Tiền Phong số 157

THỨ TƯ 5/6/2024 SÕ 157 0977.456.112 Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng QuÕc Khánh Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ẢNH: NHƯ Ý TRANG 2 + 3 Chờ cam kết trước những “dòng sông chết” Livestream bán hàng thu trăm tỷ đồng/ngày là thật hay ảo? XỬ NGHIÊM vi phạm về khoáng sản, xả thải CHUYỆN HÔM NAY XEM TIẾP TRANG 15 n HUY THỊNH Giấc mơ metro Tuyến đường sắt đô thị (metro) đầu tiên của TPHCM (Tuyến số 1, lộ trình Bến Thành - Suối Tiên) tuy dài chưa đến 20km nhưng có quá nhiều trắc trở trong quá trình triển khai thực hiện. TRANG 11 AI CHỊU TRÁCH NHIỆM? TRANG 5 KHU LIÊN HỢP THỂ THAO QUỐC GIA MỸ ĐÌNH NẾU PHẢI BỒI THƯỜNG GẦN 12 TỶ ĐỒNG: TRANG 4 TPHCM: Sẵn sàng chờ để mua vàng từ ngân hàng Người dân mua vàng tại một ngân hàng quÕc doanh ẢNH: NHƯ Ý TRANG 10 Loay hoay gỡ vướng BỆNH NHÂN BHYT PHẢI TỰ MUA VẬT TƯ Y TẾ: THUẾ THU NHẬP Cl NHÂN: Quá lạc h·u, sao chưa sáa? TRANG 16 Hiệu quả từ những phần việc thiết thực TRANG 7 Lấp lánh tinh thần mới TRƯỚC TRẬN RA MẮT CỦA HLV KIM SANG - SIK: Giá vàng giảm mạnh SAU 2 NGkY “B‡NH ”N”: CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG TN&MT Vk BỘ TRƯỞNG CÔNG THƯƠNG: Sáng 4/6, QuÕc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng QuÕc Khánh. Vấn đề quản lý, khai thác khoáng sản và thực trạng ô nhiễm của các “dòng sông chết” nh·n được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.

2 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 5/6/2024 “SAI PHẠM NỐI TIẾP SAI PHẠM” THÌ CHUYỂN CƠ QUAN ĐIỀU TRA Nêu chất vấn, đại biểu Lý Văn Huấn (đoàn Thái Nguyên) nói, thanh tra, kiểm tra là một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tình trạng khai thác tài nguyên trái phép cũng như gây ô nhiễm môi trường. Vậy qua thanh tra, kiểm tra, Bộ TN&MT kiến nghị xử lý vi phạm như thế nào, đặc biệt là những vụ việc có dấu hiệu tội phạm? Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ TN&MT và Bộ Công an, cùng các địa phương đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản. Trong 5 năm qua, bộ đã có 12 cuộc thanh tra, 40 cuộc kiểm tra chấp hành về khoáng sản, với tổng số hơn 900 lượt giấy phép và phát hiện hơn 258 tổ chức, cá nhân vi phạm; đồng thời ban hành 258 quyết định xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền 30 tỷ đồng. Qua kiểm tra, thanh tra thấy rằng, các chủ dự án về mỏ đã khai thác vượt quá công suất cho phép; khai thác ra ngoài ranh giới, nhưng không đảm bảo yêu cầu về môi trường. “Bộ luôn có quan điểm xử lý nghiêm các sai phạm. Những sai phạm có tính liên tục, tức là sai phạm nối tiếp sai phạm, sau khi xử phạt hành chính mà tiếp tục sai phạm nữa thì chuyển sang cơ quan điều tra xử lý nghiêm”, ông Khánh quả quyết. Bộ trưởng cũng cho rằng, việc khai thác khoáng sản, nhất là vật liệu xây dựng thì ô tô chở, trang thiết bị hoạt động mà “bảo không biết thì không phải”. Do vậy, ông đề nghị các địa phương quan tâm, giám sát để phát hiện, xử lý sớm hoạt động khai thác trái phép. Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) về đất hiếm, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn, như bô xít khoảng 5,8 tỷ tấn, titan hơn 600 triệu tấn và đất hiếm tổng cộng khoảng 20,7 triệu tấn. Thủ tướng đã giao Bộ TN&MT một đề án điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng đất hiếm. Chính phủ cũng chỉ đạo tính toán việc chế biến sâu đất hiếm để phục vụ công nghiệp bán dẫn và nghiên cứu xuất khẩu, thu hút đầu tư… Ông Khánh cũng kêu gọi các địa phương có tiềm năng như Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, phải tăng cường quản lý về đất hiếm, tránh việc khai thác, buôn bán trái phép. Cũng quan tâm đến khoáng sản, đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) cho rằng, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một chế định rất quan trọng. “Vậy việc này được thực hiện thế nào trong thời gian qua, định hướng hoàn thiện chế định này trong thời gian tới?”, đại biểu nêu. Trả lời, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói, Bộ TN&MT đang cố gắng thực hiện đấu giá khai thác khoáng sản. Vừa qua, có 837 khu vực đã được đấu giá, thu nguồn lợi lớn cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, theo Nghị định 158, để đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh năng lượng, các mỏ khoáng sản như than, uranni, đá vôi, đá sét, được quy hoạch cho các dự án sản xuất xi măng; hay mỏ nước khoáng quy hoạch cho các dự án nghỉ dưỡng, du lịch... thì không đấu giá. Ông Khánh cho hay, căn cứ tình hình thực tế, bộ sẽ quy định cụ thể về điều kiện và tiêu chí đấu giá. TRUY TRÁCH NHIỆM VỀ NHỮNG “DÒNG SÔNG CHẾT” Quan tâm đến an ninh nguồn nước, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) chất vấn “tư lệnh ngành” TN&MT về giải pháp hồi phục các “dòng sông chết” như thế nào? Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Khánh nói rằng, Luật Tài nguyên nước có nội dung về phục hồi các “dòng sông chết”. “Hiện nay, các dòng sông như Bắc Hưng Hải, Nhuệ, Đáy, sông Cầu... thực chất là đang ô nhiễm nặng, còn “dòng sông chết” là dòng sông vừa ô nhiễm, vừa không có dòng chảy”, ông Khánh nói. Theo ông, Bộ TN&MT cùng các địa phương “cũng tích cực” nhưng chưa cải tạo được bao nhiêu, vì các khu công nghiệp liên tục xả thải, các đô thị lớn như Hà Nội cũng xả nước thải vào sông Bắc Hưng Hải, sông Đáy. Ông Khánh cũng thông tin, dự kiến tới đây, khi Luật Quản lý tài nguyên nước (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7, Bộ TN&MT sẽ đề xuất với Thủ tướng thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông, gắn trách nhiệm chung của các tỉnh, bộ, ngành… "Vừa qua, Bộ TN&MT phối hợp rất tốt với địa phương, Bộ Công an kiểm tra, xử lý nghiêm, đặc biệt là việc cố tình xả thải ra môi trường", ông nói. Tranh luận về “dòng sông chết”, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (đoàn Lai Châu) “truy” trách nhiệm của Bộ TN&MT khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên. “Bộ trưởng cho rằng, vấn đề này cần có thời gian và nguồn lực. Thưa bộ trưởng, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được thành lập, đến nay là nhiệm kỳ thứ 5 rồi. Thế nhưng, tình trạng ô nhiễm không giảm. Vậy theo bộ trưởng, cần thêm bao nhiêu thời gian nữa?”, đại biểu chất vấn. Trả lời, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói, thời gian qua, Bộ TN&MT và cơ quan công an đã phối hợp với các địa phương thanh tra, kiểm tra, xử phạt nhiều vi phạm. Tuy nhiên, thực tế các dòng sông đang ngày càng bị ô nhiễm, do nước thải sinh hoạt, cụm công nghiệp làng nghề... Cơ quan chức năng đã kiểm tra, giám sát ở những nơi có hệ thống xử lý nước thải; Bộ cũng đã cùng các địa phương trên các lưu vực sông tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, giám sát, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm vi phạm… Bộ trưởng Khánh nhấn mạnh, đã có dự án nạo vét, khơi thông để tạo dòng chảy, xử lý tình trạng này. Nhưng thực tế vẫn cần phải nâng cao trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong việc bảo vệ các dòng sông. THÀNH NAM Sáng 4/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh. Vấn đề quản lý, khai thác khoáng sản và thực trạng ô nhiễm của các “dòng sông chết” nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn ẢNH: NHƯ Ý Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh ẢNH: NHƯ Ý Xử nghiêm vi phạm về khoáng sản, xả thải “Theo trả lời của bộ trưởng, liên quan đến “dòng sông chết” là do xả thải, đi qua nhiều tỉnh và mức độ xả thải lớn. Chính vì đi qua nhiều tỉnh cho nên Điều 8, Luật Bảo vệ môi trường mới giao cho Bộ TN&MT chủ trì, từ việc đánh giá nguồn xả thải, đến việc xử lý môi trường. Vậy, trách nhiệm của bộ trong việc tổ chức thực hiện luật như thế nào?”. Đại biểu NGUYỄN HỮU TOÀN “Nước thải sinh hoạt hiện nay không phải như nước sinh hoạt của thời cha ông mình trước đây. Nước thải sinh hoạt bây giờ cũng là hóa chất, từ dầu gội đầu, từ nước rửa chén bát, từ nhà cửa dùng các hóa chất trong nước thải sinh hoạt. Cho nên việc này cần thiết phải xử lý nguồn thải và như tôi nói cần phải tạo được dòng chảy để hòa tan”. Bộ trưởng ĐẶNG QUỐC KHÁNH “Chúng tôi có tiếp cận với các chuyên gia Israel - quốc gia sa mạc, nhưng họ vẫn có một nền nông nghiệp vượt trội. Khởi đầu họ đưa ra một câu chuyện giáo dục từ trẻ nhỏ là “văn hóa tiết kiệm nước”. Có lẽ đến giờ này, chúng ta cũng phải có một “tuyên ngôn” với bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước mà sẽ ngày càng khan hiếm hơn. Để từ đó chúng ta tiếp cận một cách vừa ngắn hạn, vừa dài hạn bằng chiến lược tổng thể, để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, từ sử dụng nước không mất phí sẽ tính toán dần, bởi nước đã dần trở nên hữu hạn”. Bộ trưởng NN&PTNT LÊ MINH HOAN QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG DUÕNG n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Phoù Toång bieân taäp phuï traùch: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: VUÕ TIEÁN - LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH Motä thanø h vienâ In Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH motä thanø h vienâ in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, XN in Nguyenã Minh Hoanø g, TPHCM CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG TN&MT

VI PHẠM, LỪA ĐẢO NGÀY CÀNG TINH VI Là người đầu tiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Đoàn TP.HCM) cho hay, thời gian qua sàn thương mại điện tử đã bị các đối tượng lợi dụng kinh doanh hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Từ đó, ông đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để hạn chế ngăn chặn hành vi phạm, bảo đảm không thất thu thuế. Cùng chung mối quan tâm, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn Hà Nội) bày tỏ lo lắng đến việc bảo mật, an toàn thông tin cá nhân, khi mua hàng, thanh toán thanh toán trực tuyến. Bà Ánh đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để bảo vệ dữ liệu thông tin? Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức trong thương mại điện tử. Theo đó, người tiêu dùng đối mặt với mất an toàn dữ liệu cá nhân; hàng giả, hàng kém, chất lượng... Do đó, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024) và Nghị định 55 hướng dẫn thi hành luật để bảo vệ thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh của người tiêu dùng. Bộ cũng phối hợp với các bộ, ngành yêu cầu sàn thương mại điện tử phải công khai chính sách bảo vệ thông tin người tiêu dùng. Về thuế, Bộ trưởng Diên cho hay, trong năm 2023, doanh thu qua sàn thương mại điện tử là gần 21 tỷ đô la, nộp thuế gần 100 nghìn tỷ đồng. Tuy vậy, ông đánh giá là còn thất thu. Vì thế, Bộ sẽ tham mưu Chính phủ xem xét lại việc miễn thuế VAT với hàng giá trị nhỏ, để tránh nhập khẩu qua thương mại điện tử, cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế. “Chia lửa” với Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết “rất quyết liệt” trong thu thuế các hoạt động qua sàn thương mại điện tử. Bộ cũng đã mở cổng thông tin điện tử về sàn xuyên biên giới để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Kết quả, 2023 thu được 97.000 tỷ đồng tiền thuế và 5 tháng đầu năm nay thu được 50.000 tỷ đồng. Theo ông Phớc, hiện có 96 nhà cung cấp nước ngoài như Facebook, Google, Tiktok đã đăng ký và nộp thuế ở cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính về sàn thương mại điện tử. KHÔNG BAO CHE CHO CÁN BỘ “NHŨNG NHIỄU” Dẫn thông tin trên mạng xã hội về các “thương vụ” livestream bán hàng trên mạng xã hội, một ngày có thể thu hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng chục tỷ đồng, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Đoàn Phú Yên) đề nghị cho biết thông tin trên có thật không hay ảo? Bên cạnh đó, ông Nghĩa cũng đặt vấn đề là giá bán livestream trong các “thương vụ” trên rẻ hơn giá bán thông qua các đại lý, gây hoang mang trên thị trường về hàng thật, hàng giả. Tuy nhiên, trong lần đầu tiên câu hỏi của ông Nghĩa chưa được trả lời. Sử dụng quyền tranh luận, ông Nghĩa nhắc lại câu hỏi và nói thêm rằng: “Nếu giải pháp đưa ra chỉ là xóa trang bán hàng nếu vi phạm thì các đối tượng có thể lập trang mới dễ dàng. Chúng ta cứ đuổi theo như vậy thì làm sao giải quyết được dứt điểm vấn đề. Nếu ta đi không đúng hướng thì cơ quan quản lý sẽ hết sức vất vả, luôn luôn đuổi theo "ma hồn trận" rất khó khăn mà người tiêu dùng lãnh đủ, cơ quan thuế thất thu”, ông Nghĩa nói. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản đối với câu hỏi trên. Liên quan đến câu hỏi của đại biểu về phản ánh cán bộ Bộ Công Thương gây nhũng nhiễu, khó khăn cho doanh nghiệp khi xem xét hồ sơ xin hưởng ưu đãi trong chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, đã chỉ đạo đơn vị liên quan, Cục Công nghiệp kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm. “Chúng tôi cam kết không bao che, làm nhẹ trách nhiệm vi phạm”, ông Diên nói. VĂN KIÊN Phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương chiều 4/6, thu hút 107 đại biểu đăng ký chất vấn. Trong đó, những vấn đề liên quan đến bán hàng qua mạng, nguy cơ lộ lọt thông tin, lừa đảo, hàng giả là nhóm vấn đề chính được nhiều đại biểu đặt ra. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ẢNH: NHƯ Ý Livestream bán hàng thu trăm tỷ đồng/ngày là thật hay ảo? Ngày 4/6, câu chuyện về những “dòng sông chết” trở thành một trong những vấn đề “nóng” nhất trong phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh. Quan sát của phóng viên cho thấy, trong phiên chất vấn kéo dài khoảng 4 tiếng đồng hồ, đã có hơn mười đại biểu Quốc hội đề cập đến cụm từ “dòng sông chết” qua những câu hỏi, những tranh luận “nóng bỏng”… Từ những con sông thơ mộng, đi vào các áng thơ văn, những dòng sông tắm mát tuổi thơ - những sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch…, giờ đây đang trở thành nỗi ám ảnh cho người dân, bởi rác thải và mùi hôi thối quanh năm, ngày, tháng. Đặc biệt, những ngày gần đây, kênh Bắc Hưng