 12/9/2024 Phát biểu tại lễ phát động, nhà báo Phùng Công Sưởng - Tổng Biên tập báo Tiền Phong nói: “Bão số 3 vào đất liền theo kịch bản xấu nhất” là tựa đề bài viết trên báo Tiền Phong điện tử lúc 13h28p ngày 7/9 năm 2024 - thời điểm bão lũ lớn nhất đổ bộ vào đất liền Việt Nam trong 30 năm. Bài báo được xuất bản với tất cả tâm trạng ngổn ngang, lo lắng nhất của những người làm báo chúng ta có mặt ngày hôm đó. Đến 18h ngày 10/9, mưa bão, lũ quét do hoàn lưu của bão số 3 gây ra đã làm 181 người chết và mất tích, gần 800 người bị thương. Thiệt hại kinh tế vô cùng nặng nề ở nhiều vùng, tỉnh, thành phố. Và với thông tin, con số mà các phóng viên Tiền Phong có mặt tại nhiều tỉnh Phía Bắc liên tục cập nhật về từ đêm qua đến sáng nay dường như chưa hẳn là con số cuối cùng”. Tổng Biên tập báo Tiền Phong nêu, chiều 10/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Chương trình do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Cùng ngày, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kêu gọi cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng cả nước chung sức, đồng lòng khắc phục những ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, thiên tai bằng các hành động cụ thể, thiết thực nhất. “Những ngày qua, truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta đang lan tỏa mạnh mẽ, từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bằng đến miền núi, từ trong nước vươn ra ngoài nước… để cùng chung sức, đồng lòng với đồng bào ta trong vùng bão lũ sớm khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định cuộc sống” - nhà báo Phùng Công Sưởng nói. Nhà báo Phùng Công Sưởng cho biết, rồi cơn bão số 3 cũng sẽ qua đi. Cuộc sống vẫn sẽ phải tiếp diễn. Nhưng tình người là thứ bất biến. Ban Biên tập báo Tiền Phong tin rằng, với tinh thần “Tự chủ - Tự tin - Tự lực - Tự cường - Tự hào dân tộc” như lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bức thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3, tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên, cộng tác viên Tiền Phong sẽ tích cực hưởng ứng các cuộc phát động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, và qua đó, lan tỏa hơn nữa những nghĩa cử cao đẹp để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Ban biên tập báo Tiền Phong xin cảm ơn các đơn vị đồng hành với báo Tiền Phong trong rất nhiều sự kiện thiện nguyện xã hội và nay lại tiếp tục đồng hành với báo. “Với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “thiêng liêng lắm hai chữ đồng bào”, chúng tôi cam kết sẽ chuyển những món quà, những đồng tiền mà các đơn vị, các nhà hảo tâm trao gửi qua báo Tiền Phong đến các bà con vùng lũ sớm nhất, phát huy hiệu quả nhất. Những khó khăn mà cơn bão gây ra dự kiến sẽ còn kéo dài và chồng chất, báo Tiền Phong mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa những tình cảm mà các đơn vị, các nhà hảo tâm để cùng chung tay xoa dịu nỗi mất mát của bà con vùng lũ”, nhà báo Phùng Công Sưởng phát động. Hiện tại, nhiều tỉnh thành, địa phương tại miền Bắc bị thiệt hại nặng nề như Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Hòa Bình… Tuy nhiên, dựa vào tình hình cấp bách, ngay trong trưa ngày 11/9 đoàn công tác của báo