Tiền Phong số 159

THỨ SÁU 7/6/2024 SÕ 159 0977.456.112 Khi cắt giảm các cơ quan trung gian thì đương nhiên là cắt giảm bấy nhiêu phần trăm về các thủ tục hành chính, đó là việc lớn nhất mà chúng ta đã làm. Bên cạnh đó, Chính phủ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, kết hợp với cung cấp các dịch vụ công trực tiếp và cải cách tổ chức bộ máy, con người”. Phó Thủ tướng TRẦN HỒNG HÀ Dư luận cho rằng, thủ tục hành chính vẫn là “cỗ xe ì ạch” làm cản trở sự phát triển. Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết những thứ tự ưu tiên về cải cách thể chế thời gian tới”. Đại biểu TRẦN QUANG MINH (Đoàn Quảng Bình) Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Công an KHOAN THƯ SỨC DÂN, tăng tÕc phát triển kinh tế CHUYỆN HÔM NAY XEM TIẾP TRANG 2 n VĂN KIÊN Nói thật, làm thật, hiệu quả mới thật! Sau 2,5 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này. Tổng cộng tại phiên chất vấn đã có 193 lượt đại biểu phát biểu, trong đó 162 lượt đại biểu nêu câu hỏi và 31 lượt đại biểu tranh luận; TRANG 11 BÀ TRƯƠNG MỸ LAN BỊ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ THÊM 3 TỘI Chiêu hút khách thú vị QUẢNG BÁ VĂN HÓA, DU LỊCH QUA TRÒ CHƠI: TRANG 5 TRANG 8+9 “Vượt nắng thắng mưa” trên công trường TRANG 7 Giá vé máy bay “hạ nhiệt” HÀNG KHÔNG TĂNG BAY ĐÊM: TRANG 10 Kỳ I: Quà tặng hết hạn và thổi giá? Công ty Than Vàng Danh, nơi đứng đầu danh sách những gói thầu bất thường với Công ty CP Tâm Đức Cẩm Phả Đúng quy trình hay bất thường? NHỮNG GÓI THẦU TIỀN TỶ Ở CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN TKV: GIAI ĐOẠN 2 VỤ VẠN THỊNH PHÁT: TRANG 2+3

2 THỜI SỰ n Thứ Sáu n Ngày 7/6/2024 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VẪN LÀ “CỖ XE Ì ẠCH” Nêu nội dung chất vấn, đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn Quảng Bình) nói rằng, ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ, Thủ tướng đã xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nhờ đó, cải cách hành chính đã đạt được những kết quả quan trọng, giúp tháo gỡ rào cản, tạo môi trường, động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ông phản ánh ý kiến dư luận rằng, thủ tục hành chính vẫn là “cỗ xe ì ạch” làm cản trở sự phát triển. Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết những thứ tự ưu tiên về cải cách thể chế thời gian tới. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, để cải cách thủ tục hành chính thì việc lớn nhất đã và đang làm chính là kiện toàn lại các cơ quan quản lý, giúp giảm các tổng cục, giảm các cơ quan trung gian. “Khi cắt giảm các cơ quan trung gian thì đương nhiên là cắt giảm bấy nhiêu phần trăm về các thủ tục hành chính, đó là việc lớn nhất mà chúng ta đã làm”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói. Bên cạnh đó, Chính phủ đề ra mục tiêu là bảo đảm giải quyết các thủ tục trực tuyến trên mọi cấp độ. Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, kết hợp với cung cấp các dịch vụ công trực tiếp và cải cách tổ chức bộ máy, con người. Ngoài ra, khi xây dựng các dự thảo luật, từng nghị định, thông tư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rất rõ là phải cắt giảm tuyệt đối các thủ tục hành chính. Đề cập đến tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn Nghệ An) cho hay, thời gian qua có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất chip bán dẫn. Tuy nhiên, vấn đề mà các nhà đầu tư quan ngại là việc bảo đảm cung ứng điện, đặc biệt là cung ứng điện qua cơ chế mua bán điện tái tạo trực tiếp. Đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng cho biết, thực trạng của việc cung ứng điện phục vụ sản xuất hiện nay, trong đó có việc phục vụ các dự án tiềm năng trên. Theo Phó Thủ tướng, trong năm 2023 nước ta có giai đoạn thiếu điện cục bộ ở một số địa phương miền Bắc, gây ảnh hưởng sản xuất. Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt triển khai các công trình dự án điện và tháo gỡ vướng mắc về chính sách đầu tư, giải quyết khâu phân phối điện qua xây dựng đường dây 500 kV mạch 3 với thời gian thần tốc. Dự kiến cuối tháng 6 đường dây này sẽ hoàn thành, giải quyết điều tiết điện ở các vùng miền. Ngoài ra, Chính phủ chỉ đạo đa dạng hóa các nguồn điện, đảm bảo cạnh tranh các nguồn điện thông qua việc xây dựng nghị định liên quan đến mua, bán điện trực tiếp đối với các khách hàng, đối với năng lượng tái tạo. Chính phủ đang chuẩn bị xây dựng và ban hành nghị định để mọi người dân có mái nhà đều có thể cung cấp nguồn điện tự sản, tự tiêu. “Nhà nước đảm bảo cung cấp đầy đủ, an toàn các nguồn điện cho sản xuất, kinh doanh”, Phó Thủ tướng nói. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà “Khi cắt giảm các cơ quan trung gian thì đương nhiên là cắt giảm bấy nhiêu phần trăm về các thủ tục hành chính, đó là việc lớn nhất mà chúng ta đã làm. Bên cạnh đó, Chính phủ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, kết hợp với cung cấp các dịch vụ công trực tiếp và cải cách tổ chức bộ máy, con người”. Phó Thủ tướng TRẦN HỒNG HÀ Sáng 6/6, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, thời gian qua, Chính phủ thực hiện hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư và khoan sức dân. Tuy nhiên, các gói hỗ trợ này chỉ mang tính thời điểm, vấn đề quan trọng là cần tăng tốc phát triển, nâng cao sức mạnh của nền kinh tế. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội, phê chuẩn bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Công an Sáng 6/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình về nhân sự giới thiệu để Quốc hội bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021-2026. Chiều cùng ngày, Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Phó Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Thanh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng đối với ông Lê Thành Long và Bộ trưởng Bộ Công an với ông Lương Tam Quang. Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua: Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Thanh, với 465/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 95,89% tổng số đại biểu Quốc hội); Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an, với 468/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 96,30% tổng số đại biểu Quốc hội). Chiều cùng ngày, Quốc hội nghe Chủ tịch nước Tô Lâm trình bày tờ trình về việc đề nghị phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh. Sau đó, Quốc hội bỏ phiếu kín, biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh đối với Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. LUÂN DŨNG - VĂN KIÊN Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc mừng tân Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an ẢNH: NHƯ Ý Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh Bà Nguyễn Thị Thanh sinh ngày 10/2/1967. Quê quán: Xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ quản trị kinh doanh, cử nhân Luật; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII và đại biểu Quốc hội 3 khóa XIII, XIV, XV. Bà Thanh từng kinh qua các chức vụ Bí thư Tỉnh Đoàn Ninh Bình; Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình; Bí thư Huyện ủy Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Năm 2013, bà Thanh làm Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, bà Thanh giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 6/6, Quốc hội bầu bà Nguyễn Thị Thanh giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XV. Phó Thủ tướng Lê Thành Long Ông Lê Thành Long sinh ngày 23/9/1963. Quê quán: Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Luật; Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XII, XIII, đại biểu Quốc hội Khóa XIV, XV. Ông Long từng công tác tại Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp, sau đó làm Thư ký Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Vào tháng 10/2011, ông được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp, sau đó làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Vào tháng 10/2015, ông tiếp tục làm Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đến tháng 4/2016 thì giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ngày 6/6, ông Long được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang Thượng tướng Lương Tam Quang sinh ngày 17/10/1965. Quê quán: Xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Trình độ chuyên môn: Cử nhân chuyên ngành điều tra tội phạm; Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XIII. Ông Lương Tam Quang từng là Thư ký Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an. Tháng 8/2019, ông Quang được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng vào đầu năm 2022. Ngày 6/6, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Khoan thư sức dân, tăng tốc CHUYỆN HÔM NAY còn 160 đại biểu đã đăng ký nhưng do hết thời gian, chưa được phát biểu. Những thống kê trên cho thấy sự quan tâm rất lớn của các đại biểu đến những vấn đề liên quan tài nguyên và môi trường; công thương; thể thao, văn hóa và du lịch… Nhìn chung, các vấn đề được các đại biểu nêu ra trong phiên chất vấn đều khá “đúng”, “trúng” với những vấn đề được cử tri, nhân dân quan tâm. Đó là thực trạng về những “dòng sông chết” đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sản xuất của hàng triệu người dân; là “cỗ xe” thủ tục hành chính tuy đã được cải thiện những vẫn còn “ì ạch”, gây cản trở sự phát triển; hay các vụ bán hàng giả, lừa đảo, lộ lọt thông tin, trốn thuế khi mua, bán hàng qua mạng; cũng như những vụ án SCB, Thuận An, Phúc Sơn, không chỉ gây thất thoát tiền bạc mà còn khiến nhiều cán bộ bị xử lý… Ngồi “ghế nóng”, các bộ trưởng, trưởng ngành cũng đã thể hiện được bản lĩnh, trình độ, tinh thần cầu thị, trách nhiệm, không né tránh trước những vấn đề mà đại biểu đặt ra. Các tư lệnh ngành cũng thẳng thắn nhìn nhận về những tồn tại, hạn chế của ngành mình, từ đó đưa ra những “lời hứa”, những cam kết, giải pháp cụ thể để khắc phục. Đặc biệt, có tư lệnh ngành trả lời đầy thuyết phục, khiến đại biểu “không còn gì để hỏi”, qua đó giúp rút ngắn được thời gian chất vấn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng vẫn còn một số vấn đề được đại biểu nêu ra nhưng tư lệnh ngành chưa trả lời một cách thỏa đáng; hoặc trả lời còn chung chung, thiếu cam kết, lộ trình giải quyết cụ thể. Vậy nên, có đại biểu khi chất vấn đã phải thốt lên rằng: Nghe Bộ trưởng trả lời vẫn chỉ thấy “sẽ nghiên cứu, rà soát, sẽ ban hành”. Bộ trưởng cho biết rõ hơn “sẽ” là bao giờ không? Về phía người hỏi, cũng còn có trường hợp nặng tính trình bày, diễn giải, lý giải, dẫn đến hết thời gian mà chưa nêu được câu hỏi. Chưa kể, Nói thật, làm thật, hiệu quả mới thật!

CÁCH NÀO ĐỂ “KHOAN THƯ SỨC DÂN”, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT? Đề cập đến việc kiểm soát lạm phát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) nêu, áp lực điều hành vẫn còn rất lớn, nhất là tới đây sẽ triển khai cải cách tiền lương từ 1/7/2024. Bà Hoa đề nghị Phó Thủ tướng cho biết định hướng công tác điều hành giá trong thời gian tới để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát. Nhận xét câu hỏi của đại biểu là “hết sức chính xác”, Phó Thủ tướng cho rằng, lạm phát liên quan rất nhiều đến các mặt hàng thiết yếu. Việt Nam là một nền kinh tế mở nên nhập khẩu khá nhiều các vật tư, nguyên liệu từ thị trường thế giới. Trong khi đó, Việt Nam đang thực hiện nhiều gói kích cầu và thực hiện tăng lương, vì thế, thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành triển khai rất quyết liệt nhiều giải pháp đảm bảo về sản xuất, cung ứng, lưu thông. Nhiều mặt hàng Chính phủ quản lý về giá được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp, ví dụ như giải pháp xử lý về giá vàng để đạt mục đích kiểm soát ổn định giá trị đồng tiền. Thời gian tới, ông Hà cho biết, Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách để kích cầu tiêu dùng, du lịch, mua sắm, tăng đầu tư công, cơ sở thiết yếu để đảm bảo sản xuất