Tiền Phong số 165

Nhiều cải cách trong bảng lương mới THỨ NĂM 13/6/2024 SÕ 165 0977.456.112 TRANG 2 TRANG 10 TRANG 12 TRANG 16 TRANG 5 CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT 40 NĂM ĐỔI MỚI Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại Ông Kim Sang-sik và những phép tính cho ASIAN Cup 2024 SỐNG TRONG SỢ HÃI NGUY CƠ CHÁY CHUNG CƯ, NHÀ TRỌ TẠI HÀ NỘI: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc họp Thúc đẩy bảo vệ, phát huy giá trị di sản RÀ SOÁT, BỔ SUNG QUY HOẠCH ĐỂ CHUẨN BỊ CHO ĐỀ ÁN NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Công chức, viên chức TRANG 2 Bộ phận hành chính một cửa tỉnh Bắc Giang ẢNH: NHƯ Ý HƯỞNG LỢI GÌ? An cư cho người nghèo CHUYỆN HÔM NAY Nhà ở xã hội (NƠXH) có lẽ là một trong những trường hợp cá biệt không tuân theo quy luật về kinh tế, khi mà nhu cầu của xã hội rất lớn song nguồn cung thì nhỏ giọt, cho dù nhiều doanh nghiệp hưởng ứng và các cơ quan có thẩm quyền đã quyết liệt vào cuộc. XEM TIẾP TRANG 3 n HUY THỊNH CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG TỪ 1/7: Chiều 12/6, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt để đánh giá về tình hình và kết quả công việc tháng 4, 5 năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Báo Tiền Phong trích đăng nội dung cuộc họp này (xem toàn văn nội dung cuộc họp trên báo Tiền Phong điện tử - tienphong.vn). TRANG 4 VIỆT NAM ĐƯỢC BẦU LÀM PHÓ CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI ĐỒNG CÔNG ƯỚC 2003:

2 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 13/6/2024 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : LEÂ HUY n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Phoù Toång bieân taäp phuï traùch: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA LET Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới Sáng 12/6, tại Phủ Chủ tịch, Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã tổ chức phiên họp thứ ba. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo nghe công bố quyết định của Bộ Chính trị về kiện toàn, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo. Theo đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm, giữ chức Trưởng Ban; ông Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Phó Trưởng Ban Thường trực. Bộ Chính trị cũng quyết định bổ sung các Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm thành viên Ban Chỉ đạo. Để bảo đảm chất lượng và tiến độ của công tác tổng kết 40 năm đổi mới, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị tiếp tục quán triệt các nguyên tắc, yêu cầu: Kiên định và vận dụng phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, bám sát các quan điểm và nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng, tuân thủ những quy định của Hiến pháp. Nghiên cứu, tham khảo, tiếp thu có chọn lọc, vận dụng phù hợp, sáng tạo những thành tựu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia tiên tiến và những quốc gia có sự tương đồng với Việt Nam vào việc phát triển, hoàn thiện lý luận về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc... Nhắc lại câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, Chủ tịch nước khẳng định, đó chính là kết quả của 40 năm đổi mới đã qua, trong đó rất quan trọng là 10 năm trở lại đây. THÀNH NAM Tại cuộc họp, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt đánh giá, 2 tháng qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực cố gắng đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, công tác cán bộ và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Về một số công việc trọng tâm trong thời gian tới, lãnh đạo chủ chốt nhấn mạnh, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, chúng ta đang và sẽ đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, xung đột leo thang; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động nặng nề…, vì vậy các cấp, các ngành tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, thống nhất; phối hợp nhịp nhàng, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả. Cụ thể là: 1. Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Có giải pháp ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với xăng, dầu, các hàng hoá thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm. Thực hiện các giải pháp đồng bộ, hiệu quả quản lý chặt chẽ thị trường vàng gắn với giữ vững tỉ giá, ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các công trình, dự án, hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia. Khẩn trương triển khai các quy hoạch đã ban hành, nhất là Quy hoạch Điện VIII, các vùng, các tỉnh; tập trung hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch còn lại. Chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch phù hợp, bảo đảm đủ điện, nước, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức thi hành pháp luật, nhất là đối với các luật mới có hiệu lực; bảo đảm hiệu quả, đồng bộ, kịp thời. Thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai, cháy nổ, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; bảo đảm an toàn giao thông, an ninh, an toàn thực phẩm. 2. Tập trung làm tốt các công việc để chuẩn bị chỉ đạo đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; tập trung hoàn thiện dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng để trình Hội nghị Trung ương 10 theo kế hoạch, rà soát, bổ sung quy hoạch các cấp để chuẩn bị cho đề án nhân sự đại hội đảng các cấp. Tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi. Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức đảng khắc phục những vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng kết luận. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận về công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực... 3. Bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Triển khai có hiệu quả công tác đối ngoại, tăng cường quan hệ với các nước, các đối tác quan trọng, ưu tiên, thúc đẩy và tổ chức chu đáo các sự kiện đối ngoại trong và ngoài nước, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. 4. Làm tốt công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh, xử lý hiệu quả thông tin xấu, sai sự thật, thông tin chống phá của các thế lực thù địch... Chấn chỉnh tình trạng một số cơ quan báo chí chấp hành không nghiêm quy định thông tin, tuyên truyền; đưa các tin, bài thiếu kiểm chứng, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, gây hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội. 5. Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, công tác dân tộc, tôn giáo nhằm hạn chế những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. TRƯỜNG PHONG RÀ SOÁT, BỔ SUNG QUY HOẠCH ĐỂ CHUẨN BỊ CHO ĐỀ ÁN NHÂN SỰ ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP Toàn cảnh cuộc họp ẢNH: TTXVN - Xem động thái mấy ngày qua của Mõ có vẻ như chuyến này Mõ muốn chơi lớn... - Mọi người đoán đúng rồi đấy! - Mõ đang định mở nhà hàng, khách sạn hay hôm-xì- tay? - Không dám chơi quy mô cỡ đó!... - Nhưng nhìn cái cách Mõ chuẩn bị nào là chiếu, chăn, hộp đựng thức ăn chất kín cả khoảng sân trước điếm canh mọi người đoán lần này Mõ quyết đổi đời. - Mọi người nói quá lên rồi. Mõ chỉ muốn kiếm ba cọc ba đồng mùa vụ thôi. Hi vọng năng nhặt chặt bị, khi về già còn có chút dưỡng lão. - Mõ lại khiêm tốn rồi. Nếu không có gì gọi là bí mật kinh doanh, Mõ tiết lộ cùng mọi người được không? Biết đâu thêm vốn, thêm kinh nghiệm lại trúng quả lớn? Buôn có bạn, bán có phường. Các cụ từng dạy thế mà - Việc kinh doanh của Mõ giản dị lắm. Do mọi người không quan sát thôi. Này nhé, hôm trước làng bên những gia đình có con chuẩn bị vào lớp 1, phụ huynh phải chuẩn bị chăn chiếu, mì tôm xếp hàng xuyên đêm để nộp hồ sơ giữ chỗ. Nếu không có gì thay đổi, làng kế tiếp rồi đến làng ta cũng rơi vào tình trạng ấy. Cơ hội là đây chứ đâu. Mõ sẽ thuê thêm nhân lực đến trước các cổng trường đang nổi, trải chiếu, dọn chăn, bày cơm hộp, bán chuẩn giá cơm bụi. Nói thật chứ, trắng đêm vì tương lai con em, thế mà chỉ trệu trạo mấy miếng bánh mì, chợp mắt trên những tờ báo, tấm nylon lạnh lẽo Mõ không cầm được lòng... - Quả là ý tưởng xuất sắc. Vừa có thu nhập vừa được lòng người. Năn nỉ Mõ cho mọi người hùn vốn cùng kinh doanh vụ này nhé! - Nhất trí luôn! MÕ LÀNG Nhất trí luôn TIN Chiều 12/6, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt để đánh giá về tình hình và kết quả công việc tháng 4, 5 năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Báo Tiền Phong trích đăng nội dung cuộc họp này (xem toàn văn nội dung cuộc họp trên báo Tiền Phong điện tử - tienphong.vn). Làm tốt công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh, xử lý hiệu quả thông tin xấu, sai sự thật, thông tin chống phá của các thế lực thù địch...

GÂY THIỆT HẠI CHO DÂN VẪN PHẢI ĐỀN BÙ Báo cáo giải trình, tiếp thu, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết, Chính phủ đề nghị cho phép quy định miễn trừ trách nhiệm trong thử nghiệm có kiểm soát, vì dự thảo có quy định về quy trình quản lý rủi ro khá chặt chẽ. Đối với các giải pháp công nghệ mới, ngay cả khi bảo đảm đúng quy định, việc thử nghiệm có kiểm soát vẫn chứa đựng các yếu tố rủi ro, không lường trước được. Do vậy, cần thiết quy định miễn trừ để khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tích cực tham gia. Về việc này, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị cân nhắc, vì việc miễn trừ trách nhiệm pháp lý có thể dẫn đến tùy tiện, lạm dụng trong áp dụng và tổ chức thực hiện pháp luật. Nêu ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, cần áp dụng biện pháp miễn trừ nhưng chỉ có giới hạn nhất định. “Hình sự thì không miễn trừ, còn trách nhiệm dân sự với Nhà nước có thể miễn trừ, nhưng trách nhiệm dân sự với dân là không được miễn trừ. Nhà khoa học nghiên cứu, gây thiệt hại cho dân, phải đền bù chứ không miễn trừ được. Còn nếu Nhà nước bảo miễn trừ thì bỏ tiền ra bồi thường cho dân. Miễn trừ nhưng không được gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác ngoài Nhà nước”, ông Định lưu ý. Đồng tình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, nếu cho phép chính sách đặc thù, phải có điều khoản về miễn trừ trách nhiệm. Hai điều này đi với nhau “như hình với bóng”, cũng là thông lệ quốc tế. “Thử nghiệm bao giờ cũng có rủi ro, nếu không có điều khoản nào về miễn trừ thì không ai dám làm. Nên phải có miễn trừ nhưng cần rà soát để quy định cho chặt chẽ theo hướng, chỉ miễn trừ về trách nhiệm hành chính, dân sự, kỷ luật, chứ không miễn trừ trách nhiệm hình sự”, ông Tùng cho hay. KHI CẦN MỚI THÀNH LẬP ĐỘI CẢNH VỆ Ở TỈNH Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ. Về lực lượng cảnh