Tiền Phong sẽ lên đường đi trao hỗ trợ tại Thái Nguyên và Yên Bái - nơi đang bị ngập lụt, chia cắt. NHÀ HẢO TÂM ĐÓNG GÓP TRỰC TIẾP VÀ SẼ TIẾP TỤC VẬN ĐỘNG Tại lễ phát động, các cá nhân, doanh nghiệp, hoa hậu, người đẹp đã ủng hộ hơn 800 triệu đồng bằng tiền mặt và hàng hóa là nước uống, bánh, lương khô, áo phao, ủng… Riêng Tập đoàn VIN GROUP ủng hộ 1 tỷ đồng cho các nạn nhân bị thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 3. Doanh nghiệp Xuân Trường chung tay cùng báo Tiền Phong ủng hộ bà con vùng bị lũ lụt 200 triệu đồng. Ngoài ra, bạn đọc cá nhân đã gửi về tài khoản báo Tiền Phong hàng trăm triệu đồng để ủng hộ những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão YAGI. Tại chương trình, Tập đoàn Tân Á Đại Thành đã thông qua báo Tiền Phong gửi đến đồng bào vùng lũ bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi số tiền ủng hộ 300 triệu đồng. Ông Phạm Minh Đức, Phó Tổng giám Tập đoàn Tân Á Đại Thành chia sẻ, số tiền này được toàn thể cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn chung tay quyên góp với mong muốn sẻ chia và giúp đỡ những người dân đang phải chịu đựng khó khăn sau bão. Ông Nguyễn Trọng Thanh, Chủ tịch Cty cổ phần đầu tư vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ TSC: “Chúng tôi luôn theo dõi cập nhật thông tin từ bão số 3 và thấy rằng thiệt hại do bão gây ra rất lớn. Chúng tôi đã ngay lập tức phát động cán bộ, nhân viên ủng hộ, khắc phục thiệt hại do bão số 3. Chúng tôi thấy rằng, chương trình do báo Tiền Phong phát động rất nhân văn, ý nghĩa nên sẵn sàng chung tay, tham gia”. Tại chương trình, sau khi đã đóng góp, nhiều cá nhân, tổ chức cho biết sẽ tiếp tục kêu gọi ủng hộ. Chị Đậu Thị Mai Hương, Bí thư Đoàn Thanh niên Ngân hàng Trung ương trao tượng trưng 150 triệu đồng tại chương trình nhưng đến trưa 11/9 đã bàn giao cho đoàn gần 200 thùng hàng gồm các nhu yếu phẩm như nước uống, bánh kẹo, xúc xích…và “chốt” lượng tiền ủng hộ các gia đình tử vong vì bão lũ là 200 triệu đồng và tiếp tục vận động quyên góp. ĐỨC ANH - NGUYỄN HẢI - THÀNH ĐẠT Sáng 11/9, báo Tiền Phong phát động kêu gọi các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân với tấm lòng thiện tâm, nhân văn, nhân ái cùng chung sức hỗ trợ, giúp đỡ bằng hành động, vật chất, tinh thần, nghĩa cử đến những địa phương, những thân phận đang chịu những mất mát, đau thương do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Nhiều tổ chức, cá nhân đã lập tức hưởng ứng. Lãnh đạo Tập đoàn Tân Á Đại Thành ủng hộ chương trình ẢNH: TRỌNG TÀI Mọi đóng góp, nghĩa cử của bạn đọc, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xin gửi về số tài khoản báo Tiền Phong: 1230062175, Ngân hàng BIDV, chi nhánh Quang Trung, Hà Nội. Hoặc, bạn đọc liên hệ qua đường dây nóng Ban Bạn đọc và Công tác xã hội: 0977456112. Thiêng liêng hai tiếng “đồng bào” BÁO TIỀN PHONG PHÁT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG BÌNH: QUYÊN GÓP ĐƯỢC HƠN 5,3 TỶ ĐỒNG Tỉnh Quảng Bình đã trích ngân sách hỗ trợ 2,5 tỷ đồng cho các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão, lũ. Số tiền này sẽ được chuyển đến Ủy ban Trung ương MTTQVN để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Ngoài