và phát triển kinh tế. “Nếu điều chỉnh nhịp nhàng giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát, kết hợp hoàn hảo giữa chính sách tiền tệ với tài khóa thì hoàn toàn có thể điều chỉnh được giá và kiểm soát được lạm phát”, ông Hà nói. Cũng đề cập đến nội dung này, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Thanh Vân (Đoàn Cà Mau), đề nghị Phó Thủ tướng nêu thứ tự ưu tiên các giải pháp để đạt được các mục tiêu kép là vừa “khoan thư sức dân”, doanh nghiệp, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước? Trả lời, Phó Thủ tướng cho biết, ngay sau đại dịch COVID - 19, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt các giải pháp, từ cung cấp các gói tài chính đến hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cho đến hỗ trợ những người dân thất nghiệp để đi tìm kiếm việc làm, để “khoan sức dân”. Song, theo Phó Thủ tướng, các gói hỗ trợ này chỉ mang tính thời điểm, cần các giải pháp căn cơ, như tăng tốc phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công để nâng cao sức cạnh tranh và sức mạnh của nền kinh tế. VĂN KIÊN Ông Trần Thanh Mẫn đánh giá, phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng. Các đại biểu Quốc hội đã nắm chắc tình hình, nghiên cứu kỹ các báo cáo, nêu câu hỏi, cũng như tranh luận ngắn gọn, rõ ràng, thiết thực, đi thẳng vào các vấn đề. Đối với các bộ trưởng, trưởng ngành dù “dày dạn” kinh nghiệm trả lời chất vấn hay tham gia trả lời chất vấn lần đầu nhưng đều thể hiện bản lĩnh, tâm huyết, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ và thực trạng của ngành. Các “tư lệnh ngành” thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao; trả lời tập trung, không né tránh những vấn đề được hỏi và giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu Quốc hội nêu; đồng thời thẳng thắn nhìn nhận về những tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực, đề ra nhiều giải pháp khắc phục hạn chế, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong thời gian tới. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp thu tối đa ý kiến, tập trung khắc phục kịp thời, đầy đủ, hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực, tiếp tục thực hiện toàn diện hơn, hiệu quả hơn các nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới. T.NAM Đưa lời hứa, cam kết vào cuộc sống nhanh nhất Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn THỜI SỰ 3 n Thứ Sáu n Ngày 7/6/2024 ĐB Trần Quang Minh ẢNH: NHƯ Ý Dư luận cho rằng, thủ tục hành chính vẫn là “cỗ xe ì ạch” làm cản trở sự phát triển. Đề nghị Phó Thủ tướng cho biết những thứ tự ưu tiên về cải cách thể chế thời gian tới”. Đại biểu TRẦN QUANG MINH (Đoàn Quảng Bình) Phát biểu kết thúc toàn bộ phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, qua phiên chất vấn tại kỳ họp này cho thấy, các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề cử tri, nhân dân cả nước và các đại biểu Quốc hội quan tâm. ĐẠI BIỂU TRẦN KIM YẾN (ĐOÀN TPHCM): TRẢ LỜI ĐÚNG TRỌNG TÂM Bốn lĩnh vực được chọn chất vấn lần này đều là những vấn đề bức xúc xã hội, được dư luận quan tâm. Các vấn đề được các đại biểu đặt ra cho 4 trưởng ngành trong phiên chất vấn rất sát thực tế. Điều rất hay là, trong quá trình diễn ra phiên chất vấn, những vấn đề đại biểu đặt ra đã có những tác dụng về mặt xã hội, chẳng hạn như giá vé máy bay, giá vàng đã hạ nhiệt. Các bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời đi vào đúng trọng tâm, mong muốn của đại biểu, làm rõ vấn đề. Tuy nhiên, một số nội dung vẫn còn chung chung. Đại biểu đặt câu hỏi chung chung, bộ trưởng trả lời cũng chung chung, chưa nghe đã biết câu trả lời, chưa đi đến tận cùng vấn đề. Ví dụ như vấn đề sử dụng cát biển thay thế cát sông trong xây dựng các dự án quan trọng quốc gia. Hiện nay, vấn đề nhiễm mặn và xói lở ở Đồng bằng sông Cửu Long rất báo động. Việc khai thác cát biển thay thế cát sông, đưa vào xây dựng những công trình nằm sâu trong các đồng lúa thì việc nhiễm mặn trong tương lai không thể tránh khỏi. Cử tri và các nhà khoa học rất lo lắng về vấn đề này. CỬ TRI HOÀNG XUÂN VŨ (PHƯỜNG PHÚ THƯỢNG, TP. HUẾ): LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH Qua theo dõi nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, tôi quan tâm đến các vấn đề về văn hóa. Tôi hy vọng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 -2035 được triển khai sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân. Theo tôi, hiện nay có nhiều nguồn lực đầu tư cho bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được triển khai. Nhưng việc đầu tư cần được đẩy mạnh để xứng tầm, đúng mức hơn nữa với các giá trị quý giá của di sản văn hóa. Như tại Huế, hiện nay nhiều di tích lịch sử văn hóa rất có giá trị nhưng chưa được đầu tư phục hồi, tôn tạo; đặc biệt là các di tích hiện là phế tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế. Bên cạnh đó, các bảo tàng đặc trưng tại Huế như Bảo tàng Cổ vật Cung đình, Bảo tàng Lịch sử tỉnh tuy đã hình thành, hoạt động hàng chục năm nay nhưng vẫn trong tình trạng phải “sống nhờ” bó hẹp trên đất di tích thuộc quần thể di sản Huế. Ngoài ra, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cần được đặt trong chuỗi liên kết vùng miền để nâng tầm di sản văn hóa, gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế khu vực. NGỌC VĂN (ghi) ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRỊNH XUÂN AN (ĐOÀN ĐỒNG NAI): KỲ VỌNG CHUYỂN BIẾN RÕ NÉT SAU CHẤT VẤN Đây là phiên chất vấn và trả lời chất vấn có nhiều bộ trưởng, trưởng ngành trả lời lần đầu tiên, như Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. Tuy nhiên, các bộ trưởng, trưởng ngành có sự chuẩn bị rất kỹ cho chất vấn này. Tuy có những nội dung còn phải tranh luận, làm rõ nhưng cơ bản là chất vấn và trả lời rất thẳng thắn, thành công. Điều đại biểu quan tâm khi chất vấn là ngoài việc bình luận, nói cái hay cái đẹp thì giải pháp đưa ra là gì? Tôi thấy có nhiều giải pháp đã được các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra rất cụ thể, cả giải pháp về thể chế cũng như điều hành. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong chất vấn, khâu quan trọng nhất là làm sao để lời hứa, cam kết đi vào thực tiễn. Chúng tôi mong chờ trên cơ sở phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này sẽ có một nghị quyết, trong đó sẽ nêu cụ thể nhiệm vụ phải làm, thời gian bao lâu để tạo sự chuyển biến. THÀNH NAM (ghi) ÔNG ĐẶNG VÂN (90 TUỔI, CỬ TRI QUẬN HẢI CHÂU, TP ĐÀ NẴNG): HÀI LÒNG VỀ CÁC CÂU TRẢ LỜI Qua theo dõi các phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tôi thấy các bộ trưởng đều nắm chắc vấn đề, trả lời rõ ràng, chắc chắn và có các định hướng khắc phục sửa chữa trong thời gian tới. “Những vấn đề nóng, nổi cộm các bộ trưởng đã nhận thức vấn đề và phát biểu tốt. Cử tri chúng tôi thấy hài lòng về các câu trả lời”, ông Vân nói. Cũng theo ông Vân, một trong những vấn đề cử tri Đà Nẵng quan tâm hiện nay là câu chuyện định hướng phát triển du lịch, chỉnh trang đô thị, chống ngập úng và giải quyết nhu cầu nhà ở cho công nhân, người thu nhập. Do đó, cử tri mong muốn sau kỳ họp Quốc hội lần này, các bộ trưởng cùng lãnh đạo, người đứng đầu các địa phương sẽ có những quyết sách để giải quyết thấu đáo các vấn đề này. “Hiện các sản phẩm du lịch đêm ở Đà Nẵng cũng như nhiều địa phương còn rải rác, chưa tập trung, chưa thực sự thu hút du khách. Cử tri mong muốn các sản phẩm đồng bộ, tập trung, hướng tới du khách hơn chứ không chỉ cho người dân mỗi địa phương”, ông Vân nói. NGUYỄN THÀNH (ghi) phát triển kinh tế TIẾP THEO TRANG 1 có những câu hỏi còn quá chung chung, “đi lạc” ra ngoài nhóm vấn đề nên không được trả lời. Trong một số trường hợp, đại biểu cũng chưa đi đến tận cùng, và bộ trưởng cũng chưa trả lời đến tận cùng, khiến lộ trình giải quyết bị “treo” ở đó. Chất vấn là hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả của Quốc hội. Phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, dân chủ, thẳng thắn đến đâu đi nữa thì cũng mới chỉ là bước đầu, vấn đề quan trọng hơn được đại biểu, cử tri và nhân dân quan tâm chính là hành động của các tư lệnh ngành sau đó ra sao? Liệu rằng, những bất cập, hạn chế được đại biểu nêu ra có được giải quyết, với tinh thần thần “nói thật, làm thật, hiệu quả thật” hay không”? Liệu rằng, những vấn đề được đại biểu nêu ra trong phiên chất vấn lần này có được “nhắc đi, nhắc lại” ở các kỳ họp khác, hay tiếp tục trở thành vấn đề gây bức xúc đối với cử tri và nhân dân? Trả lời câu hỏi trên, có lẽ không chỉ là trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởng ngành mà còn phụ thuộc cả vào hành động “theo đến cùng”, “đeo bám” cùng của chính các đại biểu Quốc hội. V.K

4 XÃ HỘI n Thứ Sáu n Ngày 7/6/2024 KHAI PHÁ THỊ TRƯỜNG NGÁCH Ngay từ ngày khởi nghiệp (2019), Công ty TNHH Phát triển Dừa nước Việt Nam (VIETNIPA) đã xác định khai thác thị trường ngách nhằm khai mở lối đi cho các sản phẩm từ tài nguyên bản địa là cây dừa nước ở huyện Cần Giờ (TPHCM). Hai dòng sản phẩm chính của VIETNIPA là mật dừa nước và đường dừa nước đã được chứng nhận OCOP 4 sao của TPHCM. Đây là lợi thế để DN khai thác ngách thị trường, nhất là khi sản phẩm đường dừa nước được kiểm nghiệm kết quả phù hợp với người tiểu đường, người ăn kiêng. VIETNIPA còn liên kết với nhiều đối tác như với công ty Vinamit để sản xuất các sản phẩm đặc trưng như dừa nước đông khô, với công ty Lolifood và Tâm Minh food sản xuất hạt ngũ cốc, ứng dụng trong gia vị như hạt nêm, tương ớt, cà phê… DN này còn đầu tư mở các cửa hàng “Bến dừa nước” bán các sản phẩm uống liền mang đi đem lại trải nghiệm mới cho thực khách. Giám đốc VIETNIPA Phan Minh Tiến cho biết: “Thị trường ngách có nhiều tiềm năng, lợi thế cho DN vừa và nhỏ, DN khởi nghiệp. Trong đó, điều kiện tiên quyết để làm chủ thị trường ngách chính là đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn về sinh thực phẩm”. Thành công từ thị trường ngách, đến nay VIETNIPA đã có hệ thống phân phối với hơn 400 điểm trên toàn quốc, tự tin có thể cạnh tranh các sản phẩm tương tự trên thị trường quốc tế. DN này cũng đang xúc tiến đưa sản phẩm sang Mỹ, châu Âu. Từng là đại gia trong ngành thực phẩm tươi sống và sản phẩm “phủ sóng” hầu hết thị trường nhưng trước những khó khăn về đầu ra, Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN) cũng chuyển hướng vào thị trường ngách. Đó là đẩy mạnh bán hàng trực tuyến, kinh doanh thịt mát trong khay vỉ. Đồng thời mở rộng kênh thực phẩm chế biến đưa vào các cửa hàng tiện lợi và hướng đến khách hàng trẻ. Mới đây, VISSAN đã “bắt tay”với Công ty CP Du lịch Phú Thọ (cơ quan chủ quản công viên Đầm Sen) đưa thực phẩm an toàn, chất lượng vào hệ sinh thái của DN này. Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Công ty VISSAN cho biết: “VISSAN có 300 sản phẩm chế biến, đang cung cấp cho TPHCM lượng lớn thực phẩm tươi sống như thịt heo, thịt bò. Với thế mạnh đó, công ty tự tin đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Công ty Du lịch Phú Thọ. Sự hợp tác này có lợi cho đôi bên khi du khách được thưởng thức thực phẩm đảm bảo, an toàn; công ty thực phẩm cũng có thêm kênh phân phối hàng hóa”. Đánh giá tiềm năng hợp tác, ông Hoàng Văn Bá, Tổng giám đốc Công ty Du lịch Phú Thọ cho biết, đã liên kết với nhiều DN trong nước trong nhiều lĩnh vực. “Đây là bước đi giúp hai đơn vị nâng tầm thương hiệu, uy tín khi gắn kết với nhau. Chúng tôi có nhiều đơn vị thành viên, sự hợp tác này sẽ giúp cả 2 phía cùng nhau đi xa và phát triển bền vững hơn” - ông Bá nói. Hoạt động trong lĩnh vực chế biến, sản xuất và kinh doanh bún, phở khô, Công ty Thực phẩm Khánh Hà (quận Gò Vấp) đặt mục tiêu đẩy mạnh vào thị trường xuất khẩu trong năm 2024 với mục tiêu 4.000 - 5.000 tấn sản phẩm/năm. Bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Công ty nói rằng, sẽ không hướng tới những thị trường trung cấp mà tập trung vào thị trường cao cấp tại Mỹ và châu Âu. Trong đó phải tạo ra sự khác biệt