vệ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, luật hiện hành quy định lực lượng này được tổ chức tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, đồng thời quy định trách nhiệm của công an tỉnh, thành trong việc thực hiện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác cảnh vệ. Các quy định này đã được thực hiện ổn định trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiện nay số lượng đối tượng cảnh vệ nhiều, tại một số địa phương thường xuyên phải triển khai công tác cảnh vệ như thành phố Hà Nội, TP HCM và một số địa phương khác. Do vậy, nhu cầu thành lập các đơn vị cảnh vệ cấp đội thuộc đơn vị cấp phòng của công an một số tỉnh, thành là hết sức cần thiết. Tiếp thu ý kiến, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị giữ lại quy định của Luật Cảnh vệ hiện hành để tạo sự thống nhất với các luật khác; đồng thời, bổ sung cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ thuộc đơn vị cấp phòng của công an tỉnh, thành do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập căn cứ yêu cầu bảo vệ đối tượng cảnh vệ. Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, cần nêu rõ quy định, lực lượng cảnh vệ thành lập ở bộ, khi cần mới thành lập đội cảnh vệ ở tỉnh, quân số lấy từ các đơn vị trong công an tỉnh. “Đây không phải là lực lượng có biên chế chính thức, chỉ thành lập khi có yêu cầu, có thể lấy từ các lực lượng khác như giao thông, trật tự, bảo vệ an ninh”, ông Định nêu rõ. Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh quan điểm, chỉ thành lập đội cảnh vệ thuộc phòng của công an tỉnh khi có yêu cầu nhiệm vụ cảnh vệ. “Tôi biết Bộ Công an có ý tưởng như thế, tức là lập đội cảnh vệ khi có đối tượng cảnh vệ về địa phương chứ không phải một đội chuyên nghiệp. Vì vậy, cần nghiên cứu viết như thế nào cho phù hợp”, ông Phương nêu rõ. Dự án luật này sẽ được Quốc hội dự kiến thông qua vào đợt 2, Kỳ họp thứ 7. THÀNH NAM Không bổ sung thẩm quyền cảnh vệ với Bộ trưởng Quốc phòng Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới cho biết, theo quy định hiện hành, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về công tác cảnh vệ. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do quân đội đảm nhiệm. Như vậy, việc áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc đối tượng quy định của Luật Cảnh vệ đều thuộc trách nhiệm của Bộ Công an. Trong trường hợp cần thiết thì phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành khác để thực hiện công tác cảnh vệ. Vì vậy, Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị không bổ sung thẩm quyền của Bộ trưởng Quốc phòng khi quyết định áp dụng biện pháp cảnh vệ đối với trường hợp không thuộc đối tượng cảnh vệ. Ngày 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng. Quy định miễn trừ khi thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới ở Đà Nẵng nhận được sự quan tâm của đại biểu. Một góc đô thị Đà Nẵng ẢNH: NGUYỄN THÀNH THỜI SỰ 3 n Thứ Năm n Ngày 13/6/2024 CHUYỆN HÔM NAY Theo số liệu của Bộ Xây dựng, từ năm 2021 đến hết năm 2023, cả nước có gần 500 dự án NƠXH được triển khai với quy mô hơn 411.250 căn nhưng mới hoàn thành 71 dự án với 37.868 căn. Chính phủ đã dành gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng để cho vay nhưng chỉ có 5 dự án tại 5 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 416 tỷ đồng. Nhiều địa phương không có dự án NƠXH nào khởi công từ năm 2021 đến nay hoặc có một số dự án được khởi công, động thổ nhưng sau đó…đắp chiếu. Có rất nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến hầu hết các dự án NƠXH trên cả nước vẫn còn triển khai trên giấy. Tuy nhiên, có một thực tế nổi lên là loại hình NƠXH ngày càng khó thu hút doanh nghiệp tham gia. Tôi có anh bạn làm giám đốc một công ty bất động sản tham gia một dự án NƠXH tại TPHCM. Có lần anh chua chát ví von doanh nghiệp làm NƠXH như anh nhiều lúc bị xem như con ghẻ. Thủ tục nhiêu khê. Số lượng thủ tục thực hiện đầu tư dự án NƠXH nhiều hơn so với dự án nhà ở thương mại, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện, tăng chi phí đầu tư… Đó là chưa nói, cũng bỏ tiền ra đầu tư như dự án nhà ở thương mại nhưng các chủ đầu tư không thể dùng khu đất dự án NƠXH để làm tài sản bảo đảm thế chấp, vay vốn. Những khó khăn, vướng mắc ấy không chỉ làm nguội lạnh bầu nhiệt huyết của nhiều doanh nghiệp mà còn khiến giấc mơ có được một căn nhà mơ ước của hàng triệu gia đình lao động nghèo, thu nhập thấp càng trở nên xa xôi và khắc khoải hơn. Đáng mừng là, nhiều điểm nghẽn trong đầu tư xây dựng công trình NƠXH mà bạn tôi đối mặt có cơ hội được giải quyết trong Luật Đất đai năm 2024 và Luật Nhà ở năm 2023 vừa được Quốc hội thông qua. Chỉ có an cư thì mới lạc nghiệp. Để đáp ứng nguyện vọng chính đáng đó của các gia đình công nhân, lao động nghèo, Chính phủ đã triển khai thực hiện đề án xây dựng một triệu căn NƠXH và bước đầu đã thu được một số kết quả. Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội vô cùng quan trọng. Vấn đề cần thiết phải tập trung thực hiện lúc này là sự vào cuộc quyết liệt của mọi thành phần kinh tế, các bộ, ngành chức năng, địa phương để sớm hiện thực hóa, đưa những quy định mới trong pháp luật về đất đai, nhà ở vừa ban hành…đi vào cuộc sống. Nhu cầu NƠXH và quyết tâm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp của cả hệ thống chính trị là rất lớn, rất cao, không thể bị cản trở bởi những khó khăn, vướng mắc nhỏ. H.T An cư cho người nghèo TIƒP THEO TRANG 1 Miễn trừ dân sự nhưng không bỏ qua trách nhiệm hình sự Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ẢNH: QH

