TRANG 8 + 9 Mặn mòi nước mắm bãi ngang Ông Trump gây tranh cãi với chủ đề khủng bố TRANG 12 THỨ HAI 9/9/2024 Số 253 0977.456.112 TRANG 11 TRANG 13 Khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hà Nội ẢNH: NGUYỄN TUẤN TRANG 2 + 3 + 4 + 5 + 6+7 CẤP BÁCH khắc phục hậu quả bão số 3 CHUYỆN HÔM NAY Tình người trong siêu bão XEM TIẾP TRANG 9 n N.M.HÀ Hà Nội, sáng 8/9, ngay khi cuồng phong dứt, vài người bạn tôi đã lên đường“thị sát” hậu quả Yagi để lại. Có người chỉ muốn biết hàng cây ở phố nọ có còn, tiện thể làm bát phở cho ấm bụng. TRANG 14 Phòng từ gốc bệnh “tham nhũng, tiêu cực” TRANG 15 Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Liên bang Nga SẮP XÉT XỬ VỤ ÁN TRƯƠNG MỸ LAN (GIAI ĐOẠN 2): KHÔNG ẢNH HƯỞNG QUYỀN LỢI CỦA BỊ HẠI DÙ VẮNG MẶT Không để dân thiếu đói, thiếu chỗ ở Trồng lại cây có giá trị Quân đội cứu nhiều người gặp nạn trên biển Hậu quả và bài học HLV KIM SANG-SIK VÀ CHIẾN LƯỢC LÀM MỚI ĐỘI TUYỂN TRANG 16 Hai Long đã có màn trình diễn đáng khen ngợi ở trận gặp Nga ẢNH: NHƯ Ý Mang sắc xanh sang nước bạn
2 CẤP BÁCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO SỐ 3 n Thứ Hai n Ngày 9/9/2024 Bà Lê Thị Anh Thư, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thành Công A, quận Ba Đình, chia sẻ, 5 giờ 30 sáng, bà đến trường kiểm tra, thấy một cây to trong sân trường bật gốc đổ đè lên tường rào gây đổ tường. Một số thiết bị trong sân trường cùng cành cây gãy đổ, khung cảnh tan hoang. Nhà trường vừa huy động nhân viên dọn dẹp những phần việc có thể làm được, đồng thời báo cáo Phòng GD&ĐT phối hợp các đơn vị hỗ trợ cưa cắt cây xanh, sửa chữa tường rào. Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết, hôm qua, lãnh đạo phòng chia nhau đi đến các trường kiểm tra, đánh giá tình hình thiệt hại do bão gây ra. Các trường mầm non, tiểu học, THCS có 68 cây xanh bật gốc, 2 cổng sắt và tường rào bị đổ, 7 mái trường bị tốc. Nhiều cành cây, thiết bị vui chơi ngoài trời, biển hiệu… đổ ngổn ngang. Phòng GD&ĐT yêu cầu các trường huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên phối hợp công ty vệ sinh trường học dọn dẹp sạch sẽ trường, lớp học, rà soát toàn bộ đường điện đảm bảo an toàn trước khi học sinh đi học trở lại. Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT, quận Hà Đông chia sẻ, đến 12 giờ trưa qua, các trường học trên toàn quận có gần 500 cây gãy, đổ; 9 trường học bị đổ tường rào; 14 trường bị tốc mái, nhiều trường vỡ ô cửa kính và hư hỏng bảng biểu… Đặc biệt, có 2 trường Tiểu học Phú Lương II và THCS Phú Lương sân trường bị ngập nước; nhiều trường cây to bị đổ chắn ngang phải nhờ lực lượng hỗ trợ khắc phục. Thầy cô được huy động thu dọn cành cây, biển hiệu, lau dọn phòng học, phòng chức năng. Những phần việc quan trọng, trường nhanh chóng phối hợp các đơn vị sửa chữa mái tôn, cổng trường, đường điện… Với những phần việc chưa thể làm ngay, quận yêu cầu phải tháo dỡ xuống nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh khi các em đến lớp. “Qua kiểm tra, 99% trường học đủ điều kiện mở cửa đón học sinh đi học trở lại từ ngày 9/9. Chỉ có một trường liên cấp quốc tế chưa cho học sinh đi học vì chịu ảnh hưởng nặng Sau khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội khiến nhiều cây xanh gãy đổ, trường học tốc mái, biển hiệu hư hỏng nặng, thầy cô giáo, nhân viên các trường đã dọn dẹp xuyên ngày 8/9, để mở cửa trường học đón học sinh đi học trở lại. Trường chưa đủ an toàn tiếp tục tạm dừng việc học để khắc phục hậu quả do bão gây ra. Thầy cô giáo ở Hà Nội dọn dẹp trường lớp ngày 8/9 Bảo đảm an toàn, đón học sinh HÀ NỘI: HƠN 14.000 CÂY GÃY, ĐỔ... Tại các công viên lớn ở Hà Nội, cây to, cây nhỏ đổ ngả nghiêng vào các thảm cỏ, lối đi khiến công viên như một khu rừng ngổn ngang. Ghi nhận tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng), hàng trăm cây lớn nhỏ gãy đổ. Cây đa Bác Hồ do chính tay Chủ tịch Hồ Chí Minh trồng vào năm Canh Tý 1960 khi kêu gọi cả nước hưởng ứng phong trào Tết trồng cây đã bị gãy ngang thân, một số cành gãy do ảnh hưởng của mưa bão. Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất cho biết, Cây đa Bác Hồ bị lệch tán, gãy ngang thân. Thời gian tới, Công ty sẽ đưa ra phương án tối ưu để khôi phục cây đa, thời gian để cây tròn tán như cũ sẽ mất vài năm. Theo thống kê, trong Công viên Thống Nhất có 116 cây đổ, bên ngoài có 26 cây đổ, một số tường rào, bồn hoa bị hỏng cần sửa chữa. “Thời điểm này, toàn bộ nhân viên Công ty đang tăng cường hỗ trợ xử lý cây đổ trên các tuyến đường, ưu tiên giao thông. Sau ngày 8/9, chúng tôi sẽ tiếp tục thống kê và xử lý cây đổ trong công viên”, đại diện Công ty chia sẻ. Tại Công viên Thủ Lệ (quận Ba Đình), đơn vị quản lý cho biết, có 34 cây đổ, toàn bộ cây hoa các bồn bị dập nát. Chuồng nuôi nhốt thú có chuồng cầy và chuồng hà mã bị hư hỏng do cây đổ đè vào, may mắn thú đã được di chuyển an toàn. Công ty đã cho công nhân giải tỏa các cây xanh bị đổ tại các cổng, trục đường giao thông và khu chuồng thú, dự kiến giải tỏa xong trong ngày 9/9; sửa chữa chuồng trại, điện chiếu sáng, tường rào trong khoảng 10 ngày. Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN TP Hà Nội về triển khai ứng phó với bão số 3 (từ 19h ngày 7/9 đến 7h ngày 8/9), thành phố có 14.660 cành gãy đổ, trong đó 14.272 cây đổ. Khu vực ngoại thành, theo báo cáo của các quận, huyện, tính đến 7h ngày 8/9, mưa lớn làm cho 52 ha diện tích lúa, 159 ha rau màu bị ngập; 13.750 ha lúa và 488 ha rau màu bị đổ; 10 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng. Có mặt kiểm tra hiện trường sáng 8/9 trên phố Lò Đúc, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung cho biết, quận có hàng trăm cây xanh đổ. Quận đã huy động hơn 3.000 người tham gia ứng phó bão Trồng lại cây có giá trị Hà Nội đang khẩn trương khắc phục sự cố sau mưa bão. Với các cây cổ thụ, có giá trị, sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ, phục hồi. Cây đa Bác Hồ trong Công viên Thống Nhất bị ảnh hưởng do bão THỦ TƯỚNG KÊU GỌI PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TƯƠNG THÂN TƯƠNG ÁI: Không để dân thiếu đói, thiếu chỗ ở... Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương phát huy truyền thống tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” trợ giúp những nơi bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Sáng 8/9, chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các lực lượng tập trung cao độ cho việc cứu người, rà soát, tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương, nhất là những người bị thương nặng; lo hậu sự cho những người xấu số. “Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa; không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh”, Thủ tướng chỉ đạo. Ông đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương khắc phục các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Giao nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các lực lượng cứu nạn cứu hộ tiếp tục ứng trực để kịp thời ứng cứu, khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai. Các cơ quan liên quan tiếp tục duy trì dự báo và truyền thông; chú ý thông tin hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai. Các địa phương xuất cấp dự trữ để khắc phục các vấn đề cấp bách về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa bệnh của người dân và đề xuất hỗ trợ của Trung ương từ ngân sách dự phòng. Đặc biệt, Thủ tướng kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp không bị thiệt hại hỗ trợ những nơi bị thiệt hại với tinh thần “có ít góp ít, có nhiều góp nhiều, có của góp của, có công góp công, lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Với lãnh đạo các địa phương, Thủ tướng yêu cầu bám sát tình hình, quyết liệt, dứt khoát, có trọng tâm, trọng điểm; các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chấp hành nghiêm chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, chủ động, tích cực, sáng tạo trong phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả. VĂN KIÊN Hải Phòng khẩn trương khắc phục tình trạng mất điện, mất sóng Chiều muộn 8/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với liên bộ ngành và UBND TP Hải Phòng về công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3. Thủ tướng nhấn mạnh, Hải Phòng cần khẩn trương khắc phục sự cố mất điện, mất sóng, dọn dẹp cây xanh đổ gãy giải phóng giao thông, sửa chữa trường học, bệnh viện... để người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường. Hải Phòng cần nhanh chóng khôi phục sản xuất tại các khu cụm công nghiệp, cảng biển, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thông qua việc đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng nặng nề như cho vay, giảm lãi suất, đáo nợ... NGUYỄN HOÀN Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm một cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng của bão số 3 tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh ẢNH: NHẬT BẮC
3 n Thứ Hai n Ngày 9/9/2024 CẤP BÁCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BÃO SỐ 3 hơn, nhà trường cần thêm thời gian khắc phục”, bà Hằng nói. Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm Bùi Ngọc Kính cho biết, hơn 100 trường học các cấp trên địa bàn hôm nay đón học sinh đi học trở lại. Các thầy cô, nhân viên đã dọn dẹp trường lớp đảm bảo an toàn trước khi các em đến trường. KHÔNG DẠY HỌC NẾU CHƯA AN TOÀN Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, chưa có con số thống kê cụ thể nhưng hàng loạt trường học ở 30 quận, huyện, thị xã đều chịu ảnh hưởng của bão. Sở đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão của các nhà trường, trong đó yêu cầu khẩn trương dọn dẹp để học sinh đi học trở lại. Trường học nào đủ điều kiện an toàn thì đón học sinh quay trở lại trường học tập từ ngày 9/9 theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025. “Các trường học chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn do ảnh hưởng của cơn bão, trước mắt chưa tổ chức dạy học cho học sinh, đồng thời có phương án báo cáo cấp có thẩm quyền khắc phục ngay những thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Căn cứ điều kiện thực tiễn của nhà trường, sau khi khắc phục hậu quả do bão gây ra, hiệu trưởng báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thời gian đón học sinh đi học trở lại”, ông Cương nói. Sở GD&ĐT Hà Nội cũng chỉ đạo các nhà trường khẩn trương rà soát, thống kê thiệt hại cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học… báo cáo các cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí khẩn trương khắc phục các thiệt hại, đồng thời có biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh, bảo đảm các điều kiện an toàn khi học sinh trở lại trường học. HÀ LINH trở lại Chiều qua, Sở GD&ĐT thành phố Hải Phòng thông báo, học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 9/9 cho đến khi có thông báo mới. Lý do là để các trường tập trung khắc phục hậu quả sau bão. Sở cũng yêu cầu các trường thống kê thiệt hại sau bão. Lúc 5 giờ 50 ngày 8/9, trong quá trình tìm kiếm cứu nạn trên biển, Lữ đoàn 170 (Vùng 1 Hải quân) phát hiện 2 pông-tông (ponton) và một tàu kéo số hiệu QN-8223 bị chìm tại khu vực Hòn Dầm Đơn thuộc vùng biển Quảng Ninh. Lúc này, có nhiều người đang kêu cứu trên pôngtông. Xuồng cứu hộ đã tiếp cận đưa 11 người gặp nạn về Tàu 984 (Lữ đoàn 170) an toàn. Quá trình cơ động đi tiếp nhận 11 nạn nhân trên từ Hòn Dầm Đơn do Tàu 984 bàn giao, vào lúc 7 giờ 45 cùng ngày, Tàu 285 của Lữ đoàn 170 phát hiện và cứu thêm được 6 người. Trong đó có 2 người trên xuồng nuôi ngọc trai ở khu vực vụng Tùng Sâu và 4 người trên sà lan số hiệu HY-0496 bị chìm ở khu vực đảo Ti Tốp (có 2 người bị thương). Trưa 8/9, 17 nạn nhân đã được Vùng 1 Hải quân tổ chức bàn giao cho tỉnh Quảng Ninh. Cũng trên vùng biển Quảng Ninh, ngày 8/9, Bộ tư lệnh CSB điều động tàu CSB 8004 và 2 xuồng CSB 721, 722 thuộc Vùng Cánh sát biển 1, xuất phát đi tìm kiếm cứu nạn tại các khu vực đảo Ti Tốp, hòn Pháo Trong, Pháo Ngoài. Các xuồng CSB đã tiếp cận tàu QN-7910 bị trôi dạt vào núi tại khu vực gần tàu Bạch Đằng 68; sà lan 2 cẩu HP-5618 đầu kéo bị hỏng máy trôi dạt vào hòn Pháo Ngoài; sà lan 2 cẩu HD-8698 bị va vào núi mắc cạn; sà lan HD-6588 bị trôi dạt và mắc cạn tại khu vực đuôi hòn Pháo Ngoài; sà lan Việt Thuận 10 bị mắc cạn va vào núi, đầu kéo bị chìm… Tất cả 43 thuyền viên trên các phương tiện nêu trên đã được đưa lên tàu CSB 8004 an toàn, sức khoẻ đều ổn định. Trước đó, trong thời điểm bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào khu vực đóng quân của Lữ đoàn 169 (Vùng 1 Hải quân) ở quân cảng Vạn Hoa, thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đơn vị phát hiện hai tàu cá và một xuồng bị sóng gió đánh trôi dạt vào cảng Vạn Hoa vào lúc 10 giờ 45 ngày 7/9. Tổ cơ động của Lữ đoàn 169 đã đưa được 3 ngư dân vào bờ an toàn (hai ngư dân quê ở Quảng Ninh và người còn lại quê ở Quảng Trị). Lữ đoàn đã tổ chức khám sức khỏe, cung cấp lương thực, áo ấm và đưa 3 ngư dân trở về gia đình. Ngày 7/9, tại khu neo tránh bão Tùng Gấu ở Hải Phòng, biên đội Tàu 320 và Tàu 321 thuộc Vùng 3 Hải quân, đang trú đậu tại khu neo tránh bão số 3 thì phát hiện tàu cá TB-92666TS bị đứt neo và trôi dạt, trên tàu có 9 ngư dân. Ngay lập tức, biên đội triển khai các phương án hỗ trợ cứu kéo tàu bị nạn. Sau hơn 2 giờ cơ động, đến 14 giờ 30 cùng ngày, dù thời tiết rất phức tạp, nguy hiểm nhưng cán bộ, chiến sĩ trên hai tàu đã nhanh chóng tiếp cận và hỗ trợ cứu kéo thành công, đồng thời tổ chức thăm khám sức khỏe cho các ngư dân. NGUYỄN MINH Quân đội cứu nhiều người gặp nạn trên biển Bộ đội Hải quân đưa người dân gặp nạn trên biển vào bờ an toàn, ngày 8/9 Cụ thể, Lào Cai 6 người, Quảng Ninh 5 người (gồm 1 chiến sỹ thuộc Lữ đoàn 513, Quân khu 3), Hải Phòng 2 người, Hải Dương 1 người, Hà Nội 1 người, Hoà Bình 4 người, Yên Bái 1 người, Lạng Sơn 1 người). Mưa lũ cũng khiến 229 người bị thường (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 40, Hải Dương 05, Hà Nội 4, Bắc Giang 4, Lạng Sơn 4, Lào Cai 9, Cao Bằng 1, Phú Thọ 2, Hoà Bình 1, Thanh Hoá 2). Ngoài ra, có 3 người mất tích. Ngoài ra, gần 7.400 ngôi nhà ở bị hư hỏng; 5 đoạn đường dây 500KV, 31 đường dây 220kV, 97 đường dây 110kV bị sự cố và nhiều cột điện hạ thế bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gẫy đổ la liệt trên các tuyến đường tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,… Có 25 tàu thuyền bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Gần 98.000 ha lúa, hơn 11.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại và gần 7.000 ha cây ăn quả bị hư hại, 1.100 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh). “Chính quyền khuyến cáo người dân không lưu thông trên đường khi bão đổ bộ nhưng vẫn có tình trạng người dân lưu thông dẫn đến thiệt hại đáng tiếc do cây đổ. Một số địa phương thực hiện nghiêm túc việc cắt tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa, công sở, kho tàng, biển báo, biển quảng cáo,.. dẫn đến bị tốc mái, gẫy đổ rất nhiều”, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho hay. DƯƠNG HƯNG Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Bộ NN&PTNT, tính đến chiều 8/9, bão số 3 đã làm 24 người chết, mất tích, trong đó do bão 9 người; sạt lở đất 12 người; do lũ cuốn trôi 3 người. số 3 để khắc phục hậu quả về cây xanh một cách nhanh nhất. Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đối với việc khắc phục cây xanh gãy, đổ, Sở chuẩn bị có phương án tổng thể, với các giải pháp hữu hiệu để khôi phục những cây đã đổ, gãy cành với hy vọng giữ được tối đa. Đối với cây đổ, bật gốc, các đơn vị sẽ cắt tỉa cành, dựng lên hoặc mang về nơi dâm ủ, dùng thuốc kích rễ cây để phục hồi. Với những cây quý, cây cổ thụ, sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ. CẤP ĐIỆN TRỞ LẠI Trong cơn bão số 3, nhiều khu vực tại Hà Nội có cây cối đổ gãy, nhà xưởng tốc mái ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường dây, trạm biến áp. Trong suốt thời gian bão số 3 càn quét, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai khẩn cấp các phương án ứng phó, tập trung sửa chữa các sự cố đường dây, trạm biến áp và thiết bị điện bị hư hỏng. Hàng nghìn cán bộ, công nhân viên của các đơn vị trực thuộc EVNHANOI đã lập tức có mặt tại hiện trường, tập trung sửa chữa, khắc phục hậu quả thiên tai gây ra. Theo thống kê của EVNHANOI, trong 3 ngày bão đi qua, có 12 tuyến đường dây, 1 trạm biến áp 110kV; 335 lộ đường dây trung thế (23 lộ trong khu vực nội thành) và 6 trạm biến áp bị sự cố do cây đổ, bạt, vật lạ bay vào; 101 cột điện gãy đổ… Ngay sau khi cơn bão đi qua, EVNHANOI đã khẩn trương khôi phục 12 tuyến đường dây 110kV và 194 lộ đường dây trung áp. Khắc phục sự cố cấp điện cho 296/329 (đạt 89%) trạm bơm tiêu. Dự kiến, khắc phục sự cố và cấp điện cho tất cả các trạm bơm tiêu úng, khách hàng trong ngày 8/9. TRẦN HOÀNG Theo Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng tham mưu), Quân đội điều động hơn 17.000 bộ đội, dân quân tự vệ và 243 phương tiện các loại; tổ chức di dời 38.047 hộ/141.843 người đến nơi an toàn, cứu được nhiều người và tìm kiếm được 4 thi thể bàn giao cho địa phương. Những ngày tới, Quân đội tiếp tục duy trì nghiêm chế độ ứng trực ở các cấp; tiếp tục tìm kiếm người mất tích và khắc phục thiệt hại; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo đảm tốt đời sống, sinh hoạt cho bộ đội và nhân dân trên địa bàn đóng quân; tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình quân nhân, gia đình chính sách, người có công trên địa bàn bị ảnh hưởng do bão số 3 gây ra. 24 người chết, 229 người bị thương Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cảnh báo nguy cơ cao tiếp tục xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở miền núi phía Bắc Ngày 8/9, thông tin từ Quân chủng Hải quân và Bộ tư lệnh Cảnh sát biển (CSB) cho biết, các đơn vị Hải quân và CSB đã tổ chức tìm kiếm cứu nạn thành công nhiều ngư dân, thuyền viên gặp nạn trên biển do bão số 3.
4 HẬU QUẢ BÃO VÀ BÀI HỌC n Thứ Hai n Ngày 9/9/2024 Ngày 8/9, tại cuộc họp về khắc phục hậu quả bão số 3, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, đây là cơn bão có sức tàn phá nằm ngoài sức tưởng tượng của ông; Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang sau bão, thiệt hại rất nặng. Nhà khách Tỉnh ủy Quảng Ninh, nơi ông ngồi, vỡ hết kính, gió tạt tứ tung. “Có thời điểm tôi cũng ngồi chịu trận vì không thể liên hệ đâu được. Tôi cũng không biết có mình có phải ngồi ở tâm bão nữa, chỉ phải chủ động nhắn tin bão đang ở Quảng Ninh, vì bốn bề rất khủng khiếp, không ra ngoài được”, ông Hoan nói. Qua cơn bão lịch sử này, theo ông Hoan, điều quan trọng các bộ, ngành và địa phương cần rút ra nhiều bài học về ứng phó với bão. Chẳng hạn, tại Quảng Ninh, rất nhiều cây xanh đổ rạp, nhưng cây dầu cọ lại không đổ. Có loại nhà, kính sập, nhưng có loại vẫn chắc chắn. “Hiện Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn còn ngổn ngang, đây là hiện trường mà Bộ Xây dựng cần nhanh chóng xuống để nắm thực tế, nhằm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch đô thị ven biển, từ vấn đề nhà cửa, trường học, đến cây xanh…”, ông Hoan nói. Ông Hoan cho rằng, một vấn đề rất lo ngại khi bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng vừa qua là hệ thống hạ tầng viễn thông bị gián đoạn toàn bộ ngay trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng”. “Khi bão vào, ngay cả lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh không thể liên lạc được với nhau, chứ chưa nói đến là liên lạc với các lực lượng biên phòng, quân đội, cảnh sát biển để triển khai công tác ứng phó. Lãnh đạo tỉnh cũng không thể liên lạc được với cơ sở cấp huyện, chứ chưa nói đến cấp xã”, ông Hoan nói. Ông cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông cần đặc biệt lưu ý tới hệ thống hạ tầng mạng viễn thông tại các đô thị ven biển, khu vực hay xảy ra bão lũ, thiên tai. CẦN XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ Ông Hoan cũng đề nghị Bộ GTVT đề xem lại quy định của Luật Hàng hải. Trong đó, có yêu cầu các tàu neo đậu, thuyền viên không được rời tàu. Vừa qua, nhiều chủ tàu, thuyền viên chưa tuân thủ kêu gọi của chính quyền và cơ quan chức năng lên bờ khi bão đổ bộ, dẫn đến bị mất tích, không liên lạc được khi neo tàu bị đứt, trôi dạt. “Tài sản là một chuyện, nhưng tính mạng Là vị tư lệnh túc trực liên tục trong mấy ngày tại Quảng