Tiền Phong số 176

10 ĐỜI SỐNG n Thứ Hai n Ngày 24/6/2024 10 năm cõng bạn đến trường Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30 ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”. Kế hoạch hướng tới tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý thức tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Hà Nội cũng đặt mục tiêu để cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân Thủ đô thấm nhuần truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng của dân tộc, về xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh... Cụ thể, thành phố Hà Nội sẽ xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, con người Thủ đô đáp ứng yêu cầu phát triển; chăm lo xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. TRƯỜNG PHONG Đà Lạt sẽ là thành phố du lịch nổi tiếng ở Đông Nam Á Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhận định, Đà Lạt-Lâm Đồng sở hữu khí hậu, cảnh quan và những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc, là tài nguyên quý giá cho sự phát triển. Theo quy hoạch, phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội của Lâm Đồng sẽ xoay quanh 3 tiểu vùng động lực; trong đó, tiểu vùng 1 gắn với cao nguyên Lang Biang, bao gồm Đà Lạt (sáp nhập Lạc Dương) - Đức Trọng - Đơn Dương - Lâm Hà (thị trấn Nam Ban và các xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà). Đây là vùng trọng điểm, có vai trò là khu vực động lực phát triển của tỉnh, là trung tâm du lịch cao cấp quốc gia, có ý nghĩa quốc tế. Trong đó, TP. Đà Lạt là hạt nhân của vùng, huyện Đức Trọng san sẻ chức năng trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh với TP.Đà Lạt. Đến năm 2030, TP.Đà Lạt và vùng phụ cận sẽ trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao; nơi nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao cao cấp hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á. QUẾ NHƯ Đơn của ông Phạm Văn Can, trú tại thôn Lạc Cầu (xã Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên) phản ánh bà P., đại biểu Hội đồng nhân dân xã Giai Phạm và bà T., Bí thư Chi bộ, trưởng thôn thôn Lạc Cầu (xã Giai Phạm) đã làm nhà trên đất nông nghiệp. Sau khi nhận được Phiếu chuyển đơn của báo Tiền Phong, UBND huyện Yên Mỹ có văn bản trả lời, cho biết: Với phản ánh trên, ngày 12/5/2023, UBND huyện đã có Kết luận (số 02) về kiểm tra việc quản lý, xử lý các trường hợp vi phạm đất đai, hành lang bảo vệ công trình giao thông thủy lợi trên địa bàn thôn Lạc Cầu. Theo đó, UBND huyện Yên Mỹ yêu cầu UBND xã Giai Phạm kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm tại xứ đồng Đằng Đông, trong đó có công trình của bà Trịnh Thị Tươi (em chồng của bà T.) và ông Phạm Văn Hồng (con rể bà P.). Như vậy, nội dung phản ánh bà T. và bà P. làm nhà trên đất nông nghiệp là không có cơ sở. Ban Bạn đọc báo Tiền Phong cảm ơn sự cộng tác của quý cơ quan, đơn vị. BAN BẠN ĐỌC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRẢ LỜI Vi Tuấn Khanh gây ấn tượng với nhiều người vì khuôn mặt thư sinh, nụ cười hiền lành. Cậu học trò người Thái lớn lên trong cảnh bố mẹ đau ốm triền miên, nhà Khanh thuộc diện khó khăn nhất bản Định Tiến, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu. Gia cảnh nghèo túng, không có tiền mua thuốc điều trị nên bố mẹ Khanh chỉ biết trông chờ vào những lá thuốc hái từ rừng đem về sắc uống để cầm cự nên sức khỏe ngày càng giảm sút. Tuy là con đầu nhưng mới 11 tuổi, Khanh đã phải cùng bà nội 75 tuổi cáng đáng việc nhà. Sau này khi bà