ra, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND…, cùng doanh nghiệp đã trực tiếp quyên góp ủng hộ hơn 2,8 tỷ đồng. HỘI DOANH NHÂN TRẺ VIỆT NAM: HỖ TRỢ 2,9 TỶ ĐỒNG Ngày 11/9, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho biết, sẽ hỗ trợ 2,9 tỷ đồng đối với 10 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc đang chịu hậu quả nặng nề do bão số 3, là Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Phú Thọ, Lạng Sơn và Hoà Bình. NHÓM PV Các địa phương, tổ chức chung tay khắc phục hậu quả bão, lũ Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban TƯ MTTQVN ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân trên cả nước đã cùng chung tay đóng góp. Không kịp dự lễ phát động nhưng ngay sau đó, Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà thông qua báo Tiền Phong, trao 200 triệu đồng cho địa phương đang gặp khó khăn sau cơn bão. “Xin gửi một chút tấm lòng mong được chung tay khắc phục hậu quả cùng người dân vùng chịu ảnh hưởng của bão Yagi. Mong người dân bình an, sớm quay trở lại cuộc sống bình thường”, Đỗ Thị Hà nhắn nhủ. Khi báo Tiền Phong vừa mở tài khoản thiện nguyện để kêu gọi các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân chung sức, Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo gửi tới tài khoản thiện nguyện 100 triệu đồng để chia sẻ cùng bà con vùng lũ. Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh xót xa bởi sức tàn phá của cơn bão. Sáng 11/9, tại trụ sở báo Tiền Phong, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng Á hậu Ngô Thanh Thanh Tú mỗi người trao tặng số tiền 20 triệu đồng. Ngô Thanh Thanh Tú cho biết, trong những ngày tới tiếp tục huy động nhu yếu phẩm, vật dụng để gửi tới bà con gặp khó khăn. Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2012 Dương Tú Anh, Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Trần Huyền My, Á hậu 1 Miss World Vietnam 2023 Đào Hiền… ủng hộ và lan tỏa thông tin về tài khoản thiện nguyện của báo Tiền Phong. THU AN Hoa hậu, Á hậu cùng Tiền Phong hỗ trợ người dân vùng lũ Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh (thứ 2 từ phải sang) chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 ẢNH: TRỌNG TÀI

THỜI SỰ 5 n Thứ Năm n Ngày 12/9/2024 Vào lúc 23 giờ 52 phút ngày 9/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và báo Tiền Phong phát đi thông báo kêu gọi các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân với tấm lòng thiện tâm, nhân văn, nhân ái cùng chung sức hỗ trợ, giúp đỡ bằng hành động, vật chất, tinh thần, nghĩa cử đến những địa phương, những thân phận đang chịu mất mát, đau thương do bão YAGI gây ra. Tính đến chiều 11/9, báo Tiền Phong đã nhận được tổng cộng 2.723.501.106 đồng từ các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm hướng về đồng bào vùng bão lũ. Sau đây là danh sách các cá nhân, tổ chức có tấm lòng thiện tâm đã ủng hộ cho đồng bào vùng bão lũ (tính đến 16 giờ 00 phút ngày 11/9): Các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp: Tập đoàn VIN GROUP ủng hộ 1 tỷ đồng; Tập đoàn Tân Á Đại Thành ủng hộ 300.000.000 đồng (gồm tiền mặt và các vật phẩm hỗ trợ); Tập đoàn Flamingo ủng hộ 54.808.000 đồng (gồm thực phẩm ăn liền: bánh, nước uống, sữa, lương khô, 59 áo phao và nước