để chinh phục thị trường. “Châu Âu luôn đặt cao tiêu chí phát triển bền vững, vì vậy DN phải xây dựng vùng nguyên liệu, vùng trồng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, cùng với đó là phải đảm bảo nhà máy chế biến đạt chất lượng, sản xuất xanh. Bên cạnh đó, Công ty tập trung vào sản phẩm chế biến có sự khác biệt như bún, phở khô làm từ các loại đậu, ngũ cốc, thanh long ruột đỏ, lá bồ ngót hay ống hút bằng gạo…” - bà Hà cho biết. Hơn 15 năm có mặt trên thị trường, Công ty CP Mekong Herbals (huyện Củ Chi) chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm từ trái cây, rau củ quả hữu cơ và thảo dược theo mô hình khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, New Zeland, Hà Lan, Đức… ưa chuộng. Vài năm trở lại đây, Mekong Herbals bắt đầu chuyển hướng sang thị trường các nước Hồi giáo (Halal) để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu mới. “Thế giới có khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo, tạo ra một thị trường rộng lớn cho các DN tiếp cận và phân phối các sản phẩm. Hiện khoảng 40 - 45% sản phẩm của Mekong Herbals được xuất vào thị trường Halal, chủ yếu là trái cây cấp đông, trái cây sấy và bột rau củ quả. Trong bối cảnh nhiều thị trường khác đang gặp khó khăn, nhưng số lượng xuất khẩu của công ty vào thị trường Halal hiện vẫn duy trì ổn định nhờ bảo đảm chất lượng” - Giám đốc Kinh doanh của Mekong Herbals Lê Thị Phượng chia sẻ. CHÌA KHÓA GIÚP DN ỔN ĐỊNH Thực tế hiện nay, nhiều DN ngành thực phẩm, dệt may, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ… đã bắt đầu khai thác những thị trường ngách như Ấn Độ, Trung Đông, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Trung Quốc. Từ đầu năm 2024, một số DN ngành gỗ và nội thất đã và đang xúc tiến xuất khẩu vào thị trường Trung Đông, trong đó có Ả Rập Saudi và Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất). Ông Nguyễn Phương, Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành (Đồng Nai) nhìn nhận, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, thị trường ngách là chìa khóa giúp DN giữ được sự ổn định. “Dubai đang phát triển rất mạnh về xây dựng nhà ở, nếu khai thác tốt, đây có thể trở thành thị trường chính cho ngành gỗ Việt Nam” - ông Phương dẫn chứng. Chuyên gia thị trường Trần Anh Tuấn cho rằng, mỗi sản phẩm hay thương hiệu muốn có thị trường ngách cho riêng mình chỉ cần tạo một khác biệt nổi trội. Tuy nhiên khác biệt này phải được khách hàng chấp nhận, nghĩa là phải phù hợp với nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng mục tiêu. “Đứng trước nhiều khó khăn, để hái “quả ngọt”, đòi hỏi các DN cần chủ động linh hoạt hơn trong việc đầu tư những sản phẩm ngách, thị trường ngách. Mặt khác, thời gian tới rất cần gia tăng các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm đưa DN tiến sâu vào những thị trường ngách, tạo sân chơi cho các DN” - ông Tuấn lưu ý. UYÊN PHƯƠNG Trong lúc khó khăn về đơn hàng, đầu ra cho sản phẩm, nhiều doanh nghiệp (DN) đã mở lối bằng việc liên kết sản xuất, khai thác các thị trường ngách cả trong lẫn ngoài nước. VISSAN liên kết với công ty du lịch tạo thêm đầu ra cho sản phẩm Mở lối bằng thị trường ngách Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM (HUBA), khai thác được thị trường ngách đòi hỏi DN phải có năng lực cạnh tranh tốt và có chiến lược phù hợp. Trong năm nay, những thị trường truyền thống xuất khẩu vẫn còn yếu. Do đó, doanh nghiệp cần mở rộng thêm ở các thị trường khác như thị trường ngách ở khu vực Nam Mỹ, Trung Đông hay thị trường đông dân Ấn Độ để bù đắp. Đây là những mảnh đất mới mà DN xuất khẩu Việt Nam cần tập trung khai phá. Công an điều tra Vụ giả danh bác sĩ khiến bệnh nhi tử vong Chiều 6/6, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội, trả lời câu hỏi của phóng viên báo Tiền Phong về vụ giả danh bác sĩ, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu Công an TPHCM cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 1 đã tiếp nhận thụ lý vụ việc và đang khẩn trương xác minh, điều tra. Trước đó, ngày 20/5 Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TPHCM đã chuyển nội dung đơn của bà Vương Xuân Mai (32 tuổi, ngụ tại quận 1, TPHCM) tố giác ông Nguyễn Quốc Thắng (40 tuổi, ngụ tại huyện Bình Chánh) đến Sở Y tế TPHCM. Theo nội dung đơn, bà Mai tố cáo ông Thắng giả danh bác sĩ của Bệnh viện Nhi Đồng 2 thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trái phép, phản khoa học khiến con của bà là bé Lâm Ái Trân (9 tháng tuổi) tử vong. Cũng tại buổi họp báo, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, Sở Y tế đã làm việc với các bên liên quan và xác định, ông Nguyễn Quốc Thắng không phải là nhân viên Bệnh viện Nhi Đồng 2. Ông Thắng không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định, có dấu hiệu giả danh nhân viên Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp cận bệnh nhân để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhằm mục đích vụ lợi, vi phạm pháp luật hình sự. Thanh tra Sở Y tế đã củng cố hồ sơ chuyển thông tin vụ việc đến Cơ quan Cảnh sát điều tra để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. VÂN SƠN - HỮU HUY CẦN THƠ: Giữ chân thanh niên để đón đầu công nghiệp Chiều 6/6, Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu làm việc với Ban Thường vụ Thành Đoàn Cần Thơ về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Ông Hiếu biểu dương, ghi nhận kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm của Thành Đoàn, tuy nhiên những vấn đề khó khăn, hạn chế cần bổ sung, khắc phục. Trong thời gian tới, ông Hiếu yêu cầu Ban Thường vụ Thành Đoàn tập trung làm tốt phong trào xung kích tình nguyện và chăm lo hỗ trợ thanh niên, lan tỏa những chính sách hỗ trợ thanh niên, như vay vốn vừa phát triển kinh tế, vừa giải quyết việc làm cho thanh niên. Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Cần Thơ lưu ý, Thành phố cần tập trung giữ chân lao động thanh niên ở lại. Bởi thực tế, những vùng nông thôn do không có nhiều việc làm, hoặc thu nhập thấp, thanh niên phải đi làm ở những thành phố lớn, xa quê. Do đó, Đoàn thanh niên cần tập trung cho khuyến học khuyến tài, dạy nghề, các mô hình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp lập nghiệp, phát triển kinh tế; vận dụng các chính sách đang có của Nhà nước để gắn kết đơn vị hỗ trợ thanh niên, giải quyết việc làm, thu nhập để giữ chân thanh niên. HÒA HỘI

