Tiền Phong số 244

SỐ BÁO KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH GỘP CÁC SỐ 244+245+246+247

TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ HÀO HÙNG Những ngày này, thành phố Hà Nội đang hướng tới kỷ niệm trọng thể 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), ông có cảm nghĩ gì về Hà Nội trong lịch sử, Hà Nội hôm nay và Hà Nội trong tương lai? Cách đây 70 năm, sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, với thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc nước ta... Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội gồm có bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. Vào lúc 15 giờ, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội và các lực lượng vũ trang đã chỉnh tề tham dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô nhân Ngày Giải phóng. Trong Lời kêu gọi, Bác căn dặn: “Chính phủ có quyết tâm, toàn thể đồng bào Hà Nội đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt được mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: Làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh”. Thực hiện lời dạy của Bác, trong suốt 70 năm qua của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, Hà Nội đã nỗ lực không ngừng, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, được bạn bè thế giới ngợi ca và được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”; 3 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”. Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô cũng là dịp khơi dậy khát vọng cống hiến của cán bộ, đảng viên, nhân dân Thủ đô để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 15 ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố Hà Nội và nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. QUYẾT LIỆT TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG, CÓ TÍNH CHIẾN LƯỢC Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội khoá XVIII. Đến nay, kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố khoá XVII ra sao, thưa ông? Bám sát sự chỉ đạo của T.Ư, đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát, thường xuyên, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư T.Ư Đảng, với tinh thần năng động, sáng tạo, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức; đoàn kết, quyết liệt, “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển”, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo các cấp ủy và các cơ quan trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở quyết liệt thực hiện đồng bộ, có hiệu quả 10 chương trình công tác, 5 định hướng lớn, 3 khâu đột phá, 20 chỉ tiêu và 14 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của thành phố nhiệm kỳ 2020-2025, cụ thể hóa và đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố từng bước đi vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả tích cực. Thành ủy thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và đột xuất, đạt kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật trên nhiều lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của khu vực Đồng bằng sông Hồng, khu vực phía Bắc và cả nước. Đáng chú ý, Thành ủy đã kịp thời tham mưu, báo cáo với T.Ư, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ có tính chiến lược để phát triển Thủ đô, như: Nghị quyết số 15 ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Đây là những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý quan trọng có tính chiến lược, dài hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thông qua, góp phần tạo ra những định hướng quan trọng, cơ chế, chính sách vượt trội để Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển nhanh và bền vững với tầm vóc và vị thế mới… Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI, khóa XII và Kết luận Hội nghị T.Ư 4 khóa XIII tiếp tục được đẩy mạnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực. Thành ủy đã ban hành nhiều văn bản mới, về công tác xây dựng Đảng làm cơ sở để cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố, góp phần thực hiện tốt mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở. Đến nay, 3 chỉ tiêu lớn về xây dựng Đảng trong Nghị quyết Đại hội XVII đều đạt và vượt kế hoạch đề ra... Thành ủy Hà Nội tiếp tục coi trọng đổi mới tư duy, phong cách, phương thức lãnh đạo; vừa toàn diện, vừa xác định rõ có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn đúng, trúng những vấn đề cần tập trung chỉ đạo trong từng quý, từng năm; đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, nhìn thẳng vào hạn chế, yếu kém, không né tránh việc khó và các thách thức, quyết liệt chỉ đạo khắc phục hạn chế đã chỉ ra; chủ động dự báo, đánh giá, phân tích những vấn đề, lĩnh vực còn tiềm ẩn phức tạp, rủi ro và xây dựng kế hoạch khắc phục, không để bị động; xử lý kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả những phức tạp phát sinh từ thực tiễn của Thủ đô. Nghiêm túc chỉ đạo quán triệt đầy đủ, kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; đồng thời tổ chức sơ kết, tổng kết đẩy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố đảm bảo chất lượng, hiệu quả… Trân trọng cảm ơn ông! HÀ NHÂN - TRƯỜNG PHONG (Thực hiện) Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong (ảnh) nhấn mạnh, tập thể Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức; thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo chăm lo an sinh, tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Mới đây, tại cuộc thăm, làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã định hướng, giao một số nhiệm vụ trọng tâm cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội. Tập thể Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, bản lĩnh, sáng tạo, gương mẫu của Đảng bộ đã được xây dựng, phát triển và giữ vững trong suốt 94 năm qua, tiếp tục lãnh đạo Thủ đô phát triển nhanh và bền vững. Thành ủy Hà Nội sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tổ chức thành công đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố, góp phần tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã đề ra; đảm bảo chăm lo an sinh, tiến bộ xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Hà Nội xác định phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân ẢNH: NHƯ Ý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cùng đại biểu lãnh đạo T.Ư và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ẢNH: NHƯ Ý KHƠI DẬY KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN 2 CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9 n Số 244+245+246+247

ĐƯA ĐẤT NƯỚC LÊN VỊ THẾ MỚI Phát biểu tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề cập đến “khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới” của dân tộc Việt Nam. Chúng ta nên hiểu như thế nào về các khái niệm này, thưa ông? Thông thường, khi nói đến “kỷ nguyên” là hàm ý một khoảng thời gian, một giai đoạn lịch sử gắn với những đặc điểm then chốt cụ thể. “Kỷ nguyên mới” giống như thời kỳ mới, với những ý tưởng và kế hoạch mới, quyết tâm và mục tiêu mới hơn so với hiện nay. Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư có nhắc đến mốc thời gian 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 35 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Rõ ràng, sau gần bốn thập kỷ đổi mới và hội nhập quốc tế, chúng ta cần tổng kết lại những kết quả đã đạt được và đề ra những mục tiêu mới. Nếu cuối những năm 1980, Việt Nam là nước nghèo, bị bao vây, cô lập thì hiện nay, đất nước ta trở thành nền kinh tế xếp thứ 34 trên thế giới, quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia; quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia; quan hệ quốc hội, nghị viện với trên 140 nước. Những kết quả tích cực trong tiến trình đổi mới đã đưa “thế và lực của đất nước, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng tăng lên”. Như vậy, chúng ta có thể hiểu “kỷ nguyên mới” tức là giai đoạn sắp tới, với những mục tiêu mới, cần nỗ lực thực hiện để có thể đưa đất nước lên vị thế mới, cao hơn so với hiện nay. Tôi cho rằng đặc điểm then chốt nhất của “kỷ nguyên mới” ở nước ta là mục tiêu “quốc gia phát triển”. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra tầm nhìn chiến lược: Đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Do đó, để hiện thực hóa được mục tiêu nêu trên trong hơn hai thập kỷ tới, chúng ta đang rất cần những xung lực mới, động lực mới cho nỗ lực mang tính tập thể. Điều này cũng tương tự như giai đoạn 1930 - 1975, đất nước chúng ta được dẫn dắt bởi khát vọng “độc lập dân tộc và thống nhất đất nước”; hay giai đoạn từ năm 1986 đến hiện nay, với nhu cầu bức thiết về “đổi mới và hội nhập quốc tế”. Nói ngắn gọn thì “kỷ nguyên mới” ở nước ta là kỷ nguyên “quốc gia phát triển”. Để thực hiện khát vọng về “kỷ nguyên mới”, Đại hội XIV của Đảng là một mốc quan trọng. Theo ông, Văn kiện Đại hội XIV của Đảng phải có tầm vóc như thế nào để thực sự trở thành ““ngọn đuốc soi đường” cho chúng ta đi, bảo đảm kết tinh toàn bộ tinh hoa, giá trị của quá khứ, hiện tại và tương lai” – như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm? Văn kiện mỗi kỳ đại hội Đảng không chỉ chứa đựng nhận thức, quan điểm của Đảng với các vấn đề hiện tại mà còn giới thiệu chủ trương, đường lối lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ tiếp theo. Vì thế, bấy lâu nay, văn kiện đại hội vẫn được coi là “ngọn đuốc soi đường” cho chúng ta đi. Trong phát biểu gần đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã quán triệt quan điểm khái quát là văn kiện đại hội Đảng “phải bảo đảm kết tinh toàn bộ tinh hoa, giá trị của quá khứ, hiện tại và tương lai”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã nhấn mạnh một số nguyên tắc cần tuân thủ tuyệt đối trong quá trình chuẩn bị văn kiện, như: Nội dung văn kiện phải khẳng định vị thế