uống, 40 màn, 31 cái chậu); Cty Lạc Hồng ủng hộ 100.000.000 đồng (tiền mặt); Đoàn Thanh niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủng hộ 280.000.000 đồng (gồm 200.000.000 đồng tiền mặt và 80.000.000 đồng tiền vật phẩm hỗ trợ); Cty TNHH VINAMIKA ủng hộ 30.000.000 đồng (tiền mặt); Tổng Cty Viglacera ủng hộ 50.000.000 đồng (tiền mặt); Tập đoàn Emotion Group ủng hộ 50.000.000 đồng (tiền mặt); Cty TNHH Liên doanh Ocany Việt nam ủng hộ 82.500.000 đồng (gồm 500 thùng nước); Doanh nghiệp Xuân Trường ủng hộ 200.000.000 đồng (tiền mặt); Tập đoàn Cường Thịnh Thi Group ủng hộ 50.000.000 đồng (tiền mặt); Cty Cổ phần Xe điện Hà Nội ủng hộ 10.000.000 đồng (tiền mặt). Các hoa hậu, người đẹp: Hoa hậu Việt Nam 2012 Đặng Thu Thảo ủng hộ 100.000.000 đồng; Á hậu 1 - Hoa hậu Việt Nam 2012 Dương Tú Anh ủng hộ 20.000.000 đồng; Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Trần Huyền My ủng hộ 3.000.000 đồng; Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh ủng hộ 20.000.000 đồng; Á hậu 1 - Hoa hậu Việt Nam 2016 Ngô Thanh Thanh Tú ủng hộ 20.000.000 đồng; Người đẹp Truyền thông - Hoa hậu Việt Nam 2016 Phùng Bảo Ngọc Vân ủng hộ 5.000.000 đồng; Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà ủng hộ 200.000.000 đồng; Á hậu 1 - Miss World Vietnam 2023 Đào Thị Hiền ủng hộ 2.000.000 đồng; Á hậu Trang sức 2007 Thái Như Ngọc ủng hộ 20.000.000 đồng Bạn đọc của báo: NGUYEN NGOC PHUNG 100.000 đồng; NGUYEN THUY TRAM 50.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; DU THI THANH HAI 8.000.000 đồng; LE THU HA 1.000.000 đồng; NGUYEN THI KIM NGAN 10.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; NGUYEN THI NHUNG ủng hộ 10.000.000 đồng; HIEN THUONG ủng hộ 500.000 đồng; TRAN THI THU HANG 1.000.000 đồng; LE THI KIM XUYEN 2.000.000 đồng; LE ANH TUAN 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; NGUYEN THI TUYET TRINH 500.000 đồng; VU MINH HIEU 10.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; NGUYEN DUC DU 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 300.000 đồng; LE VAN TIEN 300.000 đồng; BUI THANH TAM 200.000 đồng; VO THI HONG VIET 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; LE THI NHI 200.000 đồng; NINH THI TRINH 300.000 đồng; NGUYEN KHANH HUY 200.000 đồng; LE QUYNH THUY TIEN 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; NGUYEN KHANH MY 100.000 đồng; TRAN THI LE QUYEN 500.000 đồng; MAI THI ANH 100.000 đồng; DANG TRAN KHANH NGOC 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 300.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 50.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 300.000 đồng; VU HUU HIEU 1.000.000 đồng; TRAN HUU VIET KHOI 1.000.000 đồng; NGUYEN PHUONG THAO 50.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 10.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; NGUYEN THI NGOC BICH 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; NGUYEN THANH HAI 5.000.000 đồng; NGHIEM THI HIEN 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; VO ANH LAC 300.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 2.