Tiền Phong số 173

THỨ SÁU 21/6/2024 SÕ 173 0977.456.112 Việt-Nga thông qua Tuyên bố chung Làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Gặp cựu sinh viên Việt Nam tại Nga XUNG LỰC MỚI Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thÕng Liên bang Nga Vladimir Putin tại Trụ sở Trung ương Đảng, chiều 20/6/2024 ẢNH : ĐĂNG KHOA Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thÕng Liên bang Nga Vladimir Putin chụp ảnh chung trước hội đàm ẢNH: NHƯ Ý Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thÕng Liên bang Nga Vladimir Putin chụp ảnh chung trước cuộc hội kiến ẢNH: NHƯ Ý Chủ tịch QuÕc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thÕng Liên bang Nga Vladimir Putin ẢNH: PHẠM THẮNG trong quan hệ Việt - Nga TRANG 4 TRANG 2 + 3 + 4 + 5 + 6

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5 của Tổng thống Vladimir Putin đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga (1994 - 2024) và hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1950-2025). Tổng Bí thư chúc mừng Tổng thống Vladimir Putin tái đắc cử với số phiếu bầu cao, thể hiện sự tín nhiệm của nhân dân Nga đối với sự lãnh đạo của Tổng thống, giữ ổn định chính trị-xã hội, duy trì phát triển kinh tế và triển khai chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. MỘT ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU Về tình hình Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay. Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam luôn trân trọng sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của Liên Xô, trong đó có nước Nga trước đây và Liên bang Nga ngày nay trong cuộc đấu tranh giành độc lập, hai cuộc kháng chiến, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước sau này. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ truyền thống, Đối tác chiến lược toàn diện với Nga là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Việt Nam ủng hộ nước Nga đóng góp tích cực vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, chính sách hướng Đông của nước Nga, đồng thời tin tưởng chắc chắn rằng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, vững mạnh có uy tín và vị thế ngày càng cao cũng phù hợp với lợi ích lâu dài của Nga ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. Tổng Bí thư nhấn mạnh, tình hình thế giới đang chuyển biến nhanh chóng, phức tạp sang cục diện đa cực, đa trung tâm đòi hỏi các nước thực hiện chính sách hòa bình, bình đẳng, không đối đầu, hợp tác phát triển, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế cần tăng cường đối thoại, hợp tác song phương và đa phương với Liên Hợp Quốc là trung tâm để cùng phát triển kinh tế-xã hội, ứng phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. BIỂN ĐÔNG VÀ UKRAINE Việt Nam mong rằng Tổng thống Vladimir Putin và Liên bang Nga tiếp tục quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, những quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, thực chất. Liên quan đến tình hình ở Ukraine, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam mong muốn sớm có đối thoại, chấm dứt chiến sự, nối lại đàm phán để đạt giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bảo đảm những lợi ích chính đáng của các bên liên quan. Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy đối thoại, thương lượng theo hướng đó. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với Tổng thống Vladimir Putin về việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, trong đó có việc củng cố mạnh mẽ quan hệ với các nước láng giềng, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác. Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối quốc phòng “4 không”. TẠO XUNG LỰC MỚI Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ vui mừng thăm Việt Nam và gặp lại Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga; mối quan hệ hai Chiều 20/6, sau Lễ đón Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại Trụ sở Trung ương Đảng. 2 THỜI SỰ n Thứ Sáu n Ngày 21/6/2024 Lãnh đạo Việt - Nga chia sẻ nhiều XUNG LỰC MỚI TRONG QUAN HỆ Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, Liên bang Nga luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp với Việt Nam trong chính sách đối ngoại Hướng Đông. Phát huy những phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác hai nước những năm gần đây, nhất là thành tựu của 30 năm triển khai Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Nga: duy trì trao đổi, tiếp xúc thường xuyên trên các kênh đảng, chính phủ, quốc hội, thương mại tăng trưởng tích cực nhờ vào việc triển khai hiệu quả cơ chế Ủy ban liên Chính phủ, Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU); phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn đa phương, Tổng thống Putin khẳng định, củng cố Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là ưu tiên hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mong muốn chuyến thăm sẽ đẩy mạnh phát triển hợp tác nhiều mặt cùng có lợi và Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. TĂNG CƯỜNG TRAO ĐỔI, ĐỐI THOẠI CHÍNH TRỊ Ở MỌI CẤP Trong không khí hữu nghị, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, hai bên đã trao đổi các phương hướng và biện pháp thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển thực chất và hiệu quả, nhằm làm sâu sắc Đối tác chiến lược toàn diện hai nước. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về quan hệ chính trị rất tốt đẹp với độ tin cậy cao giữa hai nước; hai bên thời gian qua trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp, tạo động lực thúc đẩy hợp tác song phương. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi, đối thoại chính trị ở tất cả các cấp, đặc biệt cấp cao và cấp cao nhất, qua tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, giáo dục thế hệ trẻ về quan hệ hữu nghị truyền thống, nhằm không ngừng củng cố, đẩy mạnh tin cậy chính trị, tạo nền tảng thuận lợi để tăng cường hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực. Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao hợp tác tích cực giữa hai nước trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa, khoa học công nghệ… Để góp phần tăng cường sự hiểu biết, quan hệ hữu nghị, hai bên nhất trí nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các địa phương kết nghĩa; tăng cường các hoạt động giao lưu thanh niên, mở rộng hợp tác và kết nối về hàng không nhằm thúc đẩy du lịch. Về giáo dục đào tạo, Tổng thống Putin nhất trí với đề nghị của Chủ tịch nước Tô Lâm về việc Nga tăng cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập, nghiên cứu nhất là về các lĩnh vực khoa học cơ bản và văn hóa nghệ thuật là thế mạnh của Nga. Hai bên nhất trí tạo điều kiện cho du lịch thông qua đàm phán, ký kết hiệp định về đơn giản hóa thủ tục thị thực cho công dân Việt Nam; thúc đẩy hợp tác lao động thông qua đàm phán, ký kết hiệp định về đào tạo nghề và lao động. Hai bên mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, nhất là hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương về quốc phòng - an ninh, đặc biệt các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), phù hợp với các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam sẵn sàng phát huy vai trò cầu nối giữa Nga và ASEAN, đóng góp tích cực và trách nhiệm đối với bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về một số vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm; ủng hộ xây dựng hệ thống quan hệ quốc tế dân chủ, công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là không đe dọa và sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt Liên Hợp Quốc, APEC, trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Nga, ASEAN - SCO, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin chiều 20/6 tại Trụ sở Trung ương Đảng ẢNH: TTXVN Kết thúc hội đàm, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin chứng kiến lễ trao đổi một loạt văn kiện hợp tác song phương trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, giao thông, tư pháp, hải quan, tài chính, khoa học - công nghệ, trong đó có Hiệp định liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học. Làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/6, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam coi Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

quan điểm chung THỜI SỰ 3 n Thứ Sáu n Ngày 21/6/2024 VIỆT - NGA ASEAN - EAEU; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực tại châu Á - Thái Bình Dương; tiếp tục tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Nga vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tổng thống Putin khẳng định Nga ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2027. Về Biển Đông, hai bên ủng hộ việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, đặc biệt UNCLOS 1982; ủng hộ thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm đạt được COC. THU LOAN nước đã được thử thách qua thời gian; phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương; tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo xung lực mới trong quan hệ hai nước. Chia sẻ với các ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh việc giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực cần dựa trên luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, giải quyết hòa bình các tranh chấp. Về vấn đề Biển Đông, Tổng thống Nga ủng hộ việc giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Tổng thống Nga cũng đề cập đến quan điểm của Nga về cuộc xung đột ở Ukraine. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng thời gian qua, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga tiếp tục phát triển tích cực, thể hiện nổi bật qua quan hệ chính trịngoại giao tốt đẹp, hợp tác kinh tế - thương mại được duy trì, hợp tác quốc phòngan ninh được củng cố, hợp tác trên các lĩnh vực khác được thúc đẩy và quan hệ giữa các tổ chức xã hội và giao lưu nhân dân ngày càng hiệu quả. Trên cơ sở các thành quả đã đạt được, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng, nhất trí về các phương hướng và biện pháp lớn nhằm tạo xung lực thúc đẩy hợp tác song phương trên toàn diện các lĩnh vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ nhất trí về các phương hướng hợp tác theo đề nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, theo đó sẽ thúc đẩy các chuyến thăm, trao đổi ở các cấp trên các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, tích cực phát triển hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, khoa học, kỹ thuật và củng cố hợp tác quốc phòngan ninh; cùng nhau trao đổi, giải quyết một số khó khăn, tồn tại phù hợp với luật pháp quốc tế và điều kiện cụ thể của mỗi nước. Đối với lĩnh vực năng lượng, dầu khí, hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp của hai nước thực hiện hiệu quả những dự án hiện có, đồng thời mở rộng các dự án đầu tư với sự tham gia của các công ty dầu khí quốc gia trên lãnh thổ hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như nông nghiệp, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương hai nước… Hai nhà lãnh đạo đánh giá cao những đóng góp quan trọng của cộng đồng người Việt Nam tại Nga, là cầu nối quan trọng cho quan hệ giữa hai nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Nga tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại Nga làm việc và sinh sống ổn định, lâu dài tại Nga, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. THU LOAN Nhân dịp này, Việt Nam và Liên bang Nga ra Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, đánh giá cao những thành tựu quan trọng của quan hệ hai nước, khẳng định các nguyên tắc, đề ra những định hướng để đẩy mạnh và tăng cường hợp tác, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, vì lợi ích lâu dài của nhân dân hai nước, vì hòa bình, an ninh và phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới. Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫy tay chào các em thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch chiều 20/6 ẢNH: NHƯ Ý Hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều 20/6 tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, quan hệ hợp tác liên nghị viện là một trong những trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga thời gian qua và đã không ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp. Chia sẻ với Tổng thống Vladimir Putin về một số kết quả hợp tác liên nghị viện cụ thể giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội cho biết Quốc hội Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội đồng Liên bang Nga và Duma Quốc gia Liên bang Nga. Hai bên đang trao đổi để ký lại thỏa thuận này trong năm nay, trong đó bổ sung các nội dung hợp tác cụ thể giữa Nhóm Nghị sỹ hữu nghị của Việt Nam và Nhóm hợp tác với Quốc hội Việt Nam của Hội đồng Liên bang Nga. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nêu một số định hướng và hoạt động hợp tác cụ thể dự kiến sẽ được cơ quan lập pháp hai nước tiến hành trong thời gian tới nhằm đóng góp tích cực cho quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga. Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ hy vọng Chủ tịch Quốc hội sẽ tiếp tục phối hợp với lãnh đạo Duma Quốc gia Liên bang Nga và Hội đồng Liên bang Nga thúc đẩy quan hệ hợp tác hai nước, hai Quốc hội. Tổng thống Vladimir Putin nêu rõ, quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nước Nga thống nhất, quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Liên bang Nga rất tốt đẹp. Đây là cơ sở tốt để thúc đẩy quan hệ hai Quốc hội, xây dựng hành lang pháp lý, nền tảng pháp luật củng cố mối quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga. BÌNH GIANG Đẩy mạnh hợp tác liên nghị viện Phối hợp chặt chẽ, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả Hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều 20/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn hai bên phối hợp chặt chẽ, tạo xung lực mới cho hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy hợp tác song phương trên các lĩnh vực, đặc biệt hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư và hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Tổng thống Vladimir Putin khẳng định chuyến thăm lần này là dịp quan trọng để hai bên trao đổi, thống nhất các biện pháp đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế thương mại, khoa học công nghệ, năng lượng, giao lưu nhân dân, nhân văn và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Nga tiếp tục tháo gỡ các rào cản thương mại nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại hai nước, nhất là xuất khẩu hàng tiêu dùng và nông thủy sản thế mạnh của Việt Nam vào thị trường Nga, nâng mức hạn ngạch cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, ủng hộ tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản của Nga tiếp cận thị trường Việt Nam. Về đầu tư, hai bên ủng hộ sớm triển khai một số dự án quy mô lớn mang tính chất hải đăng của Nga về hạ tầng cơ sở, đường sắt, đường tàu nội đô, tàu điện ngầm, năng lượng tái tạo tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước mở rộng, đẩy mạnh đầu tư và kinh doanh hiệu quả trên lãnh thổ của nhau. Nhấn mạnh hợp tác dầu khí-năng lượng là trụ cột quan trọng của hợp tác kinh tế Việt-Nga, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ, có giải pháp kịp thời sớm tháo gỡ khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả các dự án hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí. Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Liên doanh Vietsovpetro cũng như các doanh nghiệp dầu khí Nga như Zarubezhneft, Gazprom mở rộng hoạt động ở Việt Nam. Hai bên ủng hộ mở rộng hợp tác sang lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch và tái tạo, như LNG, điện gió ngoài khơi, nhằm đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững. Lãnh đạo hai nước nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực khoa họccông nghệ, thông tin-truyền thông, văn hóa, thể thao, du lịch, lao động… BÌNH GIANG Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều 20/6 ẢNH: NHƯ Ý Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin ẢNH: PHẠM THẮNG

4 THỜI SỰ n Thứ Sáu n Ngày 21/6/2024 Việt-Nga thông qua Tuyên bố chung Tại họp báo sau hội đàm, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu, chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga và hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước trong năm 2025. Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn trân trọng sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Nga trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Trong quá trình triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam nhất quán coi Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu; mong muốn cùng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời mà các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp. Chủ tịch nước vui mừng cho biết hai bên đã thông qua Tuyên bố chung nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Các bộ, ngành, cơ quan hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, tư pháp, thể dục thể thao nhằm góp phần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý, đẩy mạnh hợp tác song phương đi vào chiều sâu và hiệu quả. CÁC ĐỊNH HƯỚNG, BIỆN PHÁP LỚN Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, hai bên đã nhất trí các định hướng, biện pháp lớn nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Chủ tịch nước cho biết, hai bên thống nhất tăng cường quan hệ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau dựa trên nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc về luật pháp quốc tế, không liên minh thỏa thuận với bên thứ ba nhằm có hành động phương hại đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích cơ bản của nhau, không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba nào; tích cực đóng góp cho hòa bình, ổn định, phát triển khu vực và trên thế giới. Hai bên cũng khẳng định tiếp tục đẩy mạnh tin cậy chính trị thông qua tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao nhất, thúc đẩy các cơ chế hợp pháp của các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các bộ, ngành, địa phương. Đánh giá hợp tác kinh tế là lĩnh vực trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga, Chủ tịch nước cho biết, hai bên sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả, sớm đàm phán nâng cao Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu. Hai bên sẽ nỗ lực tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc do tác động không thuận của kinh tế thế giới nhằm đẩy mạnh thương mại, đầu tư; ủng hộ tiếp tục nâng cao hiệu quả các dự án then chốt trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí, nhất là tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai nước mở rộng đầu tư hoạt động trên lãnh thổ của nhau, phù hợp với luật pháp của hai nước, luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Bên cạnh đó, hai bên thống nhất sớm nghiên cứu, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch, đóng góp cho chuyển đổi xanh, phát triển bền vững; đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng, an ninh, ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền thống. Chủ tịch nước cho biết, hai bên cũng thống nhất tăng cường hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, dạy nghề lao động, góp phần tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy hợp tác văn hóa nghệ thuật, du lịch, giao lưu nhân dân, giáo dục thế hệ trẻ, nhất là tạo điều kiện thuận lợi về điều kiện đi lại của nhân dân hai nước nhằm tăng cường hiểu biết và tình cảm hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Hai bên nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng công dân Việt Nam tại Nga và công dân Nga tại Việt Nam sinh sống, học tập, lao động ổn định, làm cầu nối quan trọng trong quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. NHẤT TRÍ NGUYÊN TẮC VỀ BIỂN ĐÔNG, CẤU TRÚC KHU VỰC Về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên ủng hộ xây dựng hệ thống quan hệ quốc tế dân chủ, công bằng, minh bạch dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, bao gồm không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mới, mở rộng, bao trùm, minh bạch, công khai mà không phân biệt đối xử dựa trên nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới. Hai bên ủng hộ một cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình đẳng, không chia tách, minh bạch với vai trò trung tâm của ASEAN dựa trên luật pháp quốc tế; thúc đẩy liên kết kinh tế, bao gồm cả trong khuôn khổ APEC, G-20, ASEAN và Hợp tác kinh tế Á - Âu; hoan nghênh Nga tăng cường hợp tác với tiểu vùng Mekong, đóng góp cho hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung của khu vực trên thế giới. Về vấn đề Biển Đông, hai bên ủng hộ và bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương của Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS năm 1982, ủng hộ thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đàm phán, tiến tới một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tổng thống Vladimir Putin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho Tổng thống và đoàn sự đón tiếp trọng thị, chân tình và chu đáo. Ôn lại truyền thống quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh chuyến thăm lần này của đoàn đại biểu cấp cao Liên bang Nga nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾTHƯƠNG MẠI Tổng thống Vladimir Putin khẳng định cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Tô Lâm đã diễn ra trong không khí tốt đẹp, thực chất, qua đó thông qua được Tuyên bố chung, ủng hộ các nguyên tắc của mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Liên bang Nga - Việt Nam. Hai bên đã thảo luận cụ thể về phương hướng phát triển trọng tâm cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước trong thời gian tới; đề cập đến các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, một trụ cột quan trọng trong tổng thể mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực và được triển khai vào năm 2016 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước tiếp cận được thị trường của nhau, cũng như mở rộng các lĩnh vực đầu tư. Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ hy vọng, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này sẽ góp phần tạo xung lực quan trọng, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, cũng như giúp hai bên xác định và thống nhất phương hướng, biện pháp đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước. Trước đó, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Vladimir Putin chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành hai nước được ký kết nhân dịp chuyến thăm. BÌNH GIANG Trong cuộc gặp gỡ báo chí chung cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều 20/6, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, hai bên đã thông qua Tuyên bố chung nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác ẢNH: NHƯ Ý Ký 11 văn kiện hợp tác Chiều 20/6, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến lễ trao 11 văn kiện được ký kết nhân dịp chuyến thăm. Các văn kiện gồm: - Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nga về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học. - Chương trình hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Nga. - Bản ghi nhớ về lộ trình thực hiện dự án Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom. - Bản ghi nhớ giữa Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới hỗn hợp Việt - Nga và Cơ quan Liên bang Nga về giám sát, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an sinh về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm để phòng chống dịch bệnh. - Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh lô 11-2 cho Tập đoàn Zarubezhneft. - Thỏa thuận hợp tác trao đổi khoa học giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA). - Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Hà Nội và RANEPA. - Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Tổng hợp liên bang Viễn Đông (FEFU). - Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Kinh tế cao cấp (HSE). - Bản ghi nhớ về hợp tác tại Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần Novatek. - Biên bản ghi nhớ giữa Công ty Cổ phần Quản lý BVIM và Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF).

