Tiền Phong số 235

XỬ NGHIÊM hành vi lợi dụng đấu giá để trục lợi THỨ NĂM 22/8/2024 SÕ 235 0977.456.112 TRANG 12 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung QuÕc Tập Cận Bình vẫy tay chào các cháu thiếu nhi, ngày 19/8/2024 ở Bắc Kinh ẢNH: XINHUA Liệu giá có tiếp tục tăng? Đất đấu giá bỏ hoang, xác minh nhóm “kích sóng” Người dân, nhà đầu tư làm thủ tục tham gia đấu giá đất tại Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội ẢNH: TRẦN HOÀNG Khóc - cười, đỗ - trượt CHUYỆN HÔM NAY Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024 – 2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận. XEM TIƒP TRANG 6 n NGHIÊM HUÊ TRANG 10 TỪ TÂM CHẤN ĐỘNG ĐẤT TRANG 3 Ngành Điện thua lỗ 47 nghìn tỷ, do đâu? TRANG 4 + 5 TRANG 7 Xây dựng thế hệ thanh niên phát triển, tự cường TRANG 2 Thúc đẩy những bước tiến mới trong quan hệ song phương TRANG 6 Nỗi niềm học sinh thi đỗ thành trượt KHUẤT TẤT ĐIỂM THI Ở THÁI BÌNH: CHUYƒN THĂM TRUNG QUỐC CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM: Kỳ 1: Những đêm không ngủ THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH YÊU CẦU: Đề xuất cơ chế đột phá để huy động nguồn lực cho phát triển

2 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 22/8/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG DUÕNG n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA CẬN - Mọi người đã nghe tin này chưa? - Tin gì? Tin gì? - Nhà thầu chuẩn bị cho công nhân tháo dỡ tượng đài Thành hoàng làng… - To gan! Nhà thầu tuổi gì mà dám? - Hợp đồng vừa được hội đồng làng kí với nhà thầu hôm qua xong. - Mõ thạo tin biết vì sao có vụ tháo dỡ này không? - Người phụ trách xây dựng cơ bản của làng cho Mõ biết, do tượng đài này lên lão rồi giờ nhăn nheo xấu xí, xuống cấp… - Híc! Tượng đài lộ thiên, dầm sương dãi nắng, qua thời gian thì nó xuống cấp chứ, có gì lạ đâu? - Mõ cũng bày tỏ thế, nhưng trợ lí làng bảo, làng đang đổi mới, mới là mới hết, tinh tươm hết, nên mới có dự án đập đi xây lại… - Đây là chuyện lớn, mọi người cậy Mõ thuyết trình cho hội đồng làng hiểu, tượng đài đập đi xây lại người ta kị lắm! Mõ nói với làng rằng, con dân sẵn sàng chung chi tiền của, ngày công để tôn tạo, chỉnh trang lại tượng đài, vừa giữ được nếp làng lại vừa bảo đảm tượng đài tương xứng với bộ mặt làng bây giờ… - Muộn mất rồi! - Sao nhanh và gấp vượt cả tiến độ thế? - Việc ưu tiên của làng mà! - Mõ có tìm hiểu lí do không? - Đương nhiên là có… - Trình bày cho mọi người cùng tường đi! - Đại diện làng bảo, nếu cứ duy tu, trùng tu, đại tu mỗi năm một ít vậy làm sao có công trình trọng điểm ghi dấu nhiệm kì cho làng? Thêm vào đó, cứ xã hội hóa lắt nhắt mỗi năm thế thì khoản hoa hồng, phần trăm ai chi? Ai hưởng?... - Hì!Té ra là vậy. Thế là hiểu rồi! Hiểu rồi! MÕ LÀNG Té ra là vậy TIN Công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng Ngày 21/8, tại Trụ sở Trung ương (T.Ư) Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, đã chủ trì Phiên họp thứ hai, cho ý kiến đối với: Dự thảo Báo cáo tổng kết nhân sự Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Đảng khóa XIII và xây dựng phương hướng công tác nhân sự BCH T.Ư Đảng khóa XIV; Dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị tổng kết công tác nhân sự BCH T.Ư Đảng khóa XIII và phương hướng công tác nhân sự BCH T.Ư Đảng khóa XIV; Dự thảo phương hướng công tác nhân sự BCH T.Ư Đảng khóa XIV để trình xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi lấy ý kiến góp ý của cấp ủy, tổ chức, cơ quan theo quy định. Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cho rằng, phải lấy kết quả tổng kết nhân sự BCH T.Ư Đảng khóa XIII để làm cơ sở quan trọng xây dựng phương hướng nhân sự Đại hội XIV của Đảng. Công tác nhân sự Đại hội Đảng phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhân sự được xem xét lựa chọn phải là cán bộ có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong Đảng. Quá trình chuẩn bị nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên, liên tục, chặt chẽ, dân chủ của BCH T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, tổ chức đảng; phải đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu, nhiệm vụ của Tiểu ban Nhân sự là đặc biệt quan trọng, khó khăn, nhạy cảm, cùng với Tiểu ban Văn kiện và các tiểu ban khác quyết định thành công của Đại hội, vì thế, các thành viên Tiểu ban tiếp tục dành nhiều thời gian để chỉ đạo, cho ý kiến về các công việc quan trọng của Tiểu ban. TRƯỜNG PHONG - TTXVN Bộ Y tế phản hồi thông tin liên quan Bệnh viện K Liên quan đến một số phản ánh của dư luận về công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện K thời gian gần đây, ngày 21/8 Cục Quản lí Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Bệnh viện K. Đề nghị Giám đốc Bệnh viện K chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình đón tiếp, ứng xử, thái độ phục vụ với người bệnh và người nhà người bệnh, không để xảy ra tiêu cực; tuân thủ các quy định về triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ y tế tại bệnh viện; kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm theo quy định các cá nhân có liên quan khi phát hiện vi phạm. Tăng cường quán triệt, phổ biến các văn bản, quy định liên quan đến nâng cao nhận thức về văn hóa, đạo đức công vụ, ý thức kỉ luật; tác phong, lề lối làm việc, chuẩn mực ứng xử, tinh thần, thái độ phục vụ tại bệnh viện. HÀ MINH Giao lưu sĩ quan trẻ Bộ đội Biên phòng Việt - Lào Sáng ngày 21/8/2024, chương trình “Giao lưu Sĩ quan trẻ Bộ đội Biên phòng Việt Nam - Lào” lần thứ 3 năm 2024 bắt đầu diễn ra tại Lào và kéo dài 4 ngày tại nhiều địa phương trên đất bạn Lào. Bộ đội Biên phòng Việt Nam tham gia 47 quân nhân là những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trẻ đến từ các tỉnh thành Điện Biên, Sơn La, Quảng Nam, Kon Tum, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị,... Các sĩ quan trẻ hai nước tổ chức tặng quà, chia sẻ những kỷ niệm trong thời gian học tập tại Việt Nam và trồng cây lưu niệm tại Đại đội Biên phòng 320, Bộ Chỉ huy Savannakhet, Lào. Các