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; TRAN THI HONG SAM ủng hộ 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; NGUYEN THI HOANG OANH 10.000.000 đồng; PHAM THI NHI 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng;Bạn đọc giấu tên 20.000 đồng;Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; NGO THI NGOC ANH 2.000.000 đồng; VU THU HUONG 300.000 đồng; NGOC NU 1.000.000 đồng; TRUONG THI THUY 300.000 đồng; TRAN DINH LONG 36.000 đồng; NGUYEN DANH TUAN 250.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; Bé An và bé Khang 100.000 đồng; NGUYEN THI CAM THUY 10.000 đồng; LE THI TUYET 500.000 đồng; LE THI PHUONG LAM 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; TRAN THI DIEP LINH 3.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; NGUYEN THI HUONG 2.000.000 đồng; TRAN HOANG DIEM TRINH 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 280.106 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; HUYNH THI THANH HUONG 300.000 đồng; PHUONG UYEN 38.000 đồng; TIEU MY PHUNG 500.000 đồng; NGUYEN THI TRUC QUYNH 300.000 đồng; VUONG THI QUYNH ANH 500.000 đồng; LE THI PHUONG 100.000 đồng; NGUYEN PHUONG NGHI ủng hộ 20.000 đồng; NGUYEN THI MAI TIEN 1.000.000 đồng; LE YEN CHI 100.000 đồng; DUONG THI LY HUONG 1.000.000 đồng; LUU KIM TIEN 50.000 đồng; NGUYEN TU ANH 1.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 2.000.000 đồng; BUI HUUU PHI 300.000 đồng; LE VAN THANH 5.000.000 đồng; CHU TRAN THI HUYEN TRAN 1.000.000 đồng; THU HANG 10.000.000 đồng; NGUYEN THANH PHONG 500.000 đồng; BEMIN 1.000.000 đồng; TRAN CHI NHA 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; HO THI KIEU TRANG 1.000.000 đồng; DANG NGOC MINH THU 200.000 đồng; NGUYEN THI THUY 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; PHAM THI TRINH 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; BE BAP 150.000 đồng; LE THI DIEM HUONG 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 300.000 đồng; HOANG OANH 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; NGUYEN THI VUI 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; VU NHAT DONG 500.000 đồng; VU THI THANH HONG 2.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; DUONG CHI LOAN 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 350.000 đồng; HO LUU VA HO DINH 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 2.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên150.000 đồng; PHAN TRIEU BINH 1.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; MAI THE CHIEN 2.000.000 đồng; GIA DINH BONG NA 500.000 đồng; NGUYEN TRONG NAM 1.000.000 đồng; DO NGOC THANH 200.000 đồng; TA THI MINH HAI 3.000.000 đồng; DANG HOANG HUY 2.000.000 đồng; LE NHU NGUYEN 50.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; HO THI BICH LIEN 5.000.000 đồng; VUONG KIM 200.000 đồng; NGO THI CAM TU 200.000 đồng; TRUONG DUY TUAN 3.000.000 đồng; DO THANH BICH 200.000 đồng; NGUYEN VAN HIEU 5.000.000 đồng; LE THI THU HIEN 100.000 đồng; LUONG XUAN NAM 1.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; THANH HA STORE 500.000 đồng; NGUYEN THANH TRUC 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; NGUYEN HOANG PHUONG 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; LE KIM HAN 100.000 đồng; LUU VAN TOAN 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; DANG THI HONG DIEU 200.000 đồng; NGUYEN THI THAI QUYEN 500.000 đồng;Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 100.000 đồng; CHAU NHAT NAM VA NHAT AN 3.000.000 đồng; NGUYEN THI THUONG 300.