và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là Đảng lãnh đạo và cầm quyền ở nước ta. Sự nghiệp của Đảng là vì “lợi ích quốc gia, dân tộc, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân” cho nên phải coi đây là những mục tiêu trên hết, trước hết, xuyên suốt toàn bộ văn kiện. Nội dung văn kiện phải dựa trên tổng kết thực tiễn của nước ta để đề ra phương hướng, giải pháp phù hợp với Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng gợi ý về đổi mới văn kiện theo hướng “không nên quá dài, phải mang tính định hướng cao để các cấp ủy, mọi đảng viên phải thấm nhuần và thực hiện”. Văn kiện không chỉ phải chuyển tải được niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, mà còn phải khơi dậy được tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc. Như vậy, có thể hiểu, văn kiện đại hội trong kỷ nguyên mới cần đáp ứng các tiêu chí như ngắn gọn, khoa học, coi trọng thực tiễn Việt Nam, truyền cảm hứng và kiến tạo lòng tin cho mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân cả nước, cũng như bạn bè quốc tế về quyết tâm của Việt Nam trong tiến trình phát triển. KHÁT KHAO THAY ĐỔI VỊ THẾ QUỐC GIA Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng quán triệt một số định hướng lớn cho việc chuẩn bị văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Theo ông, đâu là những điểm then chốt nhất cần tạo đột phá để thúc đẩy phát triển ở nước ta trong thời gian tới? Tại cuộc họp của Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu ra 8 định hướng lớn. Tôi thấy đây không chỉ là những định hướng gắn với kỳ đại hội sắp tới mà vốn là những vấn đề nền tảng, then chốt trong quá trình Đảng lãnh đạo phát triển đất nước, được khẳng định nhất quán trong nhiều kỳ đại hội Đảng gần đây. Đặt trong quan hệ với tầm nhìn lãnh đạo 2045, tôi quan tâm đến vấn đề chất lượng cán bộ, thể chế, và sự đoàn kết trong Đảng cũng như sự hợp tác rộng rãi trên bình diện xã hội. Từ nay đến năm 2045 chỉ còn 21 năm, cho nên, muốn trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao thì chúng ta phải đạt được những thành tựu phát triển có tính chất đột phá, điều mà các nước như Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, hay vùng lãnh thổ Đài Loan đã từng làm được với khoảng thời gian vài ba thập kỷ. Để phát triển đột phá, hiện nay nhiều người ở nước ta vẫn đề cao sự đột phá về thể chế, nhưng cá nhân tôi lại coi trọng hơn những đột phá về con người, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược, và chất lượng chính sách. Với đội ngũ cán bộ chất lượng, khát khao thay đổi vị thế quốc gia thì sẽ có thể đề ra được những chính sách “đúng và trúng”, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế hiện nay. Tôi coi trọng vai trò quyết định của hai yếu tố con người và chính sách đúng đắn trong nỗ lực bứt phá phát triển không có nghĩa phủ định vai trò của các điều kiện thể chế. Trên thực tế, những điều chỉnh thể chế tại các nước đã thành công, có nhiều tương đồng với Việt Nam cũng được thực hiện nhưng theo hướng phục vụ cho các ưu tiên chính sách phát triển quốc gia, chứ không phải tạo điều kiện cạnh tranh tự do để theo đuổi các lợi ích vị kỷ của mỗi cá nhân, nhóm hay doanh nghiệp. Thành công của các nước trong khu vực cũng gợi ra rằng, yêu cầu quan trọng nhất với đổi mới thể chế là phải tạo điều kiện cho sự hình thành “Liên minh phát triển”, một mối quan hệ hợp tác và tin cậy lẫn nhau giữa các lực lượng xã hội, đặc biệt là giữa chính quyền, doanh nghiệp, và đội ngũ trí thức để cùng theo đuổi các mục tiêu phát triển quốc gia. Chúng ta phải xác định đúng lực lượng then chốt cho các mục tiêu cách mạng gắn với mỗi thời kỳ khác nhau. Trong kỷ nguyên mới sắp tới, thiết lập, duy trì và gia tăng được sự hợp tác, đoàn kết giữa các lực lượng xã hội then chốt sẽ giữ vai trò quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu quốc gia phát triển. Xin cảm ơn ông! TRƯỜNG PHONG (thực hiện) TS. Nguyễn Văn Đáng ( ảnh), nhà nghiên cứu Quản trị công và Chính sách, giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nói rằng, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra tầm nhìn chiến lược: Đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Vì thế, trong hơn hai thập kỷ tới, chúng ta rất cần những xung lực mới, động lực mới để phát triển, đưa đất nước vào “kỷ nguyên mới” như nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng ẢNH: PV “Đại hội XIV sẽ là dấu mốc quan trọng, mốc son mới trên con đường phát triển của đất nước, của dân tộc ta, có ý nghĩa định hướng tương lai; khơi dậy mạnh mẽ truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự tin, tự lực, tự cường, thể hiện đậm nét ý chí, khí phách và tinh hoa Việt Nam; khích lệ, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; phát huy mạnh mẽ thế và lực, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu sớm hoàn thành các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TÔ LÂM Động lực cho KỶ NGUYÊN MỚI 3 CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9 n Số 244+245+246+247