Cuộc gặp mặt diễn ra trong bầu không khí thân tình, ấm áp, thắm tình hữu nghị với sự tham gia của gần 400 khách mời là những người có nhiều gắn bó, yêu mến đất nước, con người và văn hóa Nga. TIẾP TỤC LÀ CẦU NỐI Phát biểu tại cuộc gặp gỡ, Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam; xúc động được gặp gỡ, giao lưu những người bạn Việt Nam và luôn nhận được những tình cảm nồng ấm đã nhận được từ thế hệ những cựu sinh viên Việt Nam học tại Nga, những người bạn chí tình của nước Nga, những người đã có thời gian gắn bó và thấu hiểu về đất nước và con người Nga. Nhắc lại thành công trên nhiều lĩnh vực của rất nhiều người Việt Nam từng theo học tại Liên bang Nga, Tổng thống Vladimir Putin đánh giá cao những đóng góp quan trọng của các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam tại Nga cho quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống trong nhiều năm qua. Tổng thống Vladimir Putin cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam, cũng như tinh thần bất khuất, anh dũng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây và công cuộc xây dựng phát triển và đất nước ngày này. Nhà lãnh đạo Nga bày tỏ hy vọng các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam sẽ tiếp tục là cầu nối để các thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về văn hóa, đất nước và con người Nga, góp phần gìn giữ và phát triển mối quan hệ truyền thống hữu nghị anh em giữa hai nước. Các khách mời đã chia sẻ những kỷ niệm sâu sắc, tình cảm gắn bó giữa nhân dân hai nước; trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chính phủ hai nước để nhân dân hai nước thêm hiểu nhau; trao đổi với hai nhà lãnh đạo về những định hướng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhiều vấn đề khác. Các ý kiến chia sẻ cũng bày tỏ sẵn sàng tiếp tục phát huy truyền thống, góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống, gắn kết giữa hai nước Việt Nam-Liên bang Nga. TỪ TRÁI TIM ĐẾN TRÁI TIM Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ cảm ơn chân thành tới Tổng thống Vladimir Putin và đoàn đại biểu cấp cao Liên bang Nga trong lịch trình hoạt động dày đặc của chuyến công tác đến Việt Nam vẫn dành thời gian đến dự buổi giao lưu trong không khí cuộc gặp gỡ nồng ấm và tin cậy của những người bạn gần gũi, những tình cảm và đối thoại chân thành từ trái tim đến trái tim; cũng như đã luôn yêu mến, dành sự quan tâm đặc biệt tới Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự phát triển quan hệ hai nước, nâng quan hệ hai nước lên mức Đối tác chiến lược (năm 2001) và Đối tác chiến lược toàn diện (năm 2012). Chủ tịch nước cho biết, một lần nữa người dân Việt Nam, trong đó các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam tại Nga, những người đã có nhiều gắn bó với nước Nga tươi đẹp, lại có dịp gặp gỡ Tổng thống Vladimir Putin, người được nhân dân Nga đã và đang gửi gắm niềm tin trong suốt nhiều thập kỷ qua, đưa nước Nga đạt được những thành tựu quan trọng và đang tiếp tục dẫn dắt nước Nga vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đồng thời đóng góp vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Chủ tịch nước khẳng định nhiều thế hệ người Việt Nam, kể cả những người chưa từng đặt chân đến nước Nga, luôn yêu mến đất nước, con người, văn hóa, tâm hồn và ngôn ngữ Nga thông qua những trang sách, thước phim và cả những câu chuyện của những người từng đặt chân đến nước Nga. Nhắc lại câu ngạn ngữ Nga “Mọi sự giàu sang chẳng sánh được tình bằng hữu”, “một người bạn cũ tốt hơn hai người bạn mới”, Chủ tịch nước nhấn mạnh nhân dân Việt Nam luôn biết ơn sâu sắc và ghi nhớ tình cảm gắn bó, thủy chung của những người bạn Nga. Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Việt Nam và Liên bang Nga sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, tiếp tục kề vai sát cánh, giúp nhau vượt qua khó khăn, thử thách vì lợi ích của nhân dân hai nước. Chủ tịch nước Tô Lâm nói rằng, những chia sẻ ngày hôm nay của đại biểu trong khán phòng đã cho thấy, dù hai nước cách xa nhau vạn dặm nhưng người dân Việt Nam vẫn quan tâm, dõi theo nước Nga, đồng thời hết sức vui mừng với thành tựu và phát triển của nước Nga, luôn chúc nước Nga thịnh vượng, phồn vinh và phát triển mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức. BÌNH GIANG Tối 20/6 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin có cuộc gặp gỡ thân mật với lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt-Nga và các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam từng học tại Liên bang Nga. THỜI SỰ 5 n Thứ Sáu n Ngày 21/6/2024 Gặp cựu