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; VU PHUONG ANH 1.000.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 35.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 5.000.000 đồng; NGUYEN THU HIEN 100.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 200.000 đồng; NGUYEN THI KIM OANH 200.000 đồng; LE THI LIEN 300.000 đồng; PHAM VAN HOA 200.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 500.000 đồng; PHAM THU HIEN 100.000 đồng; LE THI PHUONG 500.000 đồng; NGUYEN DUNG 100.000 đồng; PHAN PHAM UYEN VY 200.000 đồng; NGUYEN THI PHUONG TRINH 200.000 đồng; NGUYEN THI OANH 100.000 đồng; DINH THI NGA 500.000 đồng; Bạn đọc giấu tên 1.000.000 đồng; DO VIET PHONG 1.000.000 đồng; LE THUY HANG 44.000 đồng; TRAN THI NGOC NO 500.000 đồng; giấu tên 200.000 đồng; VO THI SEN 200.000 đồng. VIỆT KHÔI Sau 2 ngày kêu gọi sự ủng hộ cho các nạn nhân của bão YAGI, báo Tiền Phong đã nhận được hơn 2,7 tỷ đồng từ nhiều tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân trên cả nước. Những chuyến xe thiện nguyện của báo Tiền Phong chuẩn bị xuất phát từ tòa soạn KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO YAGI Nhà hảo tâm ủng hộ 2,7 tỷ đồng qua báo Tiền Phong Ngay sau buổi lễ phát động, đoàn công tác báo Tiền Phong đã xuất phát đi thành phố Thái Nguyên và thành phố Yên Bái. Những nhu yếu phẩm bao gồm bánh mỳ, bánh ngọt, sữa, nước uống, áo phao được đưa lên hai xe tải đã được trao cho đại diện Tỉnh Đoàn Thái Nguyên và MTTQ Việt Nam thành phố Thái Nguyên. Số nhu yếu phẩm này sẽ được cân đối để phân bổ về các nơi bị thiệt hại nặng. Đoàn công tác đến Tổ dân phố Đông, phường Đồng Bẩm thăm gia đình ông Đỗ Văn Cương là gia đình khó khăn, nước ngập sâu nhất khu phố. Khi nước sông Cầu lên cửa nhà, ông Đỗ Văn Cương chỉ kịp di chuyển 2 con lợn giống. Đồ đạc, nhà cửa, gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, ước tính thiệt hại hơn 20 triệu đồng. Nước ngập sâu đến bụng, ông và người nhà rút lên tầng hai sinh hoạt. Hằng ngày nhận nhu yếu phẩm, cơm từ bên ngoài chuyển vào. Chiều 11/9, khi nước rút, cả nhà ông xúm lại dọn dẹp bùn đất. Thấy chúng tôi đến tặng quà, ông Cương phấn khởi gửi lời cảm ơn bạn đọc báo Tiền Phong đã quan tâm, chia sẻ kịp thời đến gia đình khi gặp khó khăn. Ngay trong chiều 11/9, đoàn công tác báo Tiền Phong sẽ di chuyển đi thành phố Yên Bái để trao lương khô, bánh, nước sạch... Ngoài ra, đoàn sẽ trao 22 suất hỗ trợ, mỗi suất trị giá 5 triệu đồng cho những gia đình có người bị thiệt hại do mưa lũ. ĐỨC ANH - NGUYỄN HẢI Những phần quà ý nghĩa đầu tiên đến tay người dân vùng lũ Đoàn công tác trao quà tại Tỉnh Đoàn Thái Nguyên Ngay trong chiều 11/9, những phần quà mà các nhà hảo tâm chung tay ủng hộ đã được báo Tiền Phong chuyển đến tay người dân vùng lũ ở thành phố Thái Nguyên.