4 CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trưng bày bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chủ tịch. Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về Hà Nội, ở tại nhà 48 Hàng Ngang của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô. Ngày 26/8/1945, Người triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại cuộc họp này, Thường vụ Trung ương Đảng nhất trí chuẩn bị tổ chức lễ Tuyên ngôn Độc lập để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập. Thời gian này Người dự thảo và hoàn thành bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định trước thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. CHIẾC MICRO TẠI LỄ ĐÀI ĐỘC LẬP Một kỷ vật đặc biệt trong ngày 2/9/1945 là chiếc micro mà Hồ Chủ tịch đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Đó là chiếc micro mạ kền trắng, cao 30cm, phần trên có hình tròn đường kính 8cm, giữa có mạng sắt, đế tròn rộng 16cm đặt trên lễ đài. Với chiếc micro này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập với lời lẽ đanh thép khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp, lúc xót xa với nỗi khổ cực của người dân. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi: “Đồng bào nghe tôi nói rõ không?”, tất cả mọi người tham dự lễ Tuyên ngôn Độc lập đồng thanh đáp “có”. Câu hỏi và câu trả lời này đến nay vẫn là một trong những ký ức sống động nhất về ngày Quốc khánh đầu tiên của nước nhà. BỘ QUẦN ÁO BÁC HỒ MẶC TẠI LỄ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Trước đây, trong lần gặp nhà giáo Trịnh Lương (con trai trưởng của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, chủ ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang), tôi nghe ông đề cập tới bộ trang phục Hồ Chủ tịch mặc trong lễ Tuyên ngôn Độc lập. Ông Lương cho biết, ông từng nghe mẹ ông là bà Hoàng Thị Minh Hồ kể, ngày 25/8/1945, sau khi về nhà 48 Hàng Ngang, do bận rất nhiều việc nên Bác và các thành viên Chính phủ lâm thời chưa nghĩ đến chuyện phải có bộ trang phục phù hợp để mặc trong lễ Tuyên ngôn Độc lập. Đến ngày 27/8/1945, một thành viên Chính phủ nhờ bà Minh Hồ lo liệu giúp việc này. Bà Minh Hồ đã mời nhà may Phúc Hưng, có cửa hiệu trên phố Hàng Trống đến để may quần áo cho các thành viên Chính phủ tại 48 Hàng Ngang. Mọi người may comple, riêng Bác thấy mình không hợp với bộ trang phục này. Người nói: “Tôi mặc đơn giản quen rồi. Đừng may quần áo bằng len dạ đắt tiền, cốt tươm tất giản dị. Không cần cà vạt, cổ cồn là tốt nhất”. Sau khi tiếp nhận gợi ý của Bác, ông chủ hiệu may Phúc Hưng lại được mời tới. Khi được nghe ý tưởng để thiết kế một bộ trang phục mới, ông Phúc Hưng ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Tôi đã mường tượng ra bộ trang phục đó rồi”. Ít ngày sau, bộ quần áo được may bằng vải ka ki màu vàng theo ý tưởng mới đã hoàn thành. Chiếc áo được may bốn túi, có thể cài khuy kín cổ khi có việc quan trọng, lúc thường nhật thì mở khuy áo cho thoải mái, đi giày hoặc dép đều hợp với trang phục. Bộ quần áo vừa toát lên vẻ trang trọng, nhưng không làm giảm đi sự gần gũi với người dân khiến Bác rất hài lòng. Ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đã mặc bộ quần áo này khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình. QUỐC CA VIỆT NAM Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện lưu giữ bản viết tay bài “Tiến Quân ca” (Quốc ca Việt Nam) do nhạc sĩ Văn Cao chép tặng Bảo tàng ngày 22/12/1994, đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện bảo tồn nhiều hiện vật về thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, một giai đoạn quan trọng của lịch sử nước nhà. Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, xin giới thiệu những hiện vật quý trong số đó. Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập ẢNH: T.L Chiếc micro Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ẢNH: T.L Bộ quần áo Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong lễ Tuyên ngôn Độc lập ẢNH: K.N Bản Tuyên ngôn Độc lập ẢNH: K.N Tuyên ngôn của Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam ẢNH: K.N Báo chí Cách mạng thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám ẢNH: K.N Những bảo vật n Số 244+245+246+247

Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bài “Tiến quân ca” với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng đã gắn với những ký ức thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Mùa đông năm 1944, khi cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc đang sục sôi, Văn Cao đã sáng tác bài hát “Tiến Quân ca” để cổ vũ tinh thần, lòng yêu nước của bộ đội và nhân dân Việt Nam cùng đứng lên đấu tranh giành độc lập cho nước nhà. Ngày 17/8/1945, trong một cuộc mít tinh tại Nhà hát Lớn, bài hát “Tiến quân ca” lần đầu tiên được cất lên trước công chúng. Ngày 19/8/1945, ngày khởi nghĩa tháng Tám tại Hà Nội, cũng tại Quảng trường Nhà hát Lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền Phong đã hát bài “Tiến Quân ca” trước lá cờ đỏ sao vàng. Ngày 2/9/1945, bài “Tiến Quân ca” chính thức được cử hành trong lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Năm 1946, Quốc hội khóa I đã chính thức quyết định chọn “Tiến quân ca” làm Quốc ca Việt Nam. TUYÊN NGÔN CỦA ỦY BAN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG VIỆT NAM Ngày 16/8/1945, Đại hội đại biểu quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập khai mạc tại đình Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), quyết định thành lập Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội ủng hộ chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Thực hiện Tuyên ngôn của Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, nhân dân cả nước quyết tâm tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền đã kết thúc thắng lợi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội (19/8/1945), Huế (23/8/1945), Sài Gòn (25/8/1945). Chính quyền trong cả nước đã thuộc về nhân dân. TRUYỀN ĐƠN CÁCH MẠNG Theo số liệu thống kê bước đầu, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang lưu giữ khoảng 150 loại truyền đơn cách mạng trước tháng 9/1945. Xuất xứ cũng như nội dung những tờ truyền đơn đã phản ánh các giai đoạn, sự kiện lịch sử quan trọng nhất trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của các tổ chức cộng sản cho đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, hệ thống truyền đơn tiếp tục phát huy vai trò trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), thời kỳ phục hồi và phát triển cách mạng (1932-1935), cao trào dân chủ (1936-1939) cho đến thời kỳ tiền khởi nghĩa để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8/1945. Một số truyền đơn từ năm 19301940 cho thấy, nhiệm vụ tuyên truyền trong giai đoạn lịch sử này là làm rõ đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng với các khẩu hiệu tiêu biểu: Đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến; Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; Tổ chức chính phủ công, nông, binh; Ủng hộ Liên bang Xô Viết... Có nhiều tờ truyền đơn kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đứng lên chống lại chế độ thống trị hà khắc của chính quyền xâm lược: Phản đối thực dân Pháp bắn giết thợ thuyền, dân cày, đàn áp dã man những người biểu tình; Phản đối việc bắt và đưa lính người Việt Nam đi đánh nhau ở nước ngoài; Phản đối việc bắt giam người thân của những người tham gia cách mạng... Truyền đơn giai đoạn 1941 đến trước tháng 9/1945 gắn với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. BÁO CHÍ CÁCH MẠNG Trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nước ta chưa có một tổ chức nào chủ trương xuất bản báo chí làm cơ quan ngôn luận và vũ khí chiến đấu của mình. Chỉ đến khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và ra tờ báo Thanh Niên, thì đó là cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản số đầu tiên vào ngày 21/6/1925. Đây chính là tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam. Sau báo “Thanh Niên”, báo chí cách mạng đã phát triển mạnh mẽ với các tờ báo như “Cờ Giải Phóng”, “Cứu Quốc”, “Việt Nam Độc Lập”, “Dân Chúng”, “Chiến Đấu”, “Bắc Sơn”, “Độc Lập”... Kể từ khi tờ báo cách mạng đầu tiên ra đời cho đến khi nước nhà giành được độc lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo theo đúng nguyên tắc báo chí không chỉ là người tuyên truyền và cổ động tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể. Báo chí đã trở thành công cụ tuyên truyền đường lối cách mạng Việt Nam; đoàn kết toàn dân, bênh vực quyền lợi của nhân dân, trước hết là công nông trong xã hội. Báo chí cổ động nhân dân đòi những quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp… Có thể nói, các cao trào cách mạng trong những năm 1936 - 1939, 1939 - 1945 đều có những tác động to lớn, trực tiếp của báo chí. Hệ thống báo chí cách mạng đã góp phần vào thành công của khởi nghĩa tháng Tám, giành độc lập cho nước nhà. CHIẾC VA LI MÂY CỦA BÁC HỒ Chiếc va li này được Bác Hồ đựng hành lý khi Người từ Trung Quốc về Việt Nam năm 1941. Va li được đan bằng sợi mây trên khung tre vuông vức đã dựng sẵn, có quai xách. Trong thời gian ở và lãnh đạo phong trào cách mạng tại Pác Bó (Cao Bằng), Người tiếp tục sử dụng chiếc va li này. Sau ba mươi năm xa Tổ quốc, khi trở về nước, Bác Hồ chỉ mang theo chiếc va li mây, bên trong đựng máy chữ, tài liệu và một ít đồ dùng cá nhân. Trải qua thời gian, chiếc va li không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng đã được tu sửa để đến nay vẫn giữ cơ bản dáng hình. Đây là hiện vật quý, gợi nhớ về những năm tháng hoạt động gian nan của Người khi đi tìm đường cứu nước. ẤM ĐẤT SẮC THUỐC CHO CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Năm 1945, phong trào cách