Tiền Phong số 205

THỨ BA 23/7/2024 SÕ 205 0977.456.112 TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG TRANG 2+3+4+5 Bà Harris tuyên bÕ sẽ đánh bại ông Trump Bão sÕ 2 dị thường Rất ít bị hại đến phiên xét xử Trịnh Văn Quyết TRANG 12 TRANG 14 + 15 TRANG 11 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm đặc biệt cho thế hệ trẻ ẢNH: NHƯ Ý Quảng Ninh dồn tổng lực ứng phó bão số 2 Thầy giáo dùng phấn khắc họa chân dung Tổng Bí thư NGƯỜI TẠO BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG

2 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 23/7/2024 “57 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đồng chí để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong công tác tư tưởng của Đảng, góp phần hoạch định chủ trương, đường lối ở tầm chiến lược; xây dựng, hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới của Đảng; đưa đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành sự quan tâm lớn đối với công tác tư tưởng của Đảng. Trải qua các cương vị quan trọng: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Ủy viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, Đồng chí đã chứng tỏ là một nhà chính trị, nhà tư tưởng đặc biệt xuất sắc. Trong mọi hoàn cảnh, Đồng chí luôn thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của người cộng sản có tầm nhìn chiến lược; tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc, các nguyên tắc của Đảng; giữ gìn, nêu cao và lan tỏa phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, tiên phong, gương mẫu, khiêm tốn, bình dị, gần gũi nhân dân. 1. Trên cương vị là một nhà lý luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều đóng góp, cống hiến đặc biệt, với nhiều công trình, tác phẩm, sách, bài viết mang tầm lý luận, có giá trị cao. Trong các công trình của mình, Đồng chí đã tổng kết sâu sắc thực tiễn, nâng lên thành lý luận đường lối đổi mới. Đồng thời, tuyên truyền Cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận xã hội. Trong bối cảnh mới của thời đại, khi mục tiêu, chủ thuyết, thực tiễn đặt ra nhiều thách thức đối với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, nhất là thách thức đấu tranh tư tưởng trong bối cảnh thăng trầm của chủ nghĩa xã hội hiện thực sau bài học xương máu về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu trong công tác tổ chức xây dựng Đảng…, Đồng chí luôn trăn trở, đau đáu làm thế nào để Đảng ta hiện thực hóa thành công học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo Đồng chí, trước hết, cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa yêu cầu của công tác lý luận trong thời kỳ mới, lý luận phải vươn lên dẫn đường và đồng hành với thực tiễn, phải có tầm nhìn vượt trước và tạo đột phá về lý luận phát triển, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối đổi mới của Đảng. Bằng bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy lý luận sắc bén và tinh thần cách mạng tiến công, Đồng chí đã có nhiều công trình hết sức sâu sắc, có giá trị lý luận, thực tiễn và hành động cao về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tiêu biểu như các tác phẩm: “Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã”; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”; “Biến thách thức thành cơ hội, quyết tâm tạo đột phá đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững”; “Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”; “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”; “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam”; “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”…Các tác phẩm của Đồng chí đã tác động lớn đến nhận thức chính trị tư tưởng trong Đảng và xã hội, giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhận thức đúng đắn lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên cả phương diện khách quan và chủ quan, nhất là về xây dựng Đảng và triển khai tổ chức các nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trên cơ sở đó, củng cố niềm tin của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vào đường lối, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của Đảng, của dân tộc và Nhân dân ta vào con đường đã chọn, với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Dù ở vị trí, cương vị công tác nào, Đồng chí luôn dành thời gian tổng kết thực tiễn, nâng tầm thành lý luận trên các lĩnh vực, rồi vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác lãnh đạo của Đảng, đúc rút thành các bài học kinh nghiệm, các mối quan hệ lớn mang tính quy luật về xây dựng chủ nghĩa xã hội, phù hợp với thực tiễn đất nước, đóng góp vào sự phát triển tư duy lý luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với tư duy chiến lược của nhà lãnh đạo Đảng xuất sắc, Đồng chí luôn thể hiện bản lĩnh, quan điểm, lập trường kiên định, nhất quán, tinh thần chiến đấu cách mạng không ngừng nghỉ của người chiến sĩ cộng sản. Đồng chí có nhiều đóng góp lớn đối với công tác tư tưởng của Đảng, nhất là trong việc bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp thực tiễn cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn, trên cơ sở đó, hình thành quan điểm, đường lối của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, ngày càng sáng tỏ hơn về mô hình, mục tiêu, bước đi của thời