6 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 12/9/2024 Có mặt sớm tại hiện trường, Bí thư Huyện ủy Bảo Yên Hoàng Quốc Bảo chia sẻ với phóng viên cảm xúc bàng hoàng khi chứng kiến cảnh tượng thôn Làng Nủ bị xóa sổ. “Đây có lẽ là trận lũ quét sạt lở đất kinh hoàng nhất từ trước tới nay trên địa bàn huyện. Người dân thôn Làng Nủ chưa bao giờ gặp phải trận lũ quét, lũ ống, sạt lở đất như vậy. Bản thân tôi là người miền núi cũng không thể tưởng tượng được”, ông Bảo nói. Tiếp cận hiện trường, tại nhà văn hóa cộng đồng thôn Làng Nủ, xuất hiện nhiều lực lượng, gồm: Quân đội, Công an, dân quân cùng người dân đến hỗ trợ công tác tìm kiếm nạn nhân. Ra khu vực nơi từng là ngôi làng của 37 hộ dân, hiện ra là khung cảnh tan hoang. Cả một cánh đồng rộng hàng chục ha bị đất, đá vùi lấp. Phía xa là quả núi cao, người dân địa phương gọi là núi Voi, với vết tích hàng trăm nghìn khối đất đá đổ xuống, chạy một vệt kéo dài đến hàng km. Phía dưới cánh đồng, các lực lượng cứu hộ tất bật dùng các công cụ để đào bới tìm kiếm người mất tích. Cứ một lúc lại có tin báo tìm thấy một thi thể. Những chiếc quan tài xếp hàng dài nối tiếp nhau. Từng thi thể được vệ sinh, nhận dạng, bàn giao cho gia đình, người thân và được lực lượng chức năng hỗ trợ di chuyển đưa đi mai táng. Theo một số người dân còn sống sót, trường hợp đau đớn nhất là một gia đình tại thôn có 11 nhân khẩu, tất cả đều bị nhấn chìm trong biển đất. Đến chiều ngày 11/9, gia đình này mới tìm thấy 9 người, trong đó có 3 cháu nhỏ, hiện vẫn còn 2 người mất tích. Tay bấm điện thoại run run, ông Hoàng Văn Diệp - Trưởng thôn Làng Nủ gọi vào số của những người mất tích với hy vọng có phép màu xảy ra, nhưng không liên lạc được. Ông Diệp nghẹn ngào nói: “Chỉ mong là do mất sóng điện thoại thôi”. Rơm rớm nước mắt, ông Diệp cho biết, rạng sáng 10/9, trên núi tích một túi nước lớn. Sau 2 tiếng nổ ầm trời, nước và đất bùn ào ào đổ xuống 37 hộ dân với 158 khẩu sinh sống. “Cả một khu vực rộng lớn với hàng trăm người dân sinh sống đã 5-6 đời nơi đây, giờ trở nên hoang tàn bởi bùn đất vùi lấp sau trận lũ quét. Nhìn thấy đất bùn khổng lồ ập xuống từ đỉnh núi cao 100m, tôi chưa từng chứng kiến điều gì kinh hoàng đến thế”, ông Diệp nói. Có 5 người thân gặp nạn trong lũ quét, anh Hoàng Văn Thới với gương mặt thất thần ngồi hướng ánh mắt về phía lực lượng tìm kiếm. Trận lũ quét này đã lấy đi những người mà anh yêu thương nhất là mẹ già, vợ và 3 đứa con nhỏ. Trong tang thương, sát cánh với người dân Làng Nủ còn có những người dân sống ở làng bên cạnh. 2 ngày nay họ thức trắng tham gia hỗ trợ tìm kiếm, cứu hộ và giúp chôn cất nạn nhân theo phong tục tập quán của đồng bào. Hôm nay, 12/9, công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích vẫn được các lực lượng triển khai. HÂN NGUYỄN - VĂN ĐỨC Trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng xảy ra sáng 10/9, vùi lấp thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), khiến hơn 30 người chết và gần 70 người hiện mất tích. Không khí tang thương bao trùm khi thi thể các nạn nhân lần lượt được tìm thấy, bàn giao cho người thân, chính quyền địa phương lo hậu sự. Tang thương bao trùm Làng Nủ Sáng 11/9, trên phố Dương Tự Minh (TP Thái Nguyên), ở đoạn bị ngập sâu nhất, so với ngày 10/9, nước đã rút hơn 1 mét. Nhiều hộ dân trở về nhà, tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, kiểm kê lại tài sản. Trao đổi với phóng viên, một chủ cửa hàng kinh doanh gas cho biết, cửa hàng bị ngập hơn 