mạng trên cả nước lên cao, thời cơ giành độc lập cho dân tộc đã chín muồi. Trước tình hình đó, dù đang bị ốm, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định về Tân Trào (Tuyên Quang) để họp Quốc dân đại hội, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám. Trên đường đi, Người ốm nặng hơn, có lúc phải khiêng bằng cáng. Khi qua tỉnh Thái Nguyên, Bác không thể đi tiếp, phải tạm nghỉ tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương. Việc Bác bị ốm không chỉ được các đồng chí trong Trung ương lo lắng chăm sóc mà người dân địa phương cũng luôn quan tâm đến sức khoẻ của Người. Khi đó, bà Hoàng Thị Đậu, một người dân địa phương đã vào rừng tìm cây thuốc quý để chế theo bài thuốc gia truyền của gia đình, với mong muốn chữa cho Người khỏi bệnh. Bà đã dùng chiếc ấm đất của gia đình để sắc thuốc mang cho Bác uống. Nhờ uống đúng thuốc, Bác đã khỏi bệnh để tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng. Chiếc ấm đất sắc thuốc chữa bệnh cho Bác hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ấm cao 10cm, đường kính miệng 8cm, được nung thủ công giống như bao ấm đất mà người dân Việt Nam vẫn thường dùng. Khi sưu tầm về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, chiếc ấm không còn nắp đậy, nhưng thân ấm vẫn còn lành nguyên. ĐÔI LỌ LỤC BÌNH GIẤU TÀI LIỆU BÍ MẬT Đôi lọ lục bình gốm sứ Hoa Lam (Trung Quốc), lưu giữ tại kho của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là một trong những kỷ vật mang đậm dấu ấn gắn liền với những hoạt động cách mạng trong thời kỳ bí mật của đồng chí Nguyễn Lương Bằng. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930, để mang được tài liệu của đảng về nước rất khó khăn, nguy hiểm. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng cùng với một số nhà yêu nước phải cải trang làm người buôn đồ cổ từ Hồng Kông (Trung Quốc) về Việt Nam trên các chuyến tàu biển. Nhiều tài liệu của đảng đưa về nước trót lọt nhờ giấu trong những đồ cổ này. Năm 1932, nhân việc một người giàu nhờ mua đôi lọ lục bình, đồng chí Nguyễn Lương Bằng cũng cất giấu tài liệu vào đó khi lên tàu về Việt Nam. Một thời gian sau, người chủ đã cúng tiến đôi lọ lục bình này vào đình làng Cao Đà (tỉnh Hà Nam). Năm 1980, đôi lọ lục bình này được bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bảo quản, lưu giữ như một di vật lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. KIẾN NGHĨA Bài “Tiến Quân ca” ẢNH: K.N 5 CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9 Truyền đơn Cách mạng ẢNH: K.N Va li mây của Bác Hồ ẢNH: T.L Đôi lọ lục bình cất giấu tài liệu cách mạng ẢNH: T.L vô giá Ấm đất sắc thuốc cho Bác Hồ ẢNH: K.N n Số 244+245+246+247

6 CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9 DẤU XƯA Một chiều đầu thu tháng 8/2024, tôi cùng nhạc sỹ Văn Thao (con trai cả nhạc sỹ Văn Cao) về thăm lại ngôi làng cổ Bát Tràng, khi xưa cha ông cùng những đồng chí của mình đã bí mật in số báo Độc lập có bài Tiến quân ca để cổ vũ phong trào ngay trước thềm Cách mạng tháng Tám. Làng Bát Tràng giờ đây đã đổi thay, hiện đại và giàu có so với 20 năm về trước. Trong làng còn có chợ đồ gốm, bảo tàng Gốm sứ Bát Tràng, khách du lịch đi ô tô vào tận nơi để tham quan, mua bán. Người chúng tôi hẹn là ông Vương Văn Nguyên, năm nay 75 tuổi, đang trông coi ngôi nhà đặt cơ sở in báo Độc lập - một địa chỉ đỏ của Hà Nội thời tiền khởi nghĩa. Ông Nguyên là con thứ tư của cụ Vương Văn Táo, và là cháu nội cụ Vương Văn Tịch - chủ nhân ngôi nhà số 5, ngõ 19 làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Những chi tiết trong câu chuyện về nơi in bài Tiến quân ca tôi đã viết từ 20 năm trước trên báo Tiền Phong và 3 số báo Văn Hoá, được chính nhạc sỹ Văn Thao và ông Vương Văn Nguyên kể lại trong ngôi nhà lịch sử này. Năm 2004, nhân 60 năm Quốc ca, tôi và nhạc sỹ Văn Thao đã tìm về Bát Tràng, thăm lại ngôi nhà cụ Vương Văn Tịch - cơ sở in Phan Chu Trinh và những dấu tích gắn với lịch sử Quốc ca và báo Độc lập. Điều khiến tôi tò mò lần này muốn quay trở lại Bát Tràng là để thăm lại di tích in Tiến quân ca có gì thay đổi, biến động? Ông Nguyên đón chúng tôi ở ngay cổng chợ gốm sứ Bát Tràng. Vừa nhìn thấy ông, tôi nhận ra ngay. Năm tháng qua đi, ông có già hơn nhưng vẫn nhanh nhẹn, giọng nói ông mộc mạc, như vui hơn vì gặp lại người cũ. Quả thực Bát Tràng thay đổi rất nhiều. Nếu không có ông Nguyên, tôi sẽ không tài nào nhớ nổi con ngõ vào nhà ông hai chục năm trước. Ngày đó, ngõ xóm nhỏ hơn, hai bên tường nhà đường vào làng người dân đắp chi chít bánh than phơi khô để đốt lò gốm, nay ngõ phố khang trang, sạch đẹp. Người Bát Tràng đã chuyển nhiều lò gốm ra bên ngoài, thay đổi công nghệ từ lò than sang lò ga nên giảm hẳn ô nhiễm. HAI CỤ GIÀ ÔN LẠI CHUYỆN CHA ÔNG XƯA Ông Vương Văn Nguyên dẫn tôi và nhạc sỹ Văn Thao đi vào con ngõ số 19 làng Bát Tràng. Đầu ngõ có biển chỉ dẫn: “Di tích Cách mạng kháng chiến - Nhà cụ Vương Văn Tịch”. Càng