kỳ quá độ. “Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa”(1). Điều này góp phần làm cho hệ tư tưởng của Đảng ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội, nâng cao nhận thức, củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội; giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tư duy lý luận sắc sảo của Đồng chí đã trở thành ngọn cờ lý luận, tiên phong, quy tụ, dẫn dắt, định hướng rõ nét công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của Đảng: (i) Hoạch định đường lối, tầm nhìn chiến lược của Đảng, của dân tộc và cách mạng Việt Nam; (ii) Coi trọng tổng kết thực tiễn, hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; (iii) Chú trọng nguyên tắc sống còn, không cho phép “ngả nghiêng, dao động”: Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. 2. Trên lĩnh vực công tác tuyên truyền, cổ động, báo chí, truyền thông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người làm báo thực thụ, rất sắc bén, trở thành cây đại thụ trong nền báo chí cách mạng Việt Nam(2). Điểm đặc biệt nổi bật trong các bài viết của Đồng chí là mang tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng, nhưng vô cùng gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, mang tính chiến đấu cao và có sức lan tỏa, tác động, cảm hóa sâu sắc. Nhiều câu thơ, ca dao, tục ngữ, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Tổng Bí thư vận dụng trong lối viết báo, vừa thể hiện tính sắc sảo, tầm vóc trí tuệ chứa đựng tư tưởng chỉ đạo lớn lao của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa thể hiện bút pháp phong phú, đa dạng của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Bởi vậy, nội dung thông điệp dù rất trừu tượng, từ học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đến lý luận xây dựng Đảng, đường lối phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối văn hóa, đường lối đối ngoại, quốc phòng - an ninh… đều được truyền tải hết sức dung dị, dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, trở thành“cẩm nang” sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, địa phương, cơ quan, đơn vị. Những bài viết, bài nói của Đồng chí góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân; làm cho hệ tư tưởng của Đảng dần chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chủ động hơn trong nhận diện, đấu tranh, xử lý kịp thời, nghiêm minh một số tổ chức, cá nhân vi phạm, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những bài viết, bài nói của Đồng chí góp phần định hướng dư luận tích cực, chủ động, kịp thời, dự báo đúng và trúng, nắm chắc diễn biến tình hình tư tưởng, xử lý thông tin từ khi mới manh nha, không để tích tụ thành vấn đề lớn. Những bài viết, bài nói của Đồng chí góp phần vào việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhanh chóng đưa các quyết sách của Đảng vào cuộc sống, hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trên tinh thần ý chí, quyết tâm, nỗ lực đó, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giành được những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử với những dấu ấn nổi Báo Tiền Phong trân trọng trích đăng bài viết về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Mời độc giả xem toàn văn bài viết trên báo Tiền Phong điện tử (tienphong.vn). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi nhân dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (tháng 2/2018) ẢNH: TCTG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG - NGƯỜI TẠO BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG

bật, làm cho tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước ngày càng cao, bền vững. 3. Trên lĩnh vực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm, coi trọng, quyết tâm rất cao, kiên quyết, kiên trì mục tiêu xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, thể hiện rõ nét qua các điểm nổi bật sau: (1) Nhiều chủ trương, quyết sách, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định... quan trọng đã được Tổng Bí thư cùng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành, bám sát yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đặt ra, lần sau sâu sắc hơn lần trước, tạo bước phát triển mới về lý luận, nhận thức và hành động của Đảng trong xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, tạo ra được sự chuyển biến rất tích cực trong việc kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn hơn giữa “xây” và “chống”, toàn diện hơn trên các mặt công tác xây dựng Đảng (3). (2) Tinh thần tiến công, kiên quyết, quyết liệt trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, “bất kể người đó là ai”,“không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, “có vào, có ra; có lên, có xuống”, thể hiện tính nghiêm minh, kỷ luật, kỷ cương của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, tính nhân văn, tính giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần kiềm chế, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tình trạng tham nhũng, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ”; “chủ nghĩa cá nhân”, “tha hóa quyền lực” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, giữ vững ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. (3) Đề cao đạo đức cách mạng, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các