Ninh, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan (ảnh) bày tỏ sự bất ngờ với sức tàn phá khủng khiếp của bão số 3. Ông nói, với cơn bão lịch sử này, nhiều bài học cần rút ra. Nhiều nơi huyện Sơn Động (Bắc Giang) bị ngập sâu sau bão Mất liên lạc khi “nước sôi lửa bỏng” Cơn bão số 3 vừa tan, chúng tôi xuống ghi nhận tại khu vực cửa sông Lấp (khu vực Cồn Vành, huyện Tiền Hải). Cả một dọc cửa sông kín bè mảng nuôi hàu của ông chủ Tạ Văn Thiết (người xã Nam Thanh). Khi hỏi có thiệt hại gì không, ông Thiết cho biết có thiệt hại nhưng không nhiều. Ông Thiết cho biết, 6 anh em ông đầu tư mô hình nuôi hàu đầu tiên tại Tiền Hải từ năm 2018, nay mới gặp cơn bão lớn như thế. Tổng tài sản ở dưới sông của các gia đình là hơn 1.000 ô nuôi hàu treo dây với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Nghe đài báo bão, lòng ông như lửa đốt cả tuần qua. Ông Thiết theo dõi tình hình hằng ngày để nắm hướng di chuyển của bão. Khi biết chắc chắn bão sẽ vào, ông huy động hơn 50 nhân công chằng buộc bè mảng kỹ càng, chắc chắn. Bão tan, cả nhóm ra kiểm tra, chỉ có hơn chục ô nuôi hàu bị đắm ở gần biển, ước tính thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Rời khu vực Cồn Vành, chúng tôi di chuyển về khu vực xã Nam Thanh huyện Tiền Hải gặp ông Bùi Văn Yên đang kiểm tra ô nuôi hàu chìm hơn 7 héc ta. Ông Yên cho biết: “Cũng may năm nay chúng tôi có sự chuẩn bị tốt, cơn bão lớn nhưng nước không dâng cao nên thiệt hại không nhiều”. Theo ghi nhận của phóng viên, tỉnh Thái Bình đang khẩn trương vận hành các trạm bơm tiêu nước. Tỉnh huy động tối đa phương tiện, lực Chuẩn bị kỹ càng, giảm thiểu thiệt hại THÁI BÌNH: Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng cho tỉnh Thái Bình, nhưng với những người chuẩn bị tốt trước khi bão đổ bộ đất liền, họ bị thiệt hại ở mức thấp nhất. Nhiều lồng bè nuôi hàu an toàn nhờ chuẩn bị kỹ càng Sạt lở đất đá tại Sa Pa, 6 người chết, 9 người bị thương Chiều 8/9, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết, do lượng mưa lớn, úng nước từ ngày 7/9, đến khoảng 13h ngày 8/9, tại thôn Hòa Sử Pán 1, xã Mường Hoa xảy ra vụ sạt lở lớn từ trên núi cao tràn xuống khu vực dân cư, ruộng và suối Mường Hoa. Tại hiện trường, 4 ngôi nhà của 4 hộ gia đình tại thôn Hòa Sử Pán 1 bị đất đá vùi lấp. Ngay khi phát hiện sạt lở, lực lượng ứng trực tại cơ sở đã tiếp cận và cứu hộ, cứu nạn, đưa người bị thương đi cấp cứu, tìm kiếm người bị đất đá vùi lấp. Số người chết được xác định có 6 người, gồm Vàng Thị Mảo (sinh năm 1956, dân tộc Mông), Giàng Thị Chú (sinh năm 1999, dân tộc Mông), Châu Gia Hưng (sinh năm 2023, dân tộc Mông), Vàng Văn Viên (sinh năm 2024, dân tộc Mông) và 2 người chưa xác định được danh tính. Số người bị thương (9 người) đã được sơ cứu kịp thời và đưa đi cấp tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Sa Pa. Ông Dũng cho biết Sa Pa đã huy động gần 100 người, gồm lực lượng tại chỗ và công an thị xã, tham gia cứu hộ cứu nạn ngay từ đầu. Thị xã đang huy động thêm lực lượng dân quân tại các xã ít ảnh hưởng để hỗ trợ xã Mường Hoa khắc phục hậu quả sạt lở và tìm kiếm người mất tích. Chính quyền địa phương yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát để phát hiện những vết nứt mới hoặc các cung trượt, có ngay biện pháp cảnh báo, xử lý kịp thời. Kiểm tra ngay các khu vực cầu ngầm, cống, đập tràn, cử người cảnh giới và cắm biển cảnh báo. Đối với các cơ sở lưu trú, homestay trong vùng có nguy cơ sạt lở, gần sông, suối yêu cầu cơ sở hỗ trợ di chuyển khách du lịch đi cơ sở khác an toàn. Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, ngày 8/9, thị xã Sa Pa ban hành văn bản đề nghị Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Ban Quản lý Phát triển Du lịch và Di tích, Ban quản lý Khu du lịch Hàm Rồng và các điểm du lịch trên địa bàn thị xã chủ động kiểm tra và có phương án ứng phó với cơn bão số 3 để đảm bảo an toàn về tài sản và người (đặc biệt là các điểm có thác, suối và địa hình phức tạp). Đồng thời, yêu cầu tạm dừng đón khách tham quan tại các điểm di tích, danh thắng do đơn vị quản lý từ ngày 8/9 cho đến khi có thông báo mới của UBND thị xã. HÂN NGUYỄN - VĂN ĐỨC Hiện trường vụ sạt lở nghiêm trọng tại Sa Pa khiến 6 người chết, 9 người bị thương Theo báo cáo nhanh từ UBND các huyện, thành phố, tính đến chiều 8/9, tỉnh có hai người tử vong trong nhà do bị sạt lở đất ở thôn Làng Bu, xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng và 9 người bị thương (trong đó có một trẻ em). Tỉnh có 1.256 hộ gia đình bị thiệt hại về nhà ở và trên 2.201 ha lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, hư hỏng. Một số công trình công cộng như trụ sở Công an xã, nhà văn hóa, trường học, điểm bưu điện xã bị tốc mái do bão số 3. Giao thông cũng bị ảnh hưởng do cung đường liên tỉnh, liên huyện ngập úng, sạt lở taluy âm cùng hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ… Sau khi bão đi qua, lũ trên các sông Kỳ Cùng, sông Thương dâng cao làm ngập lụt nặng ở các huyện Chi Lăng, Văn Quan, Bắc Sơn, thành phố Lạng Sơn. Tại thị trấn Đồng Mỏ, xã Mai Sao, thị trấn Đồng Bành (huyện Chi Lăng), mưa bão đã biến phố, bản làng thành sông. Huyện Chi Lăng có trên 2.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó có 3 nhà dân bị sập, 191 ngôi nhà bị tốc mái, 33 hộ phải di dời; hơn 2.000 ha lúa, 200 ha ngô bị ngập nước, bị đổ… Di dời người dân huyện Chi Lăng vượt lũ đến nơi an toàn ẢNH: DC LẠNG SƠN: Lũ ập về Do ảnh hưởng cơn bão số 3, tại tỉnh Lạng Sơn, 3 ngày qua có mưa rất to, giông lốc gây ngập lụt nặng tại một số địa phương.