hoạt động đối ngoại của lực lượng Bộ đội Biên phòng hai nước diễn ra vào thời điểm hai nước đang tổ chức kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; Lào cũng hướng tới kỷ niệm 79 năm Tuyên bố đất nước độc lập (12/10/194512/10/2024). LÊ VĂN CHƯƠNG BIDV dành 10.000 tỷ đồng tài trợ các dự án “Công trình Xanh” Chương trình này được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai từ nay đến 31/12/2025 và áp dụng cho các doanh nghiệp đầu tư dự án “Công trình Xanh”. Theo định nghĩa của Hội đồng Công trình Xanh Thế giới (WGBC), “Công trình Xanh” là công trình được thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường, bên trong công trình đáp ứng các điều kiện tiện nghi và sức khỏe cho người sử dụng. Thấu hiểu những giá trị mà “Công trình Xanh” đem lại cho xã hội và nền kinh tế, với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc đầu tư kinh doanh dựa trên cam kết bền vững với môi trường, BIDV dành 10.000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng “Công trình Xanh”, cải tạo công trình hiện hữu thành “Công trình Xanh” và được cấp một trong các loại chứng nhận uy tín: LEED, LOTUS, EDGE, Green Mark. Chương trình này được BIDV triển khai trên phạm vi toàn quốc. Tham gia chương trình, doanh nghiệp được hưởng các chính sách tài trợ ưu việt cho dự án như: lãi suất cho vay ưu đãi, hấp dẫn. Tính đến 31/03/2024, dư nợ tín dụng xanh của BIDV đạt 73.394 tỷ đồng, chiếm 4% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng với 2.069 dự án/phương án kinh doanh của 1.698 khách hàng. KD Chiều 21/8, tại Trụ sở Trung ương (T.Ư) Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ công bố các quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công cán bộ giữ chức Trưởng Ban Kinh tế T.Ư và giữ chức Trưởng Ban Dân vận T.Ư. Cụ thể, theo Quyết định số 1488-QĐNS/TW ngày 16/8/2024, Bộ Chính trị quyết định, ông Trần Lưu Quang - Ủy viên T.Ư Đảng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, thôi giữ chức Ủy viên Ban Cán sự Đảng Chính phủ, điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Trưởng Ban Kinh tế T.Ư. Tại Quyết định số 1489-QĐNS/TW ngày 16/8/2024, Bộ Chính trị quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Mai Văn Chính - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư giữ chức Trưởng Ban Dân vận T.Ư. Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, tân Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Trần Lưu Quang và tân Trưởng Ban Dân vận T.Ư Mai Văn Chính đều là cán bộ lãnh đạo được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở, kinh qua nhiều vị trí công tác, tham gia nhiều khóa T.Ư, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và kinh nghiệm trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực được phân công phụ trách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị hai cán bộ vừa nhận nhiệm vụ mới sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng, phấn đấu nhiều hơn nữa; cùng tập thể lãnh đạo và cán bộ, đảng viên của Ban Kinh tế T.Ư, Ban Dân vận T.Ư đoàn kết, thống nhất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng là cơ quan tham mưu, giúp việc quan trọng của T.Ư Đảng… Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Trưởng Ban Kinh tế T.Ư Trần Lưu Quang và tân Trưởng Ban Dân vận T.Ư Mai Văn Chính trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tin tưởng phân công nhiệm vụ quan trọng của Đảng; bày tỏ sẽ luôn nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, kỷ luật, kỷ cương của Đảng; góp phần tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. TRƯỜNG PHONG CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ Đề xuất cơ chế đột phá để huy động nguồn lực cho phát triển Chiều 21/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban) chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban với Thường trực Tổ Biên tập. Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, dự thảo Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030 cần rà soát, bổ sung phương châm hành động, cách tiếp cận mới, những quan điểm, định hướng mang tính đột phá cho giai đoạn tới để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước tới thời điểm kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước. Cùng với thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về phát triển hạ tầng, Thủ tướng nêu rõ cần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, các lĩnh vực mới nổi, dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo. Đặc biệt, cần đề xuất các cơ chế đột phá để huy động mọi nguồn lực, nhất là hợp tác công tư cho phát triển hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội… để phát triển đất nước, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. VĂN KIÊN

THỜI SỰ 3 n Thứ Năm n Ngày 22/8/2024 ĐIỀU CHỈNH CÁCH TÍNH GIÁ ĐIỆN BẬC THANG Nêu chất vấn, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, cách tính giá điện bậc thang hiện nay chưa phù hợp. Trong đó, bậc 1 của điện sinh hoạt quy định mức sử dụng chỉ từ 0 - 50kWh. Ngoài ra, người dân còn phải chịu thuế giá trị gia tăng (VAT 10%). Do đó, ông Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, nâng mức điện sinh hoạt bậc 1 lên 100kWh và tính toán xem có bỏ được thuế VAT hay không? Trả lời, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên nói rằng, biểu giá điện bậc thang là mô hình phổ biến của tất cả các quốc gia sử dụng để khuyến khích khách hàng sử dụng tiết kiệm. Điện là sản phẩm rất khác so với các ngành khác, càng sản xuất nhiều càng ảnh hưởng xấu tới môi trường. Hiện nay, Quyết định số 28, quy định biểu giá điện bán lẻ gồm có 6 bậc. Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ trì sửa đổi quyết định này. Ông Diên thông tin, trong dự thảo trình Chính phủ, giá điện bán lẻ được tính toán lại thành 5 bậc. Trong đó, bậc 1 nâng từ 0 - 50 kWh lên 0 - 100 kWh, như đề xuất của đại biểu Quốc hội. Với cách tính trên sẽ góp phần hỗ trợ người nghèo. Đồng thời, mức hỗ trợ người nghèo vẫn giữ như cũ, ngân sách nhà nước hỗ trợ tới mức 30 kWh. Từ mức 30 kWh đến hết khung bậc 1, người tiêu dùng vẫn phải thanh toán theo quy định. Cũng theo Bộ trưởng Diên, để xóa khoảng cách bất hợp lý giữa các đối tượng sử dụng điện, dự thảo đề nghị điều chỉnh khung giá điện trong sản xuất, sinh hoạt tiệm cận hơn. Một số ngành sản xuất được điều chỉnh tương ứng với biểu giá trong lĩnh vực dịch vụ để đảm bảo không bù chéo giữa các đối tượng sử dụng điện. “Chia lửa” về kiến nghị bỏ VAT trong mua bán điện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Theo ông, việc giảm thuế để giải quyết một lĩnh vực có biến động lớn về giá là không hợp lý. Liên quan đến cách tính giá điện bậc thang, điện sinh hoạt đã có quy định hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách; áp dụng giá điện bậc thang đối với hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện. XÓA BÙ CHÉO, TÍNH ĐÚNG, TÍNH ĐỦ GIÁ ĐIỆN Cùng mối quan tâm, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Đoàn Tây Ninh), cử tri và nhiều chuyên gia kinh tế hiện nay cho rằng, việc điều hành giá điện có nhiều bất cập. Chính điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng gây thua lỗ cho ngành Điện khoảng 47 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 và 2023. “Bộ trưởng có đồng tình với nhận định này không? Giải pháp nào để việc điều hành giá điện tốt nhất trong thời gian tới?”, đại biểu Phương nêu. Trả lời nhận định trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định “không có chuyện đó”. Theo ông, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện 3 chức năng cơ bản liên quan đến ngành điện, gồm: Quy hoạch, kế hoạch; cơ chế chính sách; thanh tra, kiểm tra. Ông nhấn mạnh, điện là một trong những mặt hàng phải bảo đảm bình ổn giá. Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị duy nhất có chức năng mua bán và cung ứng điện. Để bảo đảm an ninh năng lượng điện quốc gia, EVN phải mua điện theo giá thị trường. Tuy nhiên, đầu ra lại phải bảo đảm bình ổn giá. “Hiện nay, có sự chênh lệch giữa đầu vào, đầu ra của giá điện. Cụ thể, chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra của EVN là 208 đồng đến 216 đồng/1kWh”, ông Diên nói. Về giải pháp để EVN không bị thua lỗ, Bộ trưởng Diên nói, cơ quan này đang tham mưu với Chính phủ để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực và sẽ trình Quốc hội trong tháng 10/2024. Theo ông Diên, dự án luật sửa đổi đưa ra giải pháp xóa bù chéo giữa các đối tượng, khách hàng sử dụng điện và tính đúng, tính đủ giá điện. Ngoài ra, Chính phủ đã quyết định chuyển Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) về Bộ Công Thương. “Việc này sẽ đảm bảo minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống điện”, ông Nguyễn Hồng Diên khẳng định. THÀNH NAM KHÓ HOÀN THÀNH TRƯỚC THÁNG 10/2024 Viện dẫn báo cáo của Chính phủ, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Đoàn Lai Châu) cho biết, giai đoạn 2023 - 2025, cả nước thực hiện sắp xếp 49 đơn vị cấp huyện và 1.247 đơn vị hành chính cấp xã của 53 địa phương. Để sớm ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự, chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, đại biểu Hoàng Quốc Khánh đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu câu hỏi việc thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong thời gian qua có bị chậm tiến độ? Trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào và các giải pháp trong thời gian tới? Đồng tình với phản ánh của đại biểu, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đến thời điểm này, Bộ Nội vụ đã tiếp nhận 43 hồ sơ của 54 tỉnh thuộc diện sắp xếp; đã hoàn thiện thẩm định 32 bộ hồ sơ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 3 bộ và đang báo cáo Chính phủ 3 bộ hồ sơ. Hiện có 10 địa phương chưa gửi hồ sơ về bộ để thẩm định. “Tiến độ này khó hoàn thành trước tháng 10/2024”, bà Trà nói. Bà Trà thừa nhận, việc này có trách nhiệm của Bộ Nội vụ, các bộ liên quan và cả địa phương. Theo Bộ trưởng, các hồ sơ vướng mắc cơ bản về quy hoạch và phân loại đô thị. Tuy nhiên, bà Trà ví dụ, Nam Định mở rộng không gian thành phố rất lớn với việc sắp xếp 77 đơn vị hành chính cấp xã, nhưng đã làm rất tốt. “Nếu địa phương nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao sẽ thực hiện được. Thời gian còn lại mong địa phương cố gắng, nỗ lực”, nhấn mạnh điều này, bà Trà cho biết, tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tháo gỡ thêm một số vướng mắc liên quan đến quy hoạch đô thị, phân loại đơn vị hành chính đô thị. TÀI SẢN DÔI DƯ CẦN GIẢI QUYẾT RẤT LỚN Trả lời câu hỏi về trụ sở dôi dư, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói, giai đoạn 2019 - 2021, khi tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, có dôi dư tổng số 864 trụ sở nhà đất, đến nay mới giải quyết được 349 trụ sở (tương đương trên 40%). Như vậy, tài sản dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính cần giải quyết rất lớn. Có rất nhiều nguyên nhân, theo bà Trà, trong đó có việc xác định giá đất, đặc biệt về việc định giá đất, địa phương lúng túng, khó khăn, chưa thực hiện được. Nhưng đến thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 nghị định, tháo gỡ vướng mắc căn cốt nhất cho địa phương trong việc giải quyết tài sản dôi dư. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, cơ sở pháp lý là một vấn đề, cái quan trọng là các địa phương. “Vừa qua Quảng Ninh, Yên Bái và một số tỉnh, thành khác đã thực hiện tốt nhiệm vụ này. Mong các địa phương tập trung rà soát, hoàn thiện lại toàn bộ các cơ sở, điều kiện, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện thật tốt việc sắp xếp tài sản dôi dư, việc này rất cần thiết trong giai đoạn tới”, bà Trà cho hay. LUÂN DŨNG Sáng 21/8, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu tiến hành chất vấn ba Bộ trưởng: Công Thương, VH,TT&DL, NN&PTNT. Giá điện, cách tính giá điện bậc thang cùng nhiều vấn đề liên quan khác nhận được nhiều sự quan tâm, chất vấn. Chiều 21/8, đại biểu Quốc hội tiến hành chất vấn 6 lĩnh vực tư pháp, gồm: nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát. Tại phiên chất vấn, các đại biểu quan tâm đến lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn tới, cũng như việc xử lý tài sản, cán bộ dôi dư trong giai đoạn vừa qua. Các Bộ trưởng lần lượt: Công Thương; VH,TT&DL; NN&PTNT trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 21/8 Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn Không làm thì thiếu, làm thì thừa Trả lời chất vấn của đại biểu về du lịch đêm còn nghèo nàn, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Văn Hùng thừa nhận tình trạng trên, đồng thời cho rằng, nhiều địa phương “không làm thì thiếu, làm thì thừa”. Làm ra khách hàng không đến. Do đó, theo ông Hùng, mỗi địa phương buộc phải có suy nghĩ, có cách làm sáng tạo, tạo ra sản phẩm độc đáo, chuyên nghiệp, đặc sắc mang tính cạnh tranh cao. "Đắng lòng" câu hỏi về điều, sầu riêng Chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan, ĐBQH Điểu Huỳnh Sang (Đoàn Bình Phước) đề nghị cho biết giải pháp để bảo đảm giá trị thương hiệu hạt điều, sầu riêng cũng như bảo vệ được quyền lợi và cải thiện đời sống của người dân? Trả lời, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói, ông đã về “thủ phủ điều” ở Bình Phước và chứng kiến bà con đang đốn điều trồng sầu riêng. “Tôi hỏi tại sao, điều là thủ phủ của Bình Phước mà sao bà con lại đốn cây gắn bó bao đời. Bà con nói, sầu riêng có thu nhập 1 tỷ đồng/ha, trong khi điều chỉ thu được 35 – 40 triệu đồng/ha. Như vậy, người nông dân chúng tôi nên như thế nào? Đây là câu hỏi rất đắng lòng”, ông Hoan kể lại. Để bảo vệ cây điều trước xu hướng mới của thị trường, Bộ trưởng khuyến cáo người dân trồng nấm linh chi đỏ dưới tán điều, nhờ đó, vườn điều sẽ có đa tầng giá trị. Ngành Điện thua lỗ 47 nghìn tỷ, do đâu? Hơn 500 trụ sở dôi dư chưa được xử lý SÁP NHẬP HUYỆN, XÃ:

XÁC MINH ĐỐI TƯỢNG "KÍCH SÓNG" Mấy ngày nay dư luận xôn xao trước thông tin đấu giá đất tại huyện Hoài Đức có giá trúng đấu giá vượt trên 130 triệu đồng/m2. Trong khi đó, mặt bằng chung giá đất tại khu vực này chỉ từ 40- 60 triệu đồng/m2. Trước vấn đề này, một lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội cho biết đang phối hợp với cơ quan công an để xác minh, làm rõ việc một nhóm đối tượng đi “kích sóng” đất nền. “Công tác đấu giá đất do các địa phương tự tổ chức, tuy nhiên có vài phiên giá trúng cao vọt nên Sở chủ động vào cuộc. Chúng tôi đang đợi thời điểm đến hạn nộp tiền trúng đấu giá để xem tình hình cụ thể thế nào. Việc “thổi giá”, tạo sóng sẽ khiến đất nền xung quanh khu vực đấu giá bị đẩy lên, khiến thị trường bất động sản không được phát triển bình thường, lành mạnh”, vị lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội nói và nhìn nhận đa số khách hàng tham gia đấu giá đất nền không phải do có nhu cầu thật, mà cho thấy dấu hiệu liên kết hội nhóm vì động cơ nào đó. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, với giá đất cao bất thường như trên có thể có sự bắt tay của một số “cò” hoặc sàn bất động sản. Hiện tượng này không mới, vài năm trước cò đất từng gây nhiễu thị trường ở một số địa phương như Thanh Hóa, Thái Bình… khi giá đất trong thôn lên đến 30-40 triệu đồng/m2. Theo luật sư Hùng, trước mắt, cơ quan công an cần vào cuộc làm rõ việc đấu giá các lô đất tại Quốc Oai, Hoài Đức có bất thường hay không. Nếu có, cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. ĐẤT ĐÃ QUA ĐẤU GIÁ BỎ HOANG CỎ MỌC UM TÙM Các chuyên gia bất động sản cho rằng, việc đấu giá đất cao bất thường có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Chị Nguyễn Thanh Thảo, Giám đốc một công ty về bất động sản ở Hà Nội cho biết, việc đất trúng đấu giá cao trong ngắn hạn địa phương có thể tăng thu ngân sách, nhưng sẽ để lại nhiều hệ lụy lâu dài. Trước mắt, có thể dẫn tới hiệu ứng người dân sở hữu đất gần khu vực đấu giá sẽ đẩy giá bán tài sản của mình lên theo. Ngoài ra, khi thành phố ban hành bảng giá đất hằng năm sẽ căn cứ vào giá thị trường. Như thế, bảng giá với giá đất tăng lên kèm theo các chi phí về xây dựng, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất đối với dự án mới cũng tăng. Từ đó, giá bán các dự án mới nếu có tăng cao hơn, dẫn đến người thu nhập thấp và trung bình khó có cơ hội sở hữu nhà, đất tại Hà Nội. Thực tế, theo tìm hiểu một số khu đất được đấu giá từ nhiều năm trước vẫn để hoang hóa. Cụ thể, 50 thửa đất tại khu Cống Ao, thôn Tử Dương (xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa), được đấu giá từ cuối năm 2021, nhưng hiện chỉ có 1 nhà đang xây dựng và 3-4 lô được quây tôn dựng làm kho, còn lại để trống cho cỏ mọc. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Cao Thành cho biết, hầu hết người mua đất tại khu Cống Ao là người ngoài địa phương. Họ mua nhưng chưa có nhu cầu sử dụng nên dựng nhà kho hoặc để không. Tương tự, khu đất đấu giá thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa) được đấu giá từ 3-4 năm trước, hiện nhiều lô bỏ trống. Trong khi đó, một số lô đất tại khu vực này đang rao bán từ 38-45 triệu đồng/m2. Tại khu đất đấu giá Phú Lương 1, Phú Lương 2 (phường Phú Lương, quận Hà Đông - Hà Nội), có hàng trăm lô đất trúng đấu giá đang bỏ hoang. Các khu đất này được đấu giá từ năm 2017-2018, nhưng đến nay có rất ít lô đất được xây dựng nhà ở. Hay khu đất đấu giá Khánh Tân, xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai), được đấu giá từ 3-4 năm trước nhưng hiện có rất ít lô dựng nhà. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hầu hết người mua đất đấu giá không phải là người địa phương, mà là người nơi khác mua để đầu tư. NHIỀU HUYỆN NGOẠI THÀNH TIẾP TỤC TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ ĐẤT Sau cuộc đấu giá cao bất thường ở Hoài Đức, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu giá. Cụ thể, đại diện Trung tâm Quỹ đất huyện Phúc Thọ cho biết, 29/8 tới đây huyện sẽ tổ chức đấu giá 30 thửa đất thuộc khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc và 9 thửa đất khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc. Diện tích mỗi thửa đất tại khu Dộc Tranh từ 96 đến gần Đất đấu giá bỏ hoang, xác minh nhóm “kích sóng” Giá trúng đấu giá đất tại các xã thuộc huyện Hoài Đức, Thanh Oai vượt 100 triệu đồng/m2, thậm chí lên đến 133 triệu đồng/m2, có thể kéo theo hệ lụy lâu dài cho xã hội, cũng như kế hoạch phát triển kinh tế. Khu đất đấu giá khu Cống Ao, thôn Tử Dương (xã Cao Thành, huyện Ứng Hòa) hiện chỉ có 1 nhà đang xây dựng 4 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 22/8/2024 ĐẤU GIÁ ĐẤT Cả 2 phiên đấu giá đất vừa diễn ra ở TP Hà Nội đều khiến thị trường dậy sóng, theo ông vì sao? Nguyên nhân chủ yếu mức trúng đấu giá của 19 thửa đất khu LK03 và LK04 xã Tiền Yên (Hoài Đức, TP Hà Nội) cao gấp 2 - 3 lần khoảng giá phổ biến. Cụ thể, sau cuộc đấu giá kéo dài 18 giờ, thì 19 thửa đất xã Tiền Yên đã được bán thành công. Lô cao nhất có giá trúng đấu giá 133,3 triệu đồng/m2, gấp khoảng 30 lần giá khởi điểm. Bên cạnh lô đất trên, 11 lô khác được thiết lập mức giá trên 100 triệu đồng/m2. Theo công cụ lịch sử giá của Batdongsan.com.vn, giá rao bán phổ biến đất nền ở xã Tiền Yên trong quý II/2024 chỉ 43 triệu đồng/m2. Trong vòng 1 năm qua, giá đất ở địa phương này đã tăng hơn 48%. Tuy nhiên, giá đất trúng đấu giá trong phiên vừa qua vẫn cao gấp từ 2 - 3 lần so với mặt bằng giá phổ biến. Công cụ lịch sử giá của chúng tôi còn cho biết, giá rao bán tại các xã lân cận trong huyện Hoài Đức dao động từ 22 - 62 triệu đồng/m2 trong quý II/2024. Qua đây, người mua, bán, nhà đầu tư có thể so sánh, đối chiếu để có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường. Còn phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội) kết thúc khi các lô đất có giá trúng cao nhất là hơn 100 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng từ 63 - 80 triệu đồng/m2, cao gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm. Trên thực tế, giá rao bán đất nền tại xã Thanh Cao tăng khoảng 80% trong vòng 4 năm qua, từ mức phổ biến là 15 triệu đồng/m2 năm 2020 lên mức 27 triệu đồng/ m2 năm 2024. Như vậy, so với mặt bằng giá rao bán phổ biến là 27 triệu đồng/m2 trong quý II vừa qua, mức giá trúng đấu giá từ 63 - 100 triệu đồng/m2 cho những lô đất tại xã Thanh Cao trong phiên đấu giá ngày 10/8 cao hơn gấp 2,3 đến 3,7 lần. Việc đất nền tăng giá chỉ là câu chuyện cá biệt của những nơi có đất đấu giá hay cả thị trường đều tăng? Theo dữ liệu của chúng tôi, trong quý II/2024, nhu cầu tìm kiếm đất nền toàn quốc tăng 33% so với quý I/2024, Tuy nhiên, đây chỉ là sự cải thiện cục bộ tại một số khu vực, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc. Hà Nội chứng kiến mức độ quan tâm đất nền tăng 75%. Trong đó, mức độ quan tâm và giá tăng ở khu vực vùng ven Hà Nội nhờ yếu tố quy hoạch và hoạt động đấu giá. Cụ thể, nửa đầu năm 2024, đất nền ở Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai ghi nhận lượt tìm kiếm tăng từ 48 - 104%, kéo theo giá rao bán đất nền tại các huyện ngoại thành này tăng từ 4 - 24% so với nửa cuối năm 2023. Như vậy, việc nhà đầu tư trúng đấu giá đất cao có phải là bất thường không và đang gây ra hệ lụy nào? Việc trúng đấu giá với mức giá cao là bất thường. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho người mua nhà, doanh nghiệp đầu tư, thậm chí gây ra bất ổn cho cả thị trường. Người dân có nhu cầu mua nhà thật sẽ rất khó mua trong giai đoạn này khi người bán sẽ tăng giá lên so với giá trị thị trường. Nhiều người có tiền sẽ đổ xô đi mua đất hy vọng kiếm lợi nhuận và nhiều người không có nhu cầu Gây nhiều bất ổn cho thị trường Đó là khẳng định của ông Đinh Minh Tuấn (ảnh), Giám đốc khu vực miền Nam của Batdongsan.com.vn khi trao đổi với PV Tiền Phong về những hệ lụy của 2 phiên đấu giá đất tại Hà Nội.

5 n Thứ Năm n Ngày 22/8/2024 THỜI SỰ BẤT THƯỜNG Ở HÀ NỘI Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024, chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Công điện nêu rõ: Vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực kể từ ngày 1/8, trong đó có quy định về việc đấu giá quyền sử dụng đất. Một số địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả, góp phần bổ sung nguồn thu cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, một số trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có trường hợp cao bất thường được cơ quan thông tin đại chúng phản ánh đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội, có thể tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh và thị trường nhà ở, bất động sản. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đúng pháp luật, công khai, minh bạch; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất. Từ đó, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, không để xảy ra trục lợi, đồng thời xử lý và đề xuất phương án xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng gây nhiễu loạn thị trường báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/8. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đánh giá cụ thể các tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, nhất là các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường (cung, cầu) nhà ở, bất động sản, chủ động điều tiết, giải quyết theo thẩm quyền và có giải pháp xử lý hiệu quả hoặc đề xuất các giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực (nếu có). VĂN KIÊN 149m2, với mức giá khởi điểm 23,4 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc từ 450 triệu đến gần 700 triệu đồng/thửa. Diện tích mỗi thửa đất tại khu Đồng Phươm gần 235m2, với mức giá khởi điểm 19,8 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc gần 535 triệu đồng/thửa. Đại diện Trung tâm Quỹ đất huyện cho biết, đến thời điểm này đã có khoảng 200 hồ sơ nộp để tham gia đấu giá các lô đất trên, đến 26/8 sẽ hết hạn. Vị này nhận định, với giá khởi điểm cao, số tiền đặt cọc trên 400 triệu/thửa sẽ khó xảy ra tình trạng đấu giá "ảo", tâng giá rồi bỏ cọc. Kết quả thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay chỉ có duy nhất 1 trường hợp bỏ cọc đấu giá đất tại huyện Phúc Thọ. Đại diện huyện