Tiền Phong số 226

THỨ BA 13/8/2024 SÕ 226 0977.456.112 Lớp học có 35 học sinh vẫn là mục tiêu của nhiều trường tại Hà Nội ẢNH: PV TRANG 6 nỗi lo đầu năm học NGỔN NGANG Cụm Di tích Ba Đình, nơi tìm về của mỗi người dân Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với người dân và du khách quÕc tế tại Quảng trường Ba Đình, sáng 12/8 ẢNH: NGUYỄN MINH TRANG 2 Bài 1: Hà Nội và giấc mơ 35 học sinh/lớp TRANG 3 Rà soát nhóm lợi ích trong xây dựng luật TRANG 8 + 9 Vu lan không sa đà cầu cúng, đÕt vàng mã Chặn đầu cơ CHUYỆN HÔM NAY Phiên đấu giá 4 lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TPHCM) ngày 10/12/2021 với mức cao nhất lên tới gần 2,5 tỷ đồng/m2, gấp 8,3 lần giá khởi điểm đã để lại nhiều hệ lụy mà đến nay vẫn chưa thể giải quyết xong. XEM TIƒP TRANG 12 n DUY QUANG Đi để trưởng thành TRANG 7 TRANG 14 + 15 Tri ân anh hùng liệt sĩ tàu không sÕ

2 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 13/8/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG DUÕNG n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA LET - Đến thời điểm này mới chân thực thông báo với Mõ một thông tin… - Mào đầu kiểu đó chắc là làng gặp phải vấn đề nghiêm trọng? - Nói thật với Mõ, hôm qua hội đồng làng kiểm đếm lại nguồn chi, giật mình vì ngân khố của làng chỉ còn những đồng bạc cuối cùng… - Sao làng để đến mức ấy? - Chủ quan! Hội đồng làng tự tin nguồn để lại có thể chi tiêu thoải mái đến hết nhiệm kì. Việc này phải kiểm điểm nghiêm khắc kế toán chi. Đó là chuyện sau này. Còn giờ, cậy Mõ hiến kế giúp làng tìm nguồn bổ sung, còn không giờ đến cuối năm là làng phải án binh, bất động… - Khó quá! Quả là nan đề. Đất cát, sông hồ san lấp phân lô, bán nền hết. Nhìn trước ngó sau chả thấy tiềm năng, tiềm lực đâu nữa cả… - Đừng kêu khó thế mà, Mõ! Xin Mõ mau mau động não giúp làng! - Mõ có cách này. Hội đồng làng tham vấn cho trưởng làng ra quyết định tổ chức lễ hội. Có lễ hội là khách đổ về. Có khách dạt dào là làng có nguồn thu. - Nhưng thuần nông như làng ta thì lấy đâu ra đặc sản để hấp dẫn du khách. Chỉ là gạo lúa, sắn khoai, gà vịt? - Không sao! Làng cứ mạnh dạn đặt tên cho lễ hội thật kêu, thật hót. Kiểu như, lễ hội bào ngư, lễ hội hải sâm, vi cá mập, lễ hội gà, cá, trâu, bò chuẩn tiến vua… - Mõ bị làm sao thế? Làng ta tìm đâu ra những thứ đó? - Có sao đâu. Cứ chọn được tên lễ hội thật oách là du khách ùn ùn kéo về. - Có nơi nào đánh liều làm thế chưa? - Rồi! Có một lễ hội quảng bá 120 món tôm hùm, nhưng du khách đến chả thấy con tôm hùm nào cả… - Có tiền lệ rồi thì làng tổ chức cũng đỡ day dứt, ăn năn nhề… MÕ LÀNG Có tiền lệ rồi, làm thôi! TIN Trà Vinh tổ chức Festival 100 năm Dừa sáp Chiều 12/8, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức họp báo thông tin về Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu Lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024. Ông Lê Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, đây là sự kiện đặc biệt, lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh, có sự tham gia của các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL. Sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của dừa sáp và khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm đưa các sản phẩm chế biến từ dừa sáp ra thị trường thế giới, kết nối cung cầu, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản và du lịch. Đồng thời, tiếp tục bảo tồn, giữ gìn và phát huy Lễ hội Vu lan Thắng hội, tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa huyện Cầu Kè, đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện diễn ra từ ngày 25-31/8 tại huyện Cầu Kè, với 12 hoạt động chính, trong đó có các hoạt động nổi bật như: Chương trình khai mạc Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh; hội thảo về cây dừa sáp; trưng bày các sản phẩm đặc sản trái ngon; hội thi chế biến 100 món ăn ngon từ dừa sáp; tọa đàm “Du lịch Cầu Kè - Tiềm năng ven sông Hậu”; khai mạc Tuần lễ Vu lan Thắng hội gắn với công bố quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cũng tại sự kiện, Ban tổ chức ra mắt Bảo tàng Dừa sáp Trà Vinh, là bảo tàng tư nhân đầu tiên của tỉnh. CẢNH KỲ Hơn 96% sinh viên sử dụng Facebook Ngày 12/8, tại Trường Đại học (ĐH) Hà Nội diễn ra “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của đại diện các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội. Theo kết quả một cuộc điều tra quy mô nhỏ được Trường ĐH Hà Nội thực hiện đối với sinh viên các trường trên địa bàn Hà Nội, có 96,2% sinh viên xác nhận sử dụng Facebook; kênh Youtube (70,2%); Instagram (56,7%); Twitter (16,3%); Reddit (12,5%); 5,8% sinh viên sử dụng một số mạng xã hội khác như Tumblr, Weilo, Zalo, 9gag và Lotus. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, cho biết, Nhà trường chủ động nhắc nhở cán bộ, viên chức, người lao động và người học tỉnh táo, sáng suốt trong việc thực hiện nhiệm vụ; nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội. NGHIÊM HUÊ Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo BQL Lăng cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, BQL Lăng đã thực hiện tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ và Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. BQL Lăng đã thực hiện nhiệm vụ y tế, làm thuốc thường xuyên, làm thuốc lớn đúng quy trình, an toàn tuyệt đối. Phối hợp với các chuyên gia y tế Trung tâm Nghiên cứu y sinh Moskva (Liên bang Nga) pha chế thành công dung dịch đặc biệt BX-24 phục vụ cho nhiệm vụ y tế giữ gìn thi hài Bác. Quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thiết bị kỹ thuật Công trình Lăng an toàn, đúng quy trình; duy trì chính xác yêu cầu, quy định thông số kỹ thuật, chất lượng môi trường phục vụ nhiệm vụ y tế, thăm viếng. Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và kết quả đạt được của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ và người lao động BQL Lăng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ trong Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, thành phố Hà Nội và BQL Lăng phối hợp chặt chẽ, chủ động, nỗ lực và phát huy hơn nữa tinh thần sáng tạo, đổi mới để không gian Quảng trường Ba Đình, cùng các di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Khu tưởng niệm Anh hùng Liệt sĩ mãi là địa điểm sinh hoạt văn hóa, chính trị và là nơi tìm về của mỗi người dân Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh, công việc chăm lo, tu bổ, tôn tạo nâng tầm giá trị của cụm di tích đặc biệt này là trách nhiệm cao cả, thể hiện tình cảm cao đẹp đối với Bác Hồ kính yêu cũng như đối với truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc. BQL Lăng cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thủ tướng giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành, đơn vị và Thành phố Hà Nội chủ động, tích cực phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa với BQL Lăng. Các cơ quan, đơn vị cần giải quyết tốt vấn đề liên quan giải phóng mặt bằng khu nhà phía Nam sân cỏ Quảng trường Ba Đình; dự thảo Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thực hiện chuyển đổi số và kiện toàn Ban Chỉ đạo phối hợp hoạt động Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình… Thủ tướng nhất trí với đề xuất của BQL Lăng tiếp tục mở cửa Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại, đón đồng bào và khách quốc tế vào viếng Bác từ ngày 13/8/2024, sau khi tạm đóng cửa tiến hành tu bổ vào đầu tháng 6/2024. THỤY DU Cụm Di tích Ba Đình, nơi tìm về của mỗi người dân Ngày 12/8, chủ trì làm việc với Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (BQL Lăng) về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024 và công tác tu bổ định kỳ Công trình Lăng năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng, là nơi tìm về của mỗi người dân Việt Nam. Theo BQL Lăng, từ ngày 15/8/2023 đến ngày 31/7/2024, đơn vị đã đón tiếp gần 2 triệu lượt đồng bào và khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đón tiếp gần 14 nghìn lượt người viếng Đài Tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ. Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện với người dân và du khách quốc tế tại Quảng trường Ba Đình, sáng 12/8 ẢNH: NGUYỄN MINH

THỜI SỰ 3 n Thứ Ba n Ngày 13/8/2024 “ĐIỀU CHỈNH QUÁ TÙY TIỆN THEO TƯ DUY NHIỆM KỲ” Báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT Lê Quang Huy cho biết, dự thảo luật đã chỉnh lý quy định về khu vực đấu giá, không đấu giá khai thác khoáng sản. Qua đó, các khu vực không đấu giá, gồm khoáng sản năng lượng, phóng xạ đã được xác định trong quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; khu vực khoáng sản thuộc vành đai biên giới quốc gia. Ngoài ra còn có khu vực khoáng sản ưu tiên cấp phép thăm dò xuống sâu và mở rộng; khu vực khoáng sản được tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản; khu vực khoáng sản nhóm 4 khoanh định để cấp giấy xác nhận đăng ký khai thác cho các tổ chức… Đề cập đến việc điều chỉnh quy hoạch khoáng sản, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đây là vấn đề lớn, Luật Quy hoạch đã đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ trong việc điều chỉnh quy hoạch. “Rất nhiều trường hợp điều chỉnh quá tùy tiện theo tư duy nhiệm kỳ, có những trường hợp tiềm ẩn nguy cơ rất lớn về lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch quá dễ dàng. Cho nên, Luật Quy hoạch quy định một quy trình rất chặt chẽ để điều chỉnh quy hoạch, có cho phép điều chỉnh nhưng phải rất chặt chẽ”, ông Tùng nêu. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, trong dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 13 luật dự kiến trình Quốc hội tới đây, phải sửa đổi Luật Quy hoạch để tháo gỡ vướng mắc chung chứ không sửa riêng trong Luật Địa chất và khoáng sản. Cũng tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị dự án luật quan tâm đến việc phân nhóm quy hoạch khoáng sản để khi tổ chức thực hiện không bị vướng. Liên quan đến quy định về giám đốc điều hành mỏ, bà Thanh đề nghị rà soát lại, vì quy định như hiện nay còn định tính, không có định lượng cụ thể. “Việc vi phạm và những sai phạm trong thời gian vừa qua, cho thấy vai trò của giám đốc điều hành mỏ rất lớn, cần quy định rõ, nếu trong luật không quy định cụ thể thì giao cho Chính phủ quy định chi tiết nội dung này”, bà Thanh nêu. Liên quan đến vấn đề khai thác khoáng sản nhóm đất đá, đất sét, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, đây là nội dung mới nhằm đơn giản hóa trình tự, thủ tục hành chính so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, ông Định lo ngại về tình trạng lạm dụng việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp phục vụ các dự án, công trình quốc gia… “Cấp phép mỏ cho tư nhân, cuối cùng họ khai thác xong, mình lại đi mua với giá cắt cổ, trong khi đất của mình, mỏ của mình. Thủ tục làm rất nhanh, nhưng không cẩn thận lại lợi dụng, dùng cho công trình quốc gia thì ít mà bán ra ngoài thì nhiều, rồi phá đường, phá hạ tầng, phá môi trường”, ông Nguyễn Khắc Định cảnh báo. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải có kiểm soát và nghiên cứu để quy định về khai thác chặt chẽ hơn, yêu cầu phải theo quy hoạch, có thời hạn phù hợp với quy mô của mỏ. “Trước đây tôi làm lãnh đạo tỉnh, họ bảo anh ơi luật cho 2 năm, chúng em cấp 2 năm. Tôi bảo, tôi chỉ cấp 6 tháng, mỏ này bé tí, khai thác cát cấp cho 2 năm thì đào luôn cả lòng sông. Cho nên phải theo quy hoạch và phải theo trữ lượng, thậm chí chỉ cấp 1 tháng”, ông Định nêu. RÀ SOÁT XEM CÓ NHÓM LỢI ÍCH KHÔNG? Cùng mối quan tâm, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, việc cải cách thủ tục hành chính sẽ khắc phục được khan hiếm vật liệu để phục vụ cho các công trình cao tốc, công trình trọng điểm quốc gia. “Nếu thoáng quá thì cũng được nhưng vẫn phải có biện pháp để quản lý, tránh lạm dụng thông thoáng trong chính sách pháp luật”, nhấn mạnh điều này, ông Thanh đề nghị cân nhắc việc đưa các loại đất sét vào danh mục khoáng sản nhóm 4. Theo ông, phải có sự phân loại, bởi có những loại đất sét có giá trị kinh tế rất cao. “Ví dụ như ở Quảng Ninh, đất sét ở phường Giếng Đáy làm gốm sứ còn giá trị cao hơn cả than. Nếu không quản lý đất sét này dễ bị trà trộn, lợi dụng”, ông Thanh nói. Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, vừa qua, một số nơi xảy ra vụ án hình sự, kỷ luật cán bộ liên quan đến địa chất, khoáng sản. Điều đó cho thấy, việc cấp phép khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp trên diện tích quy hoạch là vấn đề rất quan trọng. Do đó, dự thảo luật cần phân biệt rõ từ quy hoạch, thăm dò, khai thác. Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị, khi xây dựng Luật Địa chất và khoáng sản, phải cập nhật hết tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị thể hiện qua Nghị quyết số 10 về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Đây là căn cứ vững chắc về sự lãnh đạo của Đảng, để Quốc hội cụ thể hóa ra luật này. Chủ tịch Quốc hội lưu ý, luật này phải làm chắc chắn, thận trọng, những vấn đề gì đã chín, đã rõ, được thực tế chứng minh thì sửa, còn những vấn đề gì chưa chín, chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh thì tiếp tục nghiên cứu, không vội đưa vào luật. Nhấn mạnh quy định của Bộ Chính trị về phòng chống tham nhũng tiêu cực trong xây dựng chính sách pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị rà soát thật kỹ, xem có nhóm lợi ích nào trong xây dựng dự án luật này không. “Tôi đề nghị cơ quan chủ trì - Bộ TN&MT, cơ quan thẩm tra - Ủy ban KH,CN&MT phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Ủy ban Thường vụ và trước Quốc hội trong việc soạn thảo, thẩm tra”, ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh. THÀNH NAM Sáng 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Lưu ý phải làm chắc chắn, thận trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị rà soát kỹ, xem có nhóm lợi ích nào trong xây dựng dự án luật này không. Rà soát nhóm lợi ích trong xây dựng luật Sáng 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên chuyên đề pháp luật, cho ý kiến dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Về quản lý giá thuốc, theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, một số ý kiến đề nghị làm rõ quy định kê khai giá bán buôn dự kiến vì quy định này không có ý nghĩa về mặt quản lý nhà nước, làm tăng gánh nặng thủ tục hành chính. Có ý kiến đề nghị làm rõ việc tạo ra quyền thẩm duyệt, quyền thẩm định về giá thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các cơ quan quản lý nhà nước. Thường trực Ủy ban Xã hội thống nhất với Bộ Y tế, do thuốc là mặt hàng đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và an ninh y tế, quản lý giá thuốc cần có sự vào cuộc và điều tiết của Nhà nước để thuốc đến tay người dân “có chất lượng với giá hợp lý”. Do đó, Luật Dược hiện hành đã quy định biện pháp kê khai giá bán buôn thuốc dự kiến nhằm hạn chế việc tăng giá bán buôn thuốc qua mỗi khâu trung gian, từ cơ sở sản xuất đến cơ sở kinh doanh dược và đến cơ sở tiêu dùng. Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, phải làm rõ trách nhiệm của cơ sở kinh doanh khi công bố giá và của cơ quan quản lý cảnh báo về giá bán thuốc. Giá bán ở các nhà thuốc phải thống nhất, không thể cùng một loại thuốc nhà thuốc A bán giá này, nhà thuốc B bán giá khác. Theo Chủ tịch Quốc hội, hiện nay, vấn đề dân quan tâm nhất là chất lượng thuốc. “Tôi cũng phát biểu một lần ở thảo luận tổ là đừng để người dân tiền mất tật mang vì quảng cáo thuốc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Làm sao để dân sử dụng thuốc an toàn, ngành Y tế phải kiểm soát được chất lượng thuốc”, Chủ tịch Quốc hội nêu. LUÂN DŨNG Hạn chế tăng giá bán buôn thuốc qua mỗi khâu trung gian “Tôi đề nghị cơ quan chủ trì - Bộ TN&MT, cơ quan thẩm tra - Ủy ban KH,CN&MT phải chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Ủy ban Thường vụ và trước Quốc hội trong việc soạn thảo, thẩm tra”. Chủ tịch Quốc hội TRẦN THANH MẪN “Trước đây tôi làm lãnh đạo tỉnh, họ bảo anh ơi luật cho 2 năm, chúng em cấp 2 năm. Tôi bảo, tôi chỉ cấp 6 tháng, mỏ này bé tí, khai thác cát cấp cho 2 năm thì đào luôn cả lòng sông. Cho nên phải theo quy hoạch và phải theo trữ lượng, thậm chí chỉ cấp 1 tháng”. Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH

4 XÃ HỘI n Thứ Ba n Ngày 13/8/2024 Theo dự thảo bảng giá đất do Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TPHCM ban hành, giá đất sắp tới tại TPHCM sẽ tăng phổ biến từ 1020 lần so với bảng giá đất hiện hành, một số vị trí tại huyện Hóc Môn tăng đến 51 lần, còn lại 1 quận và 4 huyện có mức tăng giá trên 30 lần. Phát biểu tại hội nghị, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng dự thảo bảng giá đất chưa phù hợp với tình hình thực tế. Dự thảo này tạo áp lực tài chính lớn, đặc biệt với người dân đang có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất ở để con cái xây nhà, an cư. Các hộ gia đình, cá nhân đang hoặc chuẩn bị thực hiện các thủ tục đăng ký đất đai sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn nếu áp dụng bảng giá đất mới ngay lập tức. Chưa kể, bảng giá đất tăng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Người đang muốn bán thì không bán nữa để chờ giá tiếp tục tăng. Giá đất tăng khiến chi phí vốn đầu vào tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư dự án, bóp nghẹt động lực đầu tư của doanh nghiệp. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho biết, hiện chỉ có duy nhất TPHCM công bố thông tin về dự thảo bảng giá đất điều chỉnh áp dụng từ 1/8 đến 31/12. Ông Châu cho rằng Sở TN&MT hiểu quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 chưa đúng. Theo ông Châu, nội dung khoản 1 điều 257 Luật Đất đai 2024 là bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 và cả hệ số điều chỉnh giá đất theo quy định tại Nghị định 44 và Nghị định 45 là được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết thì UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế. Ông Châu đề nghị Sở TN&MT nên thực hiện theo quy định, là bảng giá đất cũ tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Sở này nên tập trung xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố, áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định tại khoản 3 Điều 159 và tại phần đầu của khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024. Nếu trường hợp cần thiết theo quy định tại phần cuối của khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024, ông Châu kiến nghị cơ quan soạn thảo đề xuất UBND TPHCM ban hành bảng giá đất điều chỉnh trên cơ sở tích hợp các quy định. Từ đó, tiếp tục thực hiện cơ chế tính tiền sử dụng đất theo bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất theo các quyết định hiện hành, áp dụng từ ngày 1/8 đến 31/12/2025. Vì vậy, HoREA đã có văn bản đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét giải thích luật đối với nội dung khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 để các địa phương thống nhất cách hiểu, dễ thực thi và để người dân yên tâm, có thêm thời gian 1,5 năm để chuẩn bị tài chính và thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ, sổ hồng. DUY QUANG Luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư TPHCM) hiện tại, TPHCM chưa có bảng giá đất mới thay thế thì phải áp dụng bảng giá cũ và cơ quan thuế phải giải quyết thủ tục hành chính cho dân. Việc dừng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan thuế là chưa phù hợp. Dự thảo bảng giá đất mới tạo áp lực tài chính lớn cho người dân ngoại thành TPHCM Nhiều lo ngại Chiều 12/8, Ban thường trực MTTQ Việt Nam TPHCM chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM. Ghi nhận của PV Tiền Phong tại 68 thửa đất thuộc xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho thấy, một số công ty bất động sản đã xuất hiện và có nhân viên tại đây. Trao đổi với PV Tiền Phong, một môi giới tên H. cho biết, chị quê ở Hải Dương, là người trúng lô đất đấu giá hơn 100 triệu/m2 - lô đất giá trúng cao nhất vừa qua. Ngoài ra, gia đình chị còn trúng 5 lô đất khác phía mặt sau với giá khoảng 52 triệu đồng/m2. Chị H. khẳng định: Đây là giá trị thực, không có chuyện đẩy giá lên cao rồi rút cọc. Nói xong, chị H. chỉ tay vào các ô đất trên bảng quy hoạch, toàn bộ thông tin về vị trí, diện tích, giá trúng đấu giá