Hà Nội: Sơ tán dân những nơi nguy hiểm Có nơi mưa trên 500mm Thái Bình: Bảo vệ ao đầm, neo buộc tàu cá Vận hành an toàn hệ thống điện THỨ BẢY 7/9/2024 SÕ 251 0977.456.112 TRANG 6 + 7 TRANG 14 TRANG 16 ỨNG PHÓ siêu bão Yagi Thất bại "bổ ích" Quảng Nam nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU Cây đổ ở Hà Nội sau cơn mưa giông chiều 6/9 ẢNH: PV TRANG 2 + 3 + 4 + 5 Ngư dân Tiền Hải, Thái Bình neo tàu cá tránh bão ẢNH: PV Xây dựng thanh niên Phú Yên thế hệ mới phát triển toàn diện Dự báo đường đi và vùng ảnh hưởng của bão Yagi, tính đến cuÕi chiều 6/9 NGUỒN: HỆ THỐNG GIÁM SÁT THIÊN TAI VIỆT NAM
2 ỨNG PHÓ SIÊU BÃO YAGI n Thứ Bảy n Ngày 7/9/2024 BÃO ĐỔ BỘ QUẢNG NINH - THÁI BÌNH Đến cuối giờ chiều qua (6/9), bão Yagi vẫn duy trì sức mạnh của một cơn bão cấp 16, giật cấp 18 dù đang trên đất liền phía đông bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), trở thành cơn bão hiếm hoi có thể duy trì cường độ cấp 16 (cấp siêu bão) trong thời gian khá dài (từ sáng 5/9). Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Yagi cũng là cơn bão duy nhất mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông và đổ bộ trực tiếp nước ta. Hầu hết các siêu bão đều hình thành và mạnh lên trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và suy yếu dần. Chỉ có 3 cơn bão mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông gồm Yagi, bão Rai năm 2021 và bão Saola năm 2023. Tuy nhiên, cơn bão Rai tan dần trên Bắc Biển Đông, không ảnh hưởng đến nước ta. Siêu bão Saola đi vào phía nam Trung Quốc. Theo các chuyên gia, cường độ của bão Yagi cũng diễn biến rất bất lợi. Chiều 6/9, tâm bão đi qua phía bắc đảo Hải Nam của Trung Quốc, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, ít vật cản. Vì vậy cường độ của bão không suy giảm đáng kể. Thêm vào đó, điều kiện mặt biển vịnh Bắc Bộ đang rất ấm, khiến bão có thể duy trì cường độ rất mạnh trong thời gian dài hơn. Dự báo khoảng trưa chiều nay, tâm bão sẽ đi vào đất liền khu vực từ Quảng Ninh đến Thái Bình, duy trì cường độ rất mạnh. Đến 16 giờ chiều nay, khi trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Thái Bình, bão vẫn mạnh cấp 10-11, giật cấp 13, có thể là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ nước ta. Sau khi vào Quảng Ninh - Thái Bình, bão tiếp tục càn quét khu vực Đông Bắc bộ sang Tây Bắc bộ trong ngày và đêm nay rồi tan dần trên khu vực biên giới Việt - Lào trong khoảng sáng mai. BA MỐI NGUY HIỂM LỚN NHẤT Theo ông Khiêm, bão Yagi gây ra 3 mối nguy hiểm lớn nhất gồm gió giật mạnh, mưa lớn và nước biển dâng. Dự báo từ sáng sớm đến chiều tối nay là thời điểm gió giật mạnh nhất. Trong đó, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14, khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11. Thủ đô Hà Nội có thể đón gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Từ nay đến sáng 9/9, khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Trong đó khu vực Đông Bắc bộ mưa lớn nhất tập trung trong ngày và đêm nay, Tây Bắc bộ từ tối nay 7/9 đến đêm 8/9. Hà Nội mưa đỉnh điểm trong ngày và đêm nay với cường độ lớn nhất từ 350400mm. Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài nên từ nay đến 10/9, trên các sông ở Bắc bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt lũ, với biên độ lũ lên trên các sông từ 2-6m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ các sông nhÏ tại miền nÙi phía Bắc có khả năng lên mức báo động (BĐ) 2- BĐ3; đỉnh lũ trên sông Thao, thượng lưu sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long lên mức BĐ1-BĐ2; sông Bưởi, thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) lên trên mức BĐ1; mực nước hạ lưu sông Hồng-Thái Bình ở dưới mức BĐ1. Nguy cơ rất cao xảy ra ngập Ùng sâu và kéo dài ở vùng trũng thấp, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng nÙi, nhất là tại Quảng Ninh, Hải PhÍng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội. Ông Khiêm cảnh báo, sáng nay (7/9), vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2-3m, sau tăng lên 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m. Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phÍng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hoá) đến 2,0m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 7/9, làm tăng nguy cơ ngập tại các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông. NGUYỄN HOÀI Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, anh Thiệu Minh Quỳnh - Bí thư Tỉnh Đoàn Thái Bình cho biết, thực hiện Công điện khẩn của Ban Chỉ huy phÍng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Bình, để chủ động ứng phó với bão số 3 và nước biển dâng do bão, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đề nghị huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc thực hiện nghiêm nội dung chỉ đạo của tỉnh. Các đơn vị, đội hình tình nguyện theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến của bão, phối hợp với các cơ quan chức năng thông báo, hướng dẫn cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền, tàu vận tải đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển của bão để thoát ra, hoặc không đi vào vùng nguy hiểm; duy trì thông tin liên lạc, xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Tuổi trẻ Thái Bình cũng đồng thời phối hợp kiểm tra, hướng dẫn, rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân tại các vùng trũng ven sông, ven biển đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Tổ chức trực ban nghiêm tÙc, sẵn sàng các đội hình thanh niên xung kích, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Theo anh Quỳnh, ngày 6/9, các đội hình tình nguyện đã tích cực tham gia phối hợp triển khai nhiều phần việc như hỗ trợ các gia đình neo đơn, gia đình chính sách và nhiều hộ dân chằng chống, gia cố nhà cửa, di chuyển đồ đạc, vật nuôi; phát quang cành cây cổ thụ, đắp đê bao; hỗ trợ người dân thu hoạch mùa màng… trước khi bão vào. Tại tỉnh Hà Nam, các cấp bộ Đoàn tích cực phối hợp các cấp chính quyền và nhân dân củng cố đê điều, thu hoạch nông sản, phát quang cành cây cổ thụ, cây có khả năng gãy đổ, gia cố nhà cửa, chuồng trại... và tuyên truyền hướng dẫn người dân các kỹ năng phÍng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn. XUÂN TÙNG Dự báo hôm nay (7/9), bão Yagi sẽ đổ bộ Quảng Ninh - Thái Bình, sau đó càn quét qua miền Bắc nước ta đến biên giới Việt - Lào. Đỉnh điểm mưa lớn, gió giật mạnh, nước biển dâng trong ngày và đêm nay. Tỉnh Đoàn Thái Bình thành lập 298 đội thanh niên tình nguyện xung kích, phối hợp với các lực lượng hỗ trợ các hoạt động ứng phó bão Yagi (bão số 3), với sự tham của gần 10.000 đoàn viên, thanh niên. Dự báo đường đi và vùng ảnh hưởng của bão Yagi, tính đến cuối chiều qua (6/9) NGUỒN: HỆ THỐNG GIÁM SÁT THIÊN TAI VIỆT NAM Tình nguyện viên hỗ trợ người dân gia cố nhà cửa Trước mối nguy hiểm từ siêu bão Yagi, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã ban bố tình trạng rủi ro thiên tai cấp 4 (rủi ro rất lớn) với hai tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, cấp 3 (rủi ro lớn) với các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá. Đỉnh điểm mưa bão ở miền Bắc Có nơi mưa trên 500mm Thành lập đội hình tình nguyện hỗ trợ ứng phó Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học Tính đến chiều qua (6/9), Hà Nội, Hải PhÍng, Quảng Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, PhÙ Thọ, Thanh Hoá… đã có quyết định cho học sinh các cấp nghỉ học để tránh siêu bão Yagi. Trước khi bão đổ bộ, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phát đi văn bản hoả tốc yêu cầu các nhà trường rà soát hệ thống cây xanh, đường điện và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh. Ngay sau đó, Sở có quyết định cho học sinh tất cả các trường trên toàn thành phố nghỉ học bao gồm cả học chính và học thêm, câu lạc bộ từ ngày 7/9 đến khi bão tan. Hải PhÍng cho học sinh tại huyện Cát Hải nghỉ học từ sáng 6/9, các trường cÍn lại của thành phố nghỉ học từ 7/9 đến khi bão tan. Theo Sở GD&ĐT Hải PhÍng, đến chiều qua có 158 trường học dự kiến được trưng dụng để làm địa điểm tránh bão cho người dân. Thái Bình, Nam Định dừng tất cả các hoạt động ở trường học từ ngày 6/9 và yêu cầu các cơ sở giáo dục cử người ứng trực. Thanh Hoá, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nam, PhÙ Thọ... cho trẻ mầm non, học sinh nghỉ học từ ngày 7/9, đồng thời yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không tổ chức bất kỳ hoạt động giáo dục nào cho đến khi bão tan. Các trường có học sinh nội trÙ chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, nước uống và đảm bảo an toàn cho trẻ. HÀ LINH Các đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng Ngày 6/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Trưởng Ban Chỉ huy phÍng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế chủ trì cuộc họp khẩn trực tiếp và trực tuyến với ngành y tế 28 tỉnh, thành phố trong vùng ảnh hưởng của bão, mưa lũ. Quảng Ninh đã thành lập các đội y tế cơ động sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới; ngành y tế Hải PhÍng đã có các văn bản chỉ đạo đảm bảo công tác y tế, phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong mưa bão; tại Nam Định, ngành y tế đã lên các phương án cụ thể, đảm bảo an toàn các cơ sở y tế, người bệnh, xử lí môi trường sau bão... Tại cuộc họp đại diện lãnh đạo một số bệnh viện trung ương ở Hà Nội như Bạch Mai, Việt Đức đã lên các phương án, tình huống ứng phó với mưa bão, chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, trong đó Bệnh viện Việt Đức đã lập 4-5 đội cấp cứu cơ động để hỗ trợ các bệnh viện, địa phương khi có nhu cầu. Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai đã yêu cầu các khoa phÍng, đặc biệt là Trung tâm cấp cứu A9 chuẩn bị sẵn nhân lực, thuốc, vật tư phục vụ cấp cứu; đồng thời bệnh viện đã lập các tổ cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu khi cần. Lãnh đạo Cục Quản lí Khám chữa bệnh đề nghị ngành y tế các tỉnh, các bệnh viện thuộc Bộ trong vùng ảnh hưởng bão cần chủ động sơ tán người bệnh và trang thiết bị y tế, thuốc phục vụ người bệnh tới các tÍa nhà kiên cố có khả năng chịu được tác động mạnh của bão; chuyển người bệnh nặng, phương tiện máy thở lên tầng cao, tránh ngập lụt... HÀ MINH