quy định về nêu gương và những điều đảng viên không được làm; tập trung làm tốt nội dung: học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên bằng những việc làm, hành động cụ thể với phương châm “trên trước, dưới sau”, “trong trước, ngoài sau”, “học tập đi đôi với làm theo” theo tinh thần của Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/ TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh, phẩm chất chính trị vững vàng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao, góp phần cùng toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội kiến tạo những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (4) Đề cao hệ giá trị cốt lõi văn hóa quốc gia - dân tộc, “sức mạnh mềm” của văn hóa trong các phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm: “Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hoá còn thì dân tộc còn”. Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (tháng 11/2021) đã tạo ra nguồn sinh lực mới, khí thế mới cho sự nghiệp xây dựng, chấn hưng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị ngày càng nhận thức đúng đắn hơn và hành động tích cực, có hiệu quả hơn đối với vấn đề phát triển văn hoá, xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Phát triển toàn diện, đồng bộ kinh tế và xã hội; kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, từng bước đi. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (1) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.I, tr.103. (2) Số lượng công trình sách lý luận của Đồng chí Tổng Bí thư hơn 40 cuốn, số lượng các bài viết bài phát biểu chỉ đạo, định hướng lên đến hàng nghìn văn bản. (3) Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 26-NQ/ TW, ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Kết luận số 21-KL/ TW, ngày 25/10/2021 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm... Tít bài do Tiền Phong đặt 3 n Thứ Ba n Ngày 23/7/2024 THỜI SỰ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ẢNH: TCTG Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh khắc họa chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nội dung “Mượn phấn thay lời đưa tiễn bác” khiến nhiều người xúc động. Tác giả của bức họa trên là thầy Phan Văn Phúc (58 tuổi, giáo viên Mỹ thuật Trường THCS Phan Huy Chú, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Cầm chiếc điện thoại trên tay, thầy Phúc đọc những bình luận của mọi người dành lời khen cho bức họa mà ông đăng tải lên mạng xã hội. “Bức họa về chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tôi thực hiện từ chiều hôm qua, sau khi đăng tải đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ mọi người”, thầy Phúc chia sẻ. Thầy giáo Phan Văn Phúc cho biết, khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, ông hụt hẫng và tiếc thương vô cùng. Bằng sự kính trọng, nỗi thương tiếc vô hạn, ông đã dồn hết tâm tư, tình cảm của mình qua những nét vẽ, tạo nên một bức họa chân thực. “Gia tài của người giáo viên, tôi chỉ có phấn. Tôi đã dùng phấn màu, chì đen để khắc họa chân dung của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khi vẽ, cảm xúc của tôi dành cho người học trò xuất sắc của Bác Hồ luôn dâng trào”, thầy Phúc chia sẻ. Thầy Phúc cảm phục lối sống giản dị, kính phục tấm gương đạo đức và nhất là tấm lòng yêu nước, thương dân của Tổng Bí thư. Ở nơi xa, ông chỉ biết gửi gắm tâm tình, yêu thương đối với Tổng Bí thư qua nét vẽ. Theo thầy Phúc, trong những sự kiện của đất nước, hay những nhân vật đặc biệt, ông đều dùng phấn để vẽ chân dung. Đặc biệt, trong những ngày hàng chục triệu người đang bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn khi Tổng Bí thư từ trần, bản thân ông muốn “mượn phấn thay lời đưa tiễn”. Ông đã dành trọn vẹn tâm tình của mình để hoàn thiện bức hình trong gần 3h đồng hồ đứng trên bục giảng. Trong nỗi tiếc thương, thầy Phúc diễn tả, với góc ảnh hơi nghiêng, ánh mắt sáng ngời thể hiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người luôn hướng nhìn về phía trước, hướng đến tương lai. Với thần thái đạo mạo, khoé môi mỉm cười thể hiện nét hiền từ của Tổng Bí thư. “Phía dưới chân dung Tổng Bí thư, tôi vẽ hàng hoa cúc vạn thọ để thay lời tiễn đưa. Sáng nay, học sinh đến lớp, thấy bức hình, các em đều rất xúc động", thầy Phúc nói. 30 năm làm giáo viên dạy vẽ, thầy Phúc nói đề tài lớn nhất của ông là đã sáng tác những bức họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. HOÀI NAM Nam giáo viên ở Hà Tĩnh đã dùng phấn khắc họa chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bằng sự kính trọng, người giáo viên dạy Mỹ thuật đã dồn toàn bộ tình cảm vào những nét vẽ tạo nên bức họa đầy xúc động. Thầy giáo Phan Văn Phúc khắc hoạ chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng phấn khiến nhiều người xúc động “Có hơn 20 năm công tác tại trường, thầy Phan Văn Phúc đã truyền lửa đam mê vẽ đến các học sinh. Khi thầy Phúc đăng tải bức ảnh vẽ chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người trầm trồ, vì quá chân thực, quá xúc động”. Thầy PHẠM LÊ HÒA, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Huy Chú Bức ảnh khắc họa chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nội dung “Mượn phấn thay lời đưa tiễn bác” Thầy giáo dùng phấn khắc họa chân dung Tổng Bí thư

Nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên nói: Nhìn toàn diện cả quá trình toàn diện, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm đến công tác đối ngoại và đã có những quyết sách hết sức đúng đắn để phát triển công tác đối ngoại. Phải nói rằng là đây là kết quả rất nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhận định: “Đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Câu nói nổi tiếng này tóm tắt được sự chỉ đạo và kết quả chỉ đạo của Tổng Bí thư trong hơn 10 năm qua. Tôi đánh giá rất cao kết quả này, rất đáng học tập, nghiên cứu. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người thực hiện rất tốt tư tưởng đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa đến nhiều kết quả lớn. Trên thế giới có rất nhiều nước rất mong muốn có vị thế như Việt Nam. Nhiều quốc gia không có vị thế như vậy mặc dù tiềm lực họ có thể hơn mình. Bây giờ chúng ta có một thế đứng và quan hệ với tất cả các cường quốc lớn nhất thế giới. Chúng ta đã là đối tác chiến lược toàn diện của nhiều nước lớn. Phải nói rằng chưa bao giờ chúng ta có một vị thế như vậy. Đây là một ưu thế rất vượt trội của ngoại giao Việt Nam. Nếu Việt Nam không là một nhân tố tích cực trong quan hệ quốc tế thì chúng ta sẽ không có được vị thế đó. Theo ông, chúng ta đã thực hiện chiến lược nào để đạt được vị thế ngoại giao như vậy? Để có một vị thế như vậy phải trải qua cả một quá trình. Phải có những bước đi rất khôn khéo, nhất là trong thế giới bây giờ - một thế giới động, một thế giới trật tự đang bị xáo trộn, hình thành những trục, trung tâm mới. Cả thế giới động mà chúng ta làm thế nào giữ được quan hệ với đối tác quan trọng, đó là nghệ thuật ngoại giao. Nghệ thuật này phải có những người đứng đầu như Tổng Bí thư chỉ đạo thì mới thực hiện được. Cho nên tôi ngẫm thấy những bước đi vừa qua của chúng ta phải nói là những bước đi rất tuyệt vời về mặt đối ngoại. Có thể về kinh tế - xã hội chúng ta còn nhiều khó khăn, nhưng về đối ngoại thì đã đứng trên một tầm cao. Ông có thể phân tích thêm về ngoại giao cây tre? Tổng Bí thư nêu khái niệm đấy cũng xuất phát từ tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh về dĩ bất biến ứng vạn biến. Ngoại giao cây tre thể hiện sự mềm dẻo, giữ vững nguyên tắc. Mình hơn người ta ở mềm dẻo, uyển chuyển, nhưng mình có nguyên tắc. Có lần như Thủ tướng Phạm Minh Chính nói ở Hội nghị Davos là chúng tôi không chọn phe, chúng tôi chọn cái đúng, tức là chúng ta giữ nguyên tắc. Ngoại giao cây tre thể hiện sự mềm dẻo, giữ nguyên tắc theo tư tưởng của Bác Hồ dĩ bất biến ứng vạn biến. Có rất nhiều cách để xử lý vấn đề, những tình huống đặt ra nhưng nguyên tắc mình phải giữ. Bạn bè quốc tế quý trọng Việt Nam là ở chỗ đấy. Giữ nguyên tắc đó, chứ không phải gió chiều nào theo chiều ấy! Việt Nam trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhiều cường quốc; củng cố và phát triển quan hệ quốc tế với nhiều nước lớn, tổ chức quốc tế. Ông đánh giá gì về những nỗ lực của Việt Nam để đạt được những kết quả này? Việt Nam đã phát triển rất tốt quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Đối ngoại của chúng ta phát triển sinh động, phong phú và mang lại những kết quả quan trọng. Vừa rồi Tổng thống Mỹ sang Việt Nam, hai bên nâng quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Tiếp sau đó chúng ta lại đón Tổng Bí thư- Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm. Trong ngoại giao, việc tạo niềm tin với nhau là quan trọng nhất. Họ thấy rõ ràng Việt Nam là một người bạn chân thành bởi đối ngoại của chúng ta là “4 không”. Chúng ta quan hệ rất tốt với tất cả các nước, là bạn, là đối tác với tất cả các nước. Điểm mà tôi muốn nói nữa là Việt Nam có điều kiện để đóng góp cho các hoạt động của quốc tế. Trước đây chúng ta chưa có đủ khả năng, tiềm lực, con người, phương tiện. Nhưng bây giờ, chúng ta đã cử cán bộ tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình. Bộ đội Cụ Hồ đi ra các nước được đánh giá cao. Sang châu Phi người ta quý, không muốn cho bộ đội về. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đánh giá rất cao đóng góp của Việt Nam trong gìn giữ hoà bình thế giới, tham gia vào tổ chức quốc tế. Vai trò và tiếng nói của Việt Nam ở các hội nghị quốc tế rất được tôn trọng. Hội nghị đối ngoại toàn quốc được tổ chức thời gian qua đã minh chứng cho sự quan tâm và đường lối đúng đắn, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và vai trò của Tổng Bí thư. Cảm ơn ông. MINH TUẤN - TRƯỜNG PHONG (thực hiện) 4 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 23/7/2024 Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đánh giá cao những chỉ đạo sáng suốt, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với công tác đối ngoại thời gian qua, giúp nâng tầm vị thế đất nước… Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Raul Castro Ruz năm 2018 ẢNH: TTXVN TỔNG BÍ THƯ VÀ QUYẾT SÁCH ĐỐI NGOẠI NÂNG TẦM VỊ THẾ ĐẤT NƯỚC Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam cho biết, sáng 22/7, trước khi Quốc hội Ấn Độ bắt đầu phiên họp về ngân sách, Phó Tổng thống - Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Jagdeep Dhankhar và Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla đọc thông điệp chia buồn trước sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại Hạ viện, các nghị sĩ dành giây phút mặc niệm sau khi Chủ tịch Hạ viện đọc thông điệp chia buồn. Trong buổi làm việc ngày 22/7, Quốc hội Ấn Độ (Hạ viện và Thượng viện) bày tỏ sự chia buồn sâu sắc nhất dành cho nhân dân và lãnh đạo Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Quốc hội Ấn Độ ghi nhận những đóng góp của Tổng Bí thư dành cho tình hữu nghị giữa Ấn Độ và Việt Nam cũng như mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Quốc hội Ấn Độ cũng nhắc tới chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Ấn Độ năm 2013 và Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ nhắc lại cuộc hội kiến với Tổng Bí thư tại Hà Nội vào tháng 4/2022. Ngày 22/7, Đại sứ quán Ấn Độ cũng ra thông cáo báo chí về thông điệp chia buồn của các lãnh đạo Ấn Độ gửi trước đó. Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu thay mặt Chính phủ và nhân dân Ấn Độ gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chủ tịch nước Tô Lâm trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ sự kính trọng dành cho người đã khuất, mong muốn được sát cánh với nhân dân và lãnh đạo Việt Nam trong giờ phút đau buồn. THÁI AN Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Jagdeep Dhankhar đọc thông điệp chia buồn ẢNH: ĐSQ ẤN ĐỘ TẠI VIỆT NAM Trong phiên họp, lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ đọc thông điệp chia buồn Vào dịp năm mới, tôi hay viết thư chúc Tết cho các vị lãnh đạo. Trong thiếp chúc Tết gửi Tổng Bí thư vừa qua, tôi viết: “Sự kiên định của Tổng Bí thư là niềm tin với nhân dân”. Mình thấy rằng Tổng Bí thư rất kiên định trong đường lối, như chống tham nhũng, tham ô. Cái đó cực kỳ khó, bởi xử lý trong nội bộ, đánh vào những xấu xa trong nội bộ mình thì khó lắm, áp lực lắm. Đây là thể hiện đường lối kiên trung, con người cộng sản. Một kỷ niệm nữa về con người Tổng Bí thư là sống rất giản dị, khiêm nhường. Ít gặp mình thôi, nhưng thỉnh thoảng gặp nhau ở hội nghị thấy mình đến cùng là Tổng Bí thư cứ đẩy mình đi trước. Tổng Bí thư bảo là lão làng, tiền bối thì đi trước. Mình bảo anh là Tổng Bí thư anh phải đi trước chứ, nhưng ông vẫn khiêm tốn. Sống giản dị, bình thường, cần kiệm liêm chính khó lắm. Nói thì dễ, làm mới khó”. Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao NGUYỄN DY NIÊN Các nghị sĩ mặc niệm

Bài viết dẫn nhiều đoạn trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn (26/3/1931 - 26/3/2021). …Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đặc biệt là nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng xây dựng đất nước và nhận thức rõ sứ mệnh, trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục kiên trì, coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng vào thực tiễn; sáng tạo và thực chất trong việc tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cần coi trọng giáo dục qua thực tiễn phong trào, lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với từng lứa tuổi. Bên cạnh đó, bản thân mỗi thanh niên phải luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị, cầu tiến bộ; dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn. Ra sức đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, lối sống thực dụng, ích kỷ; chống tâm lý ngại khó, ngại khổ… BÌNH GIANG Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ông Phan Văn Kính học chung lớp Văn khóa 8 (niên khóa 1963-1967) của Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ban đầu Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ở Thủ đô, nhưng đến năm 1965, do điều kiện chiến tranh nên lớp phải sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên để tiếp tục học tập. Quãng thời gian đó, sinh viên Văn khoa Nguyễn Phú Trọng theo học tổ Văn học Nga, còn ông Kính theo tổ Văn học Pháp. Hai tổ có điểm tương đồng nên hai người thường xuyên gặp gỡ trao đổi kiến thức, trò chuyện. “Lúc sơ tán lên Thái Nguyên, tôi và anh Trọng đều ở trọ nhà dân. Dù hai nhà khác nhau nhưng chỉ cách khoảng 50 m nên sau giờ học, hầu như ngày nào chúng tôi cũng gặp nhau”, ông Kính kể. Khi học các môn lý luận chính trị, giảng viên thường trích các câu nói nổi tiếng của Các Mác hay Lê nin; nhiều sinh viên có thể không quá để ý nhưng sinh viên Nguyễn Phú Trọng luôn đi tìm xem những câu nói đó được trích dẫn ở đâu, trong bối cảnh nào và tại sao lại nói như vậy để tìm hiểu bản chất của vấn đề. “Anh Trọng rất đam mê Lịch sử, Triết học và Văn học. Sau giờ học, tôi thường cùng anh Trọng đến thư viện để nghiên cứu thêm tài liệu. Tôi quan sát thấy ở mỗi vấn đề anh Trọng đều nghiên cứu rất sâu để hiểu rõ bản chất và mỗi khi được hỏi tới đâu anh đều trả lời tường tận”, ông Kính kể. HAI LẦN RƠI NƯỚC MẮT Học đến năm thứ 3 (năm 1966), ông Kính xung phong vào chiến trường miền Nam để làm phóng viên chiến trường. Khi biết điều đó, bạn học Nguyễn Phú Trọng vô cùng xúc động và nhiều lần động viên ông. Đêm trước khi ông Kính vào chiến trường, bạn học Nguyễn Phú Trọng sang trò chuyện và ngủ cùng. “Sáng hôm sau, anh Trọng đã đi bộ tiễn tôi quãng đường 2 km đến điểm xe đón. Lúc ôm chào tạm biệt, tôi nhìn thấy trên gò má anh Trọng lăn dài hai dòng nước mắt. Dù không ai nói câu nào, nhưng tôi hiểu đó là giọt nước mắt của sự chia ly, khó lòng gặp lại”, ông