Mê Linh - đơn vị có đất đấu giá vào tháng 9/2024 cho biết, huyện vẫn tổ chức đấu giá theo kế hoạch từ đầu năm. Giá khởi điểm đã được Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính huyện thực hiện định giá từ đầu năm nên vẫn giữ theo giá cũ, khoảng 22-28 triệu đồng/m2. Theo vị này, giá trúng đấu giá từ đầu năm của huyện Mê Linh có tăng khoảng từ 30-35 triệu đồng/ m2, đúng với giá thị trường. THANH HIẾU - TRẦN HOÀNG ở thật sẽ tập trung dòng tiền vào bất động sản thay vì lưu thông cho hoạt động kinh tế khác. Người cần nhà không có đủ tiền mua, người có tiền thì lại găm vào đất. Hệ lụy tiếp theo là các doanh nghiệp, khi thực hiện các dự án lớn (từ hạ tầng cho tới sản xuất kinh doanh) sẽ khó khăn hơn trong việc giải phóng mặt bằng và thậm chí vốn sẽ đội lên nhiều lần khi chi phí bất ngờ tăng theo kết quả đấu giá. Hiệu ứng dây chuyền này có thể xảy ra cho cả thị trường và các phân khúc khác, như các dự án chung cư ở trung tâm Hà Nội sẽ tăng giá mạnh. Các dự án liền thổ có thể tăng ở mức cao. Những sự biến động này sẽ gây ra bất ổn cho thị trường bất động sản trong ngắn hạn. Cảm ơn ông. DUY QUANG (thực hiện) THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH YÊU CẦU: Xử nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá để trục lợi Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường và xử lý, ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường. Người dân chờ đợi đấu giá đất ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức - Hà Nội TĂNG TRÊN 800 TRIỆU ĐỒNG/LÔ SO VỚI LÚC TRÚNG ĐẤU GIÁ Từ đại lộ Thăng Long theo đê Tiền Lệ đi chừng 2km chúng tôi có mặt ở khu đất 19 lô đấu giá thuộc thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức). Khu đất có giá trúng từ 91,3 - 133,3 triệu đồng/m2, lập kỷ lục giá đất mới, khiến người dân địa phương ngỡ ngàng. Từ trên đê Tiền Lệ có đường bê tông dẫn vào khu đất. Theo quan sát, một mặt khu đất giáp với khuôn viên trường Mầm non Tiền Yên B. Phía trước và phía sau khu đất có hồ điều hòa. Trong khu đất đã được xây dựng hạ tầng với đường bê tông, cột nước, hộp điện và khu công viên. Khu đất đấu giá nằm cạnh thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên). Tiến vào sâu vài trăm mét có trường Tiểu học, Trung học cơ sở Tiền Yên, Trạm Y tế và UBND xã Tiền Yên và chợ dân sinh. Theo người dân tại thôn Tiền Lệ, cách đây khoảng 6 tháng, nhiều văn phòng giao dịch bất động sản như HPL Land, Hồng Phát Land... đã về đây mở văn phòng. Có mặt tại đây hôm qua, các thửa đất sau đấu giá đã được cắm nhiều bảng hiệu của các văn phòng bất động sản. Dân môi giới đất dựng ô, kê bàn ghế ngồi túc trực chờ khách đến để tư vấn. Qua số điện thoại tư vấn được treo tại đây, chúng tôi được một nhân viên tư vấn cho hay, văn phòng công ty có sở hữu vài lô đất ở các vị trí khác nhau. Theo tư vấn, giá từng lô khác nhau phụ thuộc vào vị trí. Theo đó, có lô tăng từ 200 đến 250 triệu đồng so với lúc trúng đấu giá. Các lô góc hiện tăng từ 7 đến 9 triệu đồng/m2 so với giá trúng đấu giá. Đơn cử, lô đất LK 04-09 có diện tích 91,6m2, đang được giao bán 130 triệu đồng/ m2, tăng gần 9 triệu/m2 (tức là tăng hơn 800 triệu đồng/lô), so với giá trúng đấu giá ngày 20/8. Người rao bán khẳng định, chắc chắn giá đất sẽ tiếp tục lên trong những ngày tới và cam kết sau khi mua, văn phòng sẽ nhận ký gửi lại và bán với giá chênh lệch, cao hơn. GIÁ ĐỀN BÙ CHỈ 975 NGHÌN ĐỒNG/M2 Chúng tôi tìm vào thôn Tiền Lệ gặp Trưởng thôn Nguyễn Trọng Hà để hỏi về hạ tầng khu vực này. Ông Hà cho biết, thôn Tiền Lệ có 4.000 người, trong đó có hơn 90% người dân làm nông nghiệp. Trong thôn chủ yếu người địa phương, ít có người từ nơi khác về đây sinh sống vì không khu công nghiệp, trường đại học. Nếu lấy khu đất đấu giá này làm tâm, thì cách khoảng từ 3-6km có các khu đô thị vây quanh như khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Bắc An Khánh, khu đô thị Lideco… Theo ông Hà, cách đây vài năm, những lô đất có vị trí đẹp, ở mặt đường, thuận tiện buôn bán trong thôn Tiền Lệ có giá cao nhất chỉ khoảng 25-30 triệu đồng/m2. Đến khi có thông tin về dự án đường Vành đai 4 đi qua, giá đất tăng đột ngột. Những mảnh đất đẹp, giá được đẩy cao, lên đến 70 triệu/m2, còn trung bình khoảng 30-40 triệu/ m2. “Những nhà có nhiều đất, họ cắt ra để bán cho những người đầu tư. Giao dịch như thế cũng nhiều, mua đi bán lại, còn những người mua để ở thì ít. Thực ra, người có nhu cầu ở là chưa có, mà thực chất là đầu tư là chính”, ông Hà cho hay. Ông Hà và người dân tại đây tỏ ra rất bất ngờ vì giá đất khu vực đấu giá đẩy lên cao đến như vậy. Bởi, khu vực đấu giá ở thôn Lòng Khúc khi có mưa nước thường chảy dồn về ngập, vùng này trũng. Hiện nay, khu vực này đã được tôn lên cao bằng mặt đường dẫn vào. Lúc thu hồi, người dân có đất tại đây được đền bù với giá 975 nghìn đồng/m2. THÀNH ĐẠT - NGUYỄN HẢI Liệu giá có tiếp tục tăng? Các văn phòng giao dịch bất động sản trưng biển rao bán, cam kết giá đất tại đây tiếp tục tăng Khu đất 19 lô đấu giá thuộc thôn Lòng Khúc xã Tiền Yên (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội), có giá trúng từ 91,3 - 133,3 triệu đồng/m2 nằm sát đường Vành đai 4 đang thi công, cách đại lộ Thăng Long chừng 2km và cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 20km. “Khi nghe tin đất đấu giá cao nhất được trả 133 triệu đồng/m2, người dân cũng hỏi, tại sao thu hồi chỉ có gần 1 triệu đồng mà đấu giá lên cao thế. Tôi chỉ biết là nhà nước ra mức đấu giá ban đầu là 7,3 triệu đồng. Còn bị đẩy giá lên cao thế thì tôi không biết, vì khu này chả có khu công nghiệp, đường sá chưa có, giao thông cũng không thuận tiện”. Ông NGUYỄN TRỌNG HÀ, Trưởng thôn Tiền Lệ Về quy trình nộp tiền trúng đấu giá đất, trong 30 ngày người trúng đấu giá phải nộp 50% giá trị thửa đất, nếu chưa nộp sẽ bị tính phạt chậm muộn; trong 90 ngày nộp 100% giá trị thửa đất. Nếu chậm nộp trong 120 ngày, phía tài nguyên môi trường sẽ ban hành quyết định hủy quyết định trúng đấu giá. Toàn bộ tiền cọc sẽ bị mất nhưng phần nộp thêm sẽ được hoàn trả lại cho người đó.