4 THỜI SỰ n Thứ Năm n Ngày 13/6/2024 CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC “NGÓNG CHỜ” Chỉ còn gần 3 tuần, chính sách cải cách tiền lương có hiệu lực. Công chức, viên chức ngóng chờ thông tin với kỳ vọng được tăng lương, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Chị Nguyễn Nhung - giáo viên trường trung học phổ thông tại Thanh Hóa có 6 năm giảng dạy theo chế độ hợp đồng lao động. Năm 2022, ngành giáo dục có chỉ tiêu tuyển viên chức, chị Nhung trúng tuyển, hưởng lương viên chức với mức lương cơ sở nhân hệ số 2,34. “Hàng tháng, tiền lương hệ số trừ bảo hiểm, tôi còn khoảng 4 triệu đồng. Tôi ngóng chờ cải cách tiền lương vì nghe nói tiền lương tăng khoảng 30%. Lương tăng giúp giáo viên lo cuộc sống, yên tâm giảng dạy”, chị Nhung chia sẻ. Cùng cảnh ngóng tăng lương, chị Lê Lan-công chức một cơ quan nhà nước tại Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đã có thâm niên gần 10 năm làm việc. Hàng tháng, ngoài lương theo hệ số, chị Lan nhận thêm phụ cấp như ăn trưa, số tiền lương chị nhận được khoảng 9 triệu đồng/tháng. “Chi phí sinh hoạt ở thành phố ngày càng tăng. Lương thực, thực phẩm ngoài chợ đến học phí, học thêm cho con đều tăng qua các năm. Trong khi đó, công việc hành chính của tôi chỉ trông chờ mức lương hệ số. Sắp tới, cải cách tiền lương, tôi mong khoản lương nhận được tăng lên để bù vào mức trượt giá hàng hóa, đảm bảo cuộc sống”, chị Lan chia sẻ. Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng 2,78 triệu cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm khối lực lượng vũ trang). Trong đó, khoảng 80% người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương chỉ ra bất cập của chính sách tiền lương. Tiêu biểu như chính sách tiền lương khu vực công phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo. Chính sách tiền lương mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Từ thực tế này, cơ quan chức năng đề ra mục tiêu của chính sách cải cách tiền lương đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Dự kiến tổng kinh phí cải cách tiền lương giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499.000 tỷ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu 11.100 tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công 18.000 tỷ đồng. NHIỀU CẢI CÁCH TRONG BẢNG LƯƠNG MỚI Từ trước tới nay, Việt Nam trải qua 4 lần cải cách tiền lương và lần gần nhất là năm 2003. Lần cải cách tiền lương thứ 5 (năm 2024) có một số điểm khác biệt. Đối với khu vực công (gồm công chức, viên chức, lực lượng vũ trang), cơ cấu tiền lương gồm: lương cơ bản (khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); Bổ sung quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm. Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Trong đó, cơ quan chức năng xây dựng 3 bảng lương gồm: bảng lương cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp và bảng lương lực lượng vũ trang. Chuyển lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Theo tìm hiểu của Tiền Phong, hệ thống thang bảng lương mới đã được Bộ Nội vụ phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng. Dự kiến, nửa cuối tháng 6/2024, bộ này sẽ công bố. Một trong những điểm mới của bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương. Cơ quan chức năng xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể. Trong đó, mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Khoa học lao động và xã hội cho biết, hiện nay, lương khu vực công chức quá thấp. Cải cách tiền lương từ ngày 1/7 có 3 điểm mới gồm: tăng khoảng 30% so với mức lương hiện nay và bỏ mức lương cơ sở để trả lương theo vị trí việc làm. Đây là bước cải cách lớn trong quản lý. Theo bà Hương, trước tới nay, người làm việc khu vực công sử dụng lương cơ sở nhân hệ số lạc hậu. Mức lương chi trả không đánh giá được mức lương gắn với công việc, chế độ đãi ngộ. Mức lương cơ sở của công chức, viên chức tốt nghiệp đại học bằng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng nhân hệ số 2,34, tương đương 4,2 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, mức lương này với người lao động khu vực tư nhân khoảng 7 triệu đồng/ tháng. Khi có mức lương theo vị trí việc làm, sẽ có sự so sánh, tránh việc chênh lệch quá lớn giữa công chức, viên chức và khu vực tư nhân có cùng trình độ. “Một yếu tố quan trọng của cải cách tiền lương là ban hành vị trí việc làm. Khi chuyển sang nhận lương theo vị trí việc làm sẽ thể hiện rõ, để làm công việc, có tiêu chuẩn công chức ra sao, đánh giá mức độ hoàn thành. Chính sách cải cách tiền lương hướng tới xử lý bất cập đang tồn tại”, bà Hương cho biết. NGỌC LINH Từ ngày 1/7, chính sách cải cách tiền lương lần này có hiệu lực. Cùng với việc bỏ mức lương cơ sở công chức, viên chức sẽ được hưởng nhiều chính sách như: tăng lương 30%, nhận lương theo vị trí việc làm. Chuyên gia nhận định, lần cải cách này sẽ mang lại nhiều đổi mới trong cách tính lương công chức, viên chức. Công chức, viên chức dự kiến sẽ được tăng lương 30% khi áp dụng cải cách tiền lương từ ngày 1/7 ẢNH: MINH HỌA Công chức, viên chức hưởng lợi gì? Theo