sinh viên Việt Nam tại Nga Theo Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nga, hai nước nhất trí tiếp tục triển khai nhiều nội dung hợp tác, bao gồm: - Chú trọng phát triển hơn nữa hợp tác kinh tế. Tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư và tài chính-tín dụng. - Khẳng định vai trò điều phối quan trọng của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật, cùng các tiểu ban và tổ công tác trong việc xây dựng và triển khai các dự án và chương trình hợp tác chung. - Khẳng định cần tăng cường đầu tư của Việt Nam vào Nga và đầu tư của Nga vào Việt Nam, bao gồm trên các lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp, chế tạo máy và năng lượng. - Khẳng định tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ các dự án dầu khí hiện có và mới phù hợp với pháp luật mỗi nước, bao gồm việc cung cấp, chế biến dầu thô và khí hóa lỏng cho Việt Nam, đáp ứng lợi ích chiến lược của hai bên. - Ủng hộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp dầu khí Việt Nam tại Liên bang Nga và doanh nghiệp dầu khí Nga tại thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam và Nga, cũng như luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982. - Tính đến tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, quyết tâm đẩy nhanh triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. - Cho rằng cần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như công nghiệp khai khoáng, giao thôngvận tải, đóng tàu và chế tạo máy, hiện đại hóa đường sắt. - Khẳng định tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm tăng cường xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp, cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia thành lập các cơ sở sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam và Nga. - Ủng hộ tính chất chiến lược trong hợp tác giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. - Ủng hộ đẩy mạnh nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt tại Nga và tiếng Nga tại Việt Nam. - Giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu sáng kiến của Nga về lập trường phổ thông giảng dạy bằng tiếng Nga tại Hà Nội. - Hỗ trợ mở rộng hoạt động của Mạng lưới các trường đại học kỹ thuật Việt-Nga để đào tạo bậc đại học, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp tại Việt Nam nhằm tăng cường quảng bá cho Mạng lưới. - Hỗ trợ hoạt động, phát huy hiệu quả tiềm lực của Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ nhiệt đới Việt-Nga nhằm đưa Trung tâm thành hình mẫu, biểu tượng cho hợp tác song phương… THÁI AN CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM VÀ TỔNG THỐNG VLADIMIR PUTIN: Cấp học bổng Vào giai đoạn Việt Nam chưa có nhiều cơ hội cử người đi học tập ở nước ngoài, Liên Xô tiếp nhận và đào tạo gần 40.000 cán bộ và chuyên gia giỏi thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Hiện nay, Nga tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực, với hơn 5.000 sinh viên Việt Nam đang du học tại Nga. Dạy tiếng Nga Nga cung cấp 1.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam sang Nga học tập mỗi năm. Ngoài ra còn có nhiều trường triển khai hoạt động hợp tác riêng. Ở chiều ngược lại, Hội Hữu nghị Việt - Nga gần đây ký thỏa thuận hợp tác với một trường đại học của Nga để phát triển các chương trình giảng dạy tiếng Nga ở các trường đại học Việt Nam. Một số nội dung hợp tác kinh tế, khoa học, giáo dục Tổng thống Nga Vladimir Putin đến dự buổi gặp gỡ lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt-Nga và các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam học tại Nga ẢNH: TTXVN Đông đảo các thế hệ lưu học sinh Việt Nam tham dự cuộc gặp gỡ ẢNH: NHẬT MINH Lưu học sinh Việt Nam đều có tình cảm đặc biệt với nước Nga và người dân Nga trong thời gian học tập ở đó và đến tận bây giờ. Họ không chỉ yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người mà yêu cả văn hóa Nga, nhất là văn học, âm nhạc…