SAU TĂNG NÓNG, MỘT SỐ CHẶNG BAY GIÁ VÉ BẮT ĐẦU GIẢM Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết, giá vé máy bay trên các chặng bay nội địa hạng phổ thông (chưa gồm thuế, phí) đang được các hãng công bố thấp hơn đáng kể so với mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản theo quy định. Theo đó, chặng bay Hà Nội - TPHCM vào ngày 8/6 của Vietnam Airlines có giá thấp nhất khoảng 1,3 triệu đồng/vé và giá cao nhất gần 3 triệu đồng/vé (tương đương 37-86,4% mức giá tối đa); Vietjet dao động 1,1-2,6 triệu đồng/chiều/ vé; Bamboo Airways có giá vé dao động từ 1,1-1,5 triệu đồng/ chiều; Viettravel Airlines giá vé từ 1,1-1,2 đồng/chiều (tương đương 29,6-35,2% mức giá tối đa theo quy định). Trong khi đó, giá tối đa của chặng bay này theo quy định là 3,4 triệu đồng/chiều. Ở chặng Hà Nội - Đà Nẵng, mức giá vé tối đa theo quy định là 2,89 triệu đồng. Song hiện giá vé của Vietnam Airlines từ 729.000 đồng đến 1,8 triệu đồng/chiều (tương đương 25-62% mức giá tối đa); Vietjet Air có mức giá 390.000 đồng đến 1,7 triệu đồng/chiều (tương đương 13,5 - 57,1% mức giá tối đa); Bamboo Airways dao động từ 769.000 đồng đến 1,4 triệu đồng/chiều. Trên chặng Hà Nội - Phú Quốc, giá vé từng cao ngất ngưỡng, song hiện Vietnam Airlines công bố giá 2,3 triệu đồng/vé (tương đương 56,7% mức giá tối đa theo quy định); Vietjet Air có giá dao động từ 1,4-2 triệu đồng (tương đương 34,8-51% mức giá tối đa theo quy định). Khi đặt vé cho các ngày bay xa hơn, các hãng có sẵn mức giá thấp hơn để hành khách lựa chọn. Trong tháng 7, giá vé tương đương từ 20-70% mức tối đa trên các chặng bay. Đáng chú ý, theo công bố, vé hạng phổ thông, phổ thông tiết kiệm trong khung giờ khởi hành trước 6h và sau 21h đang ở mức khá mềm, từ khoảng 1,7 - 1,9 triệu đồng/vé máy bay (bao gồm thuế phí) cho hành trình Hà Nội và TPHCM; Hà Nội, TPHCM đi Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn… LÀM GÌ ĐỂ GIÁ VÉ MÁY BAY GIẢM BỀN VỮNG? Theo các hãng, việc giá vé tăng cao thời gian qua do ảnh hưởng từ việc chi phí đầu vào của ngành hàng không đồng loạt tăng mạnh. Điển hình như chi phí thuê máy bay (chiếm từ 55-60% tổng chi phí cấu thành giá vé), đối với giá thuê động cơ Airbus A321 là 48-50 nghìn USD/tháng vào năm 2019, hiện tăng lên 80-100 nghìn USD/ tháng; tàu bay Boeing B-787 là 160 nghìn USD/tháng vào năm 2022, tăng lên 370 nghìn USD/ tháng. Giá phụ tùng vật tư hiện tăng 10-13% so với thời điểm trước năm 2019. Cùng với đó, giá nhiên liệu và tỷ giá cũng liên tục biến động, khiến doanh nghiệp phát sinh thêm cả nghìn tỷ đồng. Đại diện một hãng hàng không cho rằng, đến thời điểm này việc thuê máy bay không đúng so với kế hoạch. Do đó, để duy trì giá vé ở mức ổn định, Nhà nước cần điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ các hãng trong giai đoạn khó khăn, đồng thời giảm 50% phí điều hành bay. Cùng với đó, đơn vị quản lý cảng cần nghiên cứu quy trình điều hành ở sân bay theo hướng khoa học hơn. Bởi, hiện tại, một số hãng phải bay chờ, hạ tầng sân bay cũng như mật độ khai thác quá cao, ảnh hưởng rất lớn tới thời gian bay của các hãng. Nếu thời gian chờ được rút ngắn, các hãng hàng không có thể khai thác nhiều hơn, tăng doanh thu cao hơn; từ đó chi phí giảm xuống, hàng không cũng đỡ khó khăn hơn. Tương tự, Vietnam Airlines lên phương án tăng số chỗ, số chuyến, số giờ bay. Qua đó, Vietnam Airlines mở bán vé máy bay tăng cường nhiều chuyến bay vào khung giờ muộn từ sau 21h hằng ngày. Các nhóm đường bay tăng cường chuyến tập trung vào: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn… Trước việc các hãng tăng tần suất khai thác, giảm thời gian quay đầu tàu bay để đảm bảo sử dụng tàu bay hiệu quả, an toàn, Cục Hàng không yêu cầu người khai thác, tổ chức bảo dưỡng tàu bay chủ động rà soát quy trình bảo dưỡng, tối ưu hoá kế hoạch bảo dưỡng, chuẩn bị đầy đủ vật tư, phụ tùng, thiết bị, dụng cụ phục vụ bảo dưỡng tàu bay nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục triệt để hỏng hóc, đảm bảo tàu bay được đưa vào khai thác ở trạng thái tốt nhất. “Các hãng bay cần đảm bảo thực hiện đầy đủ công tác huấn luyện định kỳ đối với nhân viên hàng không, quán triệt đội ngũ người lái tàu bay tuân thủ các quy định, quy trình khai thác, đặc biệt trong điều kiện thời tiết bất lợi”, Cục Hàng không Việt Nam cho hay. DƯƠNG HƯNG Sau thời gian tăng nóng, giá vé máy bay đã giảm đáng kể. Như chặng Hà Nội - TPHCM, thời gian sau 21h, giá chỉ còn 1,7 - 1,9 triệu đồng/vé (đã bao gồm thuế phí). Theo các hãng hàng không, để giá vé duy trì ổn định trong bối cảnh thiếu tàu bay trầm trọng, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ giảm các loại phí, thuế. Các hãng hàng không đang tăng cường bay đêm để “giảm nhiệt” giá vé máy bay KINH TẾ 5 n Thứ Sáu n Ngày 7/6/2024 HÀNG KHÔNG TĂNG BAY ĐÊM: Giá vé máy bay “hạ nhiệt” Sáng 6/6, giá vàng miếng Ngân hàng Nhà nước bán trực tiếp cho 4 ngân hàng quốc doanh và Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) hạ tiếp 1 triệu đồng/lượng, còn 75,9 triệu đồng/ lượng. Biểu giá của Cty SJC cũng được điều chỉnh theo, neo quanh mức 74,9 - 76,9 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. So với mức đỉnh hơn 92 triệu đồng/lượng, kim loại quý này đã giảm tới 15 triệu đồng, tương đương hơn 16%. Tại các đơn vị kinh doanh vàng như Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, giá vàng bán ra cũng neo ở mức tương đương. Chiều mua trên thị trường quanh ngưỡng 74,9 - 75,5 triệu đồng/lượng. Tính chung 7 ngày qua, mỗi lượng vàng miếng đã giảm tới 13 triệu đồng. Nếu so với mức đỉnh lập được 92 triệu đồng/lượng trước đó, hiện mỗi lượng vàng miếng đã giảm hơn 16 triệu đồng. Ngân hàng Nhà nước khẳng định, nhà điều hành đang nỗ lực thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế, nên giá bán vàng của các ngân hàng thương mại Nhà nước và SJC có thể còn giảm. Hiện tại, giá vàng thế giới ở mức 2.360 USD/ounce, tương đương hơn 72 triệu đồng/lượng. Như vậy, đến ngày thứ 4, Ngân hàng Nhà nước áp dụng biện pháp mới, giá vàng miếng chỉ cao hơn giá vàng thế giới khoảng hơn 4 triệu đồng/ lượng. Giá vàng miếng cao hơn giá vàng nhẫn khoảng hơn 1 triệu đồng/lượng. Ngày thứ 4, nhóm ngân hàng quốc doanh và Cty SJC bán vàng bình ổn, người dân bớt xếp hàng tại các điểm bán. Chị Nguyễn Minh (Hoàng Mai, Hà Nội) lấy số tại điểm bán của Ngân hàng Vietinbank tại Phố Huế nhưng phút cuối chị đổi ý không mua nữa vì cho rằng, giá vàng sẽ giảm tiếp. Trên một số diễn đàn đầu tư, nhiều người cũng chia sẻ chuyện lỗ “hụt” khi có ý định tham gia vào thị trường vàng thời gian qua. Việc giá biến động liên tục với biên độ lớn khiến những người có ý định lướt sóng thấy lo ngại hơn. Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết, ông đã rất nhiều lần đưa ra quan điểm không nên đầu cơ vàng. Ông Hùng nói chỉ nên mua vàng như một tài sản cất giữ, phòng ngừa rủi ro, đừng nghĩ chuyện kiếm lời ngắn hạn. “Nhà đầu tư cần tránh tâm lý đám đông nếu không muốn mất tiền. Dù giá vàng đã giảm nhưng vẫn có thể là “đỉnh” với nhà đầu tư nào đó khi họ mua xong lại nhìn giá trượt dài”, ông Hùng cho hay. NGỌC MAI Giá xăng RON 95-III giảm còn gần 22.000 đồng/lít Chiều 6/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm giá bán lẻ xăng RON 95-III ở mức 542 đồng/lít, về còn 21.977 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 giảm 618 đồng/lít, về còn 21.141 đồng/lít. Giá dầu diesel giảm 325 đồng/lít, còn 19.422 đồng/lít. Giá dầu hỏa bán lẻ giảm 374 đồng/lít, về còn 19.557 đồng/lít. Giá dầu mazut giảm 253 đồng/kg, về còn 17.285 đồng/kg. Ở kỳ điều hành này, cơ quan quản lý không thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu với dầu, đồng thời tiếp tục không chi sử dụng quỹ này với tất cả các mặt hàng xăng dầu. Đây là lần thứ 2 giá xăng giảm liên tiếp. DƯƠNG HƯNG Để giảm nhiệt giá vé máy bay, Vietjet Air đang tăng cường các chuyến bay khởi hành trong khung giờ từ sau 1h đến khoảng 2h30 sáng, tập trung chủ yếu trên các đường bay du lịch đến và đi từ TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Nha Trang, Hải Phòng… Các chuyến bay đêm của Vietjet dịp này tăng xấp xỉ 46% so với thường lệ. Giá vàng tiếp tục giảm, người dân bớt xếp hàng Người dân xếp hàng thưa thớt ngày 6/6 tại điểm bán vàng của một ngân hàng trên Phố Huế (Hà Nội) ẢNH: NGỌC MAI Sáng 6/6, giá vàng miếng SJC tiếp tục giảm 1 triệu đồng/ lượng giảm về dưới 77 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước gửi thông điệp rõ ràng: Tiếp tục thu hẹp chênh lệch giữa giá bán vàng trong nước và thế giới. Theo đó, sau 4 ngày bán vàng bình ổn, người dân bớt xếp hàng.

KHÔNG ĐÁNH ĐỐ Vừa bước ra khỏi phòng thi tại điểm thi Trường THCS Võ Trường Toản (quận 1, TPHCM) sau môn thi Ngữ văn sáng 6/6, Cao Minh (học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1) đã nở nụ cười rạng rỡ. Nữ sinh cho biết, em tự tin sẽ đạt điểm 8 vì đề thi mang tính thời sự, gợi mở chứ không yêu cầu học vẹt. “Em tâm đắc nhất là câu hỏi yêu cầu thí sinh cảm nhận về Trường Sa, mở rộng hơn nữa là tình yêu nước. Thí sinh không cần học tủ nhưng vẫn có thể đạt điểm tối đa, tự do bày tỏ suy nghĩ của bản thân”, Minh nói. Đánh giá tổng thể về đề thi Văn, thầy Võ Kim Bảo (Trường THCS Nguyễn Du, quận 1) nhìn nhận, đề thi gần gũi với thí sinh, không đánh đố, làm khó nhưng vẫn có tính phân hóa nhất định. Ở câu 1, ngữ liệu của phần đọc hiểu hay, kết hợp cả văn xuôi và thơ nên có nhiều “đất” để khai thác. Học sinh với học lực trung bình cũng có thể hoàn thành tốt phần này. Ở phần Nghị luận xã hội, thầy Bảo cho rằng, đây là câu có tính phân hóa cao. Với đề “Biết nghĩ bằng con tim”, học sinh sẽ không cảm thấy quá nặng nề, ngược lại các em chắc chắn có rất nhiều ý tưởng để viết cho đề bài này. Còn ở phần Nghị luận văn học, đề bài này không gây bất ngờ với phần lớn giáo viên và học sinh, vì đề bài đưa ra gần gũi và học sinh cũng đã được ôn tập rất kĩ lưỡng. Tương tự, với môn thi ngoại ngữ vào buổi chiều, nhiều thí sinh cũng tươi cười bước ra khỏi phòng thi vì đề thi tiếng Anh được đánh giá “vừa sức, không đánh đố”. Em Hà Thư (Trường THCS Phan Văn Trị, quận Gò Vấp), đánh giá cấu trúc đề tiếng Anh quen thuộc, có phần dễ hơn các năm trước. “Em không gặp khó ở phần nào và làm xong bài trong 70 phút. Đề không khó nhưng có một số câu dễ đánh lừa thí sinh ở phần viết lại câu, dạng của từ”, Thư nói. NHỮNG PHÒNG THI CÓ MỘT KHÔNG HAI Kỳ thi vào lớp 10 năm nay tại TPHCM cũng ghi nhận nhiều trường hợp “độc lạ”. Một số điểm thi ghi nhận trường hợp thí sinh đến muộn vì nhớ sai giờ thi. Ngay sau đó, các em nhanh chóng được hội đồng thi hướng dẫn lên phòng thi để kịp giờ làm bài. Tại điểm trường THCS Kiến Thiết (quận 3) một thí sinh gần 9 giờ mới đến trường thi, trường hợp này quá giờ quy định nên được tính là vắng và em này xem như bỏ lỡ toàn bộ kỳ thi tuyển sinh 10 năm nay. Trong khi đó, điểm thi Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Thủ Đức) có một phòng thi đặc biệt, được ghép lại từ thí sinh của hai phòng thi. Lý do, ban đầu phòng thi số 41 của điểm thi này chỉ có 3 thí sinh đến từ hai trường là THCS Lê Quý Đôn và THCS Trương Văn Ngư, còn phòng thi số 42 chỉ có duy nhất một em đến từ Trường THCS Bình Thọ. Theo đại diện cán bộ phụ trách điểm thi này, quy định mỗi phòng thi chỉ có 24 thí sinh. Phòng thi số 41 chỉ có 3 thí sinh vì những em này bị dôi ra cuối cùng nên phải xếp phòng thi riêng phòng thi số 42 chỉ có một thí sinh vì em này thi ngoại ngữ khác là tiếng Nhật, còn tất cả thí sinh khác thi tiếng Anh. Để tránh gây áp lực, căng thẳng cho thí sinh, hội đồng quyết định gộp hai phòng thi này thành một ở phòng thi số 41 nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc khoảng cách giữa hai nhóm thí sinh và công tác giám sát, coi thi. Tại phòng thi này, 4 thí sinh được chia thành hai khu vực ngồi khác nhau với 3 giám thị phụ trách. Thí sinh duy nhất dự thi tiếng Nhật được bố trí ngồi một bên để tạo khoảng cách với ba thí sinh còn lại. NGUYỄN DŨNG - NHÀN LÊ Trải qua ngày đầu tiên thi vào lớp 10 với 2 môn Ngữ văn và Ngoại ngữ, nhiều sĩ tử tại TPHCM rời phòng thi với tâm trạng vui vẻ, phấn chấn. Đa phần các em đánh giá đề thi vừa sức và dự đoán sẽ ẵm điểm 8, điểm 9. 