6 KHOA GIÁO n Thứ Năm n Ngày 22/8/2024 Chị N.T.D (44 tuổi, ở xã Nam Hà, huyện Tiền Hải) chia sẻ, con chị là P.H.D khi thi xong, cháu ước chừng Toán (7 điểm), Văn (6 điểm), còn Tiếng anh không đối chiếu. Khi công bố điểm lần đầu, cả nhà mừng cháu đạt tổng 36,9 điểm (Toán: 8,5; Văn: 7,75) chênh lệch điểm không nhiều với dự tính nên không bất ngờ. Tuy nhiên, ngày 20/8 Sở GD&ĐT Thái Bình công bố điểm sau thanh tra, cả nhà vội lên website Cổng thông tin tuyển sinh của Sở để tra cứu lại thì hụt hẫng vì tổng điểm của cháu giảm 9 điểm, từ 36,9 xuống còn 27,9 điểm. Ban đầu, với số điểm 36,9, P.H.D đỗ nguyện vọng 1 vào Trường THPT Nam Tiền Hải, một trong những trường top đầu của tỉnh. Tuy nhiên, kết quả sau thanh tra, cháu từ đỗ thành trượt. “Tra cứu điểm xong, hai mẹ con lẳng lặng lên phòng, không ai nói câu gì. Cháu sống tình cảm và tâm lý nên vợ chồng tôi lo lắng cháu sẽ suy sụp, cả đêm hai vợ chồng không ngủ được. Nếu ngay từ đầu, công bố cháu trượt thì đỡ ảnh hưởng, cháu có lựa chọn nguyện vọng 2. Tôi mong muốn được cơ quan có trách nhiệm giải thích rõ ràng và có phương án xử lý để các cháu ổn định tâm lý, bởi lỗi này không phải do học sinh hay phụ huynh”, chị N.T.D nói. Tương tự, anh N.V.N (ở xã Nam Hà, huyện Tiền Hải) tỏ ra bức xúc vì kết quả điểm của con gái anh sau thanh tra từ đỗ thành trượt. Nam phụ huynh chia sẻ, điểm thi ban đầu của con gái anh đạt 26,8 điểm đỗ nguyện vọng 1 vào Trường THPT ở huyện Kiến Xương, cách nhà 11km. Con gái anh đã tới trường nhận lớp, mua sách vở, đồ dùng học tập. Gia đình cũng đã tới trường họp phụ huynh cho con trước ngày khai giảng và vay mượn tiền mua cho cháu chiếc xe đạp điện (trị giá 18 triệu đồng) để cháu đi học xa đỡ vất vả. Tuy nhiên, ngày 20/8 con gái xem lại điểm do Sở vừa công bố, cháu không nói được bao nhiêu điểm mà chỉ khóc và bảo trượt rồi. “Tôi sốc, nhìn con gái hụt hẫng, khóc vì từ đỗ thành trượt mà không biết làm sao. Vợ chồng tôi làm nông, không có điều kiện, giờ cũng chưa biết phải cho con học trường nào”, anh N.V.N nói. Còn chị Đ.T.C (ở TP Thái Bình) bức xúc, điểm của con trai chị sau phúc khảo giữ nguyên 29 điểm nhưng vẫn từ đỗ thành trượt vì nhiều thí sinh khác sau phúc khảo điểm cao hơn và được vào Trường THPT Lê Quý Đôn. Nữ phụ huynh tỏ ra bức xúc vì theo chị, gia đình và con trai chị chỉ là nạn nhân. Kết quả phúc khảo, con trai chị trượt khiến cả gia đình lo lắng và chưa có phương án cho cháu học ở đâu. Chị O (ở huyện Tiền Hải) bức xúc, con gái chị đã nhận lớp Trường THPT Đông Tiền Hải, mua sách vở và đóng một số khoản tiền đầu năm. Nay cháu báo trượt, cả nhà sốc và rất hoang mang bởi cánh cửa vào trường THPT công lập đã khép lại. Chị O chia sẻ, gia đình chưa có kế hoạch mới nhưng nếu phải học trường tư thục ở xa nhà, gia đình rất lo lắng bởi con sống xa nhà, gia đình khó quản lý, giám sát, chăm sóc. Chị bày tỏ mong muốn các trường công lập có thể mở thêm lớp để các trường hợp như con chị có thể tiếp tục được học trường công lập, giảm áp lực cho phụ huynh là công nhân, nông dân. NGUYỄN HOÀN Từ sáng sớm qua, hàng trăm phụ huynh ở phường Tây Mỗ đến cổng trường Tiểu học Tây Mỗ 3 để yêu cầu nhà trường làm rõ về thông tin tuyển sinh năm học 2024-2025 bởi đây là ngôi trường khang trang, hiện đại mới thành lập nhưng đã kín chỗ. Anh L.N có nhà ở chung cư sát trường học cho rằng, hằng ngày con anh phải đi học ở một trường tiểu học cách nhà 5 cây số vừa bụi, nhiều xe tải nguy hiểm. Thầy cô ở trường động viên con và gia đình cố hết năm học chờ trường mới xây tuyển sinh. Thế nhưng, chờ mãi đến giờ này không có bất kỳ thông báo nào về việc nhà trường sẽ tuyển học sinh gần nhà. Nhiều phụ huynh trực tiếp đến trường hỏi mới biết, nhà trường đã tuyển đủ và chuẩn bị khai giảng năm học mới. Trước tình cảnh hàng trăm phụ huynh tụ tập đông đúc trước cổng trường, sáng qua, lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm cùng đại diện Phường Tây Mỗ đã mời phụ huynh vào hội trường trao đổi. Tại đây, phụ huynh được phát phiếu nguyện vọng xin chuyển trường cho con. Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm có báo cáo gửi Sở GD&ĐT về sự việc, trong đó khẳng định, thời điểm này Trường tiểu học Tây Mỗ 3 đã tuyển đủ chỉ tiêu cho năm học mới. Đây là trường công lập được tách ra từ trường Tiểu học Tây Mỗ và dành cho con em trên địa bàn phường. “Sau khi chia tách các lớp 2,3,4,5 và tuyển mới lớp 1 thì tổng số học sinh của trường Tiểu học Tây Mỗ 3 hiện có 30 lớp với 1.111 học sinh. Với số lượng và sĩ số học sinh như hiện nay đã vượt chỉ tiêu so với quy định là mỗi trường 30 lớp với tối đa 1.050 học sinh”, theo Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm. Cũng theo Phòng GD&ĐT, chủ trương của Quận Nam Từ Liêm là phấn đấu đưa trường Tiểu học Tây Mỗ 3 sớm trở thành trường chất lượng cao nên cần phải duy trì sĩ số học sinh đạt chuẩn theo quy định. Tất cả học sinh (lớp 2,3,4,5) được tách từ trường Tiểu học Tây Mỗ và tuyển mới lớp 1 đều thuộc đối tượng học sinh trên địa bàn phường Tây Mỗ theo đúng tuyến tuyển sinh quy định đó là gồm