nội qua đời, công việc trong gia đình trông chờ vào đôi vai gầy yếu của hai anh em Khanh. Trong khi đó, hoàn cảnh của người bạn Vi Nhật Cảnh (cùng bản Định Tiến) còn bi đát hơn. Sau khi Cảnh ra đời, bố bỏ đi biệt tích. Lúc Cảnh chập chững biết đi, gia đình phát hiện chân Cảnh có vấn đề nên đưa đi khám. Bác sỹ kết luận Cảnh bị bại não nhẹ, đôi chân co quắp không thể đứng dậy được. Mẹ Cảnh cũng bị dị tật, sức khỏe kém, đi lại khó khăn. Khi Cảnh lên 6 tuổi, nhìn bạn bè cắp sách đến trường, em cũng nằng nặc đòi mẹ đi học. Thương cháu ham học, những ngày đầu lớp 1, Cảnh được người dì ruột là Vi Thị Hồng cõng đến trường. Một lần trên đường tới trường, Vi Tuấn Khanh thấy hoàn cảnh của bạn và tình nguyện làm “đôi chân” đưa Cảnh tới lớp. Bao năm qua, hằng ngày Khanh và Cảnh thường dậy từ lúc 5 giờ sáng để chuẩn bị sách vở rồi bắt đầu cuộc hành trình đến lớp. Những ngày đầu cõng bạn đến lớp, Khanh mới chỉ học lớp 2. Khanh cho biết, để có thể cõng bạn từ nhà đến trường, em phải vượt qua con đường đầy đá sỏi, qua khe Đá Đòng gập ghềnh. Những ngày mưa, nước dâng cao cũng là lúc Khanh cõng bạn đi qua phải đánh cược với “tử thần” trước dòng nước xiết và những mỏm đá trơn trượt. “Vất vả nhất là mấy năm học cấp 1, cõng bạn đến trường, em sợ nhất là mỗi lần trời mưa, đi qua khe nước. Không ít lần trượt ngã bị trật khớp chân”, Khanh nhớ lại. Biết hoàn cảnh của Khanh và Cảnh, lên lớp 5, trường cấp 1 nơi hai em theo học đã vận động quyên góp mua xe đạp. Từ đó, việc đến trường của hai “chú lính chì” đỡ vất vả hơn. Khó khăn là vậy nhưng suốt 12 năm qua, bất kể ngày nắng hay mưa, mùa đông giá rét hay những ngày hè oi bức, trừ những lúc bạn đau ốm. Khanh không để bạn mình phải chậm giờ lên lớp hay nghỉ học dù chỉ một ngày. Nói về việc làm của con trai, bà Vi Thị Sáu, mẹ Khanh cho hay: “Hồi đầu cõng bạn đi học, nhiều hôm Khanh về đến nhà, thấy con người ướt đẫm mồ hôi, ngồi thở hổn hển, nghĩ mà rơi nước mắt. Nhưng vì thấy bạn của con tàn tật, không ai đưa đến trường nên vợ chồng tôi cũng động viên con cố gắng giúp đỡ bạn, cùng vươn lên học tập tốt. Gia đình tôi cả vợ chồng quanh năm đau yếu nhưng may mắn có được những đứa con ngoan, hiếu thảo và giàu lòng nhân ái nên rất ấm lòng”. SỨC MẠNH CỦA TÌNH BẠN Ngoài thời gian lên lớp và làm việc nhà, Khanh thường qua nhà Cảnh để cả hai cùng học. Nhờ đó, kết quả học tập của hai em được cải thiện đáng kể. Lên cấp 3, Cảnh và Khanh theo học tại trường THPT Dân tộc nội trú huyện Quỳ Châu. Quãng đường từ nhà ra thị trấn Tân Lạc khoảng 7 cây số, ngày ngày Khanh và Cảnh lại cùng nhau đi về. Ngoài việc đưa đón bạn đến trường, Khanh cùng em trai (hiện mới học xong lớp 10) cáng đáng mọi công việc trong gia đình. Tranh thủ những ngày nghỉ, dịp hè hai anh em Khanh còn đi làm thuê ở tiệm sửa xe đạp, trồng keo, trồng đào kiếm thêm thu nhập, mua quần áo, sách vở. Theo Khanh, mỗi ngày như vậy, mỗi người cũng kiếm được 180-200 nghìn đồng. Suốt 3 năm học THPT, Vi Tuấn Khanh là học sinh tiên tiến lớp 10 và 11; đặc biệt kết thúc năm học lớp 12, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc của trường. Vi Nhật Cảnh cũng là học sinh tiên tiến 3 năm liền. Cảnh cho rằng, để đạt được những thành quả đó, bên cạnh sự nỗ lực vượt khó của bản thân còn có những giọt mồ hôi nhọc nhằn của người bạn đã tình nguyện làm đôi chân để em đến trường, động viên em trong những lúc khó khăn nhất. “Gần 12 năm gắn bó với nhau, chúng em đã coi nhau là người bạn tri kỉ. Cảnh không hay thể hiện cảm xúc với em, nhưng chúng em