tìm hiểu của Tiền Phong, hệ thống thang bảng lương mới đã được Bộ Nội vụ phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng. Dự kiến, nửa cuối tháng 6/2024, bộ này sẽ công bố. Dự kiến tổng kinh phí cải cách tiền lương giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499.000 tỷ đồng. Các điểm mới của cải cách tiền lương từ ngày 1/7 như: bãi bỏ lương cơ sở, tăng lương khoảng 30%, trả lương theo vị trí việc làm. Ngày 12/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành 6 tháng đầu năm, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, bình quân 5 tháng đầu năm, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023. Trong mức tăng này, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,7% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,54 điểm phần trăm. Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,87%, tác động làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm. Trong bối cảnh tâm lý kỳ vọng rất lớn khi tăng lương vào thời điểm 1/7, Phó Thủ tướng đề nghị làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình niêm yết thực hiện các chính sách, quy định về giá, trong đó kiểm tra yếu tố hình thành giá, không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý, làm mất đi ý nghĩa của việc tăng lương. “Phải kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đặc biệt là đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, niêm yết giá tại các chợ truyền thống”, Phó Thủ tướng nói. Ông đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực của mình điều phối cho tốt, không để tăng giá, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu và chiến lược lớn, có tác động lớn đến chỉ số CPI. Về điều chỉnh giá dịch vụ công theo thẩm quyền, Phó Thủ tướng lưu ý phải phù hợp, trong đó nêu rõ mức độ, thời điểm tăng giá và phải phối hợp với Tổng cục Thống kê các cơ quan có liên quan đánh giá tác động. Ngoài ra, Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm kịch bản điều hành giá, đề xuất tăng giá hàng hóa, dịch vụ phải nêu rõ thời điểm và lộ trình và mức độ, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá. VĂN KIÊN Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG TỪ 1/7: Trong bối cảnh tâm lý kỳ vọng rất lớn khi tăng lương vào thời điểm 1/7, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình niêm yết thực hiện các chính sách, quy định về giá, không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý.

TĂNG NHẸ Ở LOẠT NGÂN HÀNG TƯ NHÂN Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu manh nha từ nửa sau tháng 3/2023, sau gần một năm giảm liên tục. Vào cuối tháng 3, lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn 12 tháng bình quân của các ngân hàng thương mại ghi nhận ở mức 4,63%/năm. Đến tháng 4, số lượng ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm bắt đầu gia tăng mạnh khi có tới 16 ngân hàng thương mại thông báo tăng lãi suất tiền tiết kiệm. Thậm chí, nhiều ngân hàng đã công bố tăng lãi suất tới 2 lần chỉ trong một tháng. Trong đó, ở kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất cao nhất tại một số ngân hàng đã được điều chỉnh tăng lên tới 5,4%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất 6%/năm dành cho hình thức gửi tiết kiệm thông thường vẫn vắng bóng thị trường. Đến tháng 5, số lượng ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm lên tới hơn 20. Đáng chú ý, xuất hiện 2 ngân hàng tăng lãi suất 4 lần chỉ trong vòng 1 tháng. Lãi suất tiết kiệm 6%/năm cũng đã xuất hiện trở lại khi OceanBank niêm yết mức lãi suất này cho kỳ hạn từ 24 tháng trở lên. Từ đầu tháng 6 đến nay, có đến 15 nhà băng tăng lãi suất. Đợt tăng này vẫn đang dừng lại ở nhóm nhà băng tư nhân, còn tại 4 ngân hàng quốc doanh, biểu lãi suất vẫn chưa điều chỉnh trong 2 tháng qua. Số ngân hàng tăng lãi tiền gửi, gồm MB, VPBank, Techcombank, TPBank, MSB, Eximbank, SeABank, ABBank, BVBank, NamABank, NCB, BacABank, OCB, Oceanbank, VietBank, GPBank. Trong nhóm ngân hàng điều chỉnh lãi suất, ABBank có mức tăng mạnh nhất, từ 0,4 đến 1,7%. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tại nhà băng này thêm 1,7% lên 5,4%/ năm. BVBank cũng thay đổi biểu lãi suất từ 0,3 đến 0,8%, ghi nhận mức tăng cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng, từ 4,8% lên 5,6%/năm. Bên cạnh đó, hai ngân hàng tư nhân lớn như MB và Techcombank cũng tham gia vào đợt tăng lãi suất, với mức điều chỉnh 0,1- 0,7% ở các kỳ hạn ngắn. Hiện tại, ba ngân hàng BVBank, ABBank và BacABank đưa ra mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hệ thống, ở mức 5,6%/ năm với kỳ hạn 12 tháng cho khoản tiền gửi tối đa 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều ngân hàng trả lãi suất từ 5% trở lên cho người gửi tiền so với tháng trước. CHƯA ĐẢO CHIỀU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Lý giải về việc nhiều ngân hàng thương mại trong thời gian ngắn trở lại đây đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm, lãnh đạo một ngân hàng thương mại nêu quan điểm, việc tăng hay giảm lãi suất tiền gửi tuỳ thuộc vào chính sách huy động vốn của từng ngân hàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp kéo dài, tiền gửi dân cư cũng ghi nhận dấu hiệu dịch chuyển bớt khỏi kênh ngân hàng. Theo đó, tiền gửi dân cư chảy vào hệ thống ngân hàng chững lại từ đầu năm 2024, trong khi dư nợ tín dụng tại một số tổ chức tín dụng có tín hiệu “ấm” dần, điều này có thể khiến lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng nhẹ vào nửa cuối năm nay. Đồng thời, việc điều chỉnh tăng này nhằm cân bằng lại với lợi suất sinh lời của các kênh đầu tư khác, đặc biệt là sự áp đảo của vàng thời gian qua.Từ đầu năm đến nay, đầu tư vàng ghi nhận tỷ suất sinh lời trên 22%, trong khi tiền gửi tiết kiệm (kỳ hạn 12 tháng) chỉ khoảng 1,5%. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, nguyên nhân khiến lãi suất huy động tăng đến từ 3 yếu tố: lạm phát, tỷ giá, giá vàng. Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, việc tăng lãi suất huy động 2 tháng qua chỉ ở mức độ vừa phải, tạo cảm giác cho người gửi tiết kiệm đỡ thiệt thòi, không hàm ý đảo chiều chính sách tiền tệ. Cũng theo ông Nghĩa, việc giữ mặt bằng lãi suất thấp nhằm ổn định để phục hồi nền kinh tế ở thời điểm hiện tại rất quan trọng. Vì vậy, lãi suất cho vay sẽ vẫn tiếp tục ở mức thấp và lãi suất tiết kiệm sẽ điều chỉnh tăng nhẹ. TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV nhận xét, lãi suất huy động đã tăng khá nhanh. Lãi suất qua đêm hồi đầu năm chỉ khoảng 0,2% nhưng đến nay đã tăng lên gần 5% và đã sát với lãi suất đồng USD qua đêm là 5,25%, qua đó giảm bớt áp lực về tỷ giá. Tương tự, lãi suất tiền gửi cũng đã nhích lên trong thời gian qua do có một số kênh đầu tư hấp dẫn hơn, tạo áp lực tăng lãi suất huy động nhưng không nhiều. Thời gian tới, lãi suất huy động sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ trong một số thời điểm nhu cầu tín dụng tăng cao như quý III hoặc quý IV. “Với lãi suất cho vay, tinh thần của Thủ tướng và Ngân hàng Nhà nước là phấn đấu ổn định và giảm tiếp 1 - 2% qua những chính sách giảm chi phí, ứng dụng công nghệ thông tin. Điều này cho thấy tỷ suất lợi nhuận từ lãi vay của ngân hàng sẽ tiếp tục bị thu hẹp, năm ngoái đã thu hẹp 3,6% xuống 3,5%; dự báo năm nay xuống còn 3% hoặc dưới 3%”, ông Lực nói. Ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế báo rằng, mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng trở lại vào nửa cuối năm nay, từ đó khiến lãi suất cho vay tăng lên nhưng cần độ trễ. Theo ông Hiếu, đây là tín hiệu pha trộn giữa tích cực và tiêu cực. Khi lãi suất tăng chứng tỏ hoạt động kinh tế đang mạnh mẽ hơn, bởi cá nhân và doanh nghiệp vay nhiều hơn. Điều này đẩy nhu cầu tín dụng tăng lên, khiến các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất để thu hút tiền gửi, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. NGỌC MAI Làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm đang lan rộng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc tăng lãi suất tiết kiệm trong hơn 2 tháng qua mới dừng ở “mức độ vừa phải”; từ nay đến cuối năm có thể còn tăng từ 0,5 - 1%/năm. Lãi suất huy động được dự báo tăng từ 0,5 - 1%/năm từ nay đến cuối năm ẢNH: NHƯ Ý Công ty Chứng khoán Vietcombank nhận định: mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng từ 0,5 - 1%/năm từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, đà tăng lãi suất huy động sẽ khó tạo ra một cuộc chạy đua trên toàn thị trường. KINH TẾ 5 n Thứ Năm n Ngày 13/6/2024 Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại Đà tăng mạnh mẽ của các cổ phiếu VN30 là đầu kéo chủ lực đưa VN-Index về vùng đỉnh cũ. VN30-Index tăng tới 1,8%, cách biệt rõ rệt với mức tăng 1,23% của chỉ số chính. Dù thanh khoản không đột biến nhưng các cổ phiếu VN30 ghi nhận mức tăng tốt. 10 mã dẫn đầu đóng góp hơn 10 điểm, đáng chú ý có VPB, VCB, FPT. Sự trở lại của “anh cả” Big4 (ngân hàng quốc doanh) VCB tạo động lực lớn cho thị trường, khi đây là mã vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán hiện nay. Tuy nhiên, đóng góp của VCB vẫn xếp sau VPB. Đóng cửa phiên giao dịch, VPB tăng 6% lên 19.400 đồng/cổ phiếu, mức tăng cao nhất rổ VN30 và nhóm nhà băng. Trong nhóm ngân hàng, không có cổ phiếu giảm giá. Sự đồng thuận này lan toả tâm lý tích cực đến thị trường. Trái ngược với sự khởi sắc của dòng vốn nội, khối ngoại tiếp tục bán ròng 536 tỷ đồng, tập trung vào FPT, VHM, VRE, VNM, VEA… Như vậy, VN-Index đã vượt qua vùng kháng cự mạnh 1.300 điểm, sau lần gần nhất thất bại ở mốc này vào tháng 3/2024.Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích, Chứng khoán VPS nhận định, thị trường đang khá tích cực, trong xu thế tăng giá. Thị trường năm nay sẽ vượt đỉnh 1.300 điểm, tôi đang suy nghĩ có thể dao động giữa 1.350 - 1.400 điểm, hoặc tích cực hơn. Tháng 6 này, thị trường sẽ có những bất ngờ, đột phá, khi chúng ta đã chứng kiến các chỉ số Nasdaq, S&P 500 (Mỹ) đều vượt đỉnh, với sức hấp dẫn của nhóm cổ phiếu công nghệ”, ông Lê Đức Khánh dự báo. Nhóm phân tích của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội dự báo, VN-Index sẽ tiếp tục hướng tới 1.320 điểm. Tuy nhiên, thị trường cần chờ thêm các chuyển biến về kết quả kinh doanh quý II năm nay của các doanh nghiệp, cũng như dữ liệu tăng trưởng GDP quý II để xác lập xu hướng. VIỆT LINH Giao dịch sôi động về cuối phiên ngày 12/6, giúp VN-Index chinh phục thành công mốc 1.300 điểm Chứng khoán vượt đỉnh 1.300 điểm, lên cao nhất 2 năm Khép lại phiên giao dịch 12/6, VN-Index tăng hơn 15 điểm, chinh phục thành công mốc 1.300 điểm. Phải mất 2 năm, VN-Index mới trở lại vùng điểm này.

Hôm qua, ngày 12/6, đoàn kiểm tra số 3 của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn dẫn đầu làm việc với Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT tỉnh Quảng Nam. Tại đây, đoàn đã kiểm tra khu vực in sao đề thi và 2 điểm tổ chức thi. Ở Hội đồng thi Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Tam Kì, tỉnh Quảng Nam, ông Phan Văn Chương, Hiệu trưởng cho biết Hội đồng thi tại trường có 435 thí sinh dự thi gồm học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Tam Kì. Trường bố trí 20 phòng thi, đảm bảo an toàn, quạt mát, ánh sáng phục vụ thí sinh. Khu vực lưu trữ đề thi, bài thi ngoài vấn đề an ninh, an toàn theo quy định còn được đặc biệt quan tâm công tác phòng chống cháy nổ. Theo ông Chương, số thí sinh đăng kí dự thi bài thi Khoa học Tự nhiên của trường chiếm 66,5%, còn lại là thí sinh lựa chọn bài thi Khoa học Xã hội. Con số này trái ngược với tỉ lệ chung của toàn tỉnh Quảng Nam. Ông Thái Viết Trường, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết toàn tỉnh có 56 điểm thi. Tổng số thí sinh dự thi là gần 18.000. Trong đó có 18.207 lượt thí sinh đăng kí thi bài thi Khoa học Tự nhiên (gồm 3 môn Lí - Hóa - Sinh) và trên 32,3 nghìn lượt thí sinh đăng kí bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (Sử - Địa - Giáo dục Công dân). Tất cả 56 điểm thi có đủ phòng thi để bố trí thí sinh đảm bảo quy định về số lượng, khoảng cách. Các điểm thi có thí sinh dự thi không đủ 3 môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp đều có đủ phòng chờ vào, phòng chờ ra được bố trí điện, quạt đảm bảo ánh sáng và thoáng mát. 19/56 điểm thi có thí sinh tự do. Ngoài phương án ưu tiên cấp phát điện của Cty Điện lực Quảng Nam, Hội đồng thi hỗ trợ kinh phí cho các trường đặt làm điểm thi thuê máy phát điện sử dụng trong trường hợp mạng lưới điện gặp sự cố. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo tỉnh đã chỉ đạo các địa phương hỗ trợ các điểm thi máy phát điện đủ công suất sử dụng, ít nhất là cho hệ thống camera giám sát phòng bảo quản đề thi, bài thi… Ông Tường thông tin thêm về kế hoạch dạy học, ôn tập cho học sinh lớp 12 như thảo luận, xây dựng kế hoạch, bàn giải pháp dạy học để duy trì và nâng cao chất lượng điểm trung bình thi tốt nghiệp các môn, chú trọng đối tượng học sinh yếu, học sinh có nguy cơ hỏng tốt nghiệp. Sở GD&ĐT Quảng Nam thành lập đoàn hỗ trợ ôn tập thi tốt nghiệp THPT trực tiếp cho các đơn vị thuộc các vùng khó khăn có ít giáo viên, đội ngũ giáo viên còn trẻ về tuổi nghề. BÀI HỌC YÊN BÁI, CAO BẰNG Ông Đỗ Xuân Giang, A03, Bộ Công an, chia sẻ qua nghiên cứu báo cáo và trực tiếp kiểm tra điểm in sao đề thi, chấm thi và tổ chức thi, có thể thấy ưu điểm công tác phối hợp giữa công an tỉnh Quảng Nam và Sở GD&ĐT Quảng Nam chặt chẽ, thông suốt. Tuy vậy ở điểm in sao đề thi vẫn còn băn khoăn khi những người không phận sự vẫn có thể gây ảnh hưởng tới 3 vòng bảo mật. Do đó, đề xuất công an tỉnh Quảng Nam tăng cường thêm lực lượng để giám sát. Trong công tác tập huấn, ông Giang lưu ý không chỉ tập huấn đội ngũ giáo viên tham gia kì thi mà phải phổ biến, tuyên truyền tới thí sinh bài học lọt đề thi tại Yên Bái, Cao Bằng năm 2023 khi lần đầu tiên có thí sinh bị khởi tố vì lọt đề thi. Thí sinh phải nắm được quy định của nhà nước về bảo mật đề thi. Ông Giang nhấn mạnh thêm việc phòng chống thiết bị công nghệ cao trong tổ chức thi tốt nghiệp. Theo đó, các hội đồng thi phải quán triệt nội dung khi phát hiện thí sinh mang điện thoại vào phòng thi phải trao đổi và phối hợp cùng lực lượng công an để xử lí. Vì đây là vấn đề vi phạm hình sự. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định kì thi tốt nghiệp THPT đã được phân cấp cho địa phương, nhưng có đặc điểm là đề thi chung toàn quốc. Nên một sai sót nhỏ tại một địa điểm thi đều có thể ảnh hưởng tới sự thành công của cả kì thi trong toàn quốc. Theo ông Sơn, việc tổ chức kì thi phải đạt được 2 yêu cầu trọng tâm. Thứ nhất là an toàn, bảo mật đề thi là khâu trọng yếu. Thứ hai là tạo điều kiện thuận lợi tối đa thí sinh. Kì thi sẽ không thành công nếu như có đâu đó có một hay nhiều thí sinh xảy ra vấn đề nào đó không được dự thi. “Cần phải cho các em hiểu rằng việc mang thiết bị công nghệ cao vào phòng thi lợi ích không có nhưng nguy cơ thì rất cao. Trong đó, rất có thể các em sẽ bị truy tố”, ông Sơn nêu thông tin. NGHIÊM HUÊ Kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại địa phương, Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý vấn đề bảo mật, an toàn đề thi. Các địa điểm kiểm tra đều sẵn sàng cho kỳ thi sắp tới. 6 KHOA GIÁO n Thứ Năm n Ngày 13/6/2024 Đoàn kiểm tra số 3 của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Quảng Nam sáng 12/6 ẢNH: NGHIÊM HUÊ Ngày 12/6, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đã kiểm tra thực tế công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Cần Thơ. Đoàn đã kiểm tra cơ sở vật chất, sự chuẩn bị của một số điểm thi, phòng thi trên địa bàn Cần Thơ; công tác in sao, bảo quản, phương án vận chuyển đề thi, bài thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tại Cần Thơ có gần 12.900 thí sinh đăng ký dự thi, địa phương bố trí 25 điểm thi với 562 phòng thi. Tất cả điểm thi đảm bảo khu biệt lập, an ninh, an toàn, thuận tiện giao thông. HÒA HỘI Ngày 12/6, thông tin từ HCDC cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm trên địa bàn TPHCM đã ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh sởi, Các ca bệnh tập trung chủ yếu tại quận Bình Tân, huyện Hóc Môn. Số bệnh nhân mắc sởi tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi. Cuối tháng 5, thành phố chỉ ghi nhận 2 trường hợp nhưng trong 2 tuần đầu của tháng 6, bệnh sởi xuất hiện ngày càng nhiều. BS Lê Hồng Nga, Phó giám đốc HCDC cho biết, qua điều tra dịch tễ, các trường hợp nhiễm bệnh đều chưa được tiêm vắc xin ngừa sởi. Nguyên nhân trẻ chưa được tiêm phòng là do gia đình bận hoặc trẻ thường xuyên bị bệnh. TS.BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực Trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM cho biết, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Một số ít trường hợp lây qua dịch tiết, ghèn mắt. Trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là nhóm dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh sởi ở mức cao. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt ở nhóm người chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi do chưa được tiêm chủng vắc xin sởi, chưa từng mắc bệnh sởi trước đó. Theo thông tin từ Sở Y tế TPHCM, năm 2019 cả nước đã xảy ra đợt bùng phát dịch sởi. Theo chu kỳ trong thời gian 4 đến 5 năm, sởi sẽ lây lan thành dịch một lần nên nguy cơ dịch bệnh xảy ra trong năm nay là rất cao. Trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, thành phố đã bị gián đoạn nhiều loại vắc xin trong đó có vắc xin ngừa bệnh sởi. Hiện nay, vắc xin ngừa sởi đã được cung ứng, đủ đáp ứng nhu cầu tiêm ngừa cho trẻ trên toàn thành phố. Ngành y tế kêu gọi các gia đình có trẻ nhỏ đưa trẻ đi tiêm ngừa sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng tuổi và tiêm mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Trước tình hình dịch sởi có nguy cơ bùng phát, Sở Y tế TPHCM đã ban hành kế hoạch tiêm bù vắc xin nhằm tăng tỷ lệ bao phủ phòng bệnh và giám sát phát hiện ca bệnh để khoanh vùng, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm. Bên cạnh đó, ngành y tế đang chủ động rà soát danh sách trẻ trên hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, mời trẻ chưa được tiêm sởi ra trạm y tế tiêm phòng, rà soát lịch sử tiêm chủng tại trường mầm non và khuyến cáo phụ huynh đưa trẻ đi tiêm. VÂN SƠN Trẻ dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ mắc bệnh sởi ở mức rất cao nếu chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh ẢNH: VÂN SƠN Từ một vài ca được phát hiện, đến nay TPHCM đã ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh sởi. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố (HCDC) cảnh báo, sởi là bệnh truyền nhiễm, nguy cơ lây lan thành dịch nếu không được tiêm vắc xin đầy đủ. Nguy cơ bùng phát dịch sởi Sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 TPHCM:

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==