3 ỨNG PHÓ SIÊU BÃO YAGI n Thứ Bảy n Ngày 7/9/2024 Tại xóm 2, xã Nam Cường (huyện Tiền Hải), ông Đinh Văn Bảo đang lấy thêm nước ngọt vào đầm ngao để phòng khi bão về, nước biển dâng, nước mặn nhiều làm ngao chết. Ông Bảo lo lắng vì gia đình còn khoảng 2.000m2 đất nuôi tôm và cua ngoài đê biển. Mấy ngày qua, gia đình đã thả lưới, rọ để đánh bắt mang về bán tránh thiệt hại. Tuy nhiên, những ngày gần bão, không đánh bắt được nhiều, lại bị thương lái ép giá. “Nếu bão về, nước ngập thì mất trắng. Vừa rồi, tôi đã đầu tư mấy chục triệu đồng tiền giống”, ông Bảo lo lắng. Thái Bình có 995 tàu/2.950 ngư dân làm ăn trên biển. Theo báo cáo kiểm đếm của các đơn vị, tính đến 13 giờ ngày 6/9, hầu hết tàu đang neo đậu tại các bến. Tại cảng cá Cửa Lân (xã Nam Trung, huyện Tiền Hải), ông Đặng Đức Hồng, chủ tàu TB 90001, đã cập bến an toàn. Toàn bộ thủy thủ đã về nhà. Ông Hồng đang thực hiện các công đoạn chằng buộc tàu cuối cùng chờ nước lên để đưa vào neo vào sâu trong cảng. “Tôi theo dõi từ nhiều ngày nay rồi, đây là cơn bão lớn chưa từng có. Chính quyền, các lực lượng đã hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân vào neo đậu tránh trú an toàn. Chúng tôi đã về đây 2 ngày nay để chuẩn bị kỹ càng. Tất cả là dựa theo gió đi để mình chằng chéo cho hợp lý. Bão mạnh nhất là hướng gió đông vào, nước sóng lên cao mấy mét. Vì thế, phải kéo mũi tàu lên bờ, vòng dây qua chỗ lái, buộc lại, liên kết với các tàu khác như 1 cái bè dài. Mũi sau tàu thì neo vào cột là được. Khi bão vào, nước lên cao, mọi người sẽ sơ tán, đồ đạc sinh hoạt đã được chuẩn bị đầy đủ”, ông Hồng cho hay. Tại cảng Cửa Lân, ông Phạm Ngọc Kế, Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải, trực tiếp xuống vận động một số chủ tàu còn đỗ ở cống Hải Thịnh di chuyển về nơi tránh trú tập trung. UBND huyện Tiền Hải còn bố trí đóng cọc che chắn, làm thêm trụ neo đuôi cho tàu cá đảm bảo an toàn. Ông Kế cho biết, tại các vùng nuôi trồng thủy sản, bà con đã thu dọn đồ dùng và di chuyển vào trong bờ, tất cả đều đã cam kết vào trong bờ trước 16h ngày 6/9. Đối với các đầm vùng có dấu hiệu tràn bờ khi nước lớn thì các chủ đầm đều có tôn tạo. Từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo nâng cấp, tôn tạo bờ, vùng để đảm bảo khi mực nước lớn sẽ kịp thời bảo vệ tài sản. SẴN SÀNG XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận đã đến kiểm tra công tác phòng, chống bão tại khu nuôi trồng thủy sản xã Nam Phú; cảng cá Cửa Lân, xã Nam Thịnh; khu neo đậu tàu thuyền xã Đông Minh (Tiền Hải) và tại xã Quốc Tuấn (Kiến Xương). Theo ông Thận, tỉnh Thái Bình đã huy động tổng lực ứng phó với bão số 3, không để thiệt hại về người, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản. Để bảo đảm an toàn một số doanh nghiệp ở Thái Bình tạm dừng sản xuất từ ngày 7/9; chủ động phương án đối phó các tình huống có thể xảy ra. Chiều 6/9, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại tỉnh Thái Bình. Đoàn đã đến kiểm tra công tác ứng phó bão tại Khu Công nghiệp Liên Hà Thái, khu neo đậu tàu thuyền tại Cảng cá Tân Sơn, thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy). Kiểm tra tại cảng cá Tân Sơn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, đây là cơn bão rất mạnh, phức tạp, tỉnh Thái Bình thực hiện nghiêm các chỉ đạo ứng phó bão số 3 tại các Công điện của Thủ tướng Chính phủ. Ông lưu ý tỉnh cần chủ động tiêu úng, bảo vệ lúa, hoa màu, lồng bè nuôi trồng thủy hải sản; bảo vệ điểm đê, kè xung yếu. ĐỨC ANH - NGUYỄN HẢI THÁI BÌNH: Chiều 6/9, các lực lượng chức năng và người dân trong tỉnh Thái Bình khẩn trương phòng, chống bão số 3. Ngư dân Tiền Hải, Thái Bình neo tàu cá tránh bão Hải Phòng di dời hàng nghìn hộ dân ở chung cư cũ Chiều 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác kiểm tra phòng chống bão số 3 tại khu vực đê chắn sóng thuộc thị trấn Cát Hải (TP Hải Phòng). Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống bão số 3, tuyệt đối không chủ quan, lơ là. Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, báo cáo Phó Thủ tướng về việc thành phố đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống bão từ ngày 5/9. Các quận, huyện ven biển đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ đội biên phòng và liên ngành hướng dẫn chủ hơn 1.700 tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn tại các cảng, âu cảng thuộc huyện Bạch Long Vĩ, Cát Hải và Đồ Sơn. Các quận trung tâm thành phố đồng loạt triển khai phương án di dời các hộ dân ở chung cư cũ, chung cư xuống cấp, khu vực nguy cơ ngập lụt về nơi tạm lánh trong thời gian bão đổ bộ. Quận Ngô Quyền đã di dời hơn 3.000 hộ với khoảng 7.700 nhân khẩu đến 23 trường học và 20 trụ sở cơ quan. Ngoài ra, 700 hộ với gần 3.000 nhân khẩu ở các chung cư cũ chủ động tới gia đình người thân tạm lánh. Quận Lê Chân và Hồng Bàng di dời khoảng 800 hộ với hàng nghìn nhân khẩu tới các trường học, công sở tạm lánh. Chiều 6/9, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác phòng chống bão tại Hải Phòng. Đoàn kiểm tra đã tới quận Ngô Quyền kiểm tra công tác di dời các hộ dân ở chung cư cũ xuống cấp tới nơi tạm trú tránh bão và kiểm tra công tác ứng phó bão tại Cảng cá Ngọc Hải (quận Đồ Sơn). NGUYỄN HOÀN Từ đêm 6/9 đến 8/9, khu vực Bắc bộ và Thanh Hoá có mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Từ ngày 7 đến 10/9, các sông ở khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn và Hòa Bình có khả năng lên mức báo động (BĐ)2- BĐ3; đỉnh lũ trên sông Thao, thượng lưu sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Hoàng Long lên mức BĐ1BĐ2; sông Bưởi, thượng nguồn sông Mã (Thanh Hóa) lên trên mức BĐ1; mực nước hạ lưu sông Hồng-Thái Bình ở dưới mức BĐ1. Tính đến chiều 6/9, lực lượng chức năng đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.426 tàu/220.805 người để chủ động tránh trú; toàn bộ tàu thuyền đã vào nơi tránh trú. Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Nghệ An và Quảng Bình đã cấm biển. Ngày 6/9, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đã đi kiểm tra tình hình công tác ứng phó với bão số 3 tại tỉnh Nam Định và Thái Bình. 4 SÂN BAY TẠM DỪNG HOẠT ĐỘNG Theo Cục Hàng không Việt Nam, do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, có khoảng 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế đã bị hủy, hoãn chuyến. Trong hôm nay (7/9), 4 sân bay ở phía Bắc tạm dừng khai thác để tránh bão. Theo chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam, sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Cát Bi (Hải Phòng), Nội Bài (Hà Nội) và Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã thông báo tạm ngừng khai thác trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày 7/9 để tránh ảnh hưởng từ bão số 3. Theo đó, sân bay Vân Đồn sẽ tạm ngừng khai thác tàu bay từ 4h - 16h. Sân bay Cát Bi tạm ngừng từ 5h - 16h. Sân bay Thọ Xuân ngừng khai thác tàu bay từ 12h - 22h. Đáng chú ý, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu sân bay Nội Bài ngừng khai thác tàu bay lâu hơn dự kiến, từ 10h - 21h. Trước tình hình này, các hãng bay trong nước cho biết nhiều chuyến bay đến và đi từ các sân bay trên dự kiến tạm ngừng khai thác trong ngày 7/9. Dự báo sau bão, tại sân bay Nội Bài sẽ có mưa lớn, mật độ khai thác tàu bay sẽ đông, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không chỉ đạo các tổ bay bổ sung dầu dự trữ để phòng trường hợp phải bay chờ, chuyển hướng đến sân bay dự bị. DƯƠNG HƯNG Hủy hơn 300 chuyến bay Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn quốc gia, vào 4h ngày 7/9, tâm bão số 3 trên vùng biÆn Bắc vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Đông Nam; sức gió cấp 14, giật cấp 17. Các địa phương đã sơ tán 37.188 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn (Quảng Ninh có 3.000 người; Hải Phòng có 9.259 người; Thái Bình có 21.510 người; Nam Định có 734 người; Ninh Bình có 2.685 người). Đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan đi kiÆm tra tình hình ứng phó với bão tại Nam Định ngày 6/9 Bảo vệ ao đầm, neo buộc tàu cá Kiểm tra tại cảng cá Tân Sơn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh, đây là cơn bão rất mạnh, phức tạp, tỉnh Thái Bình thực hiện nghiêm các chỉ đạo ứng phó bão số 3 tại các Công điện của Thủ tướng Chính phủ.
4 ỨNG PHÓ SIÊU BÃO YAGI n Thứ Bảy n Ngày 7/9/2024 Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Điện hoả tốc yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác và ngăn nguy cơ ngập lụt từ lũ rừng ngang; đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hoá, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân. Chủ động kích hoạt các trạm bơm tiêu để đón trước các khu vực trọng điểm tiêu úng; triển khai các biện pháp bảo vệ hồ đập, đê điều, nhất là khu vực các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất… Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu xây dựng phương án kịp thời và kiên quyết sơ tán người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Các hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở nguy hiểm, nhà riêng lẻ có nguy cơ sụp đổ để di chuyển đến trụ sở UBND phường, xã, trường học, nơi kiên cố, an toàn. Đối với các công trường xây dựng, phải có biện pháp chống rơi vật liệu từ trên cao; cần trục tháp phải hạ cần và cố định cần trục. “Tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp uỷ các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn thành phố. Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với tinh thần cao nhất. Có thể hoãn các cuộc họp, hội nghị, sự kiện không cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão. Đơn vị nào để xảy ra thiệt hại về người, tài sản do lỗi chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống bão thì người đứng đầu cấp uỷ, thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy”, Điện hỏa tốc nhấn mạnh. HẠ MỰC NƯỚC, NGĂN NGUY CƠ NGẬP LỤT Trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó ảnh hưởng của bão số 3 ở Hà Nội 2 ngày nay, ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đã yêu cầu Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Cty Thoát nước) triển khai kế hoạch cao điểm chống úng ngập. Ông Phong yêu cầu khơi thông toàn bộ hệ thống thoát nước tại các cống ngầm, đường ống, hố ga. Các trạm bơm - bơm nước lũ ra các sông phải đảm bảo phương án hoạt động 100% tổ máy, công suất khi nước mưa chảy về hồ chứa, hồ điều hòa. “Mục tiêu của việc này là gom và thu nước bơm ra sông Hồng, sông Đáy một cách nhanh nhất, kịp thời chống ngập úng cho nội đô Hà Nội”, lãnh đạo Sở Xây dựng yêu cầu. Ghi nhận của PV Tiền Phong trưa 6/9, tại đập Thanh Liệt (Thanh Trì - thoát nước mưa từ sông Tô Lịch ra sông Nhuệ), mực nước đã được hạ xuống mức thấp nhất để sẵn sàng tiếp nhận nước mưa từ khu vực nội đô phía Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai chảy ra. Với các cửa đập khác như Đồng Bông (Bắc Từ Liêm), Yên Sở (Hoàng Mai), Yên Nghĩa (Hà Đông) thay vì giữ ở mức nước cao để phục vụ tưới tiêu cho cây trồng, mực nước cũng đang được hạ về mức “chết” - mức cạn nhất và không thể chảy qua đập nữa. Nhiều đập tràn và đập chống ngập úng cho Hà Nội mức nước đã được xả cạn và nhìn thấy được chân đáy cửa xả. Lãnh đạo Cty Thoát nước Hà Nội cho biết đã yêu cầu các xí nghiệp thoát nước tại các quận, huyện; các đơn vị đang vận hành các trạm bơm tiêu, thực hiện đợt cao điểm phòng chống úng ngập do ảnh hưởng bão số 3. Theo đó, từ sáng 6/9 cho đến khi có thông báo tiếp theo, các xí nghiệp trực thuộc, đơn vị thành viên tổ chức trực ban 24/24h. Đại diện Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội cho biết, từ 17h chiều 6/9, vườn thú không đón khách để đảm bảo an toàn cho đến khi hết bão. Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão của Công ty và Đội xung kích trực từ đêm nay đến khi hết bão. Các xí nghiệp chăn nuôi và xí nghiệp duy trì cây xanh trực 50-100% nhân lực. Đặc biệt, các thú lớn như voi, hà mã, hổ, sư tử, gấu... được nhốt vào các ngăn chuồng kiên cố, vững chắc. Công nhân khẩn trương gia cố, che chắn kỹ các chuồng thú nhỏ, khu chim, gà. Đồng thời khơi thông hệ thống cống thoát nước, hệ thống cây xanh đã được cắt tỉa gọn tán. TRƯỜNG PHONG - TRỌNG ĐẢNG - TRẦN HOÀNG Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu xây dựng phương án kịp thời và kiên quyết sơ tán các hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở nguy hiểm, nhà riêng lẻ có nguy cơ sụp đổ để di chuyển đến trụ sở UBND phường, xã, trường học, nơi kiên cố, an toàn trước khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền. Sơ tán dân những nơi nguy hiểm Cây đổ ở Hà Nội sau cơn mưa giông chiều 6/9 ẢNH: PV Chiều 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 11 chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung khẩn cấp ứng phó với bão số 3. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu, các phó chủ tịch UBND thành phố chủ động xuống các đơn vị, địa bàn trọng điểm, các khu vực xung yếu để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, thiên tai. HÀ NỘI: “RỐN LŨ” KHẨN TRƯƠNG ỨNG PHÓ Tại huyện Chương Mỹ, được coi là vùng “rốn lũ” của Thủ đô, người dân đang rốt ráo chuẩn bị ứng phó siêu bão Yagi. Ở những vùng trũng nhất như các xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Thủy Xuân Tiên…, nhiều gia đình đã chuẩn bị sẵn thuyền để di chuyển nếu lũ đổ về lần nữa, bởi mực nước lũ tại Chương Mỹ trung bình là khoảng 1,5 mét trở lên. Thuyền khá đa dạng về chủng loại: thuyền nan tre, thuyền nhựa, thuyền tôn… Tuy vậy, chúng hầu như giống nhau về kích cỡ, đủ cho 2 người trưởng thành ngồi lên. Hầu như nhà nào cũng có một thuyền, gia đình nào có điều kiện thì thủ sẵn 4-5 cái trong nhà. Gia đình anh Nguyễn Huy Phương ở xã Tân Tiến đang sở hữu 7 chiếc thuyền, đắt nhất là chiếc thuyền tôn chạy bằng động cơ, trị giá gần chục triệu đồng. Gia đình ông Nguyễn Dương Tuấn và bà Nguyễn Thị Oanh ở xã Nam Phương Tiến có một chiếc thuyền nhựa đúc bằng khuôn, có giá vài triệu đồng. Trong những đợt lũ đỉnh điểm tại Chương Mỹ những năm 2017, 2018 và tháng 7, tháng 8/2024 vừa rồi, thuyền của hai ông bà đều đã được hạ thuỷ. “Có thuyền rồi, mình cũng tự tin đón bão lụt hơn”, bà Oanh cười. Ở xã Tiên Phương (Chương Mỹ), tình hình ngập lụt lâu nay không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chủ động cắt, tỉa, chặt các cành cây xanh có nguy cơ gãy, đổ xung quanh nhà. Ông Vương Danh Sai và bà Nguyễn Thị Thu cắt tỉa cành của một cây sấu cao hơn 30 mét. “Mấy cái cành cây nặng vài trăm cân mà rơi thì nguy hiểm lắm, sập nhà chết người như chơi”, bà Thu nói. Tại Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A (xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ), vừa kết thúc lễ khai giảng, cán bộ, giáo viên đã khẩn trương bê vác bàn, ghế và trang thiết bị dạy học lên tầng 2. Ngoài ra, cắt tỉa những cành cây già, yếu, có nguy cơ gãy đổ cao và chuẩn bị nhiều áo phao cho học sinh, đề phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra… 2 NGƯỜI THƯƠNG VONG Chiều 6/9, nội thành Hà Nội xuất hiện mưa dông, gió lốc mạnh do ảnh hưởng siêu bão Yagi (bão số 3). Chỉ trong 2 giờ đã có hàng trăm cây xanh gãy, đổ. Một cây xanh đổ xuống đường khiến 2 người thương vong. Khoảng 15h40 tại đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội), một cây phượng bật gốc, đổ trúng 2 người đi trên một xe máy. Đại diện UBND phường Hoàng Liệt cho biết, cây có đường kính 40-50cm, nữ nạn nhân tử vong tại chỗ, người đàn ông bị thương nặng ở vùng đầu, đã được đưa đi cấp cứu. Tại quận Hoàn Kiếm, một cây to đổ gây đổ sập bức tường của ngôi nhà cổ địa chỉ số 11 Hàng Cá, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm. Lúc 15h chiều 6/9, tại số nhà 11 Hàng Cá, một cây xanh lâu năm (thuộc diện có dấu hiệu nguy hiểm) bị đổ, gây đổ tường, khiến 2 xe máy trên đường bị hư hỏng và làm 3 người (2 nữ, 1 nam) ở cạnh đó bị xây xước nhẹ. Sau khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, tình hình 3 người đã ổn định và ra về. VIỆT KHÔI-TRẦN HOÀNG Trước khi siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền, người dân huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã rốt ráo chuẩn bị các loại thuyền, bè, cất đồ đạc lên tầng cao, chuẩn bị áo phao… Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A (huyện Chương Mỹ) di chuyển bàn, ghế, trang thiết bị dạy học lên tầng 2 Hàng trăm cây gẫy đổ, 2 người thương vong