Kính bồi hồi nhớ lại. Sau 10 năm xa cách, đến năm 1976, ông Kính có dịp ra Hà Nội và gặp lại bạn học Nguyễn Phú Trọng khi ông đang công tác tại Tạp chí Cộng sản. Cả hai ôm chầm lấy nhau và khóc xen lẫn niềm vui, hạnh phúc của ngày hội ngộ cùng những câu chuyện một thời hoa lửa. “Lại một lần nữa tôi nhìn thấy hàng nước mắt rơi trên gò má anh Trọng, đây chắc chắn là giọt nước mắt của hạnh phúc, giọt nước mắt cho ngày trùng phùng khi đất nước hòa bình. Cuộc đời tôi vinh hạnh xiết bao khi hai lần được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ôm tôi bật khóc”, ông Kính kể. Từ đó, cứ mỗi lần ông Kính có dịp ra Hà Nội hay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có dịp vào Nha Trang thì hai người đều gặp nhau chuyện trò tình cảm, dường như không hề có khoảng cách. Sự chân tình với bạn bè được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện qua những hành động nhỏ nhưng vô cùng tinh tế. Ông Kính nhớ lại, trong một lần được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghé thăm nhà, vợ chồng ông Kính mời Tổng Bí thư mang cả giày vào nhà nhưng ông nhẹ nhàng cởi giày và cười vui vẻ nói: “Để tôi bỏ giày cho mát cái chân”. NHẤT NGUYÊN - LỮ HỒ Lật mở từng tấm ảnh kỉ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Phan Văn Kính (82 tuổi, ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa) không khỏi xúc động khi nhớ lại những câu chuyện ấm áp cùng người bạn thời đại học Nguyễn Phú Trọng. THỜI SỰ 5 n Thứ Ba n Ngày 23/7/2024 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức bạn học Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình ông Phan Văn Kính ẢNH: NVCC Ngày 19/7, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, và nghi thức quốc tang trong cả ngày 22/7. Các nhà lãnh đạo Cuba khẳng định: “Cuba sẽ luôn tưởng nhớ tới đồng chí Nguyễn Phú Trọng như một người anh em vĩ đại, một người thúc đẩy không biết mệt mỏi mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Quốc hội, hai Chính phủ và nhân dân hai nước chúng ta”. Đưa mắt nhìn xa xăm, ông Phan Văn Kính bồi hồi nhắc lại câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Tôi bây giờ là Tổng Bí thư của Đảng nhưng có làm Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước cũng như một đám mây bay qua thôi. Cuối cùng còn lại cái gì? Cái tình, cái nghĩa với anh em, với bạn bè, thầy cô giáo, với đồng bào, đồng chí”. Để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người bạn thân thiết của Cuba, báo Granma của Cuba vừa có bài viết trích dẫn những lời căn dặn của Tổng Bí thư với thanh niên - lực lượng nòng cốt của dân tộc, chủ nhân tương lai của đất nước, lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh bài viết trên báo Cuba Granma Báo Cuba đăng lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với thanh niên Báo Ấn Độ nêu bật di sản của Tổng Bí thư Trong bài viết về những dấu ấn và di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, báo Ấn Độ Indian Express dẫn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2016: “Đất nước không có kỷ cương thì rối loạn, mất ổn định”. Bài viết nhận định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giám sát quá trình chuyển đổi kinh tế và địa chính trị của đất nước, đồng thời định hình lại đội ngũ lãnh đạo bằng chiến dịch chống tham nhũng thường được gọi là “đốt lò”. Bài viết điểm lại quá trình học tập, sự nghiệp chính trị của Tổng Bí thư, người đề cao Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài viết nhấn mạnh 12 năm lãnh đạo của Tổng Bí thư được đánh dấu bằng nỗ lực chống tham nhũng, cải cách kinh tế và tăng cường các mối quan hệ quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thích ứng với những thay đổi trong môi trường toàn cầu. Indian Express đánh giá, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam theo đuổi “ngoại giao cây tre” linh hoạt, uốn cong nhưng không dịch chuyển trước những trận gió ngược của môi trường địa chính trị. Thời kỳ lãnh đạo của Tổng Bí thư là giai đoạn diễn ra những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tổng Bí thư chủ trương tiếp cận cân bằng trong các mối quan hệ quốc tế, vừa thúc đẩy hợp tác với các quốc gia phương Tây vừa củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống như Nga, Trung Quốc… Theo bài viết, chính sách ngoại giao đó bao gồm tăng cường vai trò của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, và thúc đẩy quan hệ song phương với các cường quốc. Bài viết cho rằng, bên cạnh những dấu ấn về chính trị và ngoại giao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn đóng vai trò chủ chốt trong giáo dục tư tưởng của Đảng, đề cao Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và khuyến khích những cách tiếp cận thực tế trong quản trị. Phong cách lãnh đạo của ông được đánh giá là sự kết hợp sự cứng rắn về nguyên tắc và linh hoạt về chiến thuật, giúp Việt Nam điều hướng hiệu quả trong môi trường địa chính trị phức tạp. BÌNH GIANG Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Ngày 22/7 tại Văn phòng Thủ tướng Lào, thay mặt Chính phủ Lào, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng Lào Bouakhong Nammavong tổ chức họp báo, thông báo Lào sẽ để tang cấp quốc gia tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hai ngày 25 - 26/7.