đi sâu, ngõ càng nhỏ hẹp, gấp khúc ngoằn ngoèo. Bảo sao xưa kia các cụ chọn nơi đây làm căn cứ cách mạng, vì mật thám có mò vào cũng khó mà thoát ra được. Trên những bức tường cũ, vẫn còn những lớp ngói cổ, phảng phất nét xưa lẫn rêu phong và dấu vết thời gian của làng cổ. Cuối con ngõ mới đến ngôi nhà của cụ Vương Văn Tịch. Giờ đây, trước cổng nhà cụ Tịch đã có biển di tích lịch sử treo trang trọng: Nhà cụ Vương Văn Tịch - Làng Bát Tràng, đầu năm 1944 được xứ ủy Bắc Kỳ chọn đặt làm nơi in bí mật báo Độc lập - cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh. Bài hát Tiến quân ca - Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được in tại đây. Căn nhà gỗ hơn trăm năm tuổi 3 gian, cột gỗ và tường gạch còn chắc chắn, cho thấy chủ nhân ngôi nhà phải là người khá giả trong làng khi xưa. Cha ông Nguyên có nghề làm thuốc, thường đi đó đây chữa bệnh cho dân. Thời điểm ngôi nhà được mượn làm cơ sở in bí mật, ông Vương Văn Táo sống và hành nghề y ở vùng Hải Dương. Sau ngày kháng chiến, cơ sở in rút đi, gia đình một người làng đến ở nhờ và di tích này gần như bị quên lãng. Năm 2004, sau khi báo Văn Hóa, Tiền Phong nêu vấn đề, một số cơ quan chức năng vào cuộc gióng hồi chuông về sự xuống cấp của di tích. Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã ký Quyết định số 5563/QĐ-UB ngày 05/8/2005 gắn biển 47 điểm di tích cách mạng kháng chiến tại Hà Nội, trong đó có ngôi nhà cụ Vương Văn Tịch. Mãi cho đến khi đó, ông Vương Văn Nguyên mới lấy lại được ngôi nhà di sản của ông, cha. Tôi xin ông Nguyên thắp nén hương lên bàn thờ cụ Vương Văn Tịch, Vương Văn Táo để tri ân và tưởng nhớ người xưa. Ông Nguyên pha trà bằng chiếc ấm Bát Tràng cũ, rót ra chén mời người bạn nhạc sỹ già. Giữa trầm mặc khói hương chiều ấy, hai cụ già tuổi xưa nay hiếm, mái tóc nhuốm 80 NĂM TIẾN QUÂN CA - QUỐC CA: Đâu đây hồn núi sông Đúng 80 năm trước, mùa Đông năm 1944 bài Tiến quân ca - sau này là Quốc ca của nước ta ra đời trong một căn gác nhỏ ở số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội. Cuối năm đó, bài hát được chính tác giả - nhạc sỹ Văn Cao viết lên phiến đá in tại cơ sở cách mạng ở làng cổ Bát Tràng. Căn gác bí mật - nơi in Tiến quân ca và báo Độc lập Nhạc sỹ Văn Thao và ông Vương Văn Nguyên trên căn gác nhạc sỹ Văn Cao chép bài Tiến quân ca lên phiến đá in ẢNH: NGUYỄN TUẤN Tác giả và nhạc sỹ Văn Thao (trái) thăm lại di tích nhà cụ Vương Văn Tịch ẢNH: H. PHÚC Đầu năm 1944, theo chỉ thị của đồng chí Vũ Quý (Xứ ủy Bắc Kỳ), ban cán sự Hà Nội trao nhiệm vụ in tài liệu tuyên truyền của Đảng cho các đồng chí Trịnh Quý Đông, Văn Lang (tức Nguyễn Văn Hàm) và nhạc sỹ Văn Cao. Đồng chí Văn Lang người thôn Bát Tràng, công tác tại cơ quan tuyên truyền Mặt trận Việt Minh thành phố Hà Nội. Để bảo đảm an toàn, các đồng chí đã chuyển cơ sở in từ nhà bác Toàn (người làng Bát Tràng) tại phường Thanh Lương về nhà cụ Tịch có con trai là ông Vương Văn Táo tại xóm 2 thôn Bát Tràng. Khi chuyển về Bát Tràng cơ sở in mang tên Phan Chu Trinh. Cơ sở đã in báo Độc lập, lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Trên số báo Độc lập số 2 đã in bài Tiến quân ca. n Số 244+245+246+247

màu thời gian, ôn lại câu chuyện của cha ông họ. Đầu năm 1944, cơ sở in tài liệu của cách mạng chuyển từ phường Lương Yên về nhà cụ Vương Văn Tịch ở Bát Tràng để đảm bảo bí mật. Người thợ in lúc đó là đồng chí Văn Lang (Nguyễn Văn Hàm) không biết nhạc. Bản in Tiền quân ca bị sai nhiều chỗ, không khớp được nhạc và lời. Vì vậy, đồng chí Vũ Quý (Xứ ủy Bắc Kỳ) đã bàn với đồng chí Nguyễn Thế Cát phụ trách nhà in - đưa tác giả về cơ sở in ở Làng Bát Tràng để trực tiếp chép bài Tiến quân ca lên hòn đá in. Vào một buổi chiều muộn mùa đông năm 1944, Văn Cao được đồng chí Phí Văn Bái bắt liên lạc từ căn gác 45 Nguyễn Thượng Hiền về làng cổ Bát Tràng. Hai người gọi cút rượu và đĩa thức ăn nhỏ, đợi trời tối hẳn, lên thuyền xuôi sông Hồng từ bến Chương Dương về Bát Tràng. Đến nơi, Văn Cao được một người cầm một chiếc đó đến đón, họ giả làm người đi đơm cá đêm để vào làng… MAI NÀY RA SAO? Ngôi nhà của cha con cụ Tịch, cụ Táo, từ ngày được ông Nguyên chăm sóc cẩn thận, còn khá nguyên vẹn (cụ Táo mất năm 1976). Nhà chính làm nơi thờ gia tộc họ Vương. Sau khi nhận lại nhà, gia đình ông Nguyên cũng không ở đây, ông chỉ chạy qua thăm nom, hương khói cho cha và ông nội. Nhà ngang liền kề phía trong - nơi có căn gác đặt cơ sở in bí mật Phan Chu Trinh được ông Nguyên cho một người thợ vẽ làm cho các lò gốm trong làng ở trọ. Tầng dưới có khu bếp, vệ sinh, nơi làm việc của người thợ vẽ. Những khi rảnh rỗi, ông Nguyên lại cùng người thợ vẽ viết thư pháp. Ông Nguyên dẫn chúng tôi lên “cơ sở in bí mật” bằng chiếc thang gỗ ọp ẹp. Căn gác chục mét vuông, tối và ẩm mốc, có hai ô cửa nhỏ để lấy ánh sáng và thoát hiểm khi có động. Đúng 80 năm trước, nhạc sỹ Văn Cao cùng người thợ in bí mật làm việc, in báo Độc lập và Tiến quân ca ở