6 KHOA GIÁO n Thứ Sáu n Ngày 7/6/2024 Thí sinh hớn hở ra khỏi phòng thi sau môn thi Ngữ văn sáng 6/6 ẢNH: NHÀN LÊ THI VÀO 10 TẠI TPHCM: Đề hay, vừa sức Trong ngày 7/6, đề thi được lực lượng an ninh hộ tống bàn giao về cho các điểm thi trên toàn thành phố. Đề thi sẽ được bảo quản trong các tủ riêng biệt, khoá niêm phong và chìa khóa do điểm trưởng điểm thi giữ. Đề thi được bảo vệ 24/24 và camera giám sát. Trước giờ G, Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý thí sinh, đến chậm 15 phút kể từ khi tính thời gian làm bài sẽ không được vào khu vực thi. Trong thời gian làm bài thi trắc nghiệm, thí sinh không được phép ra ngoài. Các em cũng đặc biệt ghi nhớ, những vật dụng cấm mang vào phòng thi gồm: bút xóa, đồ uống có cồn, vũ khí và chất gây cháy nổ, tài liệu hoặc thiết bị thu, phát thông tin lợi dụng để gian lận thi. Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông cho biết, 12 điểm thi sẵn sàng tổ chức kỳ thi cho gần 7.500 thí sinh. Trước ngày thi, bà Hằng mong muốn học sinh ăn ngủ điều độ, không thức quá khuya để ôn bài và đặc biệt đi thi đúng giờ, đến đúng điểm, bình tĩnh làm bài thi. Cha mẹ học sinh cần đồng hành, hỗ trợ, động viên con trong những ngày này để kỳ thi diễn ra an toàn, đạt kết quả tốt. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội hằng năm gây áp lực mạnh đối với học sinh, phụ huynh vì số lượng thí sinh lên tới hàng trăm nghìn trong khi chỉ tiêu tuyển sinh chỉ đảm bảo 60-62%. Thạc sĩ tâm lí Trần Đình Sơn, Hội tâm lí học Hà Nội nói rằng cha mẹ học sinh cần động viên, giải toả áp lực, tâm lí cho con trước ngày thi, sự kỳ vọng quá mức sẽ khiến trẻ mỏi mệt, áp lực. Bộ não không thể hoạt động hiệu quả khi học sinh học đến 12 giờ/ngày. Có những em căng thẳng quá, khi vào phòng thi quên hết kiến thức đã học, hay hốt hoảng, không làm tốt bài thi. Việc cần làm lúc này là động viên con nghỉ ngơi, ăn ngủ đúng giờ giấc để tinh thần minh mẫn, tỉnh táo. Cha mẹ đồng hành cùng con bằng việc, thức dậy sớm để nấu các món ăn ở nhà đảm bảo dinh dưỡng, đưa con đến điểm thi sớm, tránh tắc đường và không quên giấy tờ cần thiết. HÀ LINH Hà Nội sẵn sàng cho kỳ thi vào lớp 10 Các điểm thi đã được chuẩn bị đầy đủ điều kiện, sẵn sàng đón thí sinh từ chiều nay Hôm nay (7/6), hơn 106.000 thí sinh Hà Nội đến điểm thi làm thủ tục đăng ký dự thi, nghe phổ biến quy chế kỳ thi tuyển sinh lớp 10, sẵn sàng cho ngày thi chính thức bắt đầu từ ngày mai (8/6). Các điểm thi được chỉ đạo, có phương án sẵn sàng ứng phó thời tiết cực đoan như nắng gắt, ngập úng, đưa thí sinh tới phòng thi. Nụ cười của nữ sinh đi thi bằng xe cứu thương Gặp Nguyễn Thị Yến Nhi (thí sinh bị tai nạn phải nằm thi) sau buổi thi môn Anh văn, trên gương mặt nữ sinh này nở nụ cười phấn khởi. Nhi cho biết, em đã hoàn thành bài thi một cách trọn vẹn. Chia sẻ với báo Tiền Phong, Nhi cảm thấy rất tự tin về bài thi của mình. Kể lại hành trình đi thi từ sáng đến chiều, Nhi cho biết buổi sáng em khá căng thẳng khi được hộ tống đặc biệt đến trường bằng xe cứu thương và phải làm bài một mình trong phòng thi. Ban đầu, do chưa quen với cảm giác này, Nhi cảm thấy áp lực. Nhưng sau khi quen dần, em đã hoàn thành bài thi Ngữ văn với tám mặt giấy. Được biết, tài xế chuyến xe đã tình nguyện đưa đón Yến Nhi đi thi mà không lấy phí. Mẹ của Nhi, bà Nguyễn Thị Ánh Trang cảm thấy vui và nhẹ nhõm khi thấy con gái đã vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt bài thi. Về chỉ tiêu tuyển sinh một số trường THPT công lập năm nay thấp hơn năm ngoái khiến phụ huynh, học sinh lo lắng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, sau khi có điểm chuẩn, Sở GD&ĐT sẽ căn cứ thực tế để có điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp nhất. Một thí sinh bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi Ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM thông tin, trong buổi thi môn ngoại ngữ chiều 6/6, một thí sinh đã bị đình chỉ thi vì mang điện thoại vào phòng thi. “Thí sinh này đã để điện thoại trong túi, khi có tín hiệu Hội đồng thi đã lập biên bản đình chỉ thi với thí sinh này”, ông Minh nói. Trước đó, ở môn thi Ngữ Văn sáng cùng ngày, có 263 thí sinh không dự thi môn Ngữ văn. Buổi thi đầu tiên không có thí sinh vi phạm quy chế thi, mọi việc diễn ra bình thường. ĐỒNG NAI: 1.359 thí sinh vắng mặt trong ngày thi đầu tiên Phòng khảo thí và kiểm định chất lượng của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đồng Nai cho biết, trong ngày thi đầu tiên (6/6) của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025, tỉnh Đồng Nai có 1.359 thí sinh vắng mặt. Những thí sinh vắng mặt sẽ không còn cơ hội trúng tuyển vào 21 trường THPT công lập có tổ chức thi. Không có thí sinh vi phạm quy chế thi. Sở GD&ĐT cho biết, Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay có 26.385 thí sinh đăng ký dự thi vào 21 trường THPT công lập có tổ chức thi, tăng 950 thí sinh so với năm trước. Trong khi đó chỉ tiêu tuyển sinh của 21 trường THPT công lập là 11 ngàn học sinh. Những thí sinh không trúng tuyển vào trường công lập vẫn còn cơ hội xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập, tư thục không thi tuyển mà chỉ xét tuyển hoặc đăng ký vào học lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên. MẠNH THẮNG

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==