6 THỜI SỰ n Thứ Sáu n Ngày 21/6/2024 Bài viết nhấn mạnh chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin đến Việt Nam diễn ra chưa đầy 1 năm sau khi Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ. FT dẫn lời nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia tại Viện Iseas-Yusof Ishak ở Singapore, đánh giá Việt Nam “chủ động trung lập”, khác với những quốc gia thụ động hơn. “Hà Nội biết mình phải tích cực cân bằng các quyền lực khác nhau... vì đó là cách để Việt Nam có lợi ích từ cả ba cường quốc. Nếu không (Việt Nam) sẽ bị lôi kéo vào các trò chơi chính trị mà không thể xoay xở”, ông Giang nói với FT. Bài viết đề cập chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam được triển khai từ mấy thập kỷ trước, khi Việt Nam quyết định trở thành bạn của tất cả các nước. Bài viết giải thích về chính sách đối ngoại mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi bằng khái niệm “ngoại giao cây tre”, với ý nghĩa “gốc khỏe, thân vững, cành uyển chuyển”. Với chủ trương này, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ với Mỹ, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc lên Đối tác chiến lược toàn diện, mức quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam. Khi thăm Hà Nội vào tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Biden ca ngợi việc nâng cấp quan hệ đối tác như một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Những năm gần đây, Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của nhiều tập đoàn lớn như Apple, khi họ tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 36,6 tỷ USD vào năm ngoái. Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc và Nga. FT dẫn lời nhà nghiên cứu Susannah Patton, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Viện Lowy (Úc), đánh giá Việt Nam “rất khéo léo” trong điều hướng mối quan hệ với Trung Quốc, bằng cách giữ cân bằng hợp lý “giữa thách thức và tôn trọng”. “Việt Nam có lợi từ chính sách đối ngoại đa hướng của mình và có quan điểm phù hợp với nhiều đối tác”, bà Patton nhận định. Các nhà phân tích nói với FT rằng, lãnh đạo Việt Nam rất thực tế trong chính sách đối ngoại và hiểu tầm quan trọng của mối quan hệ với đa phương, để có thể vươn lên trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng. Bài viết dẫn lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cấp cao và điều phối viên chương trình nghiên cứu Việt Nam tại Iseas, cho rằng việc tiếp đón Tổng thống Nga Putin là “vấn đề nguyên tắc”, để Việt Nam thể hiện sự cân bằng và đa dạng trong chính sách đối ngoại của mình. “Việt Nam có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc và điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ các đối tác khác nhau”, ông Hiệp nói. THU LOAN Chỉ trong 9 tháng qua, Việt Nam đã đón Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Financial Times (FT) của Anh vừa có bài viết đánh giá những chuyến thăm này cho thấy một quốc gia đang thực hiện chính sách đối ngoại khéo léo như thế nào. Thiếu nhi Việt Nam chào đón Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phủ Chủ tịch, nơi diễn ra lễ đón chính thức trưa 20/6 ẢNH: NHẬT BẮC Báo Anh ca ngợi ngoại giao cây tre Việt Nam CHUYỆN HÔM NAY Sinh ra sau chiến tranh, tôi không hiểu sâu về sự giúp đỡ, viện trợ to lớn của Liên Xô dành cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hình ảnh Liên Xô trong tuổi thơ tôi chỉ là họa báo giấy láng mịn, màu in sắc nét, nội dung phong phú (khác hẳn báo Việt Nam thời đó), đọc xong thì bọc sách, bọc vở cho bền đẹp. Hình ảnh Liên Xô trong tuổi thơ tôi chỉ là nồi áp suất, bàn là Liên Xô dày dặn, chắc nịch, “nồi đồng cối đá”, dùng có khi cả đời người không hỏng. Hình ảnh Liên Xô trong tuổi thơ tôi chỉ là những buổi xem phim màu chiến đấu của Liên Xô ken đặc người trong các buổi chiếu bóng lưu động, hoặc phim tình báo-gián điệp, viễn tưởng Liên Xô trên TV đen trắng nhà hàng xóm. Nhiều phim tôi vẫn nhớ đến tận bây giờ: “Những kẻ báo thù không bao giờ bị bắt”, “17 khoảnh khắc mùa xuân”, “Người cá”… Hình ảnh Liên Xô trong tuổi thơ tôi chỉ là vài lần đi qua cầu Thăng Long vượt sông Hồng. Đi trên cầu, tôi lại lẩm nhẩm mấy câu thơ mộc mạc: “Cầu Thăng Long vừa mới đắp/Phấp phới sắc cờ Việt-Xô/Thắm thiết tô tình hữu nghị”. Lớn lên có dịp công tác xứ sở bạch dương, tôi không chỉ bị “lác mắt” bởi vô số công trình kiến trúc đồ sộ, tác phẩm nghệ thuật hoành tráng mà còn bị “lạc nhịp tim” bởi người Nga tốt bụng, giàu tình cảm. Có lãnh đạo tập đoàn lớn của Nga cho đi nhờ ôtô mấy chục cây số khi biết một người lạ như tôi lỡ xe. Có thiếu nữ Nga lần đầu gặp mặt tự bỏ tiền mua xúc xích, nước suối khi biết tôi bụng sôi môi khô… Mới đây, có dịp trò chuyện với một cán bộ trẻ người Nga, tôi bảo tâm hồn Nga bao la và sâu thẳm như đại dương, rất đồng điệu tâm hồn Việt. Anh cười tinh nghịch: “Hai nước chúng ta vừa như tài nữ vừa như tráng sĩ, nghệ sĩ”, rồi đọc liền 3 câu thơ của 2 tác giả: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành; sắc đành đòi một tài đành họa hai. Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”. Nhưng rồi ánh mắt anh thoáng nét buồn khi nói giờ ít thấy bạn trẻ Việt Nam thưởng thức văn học Nga. Tôi vội vàng bảo: “Trong sách giáo khoa mấy chục năm trước, học sinh chúng tôi say mê đọc bài ‘Trái tim Danko’ trích trong truyện ngắn ‘Bà lão Izergil’ của Maxim Gorky. Giờ tôi vẫn thấy sách ngữ văn, bộ sách ‘Cánh diều’, có bài này. Chúng tôi cực kỳ ngưỡng mộ Danko cũng như Pavel Korchagin trong ‘Thép đã tôi thế đấy’ của Nikolai Alekseyevich Ostrovsky. Cả hai đều rực lửa, sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì cộng đồng”. Vị cán bộ trẻ mở to mắt: “Thế à? Hy vọng giới trẻ bây giờ vẫn nhiệt tình, nhiệt huyết, có lý tưởng cao đẹp như vậy”. Rồi anh lại lẩy Kiều: “Dẫu rằng vật đổi sao dời/Tử sinh phải giữ lấy lời tử sinh/Duyên kia có phụ chi tình”. Không muốn bị lép vế, tôi liền ngâm 2 câu thơ có trong “Tuyển tập Mikhail Lermontov” mà anh mới tặng: “Tượng thờ dù đổ vẫn thiêng/Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ”. Thấy anh nở nụ cười rạng rỡ, tôi chỉ vào cái tên VTB in ở cuối sách, bảo: “VTB không chỉ tài trợ in các tác phẩm văn học mà lần này còn có đại diện tháp tùng Tổng thống Vladimir Putin thăm Việt Nam cùng nhiều doanh nghiệp khác. Tình hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước chúng ta chắc chắn sẽ được củng cố, lên một tầm cao mới”. Anh gật gù: “Tâm hồn Nga và tâm hồn Việt mãi mãi đồng điệu, mãi mãi mềm mại bút hoa. ‘Trong và thật, sáng hai bờ suy tưởng/Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa’”. THÁI AN Tâm hồn đồng điệu GS CARLYLE THAYER: Việt Nam - Tiếng nói phương Nam toàn cầu Chuyến thăm Việt Nam từ ngày 19-20/6 của Tổng thống Nga Vladimir Putin là chuyến công du thứ 5 của ông tới một quốc gia có lực hấp dẫn lớn ở Đông Nam Á. Vài tháng trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng thăm Việt Nam, tại sao vậy? “Vì Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực. Việt Nam đang chuyển sang các lĩnh vực cao cấp như sản xuất xe điện, chip máy tính… Cỗ xe Việt Nam đã sẵn sàng tăng tốc và về đích. Nơi đây có nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt mà nhiều nước, trong đó có các siêu cường, cần đến. Và Việt Nam có một vai trò rất lớn, rất có ảnh hưởng trong ASEAN và các tổ chức khu vực khác”, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) nhận định. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 20202021 với số phiếu ủng hộ cao kỷ lục, 192 trên tổng số 193 phiếu. Tiếp theo nhiệm kỳ đầu tiên năm 2008-2009, đây là lần thứ hai Việt Nam được bầu làm thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Năm 2022, Việt Nam được các thành viên ASEAN nhất trí ủng hộ là ứng viên duy nhất của ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ. Tháng 10/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu 14 quốc gia, trong đó có Việt Nam, làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025. “Vì thế, Việt Nam có rất nhiều uy tín và ảnh hưởng quốc tế, đại diện cho tiếng nói phương Nam toàn cầu”, GS Thayer nhận định. THÁI AN Reuters viết về tình cảm của người Việt với ông Putin Trong bài viết về những người Hà Nội coi nhà lãnh đạo Nga là “thần tượng”, Reuters mô tả cửa hàng bán đồ lưu niệm của bà Nguyễn Thị Hồng Vân ở Hà Nội, nơi những món đồ lưu niệm kiểu Nga đang bán rất chạy, cho thấy sự quan tâm và yêu mến của người dân Hà Nội thuộc mọi lứa tuổi dành cho Tổng thống Vladimir Putin, nhân dịp nhà lãnh đạo Nga đến thăm thành phố. “Người Việt Nam rất yêu thích các sản phẩm của Nga”, bà Vân nói với Reuters, khi đang ở trong cửa hàng với xung quanh là búp bê Matryoshka và những chiếc mũ thêu CCCP, viết tắt của “Liên Xô”. “Tôi rất vui khi biết ông Putin đến Việt Nam vì ông ấy rất tài năng”, ông Trần Xuân Cường, 57 tuổi, người dân Hà Nội, nói với Reuters khi đang đứng gần tượng đài Lê-nin ngay trung tâm thủ đô Việt Nam. Bài viết nói rằng hàng chục nghìn cán bộ Việt Nam đã đi học ở Liên Xô cũ, sau đó nhiều người trở về đảm đương những vị trí quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo của đất nước. Thủ đô của Việt Nam vẫn còn nhiều tòa nhà theo phong cách Liên Xô, như Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cung Văn hoá hữu nghị Việt-Xô. “Tinh thần Nga thật tuyệt vời, rất nhẹ nhàng, tình cảm và yêu chuộng hòa bình”, ông Trần Xuân Việt, 83 tuổi, nói với Reuters. Bài viết còn dẫn lời Phạm Hoàng Hải Đăng, sinh viên 20 tuổi, chia sẻ: “Tôi thích Tổng thống Putin. Tôi hy vọng chuyến thăm này sẽ tăng cường tình đoàn kết, hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga”. THU LOAN “Việt Nam có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc và điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ các đối tác khác nhau”. Ông LÊ HOÀNG HIỆP

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==