đều ghi rõ ràng. “Với mỗi lô đất sẽ bán đúng giá trúng đấu giá cùng tiền chênh khoảng 200-250 triệu đồng/lô, tùy vị trí và thương lượng với người trúng đấu giá”, chị H. nói. Một môi giới của Công ty BĐS Trọng Hoàng giải thích thêm, lý do giá đất khu vực này cao bởi quanh đây là trục đường thuận lợi, có đường đi qua cả huyện Chương Mỹ, quận Hà Đông. Ngoài ra, phía đối diện đang có dự án sinh thái nên đầu tư chắc chắn sinh lời. Một số lô đất phía trong giá khoảng 55 triệu đồng/ m2 đều đã bán hết cho người trong làng. “Một điểm lợi nữa là đất ở đây được xây dựng mật độ 100%, 5 tầng”, nhân viên môi giới thông tin. NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI THAO TÚNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Về câu hỏi có hay không việc “nâng giá” rồi bỏ cọc nhằm làm tăng giá đất chung của khu vực khi cập nhật bảng giá đất, chuyên gia pháp lý bất động sản Nguyễn Văn Đỉnh khẳng định, việc này không ảnh hưởng đến bảng giá đất. Bởi Nhà nước ban hành bảng giá đất hàng năm dựa trên giá đất trung bình ổn định chứ không phải trong trạng thái biến động. “Bảng giá đất căn cứ theo giá một thời gian dài, phạm vi rộng chứ không phải cục bộ”, ông Đỉnh thông tin. Về vấn đề này, luật sư Mai Anh Hiếu (Văn phòng Luật sư Kết Nối, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, theo Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 của Chính phủ quy định xác định giá khởi điểm bằng nhân hệ số K (hệ số điều chỉnh giá đất) của địa phương nhân với giá trong bảng giá đất. Đối chiếu với khu vực Thanh Oai, giá khởi điểm sẽ thấp, từ 8,5 triệu đồng/ m2 đến gần 13 triệu đồng/m2. Luật sư Hiếu cho biết, theo quy định hiện hành, người tham gia đấu giá phải đặt trước từ 5 - 20% giá khởi điểm (sau khi trúng đấu giá chuyển thành tiền đặt cọc). Do giá khởi điểm thấp nên có thể xảy ra tình trạng bỏ cọc, gây hệ lụy rất lớn về lãng phí, chậm tiến độ, uy tín. Để hạn chế tình trạng này, cần phải tách biệt giữa tiền đặt trước và tiền đặt cọc. Theo đó, ngay sau khi trúng đấu giá, người đấu phải nộp ngay từ 20-30% tiền cọc (theo giá trúng đấu giá) cùng với số tiền đặt trước. Số tiền này sẽ được trừ khi người trúng đấu giá nộp tiền vào ngân sách. Trường hợp không nộp tiền cọc, cần hủy kết quả đấu giá của người đó, đồng thời chọn người có mức giá cao thứ hai. Những người này, nếu không nộp tiền cọc thì đương nhiên sẽ mất tiền đặt trước. Người thứ 2 không nộp thì chọn người thứ 3, thứ 4... “Khi đã xác định đấu giá để sử dụng đất, bao giờ người tham gia cũng chuẩn bị sẵn tiền, chứ không thể nói không có. Nếu anh từ chối, thì đa phần là đầu cơ, thổi giá ăn chênh lệch”, luật sư Hiếu phân tích. Luật sư Hiếu cho rằng, cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin khách quan, đầy đủ về tình hình giá nhà, đất để giảm các thông tin nhầm lẫn và sai lệch. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát để ngăn chặn các hành vi thao túng thị trường bất động sản, đảm bảo sự công bằng. Ngoài ra, Nhà nước cần xem xét, sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng xử lý đối với hành vi bỏ cọc đấu giá và có dấu hiệu thao túng. Bởi đây là hành vi gây rối trật tự, ảnh hưởng xấu đến an ninh kinh tế. “Mỗi cuộc đấu giá phải tốn nhiều thời gian, chi phí nhưng chỉ hành vi một người đã gây ảnh hưởng đến rất nhiều người. Vì thế, phải xử lý hình sự mới đủ sức răn đe”, luật sư Hiếu góp ý. TRẦN HOÀNG - THANH HIẾU Chuyên gia đề xuất, Nhà nước cần xem xét, sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng xử lý đối với hành vi bỏ cọc đấu giá và có dấu hiệu thao túng. Bởi đây là hành vi gây rối trật tự, ảnh hưởng xấu đến an ninh kinh tế. Khu vực đất trúng đấu giá cao ở xã Thanh Cao (Thanh Oai) ẢNH: TRẦN HOÀNG TRÚNG ĐẤU GIÁ ĐẤT CAO BẤT THƯỜNG Ở HUYỆN THANH OAI (HÀ NỘI): Ông Nguyễn Anh Quân (nhà đầu tư BĐS lâu năm) nhận định, huyện Thanh Oai là khu vực ít quy hoạch, chưa phát triển hạ tầng, dịch vụ như các huyện khác. Do đó, với giá đất Thanh Cao đấu giá lên đến 100,5 triệu đồng/m2 rất có thể sẽ tạo “sốt đất” trong thời gian tới. Ông Quân nhận định, hiện các luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực sẽ khiến cho nhà đầu tư nóng lòng đặt chỗ chờ bất động sản tăng giá. Có bỏ cọc, thao túng giá? DỰ THẢO GIÁ ĐẤT TẠI TPHCM TĂNG 10-51 LẦN:

KINH TẾ 5 n Thứ Ba n Ngày 13/8/2024 NHIỀU NƠI GIÁ TĂNG BẤT THƯỜNG Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy, giá chào bán căn hộ chung cư bình quân toàn thị trường có xu hướng tăng từ cuối năm 2023 đến thời điểm hiện tại, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM. Nhà ở riêng lẻ và đất nền, giá giao dịch cũng có xu hướng tăng. Nguyên nhân được cho là giá chung cư tăng cao và nguồn cung khan hiếm khiến giá bán ở phân khúc này tăng mạnh. Từ đầu năm đến nay, tại Hà Nội đã diễn ra những cơn “sốt giá” chung cư. Theo đó, giá nhà chung cư tại vùng ven phía Tây, Tây Nam, phía Đông của TP Hà Nội tăng từ 17 - 25% so với đầu năm. Chung cư đã qua sử dụng giá rao bán cũng tăng trong vòng 3 năm nay. Một căn hộ chung cư 54 m2 tại Vinsmart (Nam Từ Liêm, Hà Nội) được chào bán gần 3 tỷ đồng, tăng 400 triệu đồng so với năm 2023, tăng gần 700 triệu đồng so với năm 2022. Không chỉ chung cư, nhiều phân khúc bất động sản khác như nhà đất, biệt thự, liền kề cũng tăng giá. Nhà trong ngõ ở trung tâm Hà Nội hiện tại giá tăng 5-15% so với cuối năm ngoái. Một căn nhà 4 tầng, đầy đủ nội thất, có diện tích 35 m2 tại phố Nam Dư (quận Hoàng Mai) được bán với giá 4,7 tỷ hồi đầu tháng 5 nhưng đến nay, căn này được bán lại với giá 6 tỷ đồng. Như vậy, chỉ hơn 2 tháng, giá của căn nhà này đã tăng tới hơn 1 tỷ đồng. Điều đáng nói, căn nhà nằm trong ngõ rộng khoảng 4 mét, chứ không phải nằm trên mặt phố. Trong khi đó, biệt thự, liền kề đã lập mặt bằng giá mới, trung bình lên tới 178 - 188 triệu đồng/m2. Tương tự, giá trúng đấu giá đất nền tại các huyện vùng ven Hà Nội cũng tăng so với cuối năm 2023. MỖI BỘ ĐỀU CÓ CHÍNH SÁCH, CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT Trao đổi với PV Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, theo điều 34, Nghị định 96 quy định cụ thể một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản, Bộ Xây dựng sẽ căn cứ vào chỉ số giá, số lượng giao dịch bất động sản và các chỉ số, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội thuộc các ngành, lĩnh vực khác liên quan (hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ) để đánh giá tình hình thị trường bất động sản và đề xuất thực hiện điều tiết thị trường. Nghiên cứu, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình và đề xuất thực hiện các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản được cơ quan chức năng thực hiện khi: Chỉ số giá giao dịch bất động sản (nhà đất, căn hộ, đất nền) tăng hoặc giảm quá 20% trong 3 tháng; Thị trường bất động sản có biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội. Biện pháp điều tiết thị trường bất động sản sẽ được đưa ra trong 15 ngày khi biến động giá thị trường xảy ra. Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh tổng hợp, đánh giá tình hình thị trường và đưa ra biện pháp điều tiết. Đồng thời, bộ này cũng sẽ: Đề xuất Chính phủ ban hành biện pháp điều tiết thị trường bất động sản liên quan pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở, bất động sản, cơ cấu sản phẩm trên thị trường; Liên thông với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản thông qua pháp luật về đầu tư, đấu thầu; Liên thông với Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản thông qua thực hiện pháp luật về đất đai; Bộ Tài chính đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản thông qua sử dụng chính sách pháp luật về thuế, tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Ngân hàng Nhà nước sẽ đề xuất biện pháp điều tiết thị trường bất động sản thông qua tín dụng. UBND các tỉnh sẽ rà soát việc triển khai thực hiện dự án bất động sản tại các địa phương và đề xuất biện pháp điều tiết cụ thể. Sau khi các bộ, ngành, địa phương liên quan đề xuất biện pháp điều tiết thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng sẽ tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình, đề xuất biện pháp điều tiết thị trường bất động sản, trình Chính phủ quyết định. Trường hợp các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản vượt thẩm quyền Chính phủ, Bộ Xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. NGỌC MAI Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) công bố danh sách 20 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, nắm tổng cộng 80,6% vốn. 13 tổ chức gồm Aozora Bank nắm hơn 15%, còn lại là Tổng Công ty Bến Thành, CTCP Đầu tư Bình An House, CTCP Greenwave Capital sở hữu 55,7% vốn. Phần còn lại 24,8% thuộc về 7 cá nhân, trong đó Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn cùng vợ và 3 con gái giữ 18,6%. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) có 18 cổ đông nắm hơn 72% vốn điều lệ. Commonwealth Bank là cổ đông lớn nhất sở hữu hơn 19,8%. 17 cổ đông còn lại bao gồm 13 cá nhân và 4 doanh nghiệp trong nước, sở hữu tổng cộng 53%. Chủ tịch HĐQT Đặng Khắc Vỹ và người có liên quan nắm tổng cộng hơn 20%. Tại Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank), 21 cổ đông (16 cá nhân, 5 tổ chức) sở hữu 71,3% vốn điều lệ. Người liên quan của ông Võ Đức Thắng (“bầu” Thắng), cựu Chủ tịch HĐQT KienlongBank vẫn nắm lượng lớn cổ phần. Ngoài ra, ngân hàng này còn ghi nhận sự hiện diện ở nhóm Sunshine Group. Các ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)… các cổ đông cũng nắm giữ từ 1% vốn điều lệ. Trong nhóm Big4 (4 ngân hàng có vốn nhà nước chi phối) đã có Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn. Vietcombank ghi nhận cổ đông chiến lược Mizuho Corporate Bank; LTD đang nắm 15% vốn, Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) nắm 1,67% vốn. Còn VietinBank có 3 cổ đông tổ chức lần lượt là MUFG Bank (nắm 19,7% vốn), Công đoàn VietinBank (nắm 1,15% vốn), Bảo hiểm Prudential (nắm 1,07%). CÓ HẠN CHẾ ĐƯỢC SỞ HỮU CHÉO? Trao đổi PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế, TS Đinh Thế Hiển nhận định, quy định mới của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện cho hệ thống giám sát đại chúng, bao gồm báo chí, nhà đầu tư cá nhân, quỹ, giới phân tích… có cơ hội tiếp cận thông tin đầy đủ hơn về sở hữu tại các ngân hàng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bề nổi. Để đưa sở hữu chéo ngân hàng ra ánh sáng, chỉ có Nhà nước bằng hệ thống quản lý, công cụ giám sát mới có thể thấy rõ những gì bên trong. Ông Hiển lưu ý, mối quan hệ ngân hàng - doanh nghiệp bất động sản từng để lại nhiều bài học xảy ra trong quá khứ. Nhắc lại giai đoạn 2010 - 2012, vị chuyên gia chỉ ra vấn đề với những ngân hàng 0 đồng, nhiều ngân hàng phải tái cấu trúc. Sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản đã được nhận diện rõ. Sau giai đoạn đó, dù có hệ thống giám sát chặt chẽ hơn nhưng thị trường bất động sản dần hồi phục, mối quan hệ ngân hàng - bất động sản lại rõ nét hơn, xuất hiện tình trạng “sân sau”. “Điều này tạo ra sự nguy hiểm nhất định cho hệ thống, tuy nhiên, Nhà nước đã có kinh nghiệm xử lý, hoàn thiện thể chế, đưa các ngân hàng đại chúng thực sự trở thành doanh nghiệp đại chúng, giám sát, quản lý tránh thao túng. Quy định pháp luật hiện tại hoàn toàn đủ cho cơ quan quản lý giám sát, như việc bổ sung quy định giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông, giới hạn cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu…”, ông Hiển nói. Theo luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật ANVI, yêu cầu công khai, minh bạch đối với cổ đông sở hữu từ 1% trở lên là cần thiết để phòng ngừa chuyện đứng tên hộ, đầu tư núp bóng, hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thậm chí là thao túng ngân hàng. VIỆT LINH NẾU XẢY RA “SỐT” ĐẤT: Liên bộ sẽ điều tiết Nghị định 96/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực từ 1/8, trong đó nêu rõ trách nhiệm các bộ, ngành trong điều tiết thị trường bất động sản nếu có biến động “bất thường”. Cụ thể, các bộ, ngành sẽ phải đề xuất biện pháp nhằm điều tiết thị trường nếu như chỉ số giá giao dịch bất động sản tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng. Khi có luật, nghị định mới, thị trường bất động sản cần được điều tiết ẢNH: NHƯ Ý Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, quy định mới đã tăng vai trò quản lý của các bộ, ngành nhằm ứng phó khi thị trường địa ốc biến động mạnh. Lộ diện thêm nhiều “ông lớn” là cổ đông ngân hàng Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Điều này giúp thị trường có cơ hội tiếp cận đầy đủ hơn cơ cấu sở hữu tại các nhà băng. Trước đó, nhà đầu tư chỉ nắm được thông tin giao dịch, sở hữu, người liên quan của cổ đông lớn khi nắm từ 5% vốn ngân hàng trở lên. Nhiều ngân hàng đã công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ ẢNH: NHƯ Ý

6 KHOA GIÁO n Thứ Ba n Ngày 13/8/2024 PHẢI HỌC LUÂN PHIÊN Trường tiểu học Đại Kim, quận Hoàng Mai (Hà Nội) năm học này có số lượng học sinh đông nhất quận với gần 3.000 em chia thành 53 lớp. Nếu tính bình quân, mỗi lớp cũng ở mức 53-54 học sinh. Tuy nhiên, cá biệt có những lớp lên tới 5657 em. Với quy cách sắp xếp bàn trong lớp theo 4 dãy hàng ngang, mỗi bàn 2 học sinh như hiện nay, để có thể chứa hết sĩ số trên sẽ phải có tới 7 dãy bàn theo hàng dọc hoặc mỗi bàn ngồi 3 học sinh. Phương án nào cũng rất bất cập bởi bố trí nhiều dãy bàn, học sinh ngồi bàn cuối sẽ gặp khó khăn khi nghe, nhìn chữ giáo viên trên bảng. Theo đại diện của Trường tiểu học Đại Kim, năm học 2024-2025 áp lực tuyển sinh rất lớn, học sinh đúng tuyến đông. Với số học sinh này, cần có thêm một trường học trong khu vực lân cận mới đáp ứng đủ. “Điều lo lắng đối với việc quản lí trường học khi có số lượng học sinh đông chính là sự an toàn và chất lượng dạy học. Hiện nay, trường vẫn phải cho học sinh các khối thay nhau nghỉ luân phiên 1 buổi trong tuần và học 9 buổi/ tuần (thay vì 10 buổi)”, vị này nói. Trường tiểu học An Hưng, quận Hà Đông (Hà Nội) năm nay tuyển mới vào lớp 1 khoảng 350 học sinh vào lớp 1 chia 7 lớp, trung bình 50 em/lớp. Theo bà Trần Thị Mai Hương, Hiệu trưởng nhà trường, công tác tuyển sinh năm nay đã giảm áp lực so với những năm trước, nguyên nhân là do lứa “rắn vàng” năm học vừa qua đã vào lớp 1, trong khi số học sinh vào lớp 1 giảm cộng với việc quận đã đầu tư xây nhiều trường học. Chỉ tính riêng phường Dương Nội có tới 15 trường công lập, trong đó bậc tiểu học có 6 trường mới có thể tuyển hết học sinh đúng tuyến. “Điều lệ trường tiểu học quy định 35 em/lớp là con số lí tưởng nhưng thực tế tốc khó có thể đáp ứng”, bà Hương nói. Cũng theo bà Hương, không nhìn đâu xa, tính sơ sơ khu vực gần trường học có khoảng 20 toà chung cư cao tầng. Đa số hộ dân đều là người trẻ, có con trong độ tuổi mầm non, tiểu học nên nhiều học sinh, gây áp lực tuyển sinh lớn. Giải pháp trong năm học tới là nhà trường sẽ bố trí thêm 3 giáo viên hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm lớp 1 kèm cặp học sinh ngay tại lớp từ những ngày đầu. Giáo viên sẽ có điều kiện cầm tay hướng dẫn học sinh nắn nót từng nét chữ, chỉnh từng từ tiếng cho học sinh. BA GIẢI PHÁP GIÃN SĨ SỐ Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024-2025 thành phố tuyển mới 100.000 trẻ vào nhà trẻ, 52.000 trẻ vào lớp mẫu giáo, khoảng 145.000 học sinh vào lớp 1 và 160.000 học sinh vào lớp 6. Trong đó, các quận nội đô có ít toà chung cư cao tầng, số lượng dân số ổn định, sĩ số học sinh trên lớp thấp. Hoàn Kiếm là quận đảm bảo quy định 35 học sinh/lớp; quận Hai Bà Trưng, quận Ba Đình có sĩ số cao hơn nhưng ở mức dưới 40 em. Nhiều năm qua, quận Long Biên đầu tư xây mới nhiều trường, đến nay có tới 143 trường công lập, tư thục nên sĩ số trung bình bậc tiểu học 38,2 em/lớp, có trường chỉ ở mức 26 em/lớp. Trong khi đó, các quận như: Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Đông sĩ số học sinh cơ bản vẫn neo cao, con số 35 em/lớp hiện vẫn chỉ là mục tiêu phấn đấu trong các năm tới. Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết ở một số khu vực tập trung nhiều chung cư cao tầng căng thẳng tuyển sinh đầu cấp vẫn chưa hạ nhiệt. Quận đã xây mới nhiều trường, xây thêm đơn nguyên, sửa chữa, cơi nới lớp học nhưng Hà Đông là quận có mức độ tăng dân số cao, số lượng học sinh mầm non đông nhất thành phố với hơn 100.000 em, nhu cầu trường lớp rất lớn. Hay như Nam Từ Liêm hiện có hơn 100 trường học ở bậc phổ thông nhưng vẫn là địa bàn “nóng” tuyển sinh. Sĩ số học sinh tiểu học trên 40 em/ lớp, có trường gần 45-46 em/ lớp. Chỉ tính riêng lớp 1 năm học tới quận này tuyển hơn 8.800 học sinh, trong đó trường công lập tuyển hơn 5.300 em. Một số trường như: Tiểu học Tây Mỗ, Tiểu học Lý Nam Đế, Tiểu học Mỹ Đình 1, Tiểu học Mỹ Đình 2, THCS Tây Mỗ… năm nay phải tuyển vượt chỉ tiêu được giao. Ông Bùi Ngọc Kính, Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm nói rằng, Bộ GD&ĐT đã có quy định 35 học sinh/lớp nhằm đảm bảo mục tiêu chương trình giáo dục. Khi học sinh vượt quá quy định, giáo viên khó có thể quan tâm sâu sát đến từng học sinh, khó dạy theo hướng phân loại học sinh theo nhóm năng lực và hiệu quả chưa được như mong muốn. Cũng theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm, các địa phương có quỹ đất dồi dào, thuận lợi áp sĩ số theo quy định của Bộ. Riêng Hà Nội, một số quận quỹ đất thiếu thốn thì ép sĩ số 35 vẫn là bài toán khó. Giải pháp đặc thù cho Hà Nội xây trường cao 4 tầng cũng chỉ đáp ứng phần nào. Với số lượng học sinh tăng nhanh, năm học này quận Nam Từ Liêm xây mới đưa vào sử dụng 4 trường. Năm học tới sẽ xây thêm 2 trường thế nhưng vẫn thiếu khoảng 5-7 trường nữa mới đáp ứng nhu cầu. Có trường năm nay xây mới đưa vào sử dụng ngay lập tức được “lấp đầy” và có trường được tách thêm một trường vẫn quá tải với 43 lớp. “3 giải pháp mà UBND quận quyết liệt đưa ra trong thời gian tới đó là: thứ nhất xây mới, thứ 2 là xây bổ sung và thứ ba là cải tạo, sửa chữa cơi nới phòng học để đáp ứng chỗ học cho học sinh trong các năm tới. Với quyết tâm đó, quận sẽ phải dành nguồn kinh phí lớn”, ông Kính nói. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT chia sẻ, Hà Nội có số lượng học sinh đông nhất toàn quốc với gần 2,3 triệu em. Toàn thành phố hiện có gần 3.000 trường học các cấp nhưng quận huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh nên vẫn khó khăn về trường lớp. Hằng năm, số lượng học sinh đầu cấp tăng rất nhanh, ước tính mỗi năm phải xây mới từ 35- 40 trường học mới đáp ứng đủ nhu cầu. Riêng năm học 2024-2025, các quận huyện đã xây mới thêm 39 trường đưa vào sử dụng, nhờ đó đã phần nào giảm áp lực tuyển sinh. Lãnh đạo thành phố và Sở đã nhiều lần kiến nghị Hà Nội được hưởng cơ chế đặc thù, các trường trong khu vực nội thành được nâng tầng và được Bộ GD&ĐT ủng hộ nhưng địa phương chưa thể triển khai ngay do liên quan tới quy hoạch, tiền vốn và các quy định về xây dựng, an toàn phòng cháy chữa cháy, thuộc phạm vi quản lý của nhiều bộ, ngành khác nhau. QUỲNH ANH Năm học 2024-2025, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương nỗ lực đảm bảo sĩ số 35 học sinh/lớp đối với bậc tiểu học thế nhưng với Hà Nội vẫn chỉ là “giấc mơ”. Tại quận Hoàng Mai có lớp tới 57 học sinh mà vẫn phải học luân phiên 9 buổi/tuần. Lớp có 35 học sinh vẫn là mục tiêu của nhiều trường tại Hà Nội ẢNH: PV Ngổn ngang nỗi lo đầu năm học “Khi học sinh vượt quá quy định, giáo viên khó có thể quan tâm sâu sát đến từng học sinh, khó dạy theo hướng phân loại học sinh với từng nhóm năng lực và hiệu quả chưa được như mong muốn” Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm BÙI NGỌC KÍNH Theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, sở đang phối hợp với các sở, ngành để xây dựng lại mạng lưới quy hoạch trường học, đề nghị rà soát những dự án không đảm bảo, chậm tiến độ để thu hồi quỹ đất, chuyển sang xây trường học. Bài 1: Hà Nội và giấc mơ 35 học sinh/lớp Năm học mới sắp bắt đầu, nhưng vẫn ngổn ngang nỗi lo thừa, thiếu giáo viên; lớp học quá tải học sinh… Đây cũng chính là khoảng thời gian khiến phụ huynh lo lắng, nhiều tâm tư khi đối mặt với việc làm thế nào để cân đối tài chính cho việc sắm sửa đồ dùng học tập, học phí, các loại quỹ, học thêm, ôn thi...

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==