con người còn quan trọng hơn”, ông nói. Ông cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thay đổi công tác dự báo, cập nhật thông tin bão lũ. Khi bão vào, chúng ta nói giảm hay tăng một cấp, rất khó để người dân nắm được. "Vấn đề này chúng ta cần học Trung Quốc, họ thông tin rất trực quan, gió lên cấp nào thì mái nào tốc, cấp nào có thể lật thuyền, rất sát sườn với người dân”, ông nói. “Qua cơn bão này, chúng ta cần xây dựng cộng đồng chia sẻ, có cơ chế khẩn cấp về ngân sách hỗ trợ cho các địa phương. Bà con ngư dân thiệt hại, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cần hỗ trợ, hay hiệp hội cây trồng hỗ trợ về giống cây để giúp bà con khắc phục”, ông Hoan đề nghị. DƯƠNG HƯNG 5 n Thứ Hai n Ngày 9/9/2024 HẬU QUẢ BÃO VÀ BÀI HỌC BẮC GIANG: Nhiều xã bị ngập sâu Bước đầu tỉnh Bắc Giang xác định có 1 người mất tích và 4 người bị thương do bão số 3. Cụ thể, 1 người mất tích do bị lũ cuốn trôi ở huyện Lục Ngạn chưa xác định được danh tính, 4 người bị thương đã được đưa đi cấp cứu (2 người huyện Lạng Giang bị mái tôn đổ vào người; 1 người huyện Tân Yên bị ngói rơi vào người, 1 người huyện Lục Nam bị cây đổ vào người). Bão làm đổ sập 1 nhà ở thành phố Bắc Giang, tốc mái 1.257 nhà trong tỉnh Bắc Giang. Hơn 4.800 ha lúa đang phơi đòng bị đổ trong tỉnh và hơn 1.500 cây xanh đô thị. Bão còn làm sạt lở 30m kênh mương, tốc mái, đổ lan can mái nhà quản lý một số trạm bơm; làm tốc mái tôn và đổ tường rào 42 điểm trường, 1 trạm y tế, 10 nhà văn hoá, sân vận động và 2 mái đình. Ước tính thiệt hại khoảng 130 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Sơn Động, sáng 8/9, huyện Sơn Động có 11 xã và thị trấn bị ngập úng do bão số 3. Nơi ngập sâu nhất khoảng 6 - 7 mét. Huyện đã di chuyển hàng trăm hộ dân ra khỏi vùng ngập úng. Cuộc sống người dân ở vùng ngập úng cơ bản ổn định, không có thiệt hại về người. Đến chiều 8/9, nước bắt đầu rút ở một số nơi bị ngập. NGUYỄN THẮNG Bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) gây mưa lớn kéo dài cho các tỉnh miền Bắc và Thanh Hoá từ 7/9. Đến chiều qua (8/9), nhiều nơi xuất hiện mưa trên 300mm như Phình Hồ (Yên Bái) 403.4mm, Tô Múa (Sơn La) 373.6mm, Vạn Mai (Hòa Bình) 339mm, Nậm Xây 2 (Lào Cai) 320mm, Xuân Sơn (Phú Thọ) 301mm. Đây là cường độ mưa rất lớn trong thời gian ngắn. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới qua Bắc bộ nên sáng nay đến ngày 11/9, miền Bắc và Thanh Hoá tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to. Khu vực mưa nhiều nhất là các tỉnh Tây Bắc bộ như Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai với tổng lượng mưa từ thời gian này từ 130-250mm, có nơi trên 450mm. Khu vực trung du miền núi các tỉnh phía Đông Bắc bộ từ nay đến ngày 11/9 cũng có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa có thể từ 100-200mm, có nơi trên 350mm. Khu vực đồng bằng có mưa rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa thời gian này từ 70-150mm, có nơi trên 250mm. Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, trong hôm nay và ngày mai (10/9), trên các sông của Bắc bộ, Thanh Hóa xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ các sông nhỏ tại miền núi phía Bắc, nhất là Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức báo động (BĐ)2-BĐ3, có sông trên BĐ3; đỉnh lũ trên sông Cầu, sông Thương, sông Bưởi, hạ lưu sông Mã (Thanh Hóa) tại Lý Nhân lên mức BĐ1BĐ2 và trên BĐ2. Mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên nhanh do thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang mở cửa xả đáy nhưng vẫn ở mức dưới BĐ1. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra ngập lụt tại vùng trũng thấp ven sông các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa. Nguy cơ cao xuất hiện lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc khu vực vùng núi Bắc bộ, Thanh Hóa. Thông tin dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được Tổng cục Khí tượng Thủy văn cung cấp tại địa chỉ http:// luquetsatlo.nchmf.gov.vn/ và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. MƯA BÃO CÓ THỂ DỒN DẬP CUỐI NĂM Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến hết năm 2024 còn khoảng 6-8 cơn bão/ áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó 3-4 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Trong nửa cuối tháng 9, trên Biển Đông có thể hình thành dải hội tụ nhiệt đới. Trên dải hội tụ nhiệt đới này có thể xuất hiện các nhiễu động mạnh lên thành bão/áp thấp nhiệt đới. NGUYỄN HOÀI Mưa lũ diễn biến phức tạp Mưa lũ xuất hiện ở huyện Mộc Châu, Sơn La sau khi bão số 3 quét qua đây Đoàn đến thăm anh Hoàng Sỹ Long, phóng viên tạp chí Luật sư Việt Nam đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Anh Long và chị dâu Lê Thị Tình đang đi xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) chiều 6/9 thì bị cây đổ trúng; chị Tình tử vong. Chị Đỗ Thị Quỳnh, vợ anh Long, nói. “Theo chẩn đoán của bác sĩ, anh Long bị dập cột sống, tụ máu não, bị liệt tứ chi và toàn bộ nửa thân dưới”. Anh vừa trải qua ca phẫu thuật tuỷ sống, hiện đã tạm thời qua cơn nguy kịch, nhưng bác sĩ chưa thể tiên lượng kết quả chữa trị. Đoàn đã trao kinh phí hỗ trợ anh Long và gửi phúng viếng chị Tình. Tiếp theo, đoàn tới thăm viếng gia đình ông Ngô Đức Tuấn ở Dịch Vọng, Cầu Giấy. Bị cây đổ đè lên người chiều 6/9, ông Tuấn tử vong tại chỗ, còn vợ ông bị thương ở mặt. Vợ chồng ông làm nghề bán cơm gà online, có hai người con. (một đã đi làm và đang là sinh viên). Tổng trị giá phần quà do bạn đọc và báo Tiền Phong trao cho các nạn nhân là 30 triệu đồng. Trong đó, chị Nguyễn Thị Phương Bắc (trú tại khu Sun Ancora, tòa nhà T1 số 3 Lương Yên) ủng hộ 20 triệu đồng; chị Thân Thị Lý (phòng 1109 chung cư Hòa Bình, ngõ 376 đường Bưởi), ủng hộ 2 triệu đồng; một bạn đọc khác ủng hộ 5 triệu đồng. VIỆT KHÔI - THANH HIẾU Chiều 8/9, một số bạn đọc báo Tiền Phong đã đến thăm hỏi, trao quà cho các nạn nhân của bão số 3 (Yagi) tại Hà Nội. lượng khơi thông dòng chảy, sử dụng bơm cưỡng bức kết hợp tháo nước nhanh để cứu cây trồng bị ngập úng. Theo thống kê tại Thái Bình, tổng thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Thống kê trên toàn tỉnh cho thấy một số nhà dân, nhà xưởng, cơ quan, trường học bị tốc mái, nhiều cây cối bị gãy đổ, bật gốc. Có khoảng 30 cột điện bị đổ; 11 cột viễn thông bị đổ, gẫy; 17 trạm biến áp bị sự cố. Về sản xuất nông nghiệp, có 28.000 ha lúa bị thiệt hại từ 30-70%; 27.000 ha bị thiệt hại trên 70%. Về rau màu vụ Đông mới trồng và rau màu Hè thu chưa thu hoạch, có 585 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 2.760 ha bị ảnh hưởng trên 70%. Cây ăn quả có 1.215 ha bị ảnh hưởng từ 30-70%; 170 ha bị ảnh hưởng trên 70%. Diện tích lúa đổ bị úng ngập là 18.000 ha. Về công trình đê điều, sạt lở một số vị trí tuyến kè, bờ sông, bờ biển và một số tuyến kênh nội đồng. Tỉnh Thái Bình đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ thiệt hại để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh với tổng kinh phí 123 tỷ đồng. ĐỨC ANH - NGUYỄN HẢI Các chuyên gia cảnh báo khả năng xuất hiện các siêu bão trên Biển Đông ngày càng gia tăng. Từ khi có số liệu quan trắc, Biển Đông ghi nhận 3 cơn bão mạnh lên thành siêu bão tại đây, gồm RAI, SAOLA VÀ YAGI (hầu hết các siêu bão khác ở Biển Đông đi từ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương vào). Đáng lưu ý, cả 3 cơn bão này xuất hiện trong 4 năm trở lại đây, bão RAI năm 2021, bão SAOLA 2023 và YAGI năm 2024. Bạn đọc Tiền Phong thăm hỏi nạn nhân bão Yagi Đoàn trao số tiền ủng hộ trị giá 20 triệu đồng cho gia đình anh Hoàng Sỹ Long Hoàn lưu sau bão kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc bộ khiến mưa lớn còn kéo dài đến khoảng ngày 11/9. Diễn biến mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét sau bão tại các tỉnh vùng núi, trung du Bắc Bộ còn rất phức tạp. Dự báo trong 6 đến 24 giờ tới, mực nước trên sông Kỳ Cùng tiếp tục lên và dao động theo mức xả lũ của hồ chứa nước Bản Lải (huyện Lộc Bình). Lũ trên sông Kỳ Cùng đang ở mức cao có thể gây ngập lụt, sụt lún các vùng trũng thấp, ảnh hưởng giao thông, sản xuất nông nghiệp, các công trình, khu dân cư khu vực ven sông suối. Sáng 8/9, cháu Hoàng Văn Kh (SN 2019), trú tại xóm Khe Mong, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cùng bà đi mua mì tôm. Khi trên đường về nhà qua đường bờ ruộng, cách nhà ở khoảng 100 mét thì bỗng nhiên cháu Kh. trượt chân ngã xuống khe nước ở suối Khe Mong, bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi. Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên đang nỗ lực tìm kiếm nhưng đến chiều 8/9 vẫn chưa thấy tung tích nạn nhân. NGUYỄN DUY CHIẾN
6 NHỊP SỐNG DẦN TRỞ LẠI BÌNH THƯỜNG n Thứ Hai n Ngày 9/9/2024 SIÊU THỊ GIẢM GIÁ NHIỀU MẶT HÀNG Dù Hà Nội vẫn còn mưa, nhưng sáng 8/9, theo ghi nhận của PV, tại nhiều siêu thị lúc 9h, nhân viên siêu thị liên tục bổ sung thực phẩm vào quầy kệ. Lượng rau quả, thịt cá... dồi dào bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu người dân. Tại siêu thị Big C Thăng Long, nhiều mặt hàng giảm giá như: trứng, sữa, gạo, thịt vịt, gà, rau xanh… Chị Bích Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Sáng 8/9, khi trời ngớt mưa tôi đi siêu thị ngay và thấy đa dạng các đồ từ thực phẩm tươi sống đến đồ khô. Thậm chí, đi siêu thị sau bão còn mua được nhiều đồ ăn giảm giá, đặc biệt là rau xanh”. Đại diện siêu thị Big C Thăng Long cho biết, ngày 7/9 mưa bão lớn nên khách hàng không ra ngoài được, nên từ sáng sớm 8/9, siêu thị vẫn đầy đủ hàng hóa, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng với giá bán cam kết ổn định. Siêu thị đã tăng lượng hàng hoá nhiều hơn so với trước bão, trong đó tập trung vào các nhóm sản phẩm thiết yếu như rau củ quả, thịt cá…Trước và sau bão, nhiều