các tổ 7, 8, 9, 10, 11, 12 và tòa nhà chưa phân tổ thuộc khu đô thị Vinhomes Smart City phường Tây Mỗ. Toàn bộ học sinh lớp 1 được tổ chức tuyển sinh theo đúng quy định. Các trường hợp không nộp hồ sơ theo thời gian quy định coi như không có nhu cầu. Phòng GD&ĐT cho biết, đơn vị phát mẫu đơn để cha mẹ học sinh đăng ký, đơn vị tiếp nhận thông tin, tổng hợp thông tin, phân loại đối tượng, thống kê số lượng, báo cáo lãnh đạo và tham mưu phương án giải quyết theo các quy định hiện hành. Liên quan đến sự việc phụ huynh quây trường, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị, Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm tham mưu lãnh đạo quận nghiên cứu, tổ chức phương án phân luồng, phân tuyến bảo đảm quyền lợi học tập chính đáng của học sinh theo đúng quy định, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho con em mình bước vào năm học mới 2024-2025. HÀ LINH Một ngày sau khi Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình công bố điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 sau thanh tra, nhiều phụ huynh tỏ ra bức xúc, hoang mang, nhiều người mất ăn mất ngủ vì con em họ từ đỗ thành trượt, chưa có định hướng học tập mới. Hôm qua (21/8), khoảng 400 phụ huynh “quây” Trường tiểu học Tây Mỗ 3, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) để “đòi” quyền lợi cho con học tập tại ngôi trường mới xây dựng. Trường THPT Nam Tiền Hải (Thái Bình) - một trong những trường có học sinh “đỗ thành trượt” trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua Hàng trăm phụ huynh có mặt tại Trường tiểu học Tây Mỗ 3, Hà Nội sáng qua KHUẤT TẤT ĐIỂM THI Ở THÁI BÌNH: Nỗi niềm học sinh thi đỗ thành trượt Lãnh đạo phòng Giáo dục nói gì? CHUYỆN HÔM NAY Theo đó, điểm chuẩn mới (điểm chuẩn được cập nhật lại sau khi được thực hiện hồi phách chuẩn) xét tuyển đợt 1, tại Hội đồng tuyển sinh Trường THPT Chuyên Thái Bình, có 15 thí sinh từ trượt thành đỗ; 15 thí sinh từ đỗ thành trượt. Điểm chuẩn mới tại hội đồng tuyển sinh các trường THPT công lập có 237 thí sinh từ trượt thành đỗ; 243 thí sinh từ đỗ thành trượt. “Khóc” là cụm từ thể hiện đúng nhất trạng thái của những em học sinh bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu có một không hai trong lịch sử khoa cử của tỉnh Thái Bình từ trước đến nay. Những em đã được công bố đỗ chuẩn bị vào năm học mới bỗng trở thành trượt không thể không khóc. Những em trượt thành đỗ đã khóc từ khi kết quả thi được thông báo lần đầu. Khóc vì phía trước các em không biết sẽ phải đối diện với bao nhiêu câu hỏi của bạn bè đồng trang lứa. Những em đang đỗ bỗng nhiên thành trượt vì bao nhiêu hồ nghi mà chính bản thân các em cũng không thể trả lời. Phía trước rất có thể là một khoảng tối thăm thẳm bởi những lời bàn tán xung quanh bủa vây, nó sẽ nuốt một phần ánh sáng trong tâm hồn non nớt tuổi trăng tròn. Sự tắc trách sai trái của người lớn khiến học sinh phải gánh chịu. Tuổi 14 – 15, các em đang từng bước trải nghiệm bài học khắc nghiệt của cuộc sống về lòng tin, lòng tự trọng. Nghe những lời kết luận của Thanh tra tỉnh Thái Bình về sai sót trong việc hồi phách bài thi tự luận của Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình không khỏi phẫn uất về sự tắc trách của chính những người thầy, cô đang đứng lớp hoặc từng đứng lớp để giảng dạy học trò. Sự tắc trách của họ là đang coi thường những hy vọng, cố gắng của chính học sinh, thế hệ trẻ mà họ đang giảng dạy. Chưa vội bàn việc có hay không tiêu cực thi cử, nhìn bề nổi của sự việc đã có thể thấy, những thầy, cô như vậy không đủ tâm và tầm để đứng trên bục giảng. Kì thi vào lớp 10 luôn là kì thi khốc liệt đối với mỗi học sinh ở các địa phương hiện nay. Thế nhưng chỉ bằng những hành động đơn giản, vô ý đến mức vô lí, những người cầm cân nảy mực trong cuộc thi đã tước đoạt quyền được học, được biết điểm thi đúng năng lực của học sinh để rồi, các em trở thành những nạn nhân bất đắc dĩ, dở khóc, dở cười. Phía trước những nhà giáo đảm nhận công việc hồi phách không chỉ là hàng vạn con mắt săm soi từ dư luận xã hội mà họ còn phải đối diện với chính các em học sinh, phụ huynh. “Nét chữ nết người”, bài học vỡ lòng của mỗi đứa trẻ khi bước vào môi trường giáo dục được các thầy cô cầm tay uốn từng nét chữ với hy vọng hình thành nên nếp nghĩ cẩn thận, chỉn chu. Nhưng bài học đó, những người thầy người cô kia đã quên. Quy chế chấm thi vốn không có mắt nên không sai, chỉ có con người tự cho mình quyền làm sai quy chế. Sự cắn rứt lương tâm sẽ là “bản án” đắt giá nhất mà những nhà giáo này sẽ phải chịu suốt thời gian còn lại của cuộc đời. N.H Khóc - cười, đỗ - trượt TIƒP THEO TRANG 1 VỤ HÀNG TRĂM PHỤ HUYNH “QUÂY” TRƯỜNG ĐÒI CHỖ HỌC: Ngày 21/8, UBND tỉnh Thái Bình quyết định gia hạn thời gian tạm đình chỉ công tác (lần 2) đối với ông Nguyễn Viết Hiển – Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm học 2024-2025 tại tỉnh Thái Bình để phục vụ công tác thanh tra liên quan tới việc làm sai lệch điểm thi của 1.589 thí sinh.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==