6 KHOA GIÁO n Thứ Ba n Ngày 23/7/2024 Trong lúc chờ kết quả xét tuyển đại học, Phượng đi phụ giúp tại quán kiếm thêm tiền. Làm từ sáng đến tối, Phượng sẽ nhận mức lương 4 triệu đồng/tháng. Đây là số tiền em rất cần để trang trải chi phí khi nhập học. Phượng là cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Tất Thành, huyện M’đrắk. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, em đạt điểm khá cao (Ngữ văn 9,5; Lịch sử 10; Địa lý 10), tổng 29,5 điểm, trở thành thủ khoa khối C tỉnh Đắk Lắk. Nhà Phượng cách trường 15 cây số nên thuê trọ đi học suốt ba năm THPT. Phượng là con thứ 2 trong gia đình làm nông nghiệp, khá khó khăn. Bố hay ốm đau, người mẹ quần quật lo thuốc và miếng ăn cho cả nhà. Thương bố mẹ vất vả, anh trai Phượng gác giấc mơ đại học, vào Bình Dương làm công nhân, kiếm tiền phụ gia đình. “Đậu đại học là ước mơ của em và niềm tự hào của gia đình. Lúc biết điểm, em rất mừng nhưng cũng rất lo lắng. Em sợ mình không đủ tiền đi học. Em băn khoăn nên đi học hay đi làm kiếm tiền. Em đã tâm sự và được gia đình, thầy cô, động viên. Cô giáo dạy em môn Ngữ văn luôn giúp đỡ, truyền cảm hứng học tập, giúp em vượt qua thử thách trong cuộc sống”, Phượng nói đồng thời cho biết thêm, em nộp hồ sơ xét tuyển ngành sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Tây Nguyên và đang hồi hộp chờ kết quả. Hành trang sắp tới của bản thân sẽ khó nhọc nên càng phải chủ động tự lập. Phượng dự định, sau khi nhập học ổn định sẽ đi làm thêm, kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí. Thậm chí, em cũng tính đến chuyện tiết kiệm để sau này mua máy tính phục vụ việc học. Dù con đường đến giảng đường còn nhiều khó khăn, song Phượng tự hứa sẽ cố gắng vượt qua. Cô Trần Thị Oanh, giáo viên chủ nhiệm của Phượng cho hay, cả 3 năm THPT em đều đạt học sinh giỏi. Kết quả thi tốt nghiệp THPT vừa qua là “quả ngọt” nhiều năm nỗ lực học tập của em ấy. Hoàn cảnh em Phượng khá khó khăn. Ngoài số tiền được hỗ trợ hằng tháng của Nhà nước dành cho con em người dân tộc thiểu số, Phượng còn thu xếp việc học để đi làm thêm, trang trải chi phí sinh hoạt. Khi biết nữ sinh băn khoăn học tiếp hay đi làm, cô giáo chủ nhiệm đã động viên, chia sẻ, khích lệ em tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình. HUỲNH THỦY Phạm Thị Phượng (người Nùng, xã Krông Á, huyện M’đrắk, Đắk Lắk), vừa trở thành thủ khoa khối C của tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh niềm vui, là sự nỗ lực để mong đạt mơ ước tiếp tục được đi học. Em Phượng tranh thủ đi làm thêm để kiếm tiền học đại học Hôm qua, 22/7, các cơ sở giáo dục ĐH tiếp tục công bố điểm sàn nhận hồ sơ. Ở nhiều trường ĐH, điểm sàn chỉ là ngưỡng để những thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Điểm chuẩn thực tế có thể cách rất xa điểm sàn. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đưa ra điểm sàn là 22/30 điểm cho các tổ hợp xét tuyển. Năm 2023, điểm sàn của trường này là 20/30 điểm, điểm chuẩn ngành thấp nhất là 26,1 điểm. Năm nay điểm sàn của Học viện Ngân hàng là 21/30 điểm. Học viện lưu ý thí sinh đây chỉ là mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển, không phải là điểm trúng tuyển hay điểm chuẩn. Thí sinh cần tham khảo mức điểm trúng tuyển ngành/chuyên ngành muốn xét tuyển của 3 năm gần nhất. Hội đồng tuyển sinh ĐH hệ chính quy năm 2024 Học viện Ngoại giao thông báo điểm sàn năm 2024 đối với các phương thức xét tuyển. Theo đó, đối với các thí sinh ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập THPT và xét tuyển dựa trên kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024, điểm sàn theo thang điểm 30, chưa nhân hệ số và đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng như sau: mã tổ hợp A00 (Toán, Lí, Hóa); D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp); D04 (Toán, Văn, tiếng Trung) và D06 (Toán, Văn, tiếng Nhật) có điểm sàn là 21,5 điểm. Các mã tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh); A01 (Toán, Lí, Anh) và D07 (Toán, Hóa học, tiếng Anh) điểm sàn là 22,5 điểm; tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) là 23,5 điểm. Học viện Ngoại giao lưu ý, điểm sàn được xác định dựa trên tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển của học viện trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Trừ đối tượng là thí sinh đăng kí xét tuyển dựa trên kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024, học viện chấp nhận kết quả miễn thi ngoại ngữ trong kì thi tốt nghiệp THPT (theo quy định của Bộ GD&ĐT) để tính điểm đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các thí sinh đăng kí xét tuyển theo các phương thức còn lại. Đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2024 mà đăng kí xét tuyển sớm dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được xác định dựa trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao quy định tại năm thí sinh dự thi tốt nghiệp. Đối với các thí sinh xét tuyển sớm dựa trên kết quả phỏng vấn, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là 12/20 điểm (được xác định dựa trên kết quả phỏng vấn do học viện tổ chức). Như vậy, các thí sinh đã trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm của Học viện Ngoại giao cần lưu ý điểm sàn để tránh tình huống đỗ thành trượt. Đại diện Học viện Ngoại giao cho biết những năm trước đã quy định điểm sàn là điều kiện cần đối với thí sinh xét tuyển sớm. Về nguyên tắc, dù thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm nhưng không đáp ứng đủ điều kiện điểm sàn thì vẫn không đủ điều kiện trúng tuyển. Những năm trước không có trường hợp thí sinh rơi vào tình trạng này nhưng nhà trường vẫn đặc biệt lưu ý với thí sinh trúng tuyển sớm. Để hỗ trợ các thí sinh đưa ra quyết định về việc lựa chọn nguyện vọng một cách hợp lí nhất, ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra dự báo điểm chuẩn cho 64 chương trình đào tạo tuyển sinh năm 2024. Đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu có thể đăng kí nguyện vọng trên Hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo là 20/30 điểm; đối với phương thức xét tuyển theo điểm thi TSA, ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu là 50/100 điểm. Ngưỡng điểm xét tuyển trên áp dụng cho tất cả các chương trình đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội. PGS.TS Vũ Duy Hải, Trưởng ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, ĐH Bách khoa Hà Nội khuyên thí sinh khi đăng kí nguyện vọng cần lưu ý “nằm lòng” 3 nguyên tắc là sắp xếp thứ tự nguyện vọng theo mức độ yêu thích và phù hợp của bản thân; tham khảo mức điểm chuẩn dự báo của ĐH Bách khoa Hà Nội để lựa chọn các nguyện vọng theo mức điểm chuẩn khác nhau giúp tăng khả năng trúng tuyển; khi tìm hiểu các chương trình đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội, thí sinh và phụ huynh có thể liên hệ đến các kênh tuyển sinh và chương trình đào tạo của nhà trường để có những thông tin đầy đủ nhất. NGHIÊM HUÊ Các trường đại học (ĐH) tiếp tục công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển năm 2024. Ngưỡng điểm này không có nhiều ý nghĩa so với điểm chuẩn nhưng ở một số cơ sở đào tạo, điểm sàn lại là điều kiện cần khi thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm. Thí sinh lắng nghe tư vấn để đăng kí nguyện vọng ẢNH: NGHIÊM HUÊ Đủ điều kiện xét tuyển vẫn có thể trượt PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết trong ngày đầu hệ thống của Bộ mở, đã có hơn 600.000 nguyện vọng được đăng kí nguyện vọng, thể hiện thí sinh đã nắm rõ nhu cầu, thực lực của bản thân về ngành nghề, trường đào tạo mà mình mong muốn. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,4% Theo Bộ GD&ĐT, năm 2024, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT toàn quốc đạt khoảng 99,4%, cao hơn năm ngoái 0,52%. Trong đó, học sinh giáo dục thường xuyên đạt 96,9% và học sinh THPT đạt mức 99,6%. Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm nay có hơn 1 triệu thí sinh dự thi. Sau khi công bố kết quả sẽ có một số thí sinh gửi đơn phúc khảo và chờ kết quả, tuy nhiên số lượng không nhiều nên tỉ lệ tốt nghiệp không có sự biến động đáng kể. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT qua các năm đều đạt mức cao, trên 98% kể từ năm 2020 đến nay. Đây là kỳ thi “2 trong 1”, nghĩa là vừa đặt mục tiêu tốt nghiệp THPT vừa lấy kết quả xét tuyển nên đề thi đảm bảo yếu tố phân hóa, trong đó kiến thức cơ bản chiếm tới 70%, thuận lợi cho học sinh đỗ tốt nghiệp. HÀ LINH TUYỂN SINH ĐH NĂM 2024: Nghị lực của nữ thủ khoa người Nùng

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==