là bạn, có những tình cảm không cần nói lên thì người còn lại vẫn hiểu. Được đồng hành với Cảnh đã là điều rất quý giá đối với em rồi. Do vậy, em không cần Cảnh nói câu cảm ơn”, Khanh chia sẻ. Nói về cậu học trò giàu lòng nhân ái, cô Cầm Thị Hòa, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C3 cho biết: “Tuấn Khanh là học sinh chăm ngoan, học giỏi, tốt bụng. Là giáo viên chủ nhiệm đồng hành cùng các em suốt 3 năm THPT, chứng kiến cảnh ngày ngày Khanh cõng bạn đến lớp nhiều thầy cô, bạn bè trong trường ai cũng cảm phục. Đó là một việc làm hiếm có, một nghĩa cử cao đẹp. Câu chuyện của Khanh và Cảnh như truyện cổ tích đời thường giữa núi rừng huyện Quỳ Châu về một tình bạn cao đẹp, xứng đáng là tấm gương cho nhiều người học tập, noi theo”, cô Hòa cho hay. CẢNH HUỆ Nhiều người dân ở Quỳ Châu (Nghệ An) biết đến cậu học trò người Thái Vi Tuấn Khanh (SN 2006, học sinh lớp 12C3, Trường THPT Quỳ Châu), suốt hơn 10 năm qua, bất chấp đường xa, nắng mưa, miệt mài làm “đôi chân” cõng người bạn thân bị liệt đến trường. Vi Tuấn Khanh và người bạn kém may mắn Vi Nhật Cảnh đang miệt mài đèn sách ôn thi tốt nghiệp THPT. Khi hỏi về ước mơ, hai chàng trai người Thái chỉ mong mình hoàn thành tốt kỳ thi sắp tới để có thể bước chân vào đại học với mong muốn trở thành một giáo viên về dạy học cho những đứa trẻ tại quê nhà. Hơn 10 năm qua, Khanh là “đôi chân” của Cảnh, ngày ngày tới trường Ngày 23/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Phạm Văn Tam (44 tuổi, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo) và ông Phạm Xuân Tình (đại diện pháp luật, Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo) về tội “Trốn thuế”. Cả 2 bị can này bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Cơ quan điều tra xác định, ông Tam đã chỉ đạo ông Tình ký kết các hợp đồng nguyên tắc với các Công ty TNHH đầu tư thương mại Việt Tài; Công ty TNHH đầu tư, sản xuất An Thiên... nhưng không xuất hóa đơn và để ngoài sổ sách kế toán liên quan đến doanh thu bán hàng cho Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo của Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo. Tiếp đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế nhằm mục đích trốn số tiền thuế phải nộp hơn 15,7 tỷ đồng. Vụ việc đang được công an điều tra, xử lý. Ông Phạm Văn Tam (hay còn gọi là shark Tam) là người sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo, từng dính lùm xùm khi các sản phẩm của công ty bị cho là hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt Nam chất lượng cao vào năm 2019. Trước đó vào tháng 10/2019, Cục Thuế TPHCM đã chuyển hồ sơ Tập đoàn Asanzo sang Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC03), Công an TPHCM. Ngoài ra, Cục Thuế TPHCM cũng ban hành quyết định xử phạt về thuế, truy thu doanh nghiệp này tổng số tiền 68,57 tỷ đồng. Trong đó, Asanzo bị phạt 26,3 tỷ đồng, gồm phạt vi phạm hành chính với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế phải nộp (4,9 tỷ đồng); phạt 1,5 lần tiền thuế VAT với hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng, trốn thuế VAT, có tình tiết tăng nặng (6,29 tỷ đồng); phạt 1,5 lần thuế tiêu thụ đặc biệt vì sử dụng hóa đơn bất hợp pháp trốn loại thuế này (14,6 tỷ đồng)… Cục Thuế TPHCM cũng truy thu thuế của Asanzo với số tiền lên tới 40,5 tỷ đồng, gồm các khoản truy thu thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp… HOÀNG THUẬN TPHCM: Khởi tố cựu Chủ tịch Tập đoàn Asanzo

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==