đây! Nhạc sỹ Văn Thao bồi hồi kể lại hồi ức của cha ông: Trong thời gian in bài Tiến quân ca, Văn Cao và người thợ in chỉ ở trên gác. Cơm nước có người đưa lên. Đứng trên căn gác ẩm thấp chật chội, ông Nguyên chợt húng hắng ho, khó thở... Mấy năm nay sức khỏe ông không tốt. Tôi chạnh nghĩ, sau này, ai sẽ thay ông Nguyên trông nom ngôi nhà số 5 ngõ 19 làng Bát Tràng - Nhà cụ Vương Văn Tịch, nơi in bài Tiến quân ca - Quốc ca của Việt Nam? NGUYỄN MINH TUẤN Cổng nhà cụ Vương Văn Tịch có gắn biển di tích Cách mạng kháng chiến Nhà cụ Vương Văn Tịch Phiến đá in Tiến quân ca Trong số những hiện vật có liên quan đến bài Tiến quân ca, Bảo tàng Cách mạng còn giữ được số báo Việt Nam Độc Lập đầu tiên (Của cơ quan tuyên truyền Việt Minh Cao - Bắc - Lạng) có in bài Tiến quân ca. Nhưng đấy không phải bản Tiến quân ca đầu tiên được in trên báo Độc Lập do chính tay nhạc sỹ Văn Cao và người thợ in khắc chữ tại cơ sở in ở làng Bát Tràng vào mùa đông cuối năm 1944. Bảo tàng lưu giữ được phiến đá đã dùng khắc in bài Tiến quân ca đầu tiên trên báo Độc Lập. Phiến đá này được mài phẳng, rộng chừng 1/2m2. Sau khi in xong Tiến quân ca, phiến đá này được cất giấu rất cẩn thận. Năm 1955, đồng chí Nguyễn Thế Cát, người phụ trách nhà in bí mật đã về làng Bát Tràng đến nhà cụ Táo tìm lại được hòn đá dưới ao mang về tặng cho Bảo tàng Cách mạng. 7 Sau kháng chiến chống Pháp, từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, nhạc sỹ Văn Cao không ở nhà được phân mà cùng gia đình chuyển đến thuê nhà sống tại 108 Yết Kiêu. Từ đây đến căn gác nhỏ ở số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền chỉ vài bước chân. Nơi ấy có nhiều kỷ niệm thời hoạt động của Văn Cao và các đồng chí trước và trong những ngày cách mạng tháng Tám sục sôi. Những ngày ấy, ông đã được gặp Vũ Quý, được giao nhiệm vụ làm một bài hát cho các chiến sỹ cách mạng. Văn Cao cũng là người phụ trách đội Danh dự Việt Minh (đội trừ gian), bảo vệ cho Việt Minh diễn thuyết ở chợ Hàng Da, góp phần biến cuộc mít tinh ngày 17/8/1945 tại Nhà hát Lớn ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim thành cuộc mít tinh của ta. Người diễn thuyết là bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng. Hôm ấy, trong hào khí sục sôi của bài Tiến quân ca, lần đầu tiên nhân dân Hà Nội được nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên mặt tiền của Nhà hát Lớn. Trong những năm cuối đời, Văn Cao thường cùng vài người bạn cũ đến đối ẩm ở một quán rượu gần rạp xiếc, ôn lại những kỷ niệm xưa. Mỗi lần đi qua căn gác 45 Nguyễn Thượng Hiền ông đều dừng lại thật lâu, bồi hồi xúc động nói với bạn: “Ngôi nhà này có nhiều kỷ niệm với mình, mình đã sống ở đây từ năm 1944 đến ngày Toàn quốc kháng chiến…Có một đêm, thèm thuốc lào quá, không có lửa, ngó xuống thấy một chiếc xe có treo chiếc đèn chai, đỗ dưới đường. Mình chạy xuống xin lửa để hút thuốc, ai ngờ dưới mảnh chiếu rách, mấy cái chân người chết thò ra, hãi quá cả đêm không ngủ được. Bài Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc ra đời đêm đó… Thế rồi mình gặp Vũ Quý. Mình đâu có ngờ bài Tiến quân ca lại được chọn làm Quốc ca - Văn Cao trầm ngâm và lặng đi giây lát-Anh Vũ Quý đã hi sinh trên đường lên chiến khu trước ngày Cách mạng tháng Tám có mấy hôm…”. Văn Cao kể lại hồi ức mùa đông năm 1944: “Khung cảnh ở đây chẳng có gì đặc biệt. Đấy là một căn gác nhỏ, chỉ rộng vài mét vuông, chẳng có đồ đạc gì ngoài một cái bàn làm việc đã cũ đặt bên ô cửa sổ nhỏ mở ra đường, bên kia là mấy hàng cây và một khoảng trời xám…”. Một buổi sáng cuối tháng 8/2024, tôi đến thăm lại ngôi nhà ở 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ngôi nhà lịch sử ấy đã trở thành một quán hàng ăn bình dân từ mấy chục năm nay. Đã 80 năm trôi qua kể từ khi Văn Cao viết Tiến quân ca, căn nhà 45 Nguyễn Thượng Hiền vẫn còn đó nhưng đã xây sửa lại. Phố phường ở đây đã khác xưa nhiều, không còn “Căn gác cũ, ọp ẹp với chiếc cửa xộc xệch mở ra đường. Bên kia là mấy hàng cây và một khoảng trời xám…”. Người chủ nhà mở quán ăn bình dân, bán cơm trưa. Nơi ra đời Tiến Quân Ca/ Quốc Ca - ngôi nhà 45 Nguyễn Thượng Hiền là di tích lịch sử trong Cách mạng tháng Tám hào hùng của dân tộc ta. Nơi đây, thời gian có bao giờ lãng quên? N.P. THÚY Bài Tiến quân ca được nhạc sỹ Văn Cao sáng tác tại căn gác số 171 phố Mongrant - bây giờ là 45 Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Căn gác ấy giờ ra sao? Nhạc sỹ Văn Cao Nhà 45 Nguyễn Thượng Hiền chụp tháng 8/2004 (trái) và tháng 8/2024 ẢNH: NGUYỄN TUẤN Nhớ nơi ra đời Tiến quân ca CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9 Tại nhà cụ Vương Văn Tịch, ông Nguyên còn chỉ cho chúng tôi cửa căn hầm bí mật dưới nền bếp. Hầm thông ra bên ngoài thoát hiểm. Hầm bị ngập nước và chưa có khảo sát cụ thể. Giếng trong nhà cụ, nơi từng giấu tài liệu bí mật, cũng không còn. n Số 244+245+246+247

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==