mặt hàng đã giảm giá để phục vụ người dân. Đại diện Hệ thống siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/ WiN cho biết, sáng 8/9, tất cả siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/ WiN khu vực phía Bắc hoạt động bình thường, trừ số ít điểm bán bị thiệt hại cơ sở vật chất (vỡ kính, bay mái tôn…) và nằm trong tuyến đường bị ngập lụt, cây đổ cản trở giao thông. Đối với nguồn cung, đặc biệt là rau củ, thực phẩm như rau ăn lá đã được điều phối bổ sung nhanh chóng từ nông trại WinEco, cùng với nhà cung cấp từ Lâm Đồng và một số tỉnh phía Nam, đến những điểm bán tại Hà Nội và một số tỉnh chịu ảnh hưởng của bão. Đại diện Saigon Co.op cho biết, hệ thống bán lẻ khu vực phía Bắc gồm 12 siêu thị Co.opmart và 7 cửa hàng Co.op Food vẫn mở cửa hoạt động bình thường vào sáng 8/9; thậm chí các cửa hàng tạo mọi điều kiện cho người dân vào siêu thị sạc nhờ điện thoại, lấy nước uống miễn phí. “Đơn vị đã linh động thay thế một số mặt hàng cho hệ thống bán lẻ phía Bắc. Tăng cường những mặt hàng thịt heo đông lạnh, gà đông lạnh nhập khẩu; thịt heo của nhà cung cấp trong nước sẽ kịp thời có mặt tại siêu thị. Rau xanh hiện được vận chuyển từ tỉnh Phú Thọ đến siêu thị. Còn rau xanh từ vùng Lâm Đồng, Đà Lạt trong tối nay sẽ đến nhiều siêu thị vùng tâm bão", đại diện siêu thị Co.opmart nói, đồng thời cho biết thêm, tiếp tục thực hiện khuyến mãi các sản phẩm thực phẩm thiết yếu với mức giảm giá từ 30 - 50%. Khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến để được phục vụ. CHỢ DÂN SINH THƯA THỚT NGƯỜI MUA, BÁN Sáng 8/9, phóng viên Tiền Phong có mặt khảo sát tại một số chợ dân sinh như Nguyễn Thị Thập (quận Thanh Xuân), Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy), Mễ Trì (Nam Từ Liêm)… Thực tế cho thấy có thể do tác động của cơn bão số 3 và yêu cầu của chính quyền hạn chế người dân ra đường nếu không có việc gấp nên hầu hết các ki ốt, quầy hàng đóng cửa nghỉ bán, cả chợ chỉ lác đác vài hàng thịt, rau xanh, gia cầm, trái cây. Giá các mặt hàng tại chợ tăng nhẹ. Tại chợ Nam Trung Yên (Cầu Giấy) cũng chỉ lác đác vài quầy hàng. Chị Nguyễn Thị Đa, kinh doanh thịt Sáng 8/9, khi bão tan, nhiều siêu thị tại Hà Nội đã mở cửa sớm để đón khách. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, thậm chí giá nhiều mặt hàng giảm. Trong khi đó, nhiều chợ dân sinh thưa vắng người bán, người mua. Siêu thị giảm giá nhiều mặt hàng thực phẩm phục vụ người dân sau bão ẢNH: NGỌC MAI Giá hàng hóa ổn định Theo EVNNPC, đến hết sáng 8/9, lưới điện miền Bắc tại các tỉnh nơi bão đi qua vẫn vô cùng ngổn ngang, đặc biệt là tại Quảng Ninh và Hải Phòng. Về lưới điện 110kV, điện lực các tỉnh đã khắc phục để đưa vào vận hành. Trong sáng 8/9, toàn miền Bắc đang vận hành 275/353 TBA và 561/650 đường dây 110kV, trong đó Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) đã khắc phục được 5 TBA và 7 đường dây; Công ty Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) khôi phục 12 TBA và 6 đường dây. Riêng hệ thống lưới điện trung, hạ áp chưa có con số chính thức về thiệt hại. Tại Thái Bình, lưới 110kV đã khôi phục toàn bộ, riêng TBA 110kV Shengly được tách khỏi vận hành; lưới trung áp đã khôi phục được 39 đường dây, hiện tại còn 85/124 đường dây đang xử lý. Các trụ sở huyện uỷ, UBND huyện, bệnh viện đã được khôi phục cấp điện. Hiện tại, có 9/24 trạm bơm đã được cấp điện vận hành. Tại Hòa Bình, tính đến 10h20 ngày 8/9 đã cấp điện lại cho 50.043 khách hàng thuộc khu vực Lương Sơn, thành phố, Đà Bắc, Lạc Thủy. Hiện tại, còn 40.516 khách hàng thuộc thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Mai Châu, Lạc Sơn, Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi, Đà Bắc và Yên Thủy chưa được cấp điện trở lại. KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN NHANH NHẤT Tại buổi kiểm tra khắc phục hậu quả bão số 3 ở Hải Phòng sáng 8/9, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, bão số 3 đã gây ra hậu quả rất lớn cho ngành điện, trong đó có 4 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nhất là Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình và Hải Dương. Đến hết ngày 8/9, khoảng 70% số khách hàng bị mất điện sẽ được cấp điện trở lại. Trong những ngày tới, EVN và các đơn vị thành viên sẽ nỗ lực cao nhất để cấp điện cho các phụ tải còn lại trong thời gian sớm nhất. Ông Nguyễn Hữu Hưởng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PC Hải Phòng cho biết, sau khi bão tan, dù vẫn còn mưa nhưng gió đã giảm nhiều, PC Hải Phòng và Công ty Truyền tải điện 1 đã phối hợp chặt chẽ, nỗ lực khôi phục được 20 đường dây trung áp, cấp Cấp điện trở lại cho 70% khách hàng Theo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), bão Yagi đã làm hư hỏng nhiều hệ thống lưới điện trung, hạ áp tại 15 tỉnh, thành phố ở miền Bắc, trên 3 triệu khách hàng bị ảnh hưởng. Việc khắc phục lưới điện sẽ tiếp tục được thực hiện khẩn trương trong những ngày tới. Công nhân Công ty Điện lực Hải Phòng dọn dẹp cành cây trong quá trình khắc phục các sự cố lưới điện sáng 8/9 ẢNH: HỒNG HOA
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==