1 mét. Những chiếc bếp gas ở dưới thấp đã bị hư hỏng hết. “Tôi đang thuê máy bơm công suất lớn về rửa bùn non còn đọng lại trong cửa hàng”, ông này nói. Trong con ngõ nhỏ gần Công ty Tiến bộ (đường Dương Tự Minh), nhiều hộ dân tranh thủ nước rút dọn dẹp nhà cửa. Một chủ hộ cho biết, nước lũ ở thời điểm cao nhất ngập gần hết tầng 1 ngôi nhà. “Tôi với mẹ ở trên tầng 2 căn nhà mấy hôm nay. Nay nước rút, tranh thủ xuống dọn dẹp”, chủ căn nhà nói. Đồ đạc trong nhà như bàn ghế, giường tủ ngập nước hết. “Một số đồ điện tử tôi di chuyển kịp lên tầng 2 nên không bị hỏng”, chị nói, đồng thời cho biết, đang rất cần nước sạch để nấu nướng, ăn uống. “Hôm trước có đoàn cứu trợ vào đây, nhưng nước chảy xiết quá, suýt chút nữa cuốn 3 người ra sông”, một người dân ở đường Dương Minh Tự, nói. Theo anh này, cơn lũ dữ khiến nhiều nhà bị hư hại tài sản giá trị, thiệt hại cả trăm triệu đồng. Tại khu chung cư TBCO, nước rút khá nhiều, nhưng con ngõ dẫn vào chung cư có nhiều đoạn vẫn ngập đến ngang bụng. Anh Vũ Nhật Hoàng (SN1993) và Chu Kiên Cường (SN 1984) - hai dân quân tự vệ phường Hoàng Văn Thụ túc trực để đưa đón người ra vào khu vực. Khi đủ người, Hoàng phụ trách đẩy sau, Cường khoác dây vào vai, kéo chiếc xuồng di chuyển vài trăm mét dưới dòng nước lũ ngập đến bụng. “Hôm trước còn ngập sâu hơn, nhiều nhà chạm nóc”, Hoàng nói, đồng thời cho biết, suốt mấy ngày qua, không đếm được số chuyến xuồng đưa người, nhu yếu phẩm vào chung cư TBCO. “Hôm trước ngập sâu, nước ngập đến ngực, đến cổ. Chúng tôi hỗ trợ người già, trẻ nhỏ ra vào và vận chuyển đồ ăn, nhu yếu phẩm vào chung cư, các hộ dân xung quanh”, anh Cường nói. Nhà anh Cường cũng bị ngập úng, nhưng “không đến mức nghiêm trọng”, nên anh tập trung ưu tiên hỗ trợ nhân dân. Theo ghi nhận của phóng viên, khi nước rút, hàng loạt ô tô có giá trị ở chung cư TBCO được “giải cứu” sau nhiều ngày chìm trong dòng nước lũ. “Hôm ngập sâu nhất thì không nhìn thấy chiếc ô tô nào”, anh Hoàng nói. TRƯỜNG PHONG - HOÀNG MẠNH THẮNG Hiện trường vụ lũ quét, sạt lở đất ở Làng Nủ Lực lượng chức năng tham gia hỗ trợ tại Làng Nủ Lũ rút, người dân Thái Nguyên thiệt hại lớn về tài sản Hôm qua, nước lũ ven sông Cầu thuộc địa bàn thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) rút nhanh. Người dân trong vùng ngập lụt tranh thủ dọn dẹp nhà cửa. Nhiều hộ thiệt hại lớn về tài sản. Đồ đạc của người dân bị hư hỏng do ngập lụt ở thành phố Thái Nguyên ẢNH: HOÀNG MẠNH THẮNG Tính đến 17h30 ngày 11/9, tại Làng Nủ, số người chết: 34 người; đang điều trị: 17 người; đã an toàn: 46 người; chưa xác định (mất tích): 61 người. Các lực lượng đang tích cực tìm kiếm nạn nhân. Một bộ phận hỗ trợ chôn cất nạn nhân. Sử dụng chó nghiệp vụ tìm kiếm người mất tích Ngày 11/9, Trường Trung cấp 24 Biên phòng, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cử 8 cán bộ, cùng 5 chó nghiệp vụ xuất phát đến thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn người mất tích. Đây là thôn xa trung tâm, bị cô lập do mưa lũ, nên lực lượng cứu nạn khó tiếp cận hiện trường. VIẾT HÀ Lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Trường Trung cấp 24 Biên phòng lên đường đến thôn Làng Nủ

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==