Ngày 6/9, khảo sát của PV Tiền Phong tại một số chợ dân sinh ở Hà Nội như Phúc Đồng (Long Biên), Ngọc Hà (Ba Đình), Chợ Hôm (Hai Bà Trưng)... cho thấy lượng hàng hóa người dân mua nhiều hơn so với ngày thường. Đến 11h trưa 6/9, đa số sạp hàng thực phẩm tươi sống, rau củ ở chợ dân sinh hết hàng. Chiều cùng ngày, Hà Nội đón mưa lớn, các chợ chỉ còn lác đác tiểu thương bán hàng. Chị Nguyễn Hương, tiểu thương bán rau tại Chợ Hôm, cho biết, số lượng bình thường, tới chiều tối mới bán hết, tuy nhiên, chỉ đến 10h30 hôm qua, đã bán hết 80%. “Lo lắng mưa bão không ra ngoài nên đa số người dân mua tăng lượng rau gấp 2-3 ngày thường. Đợt này thời tiết thuận lợi, các loại rau củ dồi dào, không lo thiếu hàng”, chị Hương nói. Đến 9h30, quầy thịt lợn của chị Lê Hà tại chợ Ngọc Hà cũng đã trống trơn. Theo chị Hà, đa số người dân mua nhiều hơn so với ngày thường nên lượng hàng bán nhanh. Lượng mua tăng nhưng giá bán tương đương ngày thường. SIÊU THỊ KHẲNG ĐỊNH KHÔNG THIẾU HÀNG Tại một số siêu thị lớn như Big C, Winmart..., lượng khách mua hàng tăng đột biến khiến một số thời điểm, kệ hàng rau thịt hết hàng, quầy thanh toán đông nghịt người. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vũ Thanh Tân, đại diện truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam (đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Big C/GO!), cho biết, trước siêu bão, nhu cầu mua thực phẩm, đặc biệt rau củ quả của người dân tăng vọt. Từ hôm qua, siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội) đã tăng giờ mở cửa, kéo dài đến 23h thay vì 22h như thường lệ. Bộ phận thu mua của siêu thị cũng đã làm việc với các nhà cung ứng, tăng gấp 2 lần số hàng dự trữ. “Sáng 6/9, ngay từ giờ mở cửa, hệ thống BigC/GO! đã đông khách tập trung mua sắm, tuy nhiên hiện tượng khan hàng, tăng giá không xảy ra. Cập nhật từ các siêu thị ở Hải Phòng, Quảng Ninh cũng không có tình trạng này”, ông Tân nói. Những ngày tới khi bão dự kiến đổ bộ, hệ thống siêu thị vẫn hoạt động theo lịch bình thường, kéo dài thời gian mở cửa từ 8h-23h hằng ngày. Nếu có thay đổi vì tình hình thời tiết, siêu thị sẽ thông báo rộng rãi. Các đây 1 tuần, hệ thống siêu thị Saigon Co.op cho biết đã đưa hàng hóa ra các địa phương dự báo chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3. Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biết, từ tổng kho ở Bắc Ninh, các mặt hàng mỳ, gạo tiếp tục được vận chuyển tới siêu thị trong hệ thống. “Lượng hàng tại kho dồi dào, đảm bảo cung ứng đủ, người dân yên tâm không lo thiếu lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi chuẩn bị sẵn các lô hàng lớn cho công tác thiện nguyện, phòng trường hợp bão số 3 ảnh hưởng mạnh tới một số địa phương”, ông Đức nói. NGỌC LINH - VIỆT LINH Lo ngại ảnh hưởng của bão số 3, người dân tại Hà Nội ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, vét sạch rau xanh, đồ tươi sống ở một số chợ dân sinh, siêu thị. Các siêu thị nhanh chóng bổ sung hàng hoá, khẳng định đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm trong những ngày tới. Không lo thiếu thực phẩm Nhiều người dân tại Hà Nội đi mua thực phẩm tích trữ Đại diện Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết đã triển khai tới đơn vị, siêu thị đảm bảo cung ứng hàng hóa. Các đơn vị đang hưởng ứng, sắp xếp luồng khách hàng ra vào, để người dân ai cũng mua được hàng hóa. “Tình trạng một số hàng hóa trên kệ hết do lượng mua tăng đột biến chỉ xảy ra cục bộ. Các siêu thị sẽ xuất hàng từ kho, lưu chuyển giữa các kho hàng đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho người dân trước, trong và sau cơn bão số 3”, vị đại diện thông tin. Ngày 6/9, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ đã ban hành Công điện số 6751 gửi các Sở Công Thương địa phương về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 và có phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu. Theo Vụ Thị trường trong nước, Bộ đã yêu cầu các Sở Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phương án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương một số địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão (như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn...), các Sở Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, phân phối lớn trên địa bàn báo cáo về khả năng dự trữ, cung ứng các mặt hàng thiết yếu để kịp thời huy động, cung cấp cho người dân khi có yêu cầu. Các mặt hàng được dự trữ là các hàng hóa, nhu yếu phẩm như gạo, mỳ ăn liền, lương khô, nước uống đóng chai, xăng dầu và các mặt hàng khác có nhu cầu cao trong mùa bão lũ (tấm lợp, dây thép, đinh vít, thuốc trị bệnh…), đảm bảo phục vụ kịp thời nhu cầu của người dân vùng thiên tai. Các mặt hàng này được dự trữ tại kho hàng của tổ chức, doanh nghiệp tham gia dự trữ hàng hóa và sẵn sàng cung cấp cho vùng bị thiên tai khi có yêu cầu. “Khối lượng hàng hóa nhu yếu phẩm dự trữ ước tính đáp ứng từ 5 - 10 ngày sử dụng tùy thuộc tình hình, khả năng và đặc thù của địa phương. Trường hợp thiên tai kéo dài trên diện rộng, đã huy động hết nguồn hàng dự trữ tại địa phương nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu, địa phương sẽ đề xuất hoặc huy động từ các nguồn, các đơn vị trong và ngoài tỉnh để bảo đảm ứng cứu kịp thời”, Vụ Thị trường trong nước cho biết. Theo báo cáo nhanh của một số doanh nghiệp phân phối (Saigon Coop, BRG mart, Wincommerce, Central Retail, Mega Market, Lotte mart, Aeon mart...), lượng khách đến mua hàng từ tối 5/9 có tăng nhưng hiện nguồn cung hàng hóa tại các điểm bán hàng của các siêu thị vẫn đáp ứng tốt nhu cầu. Các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước. Hệ thống siêu thị tại các khu vực có ảnh hưởng của bão số 3 đã có phương án điều nguồn hàng từ các địa phương lân cận về các điểm bán hàng trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão, tăng cường hoạt động bán hàng trực tuyến, hỗ trợ giao hàng nhanh; thiết lập các đội ứng phó khẩn cấp... “Hiện, lực lượng quản lý thị trường tại các tỉnh chịu ảnh hưởng của bão số 3 đang tăng cường triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng, trục lợi khi nhu cầu hàng hóa tăng cao, gây bất ổn thị trường”, Bộ Công Thương cho hay. THỤC QUYÊN Đảm bảo cung ứng hàng thiết yếu ĐẢM BẢO THÔNG TIN LIÊN LẠC THÔNG SUỐT Theo ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương, lãnh đạo EVN và các tổng công ty đã trực tiếp xuống các tỉnh để kiểm tra công tác phòng, chống bão, lụt. Các đơn vị của Tập đoàn đã chuẩn bị sẵn nguồn lực, trang thiết bị và thiết bị dự phòng, đảm bảo xử lý, khắc phục ngay sự cố (nếu có), EVN cũng đã phối hợp với NSMO và các nhà mạng viễn thông như Viettel, VNPT sẵn sàng các đường truyền dự phòng để có thể khôi phục ngay hệ thống điều hành, điều độ. Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An cho biết, ưu tiên hàng đầu trong ứng phó với bão Yagi lần này là đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện. Với vấn đề an toàn hồ đập, các thủy điện thuộc EVN đang tuân thủ chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai; các chỉ đạo của EVN và các hệ thống truyền tải điện và hệ thống phân phối điện. “Chúng tôi đang chuẩn bị phương án để trong và sau bão thì phải tái lập khoa học và an toàn. Điều này rất quan trọng, vì khi ngập nước, ngập úng rồi nếu cần phải tiêu úng, sẽ phải ưu tiên cấp điện sớm nhất. Các cán bộ EVN hiện đều quán triệt việc trực 24/7, nếu có vấn đề gì khẩn cấp từ lãnh đạo đến các cán bộ phải vào cuộc ngay”, Chủ tịch HĐTV EVN nhấn mạnh.. SẴN SÀNG PHƯƠNG ÁN ĐƯỜNG DÂY 500KV BỊ TÁCH KHỎI HỆ THỐNG Đại diện NSMO cho biết, NSMO xác nhận chắc chắn bão sẽ ảnh hưởng đến hệ thống điện. Có thể đường dây 500kV sẽ bị tách làm đôi, giống như một số trường hợp từng xảy ra khi bão lớn đổ bộ trước đây. Như năm 2015, đường dây 500kV bị tách làm đôi, mất thông tin liên lạc hệ thống. Do đó cần đề phòng, sẵn sàng phương án ứng phó, xử lý đối với việc vận hành hệ thống điện tách đôi. Mặt khác, cần sẵn sàng cho tình huống mất điện tại khu vực Đông Bắc bộ do ảnh hưởng của bão lớn. NSMO cũng đã triển khai thử nghiệm chuyển phòng điều khiển từ tòa nhà trụ sở hiện nay sang tòa nhà bên cạnh, cho kết quả tốt, để đảm bảo sẵn sàng ứng phó nếu trụ sở chính có vấn đề. Chiều 6/9, Công ty tiếp tục thử nghiệm việc chuyển cơ sở dữ liệu sang một cơ sở khác để đảm bảo cung cấp điện liên tục, thông suốt trong thời gian bão về. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu EVN, EVNNPT khẩn trương tổng rà soát và lên kế hoạch cụ thể cho việc huy động vật tư, thiết bị, phương tiện, điều kiện nhân lực để sẵn sàng xử lý tình huống xảy ra ở bất cứ địa bàn nào, nhất là những địa bàn mà bão đổ bộ. “Từ kinh nghiệm thời gian qua, chúng ta thấy dự phòng vật tư, phương tiện, thiết bị của EVN, EVNNPT chắc chắn phải được nâng lên, tránh để xảy ra sự cố gây gián đoạn không chỉ 1-2 giờ mà đến 1-2 ngày hay thậm chí cả tuần”, Bộ trưởng Công Thương lưu ý. THỤC QUYÊN Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống bão số 3 Bộ trưởng Công Thương đề nghị EVN khẩn trương chỉ đạo điện lực các địa phương chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo về bảo đảm an toàn cho hệ thống điện ở địa phương. Cùng với đó, NSMO có phương án dự phòng về mặt kỹ thuật để đảm bảo vận hành khi các bộ phận, trung tâm phát sinh sự cố. Vận hành an toàn hệ thống điện Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại cuộc họp ngày 6/9 với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) và các đơn vị thuộc Bộ về công tác ứng phó với bão số 3. 5 n Thứ Bảy n Ngày 7/9/2024 ỨNG PHÓ SIÊU BÃO YAGI
6 GIỚI TRẺ n Thứ Bảy n Ngày 7/9/2024 Sáng 6/9, Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024 -2029, diễn ra với sự tham dự của ông Tạ Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên; anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn cùng 240 đại biểu thanh niên đại diện cho hơn 65.000 hội viên thanh niên toàn tỉnh. PHÁT TRIỂN 15 DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP CỦA THANH NIÊN Theo Báo cáo chính trị của Đại hội, trong nhiệm kỳ 2024 - 2029, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu 100% cán bộ được quán triệt, học tập và 80% hội viên, thanh niên được tuyên truyÃn, phÕ biÄn và các nghị quyÄt của Đảng, Đoàn và Hội; hỗ trợ kinh phí giúp phát triển 15 dự án khởi nghiệp của thanh niên; tư vấn, hướng nghiệp cho 80.000 lượt thanh niên, thành lập mới ít nhất một tÕ chức Hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các khu công nghiệp và khu đô thị mới. Hội LHTN tỉnh Phú Yên phấn đấu có gần 1,12 triệu lượt hội viên, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện. Các cấp hội tÕ chức 1.115 hoạt động tuyên truyÃn, phÕ biÄn giáo dục pháp luật và hơn 550 hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng cho hội viên, thanh niên. Có gần 1.800 công trình thanh niên với tÕng trị giá hơn 40 tỷ đồng được hội viên thực hiện. Các cấp hội tÕ chức tư vấn, khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho 21.750 lượt thanh thiÄu nhi và người dân. Theo anh Lương Minh Tùng - Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên, để đạt được các mục tiêu đà ra trong nhiệm kỳ mới, Hội LHTN tỉnh sẽ xây dựng, củng cố các cấp hội vững mạnh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hội giỏi kỹ năng, nghiệp vụ; nâng cao chất lượng công tác tập hợp, đoàn kÄt thanh niên. Hội sẽ duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình tình nguyện, phát huy vai trò của câu lạc bộ, thành viên trực thuộc trong hoạt động an sinh xã hội. Mỗi hội viên thanh niên phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong, xung kích, sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ TÕ quốc, hội nhập quốc tÄ, chuyển đÕi số quốc gia. THÚC ĐẨY TÂM THẾ, KỸ NĂNG KHỞI NGHIỆP TRONG THANH NIÊN Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn đà nghị xây dựng thanh niên Phú Yên thÄ hệ mới phát triển toàn diện thông qua phong trào “Tôi yêu TÕ quốc tôi”. Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên lần thứ VII, anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị xây dựng thanh niên Phú Yên thế hệ mới phát triển toàn diện thông qua phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”. Anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư T.Ư Đoàn (thứ 2 từ trái qua) xem các sản phẩm của thanh niên trưng bày bên lề Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Phú Yên ẢNH: CÔNG HOAN Xây dựng thanh niên Phú Yên thế hệ mới phát triển toàn diện ĐẠI HỘI HỘI LHTN VIỆT NAM TỈNH PHÚ YÊN LẦN THỨ VII: LỚP HỌC TIẾNG ANH LƯNG CHỪNG NÚI Suốt Mùa hè xanh, lớp học tiÄng Anh miễn phí cho trẻ em ở thị trấn Prao luôn rộn rã tiÄng cười, nói. TiÄng Anh vốn là môn học khó đối với các em nhỏ ở thị trấn miÃn núi Prao, đặc biệt là với em nhỏ Cơ Tu, nhưng đã trở nên thú vị, lôi cuốn khi đứng lớp là thầy cô “áo xanh”. Dù nắng gắt hay mưa rào, các em nhỏ ở thị trấn miÃn núi này luôn đÃu đặn ngày 2 buÕi đÄn lớp. Bạn Nguyễn Thị Thu Sang (sinh viên chuyên ngành tiÄng Thái, trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng), nhớ lại những ngày đầu bỡ ngỡ đặt chân lên Prao. Lúc nhận lớp, các tình nguyện viên ai nấy đÃu lúng túng bởi lúc đầu, họ được thông báo phụ trách dạy tiÄng Anh cho các em học sinh cấp 2. “ĐÄn nơi, chúng em mới biÄt là lớp dạy cho học trò từ 4 tuÕi đÄn 14 tuÕi. Bởi vậy, ngoài chương trình đã chuẩn bị từ trước, mọi người xắn tay vào xây dựng giáo án phù hợp để kịp khai giảng lớp học”, Sang kể. Vì học sinh đa dạng độ tuÕi nên các tình nguyện viên phải chia từng nhóm nhỏ để hướng dẫn, kèm cặp từng em. BuÕi sáng, các em được học từ vựng, luyện nói chuyện, ngữ pháp… ĐÄn buÕi chiÃu, thầy cô giáo “áo xanh” tÕ chức trò chơi, các hoạt động tương tác để học sinh vừa học vừa chơi, củng cố kiÄn thức. Hoạt động nằm trong dự án “Hỗ trợ phát triển năng lực ngoại ngữ cho địa phương”, bởi vậy, các tình nguyện viên tập trung vào tiÄng Anh ứng dụng trong du lịch với các chủ đà chính như: giới thiệu địa điểm du lịch, các món ăn, văn hóa đồng bào Cơ Tu, cách chỉ đường… “Đông Giang đang tập trung phát triển du lịch, khách nước ngoài tới đây tham quan, trải nghiệm nhiÃu. Bởi vậy, chúng em tập trung vào dạy từ vựng, trò chuyện, tương tác để các em mạnh dạn sử dụng tiÄng Anh, giao tiÄp tiÄng Anh và sẵn sàng hỗ trợ khi gặp du khách”, Sang cho biÄt. KÄt thúc chiÄn dịch Mùa hè xanh, Đoàn trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng đã tÕ chức một cuộc thi hùng biện tiÄng Anh dành cho học sinh của lớp học với chủ đà “Prao” of you (chơi chữ từ Proud of you). Dàn dựng tiểu phẩm bằng ngoại ngữ, các học trò miÃn núi đã chia sẻ, trình bày suy nghĩ và tình cảm dành cho Đông Giang, tự hào giới thiệu và mảnh đất quê hương với bạn bè quốc tÄ. TRUYỀN CẢM HỨNG HỌC NGOẠI NGỮ Để mang đÄn cho các em nhỏ miÃn núi Đông Giang những giờ học ngoại ngữ thú vị, trong chiÄn dịch Mùa hè xanh, Đoàn trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng đã tiÄn hành số hóa giáo án, xây dựng video với nội dung là trò chơi thực hành ngoại ngữ dành cho học sinh tiểu học. Dựa trên tài liệu là chương trình tiÄng Anh lớp 4 và lớp 5 đang được địa phương sử dụng, nhóm tình nguyện họp bàn, lên kÄ hoạch và phân chia nhiệm vụ thực hiện. Theo bạn Trương Gia Khanh (sinh viên chuyên ngành tiÄng Anh, trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng), bên cạnh nội dung chính bám theo sách giáo khoa, các bài giảng số được tích hợp thêm nội dung như hình ảnh, video, trò chơi tương tác. “Qua đó, những giờ học tiÄng Anh sẽ hấp dẫn và gây hứng thú với học sinh hơn. Thầy cô giáo có thể tăng cường tương tác, trao đÕi với các em trong lớp, điÃu này sẽ giúp học sinh hiểu và khắc sâu kiÄn thức”, Khanh chia sẻ. Chị Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Phó Bí thư Đoàn trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, cho hay, bộ giáo án tiÄng Anh số hóa gồm 15 video. Thông qua đó, các em học sinh miÃn núi có cơ hội được tiÄp cận nhiÃu hơn với hình thức Bài cuối: Số hóa bài giảng tiếng Anh Cùng với việc tổ chức lớp học tiếng Anh miễn phí cho học sinh Cơ Tu ở thị trấn Prao (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), chiến dịch Mùa hè xanh của Đoàn trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng còn xây dựng và chuyển giao giáo trình tiếng Anh số hóa cho thầy và trò ở đây. Sau khi kết thúc lớp học, học sinh tự giới thiệu về quê hương bằng tiếng Anh Lớp học tiếng Anh của các thầy cô “áo xanh” đã truyền cảm hứng học tập ngoại ngữ cho học sinh miền núi Đông Giang GÓP TRI THỨC ĐỔI THAY MIỀN QUÊ
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==