Hải - con kênh nổi tiếng có chiều dài 232km chảy qua 4 tỉnh, thành phố, phục vụ hơn 100.000 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho 3 triệu người dân..., đang trở thành nỗi khiếp đảm của nhiều người dân, bởi mức độ ô nhiễm ngày càng “khủng khiếp”. Ghi nhận phản ánh của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, vừa qua các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cũng tích cực vào cuộc nhưng chưa cải tạo được bao nhiêu, bởi vì hầu hết các cụm công nghiệp, làng nghề và sinh hoạt đều thải ra các dòng sông. Trong đó, riêng Hà Nội, mỗi ngày xả thải vào kênh Bắc Hưng Hải là 260.000 m3, còn xả thải vào sông Nhuệ, Đáy thì 65% toàn là nước thải sinh hoạt mà chưa được xử lý. Nêu giải pháp, ông Khánh cho biết, cần có sự đồng bộ vào cuộc. Trước mắt, sau khi Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/7, Bộ sẽ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ thành lập ngay Ủy ban Quản lý lưu vực sông, tức là trách nhiệm chung của các tỉnh, các bộ ngành và có một ủy ban để điều hành, điều phối việc này. Ngoài ra, Bộ cũng tham mưu với Chính phủ để báo cáo Quốc hội trong giai đoạn tiếp theo 20262030 nên quan tâm, dành nguồn lực để xử lý các dòng sông ô nhiễm này. Tuy nhiên, phần trả lời của Bộ trưởng Khánh không thuyết phục được đại biểu, khiến những tấm biển xin tranh luận giơ lên liên tục. Phản ánh nỗi bức xúc của cử tri nằm ở lưu vực các con sông lớn đang phải chịu tác động nặng nề của ô nhiễm nguồn nước, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá thế nào về tình trạng nơi nào xả thải càng nhiều thì xử lý nước thải càng ít và tình trạng đô thị thì xả thải, nông thôn gánh chịu ô nhiễm. “Bộ trưởng cho rằng vấn đề này cần phải có thời gian và nguồn lực. Thưa Bộ trưởng, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đã được thành lập đến nay là nhiệm kỳ thứ 5, nhưng tình trạng ô nhiễm không giảm. Xin Bộ trưởng cho biết cần thêm bao nhiêu thời gian nữa?”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn “truy vấn”. Những chất vấn, tranh luận trên cho thấy, điều mà đại biểu muốn hướng đến là lời cam kết: Khi nào vấn đề ô nhiễm dòng sông sẽ được giải quyết triệt để, và bao giờ các “dòng sông chết” mới hồi sinh trở lại từ tư lệnh ngành. Tiếc là trong phần trả lời, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã không đưa ra được lộ trình, một cam kết chính trị cụ thể, thay vào đó, ông chỉ nói rằng cả hệ thống phải vào cuộc để làm cho những dòng sông sống lại, sạch hơn, xanh hơn và đẹp hơn. Những điều ông Khánh nói là đúng, nhưng điều mà cử tri cần thấy trong các phiên chất vấn chính là lời cam kết, một lộ trình cụ thể từ các bộ trưởng, trưởng ngành để tạo ra sự quyết tâm, sự chuyển động cho sự hồi sinh của các dòng sông. VĂN KIÊN NGHỊ TRƯỜNG Quan sát Chờ cam kết trước những “dòng sông chết” Hôm nay (5/6), Quốc hội sẽ chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. Báo cáo gửi Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn cho biết, trong 5 năm gần đây nhất, đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo, kiến nghị trên 331 nghìn tỷ đồng; kiến nghị rà soát, sửa đổi, bổ sung 1.069 văn bản. KTNN cũng đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho cơ quan điều tra các cấp để xem xét xử lý. Đối với các dự án đầu tư, ông Tuấn cho biết, qua kết quả kiểm toán cho thấy còn tồn tại, sai sót thường gặp ngay từ khâu chuẩn bị dự án đầu tư đến quyết toán dự án hoàn thành. Điển hình như việc thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư chậm, phê duyệt khi chưa có quy hoạch hoặc không phù hợp quy hoạch… Trong kiểm toán doanh nghiệp, theo ông, kết quả kiểm toán cũng chỉ ra nhiều sai sót, như hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước vẫn diễn ra tại các tập đoàn, tổng công ty; hay việc quản lý nợ chưa chặt chẽ, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn… Giải pháp khắc phục thời gian tới được Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn đề ra là, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán toàn diện trên cả 3 mặt năng lực, hiệu lực và hiệu quả; đặc biệt là việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện kiểm toán; đồng thời công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN; cung cấp kịp thời cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra. Để phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán, ông Tuấn cho biết, sẽ yêu cầu công chức, viên chức và người lao động nâng cao hơn nữa việc giữ gìn tác phong, đạo đức công vụ; giữ gìn uy tín, hình ảnh và lòng tự tôn nghề nghiệp, xây dựng đội ngũ kiểm toán viên “pháp luật nắm chắc, nghiệp vụ tinh thông, động cơ trong sáng”. LUÂN DŨNG Kiểm toán Nhà nước đã chuyển 19 vụ việc cho cơ quan điều tra Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn ẢNH: PV THỜI SỰ 3 n Thứ Tư n Ngày 5/6/2024 VÀ BỘ TRƯỞNG CÔNG THƯƠNG

GIẢM NHANH Ngày 4/6, NHNN trực tiếp bán vàng cho 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) và Công ty SJC giá 77,98 triệu đồng/lượng. Theo đó, các ngân hàng và Công ty SJC bán ra thị trường vàng miếng SJC 78,98 triệu đồng/lượng. Trên thị trường, lập tức các doanh nghiệp kinh doanh vàng như Bảo Tín Minh Châu, Doji, Phú Quý… đưa giá vàng miếng SJC về mức 78,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so với hôm qua. Như vậy, chỉ sau 2 ngày các đơn vị tham gia bán vàng để bình ổn thị trường, giá vàng SJC giảm ngay hơn 4 triệu đồng/lượng. Trong vòng 1 tuần, giá vàng giảm hơn 11 triệu đồng/lượng; còn so với giá đỉnh cách đây gần 1 tháng, giá vàng miếng giảm hơn 13 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước giảm nhanh khiến chênh lệch với thế giới hiện được thu hẹp về khoảng 7 triệu đồng/lượng (trước đó, giá vàng miếng có thời điểm cao hơn thế giới 18 - 20 triệu đồng/lượng. Tại một số điểm bán thuộc các ngân hàng, nhu cầu người dân tăng cao. Chị Bích Thu (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, chị mua 2 lượng vàng tại một điểm bán vàng ngân hàng Vietcombank, nói: “Tôi rất tin tưởng khi mua vàng tại ngân hàng. Do con trai chuẩn bị lấy vợ tôi mua làm của hồi môn cho con”. Đại diện ngân hàng Vietcombank cho biết, NHNN có quy định số lượng tối đa, tối thiểu cho ngân hàng từng phiên. Theo đó, căn cứ vào số lượng vàng có sẵn trong kho để bán cho khách hàng. Trường hợp trong kho hết vàng miếng tại thời điểm khách hàng có nhu cầu mua, việc bán vàng sẽ được tiếp tục thực hiện khi ngân hàng mua được vàng miếng từ NHNN trong các phiên mua tiếp theo. Nhà băng này khẳng định, đây là chủ trương của NHNN để thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với thế giới cũng như đủ nguồn cung để phục vụ nhu cầu của người dân. Theo đó, người dân có thể yên tâm nếu không mua được ngay có thể mua những ngày tiếp theo. TRIỆT TIÊU NHÓM ĐẦU CƠ TÍCH TRỮ VÀNG NHNN khẳng định, thời gian tới đủ nguồn cung vàng cho dân và sẽ tiếp tục biện pháp thu hẹp khoảng cách với giá thế giới. Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia vàng Trần Duy Phương cho rằng, giá vàng miếng SJC sẽ tiếp tục giảm dần khi NHNN triển khai biện pháp bán trực tiếp vàng cho người dân thông qua 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC. Ông Phương dự đoán với tiềm lực của NHNN, giá vàng sẽ tiếp tục giảm và có khả năng về mốc 77 triệu đồng/lượng. “Việc người dân xếp hàng mua vàng chỉ xảy ra trong một vài ngày đầu. Khi các ngân hàng vẫn triển khai bán vàng, nhu cầu người dân sẽ giảm dần. Biện pháp này của NHNN triệt tiêu việc nhóm đầu cơ tích trữ vàng”, ông Phương nói. Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa khẳng định, những người đã đổ xô đi mua vàng trong thời gian vừa qua, đặc biệt ngay trong ngày 3/6 đã lỗ và xu hướng lỗ ngày càng lớn, nếu tiếp tục lao vào thị trường này để đầu cơ. Những tháng gần đây, yếu tố đầu cơ đã giảm, bằng chứng là tiền gửi tiết kiệm của dân chúng tại các ngân hàng đã có dấu hiệu tăng trở lại mặc dầu tiền gửi của doanh nghiệp vẫn tiếp tục giảm. “Vì vậy, các nhà đầu tư và đầu cơ trên thị trường tài chính cần phải rà soát lại danh mục đầu tư theo hướng kinh tế phục hồi, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản ấm trở lại, giávàng sẽ tiếp tục giảm”, ông Nghĩa nói. Theo ông Nghĩa, giá vàng trong nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung của NHNN, bởi hiện tại cơ quan này vẫn độc quyền nhập khẩu vàng. Lượng vàng nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nội địa khoảng 20 - 30 tấn/năm. Theo thống kê của Hội đồng Vàng thế giới, lượng vàng nhập khẩu tương đương khoảng 2,5 - 3 tỷ USD (nhỏ so với kim ngạch nhập khẩu hiện tại của Việt Nam xấp xỉ 200 tỷ USD và so với dự trữ ngoại tệ của NHNN 100 tỷ USD). NHNN nhập khẩu vàng sẽ hạn chế nhập lậu, vốn cũng phải dùng USD nhập vàng về. “Xu hướng giảm giá vàng trong trung hạn rất rõ. Đây là điều các nhà đầu tư và đặc biệt đầu cơ vào khu vực vàng hết sức lưu ý”, ông Nghĩa cho biết thêm. Theo ông Nghĩa, về lâu dài, Chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định 24 theo hướng bỏ độc quyền xuất nhập khẩu vàng miếng của NHNN và sử dụng công cụ thuế để kiểm soát thị trường vàng. Theo đó, thị trường vàng sẽ hoạt động bình thường. NGỌC MAI Sau 2 ngày nhóm ngân hàng quốc doanh và Cty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) bán vàng mua từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giá vàng miếng SJC giảm xuống dưới 79 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước khẳng định có đủ tiềm lực và tiếp tục thu hẹp chênh lệch với giá thế giới trong thời gian tới. 4 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 5/6/2024 Chuyên gia kinh tế Phan Dũng Khánh đánh giá: “Giải pháp mới của NHNN tối ưu hơn so với giải pháp đấu thầu trước đó vì vàng được bán trực tiếp cho người dân. Trước đó, việc đấu thầu vàng thông qua bên trung gian và chi phí khác mới đến trực tiếp với dân. Tuy nhiên với giải pháp hiện tại chỉ cần giá bán ngày càng tiến sát giá thế giới cộng với một số yếu tố khác như cung cầu thị trường, có thể giúp việc chênh lệch giá vàng nhiều năm qua giảm đi đáng kể”. SAU 2 NGÀY “B‡NH ”N”: Giá vàng giảm mạnh Ngày 4/6, tại chi nhánh ngân hàng BIDV (134 Nguyễn Công Trứ, quận 1), khách xếp hàng chờ lấy số đăng ký mua vàng từ rất sớm. Bà Lê Thị Hương (63 tuổi, ngụ quận 8) cho biết, đã tới ngân hàng 2 ngày nhưng chưa mua được. “Tôi đi gần 20km để đến ngân hàng BIDV mua vàng miếng SJC vì mình có tài khoản ở đây, giao dịch rất tiện lợi. Tôi không ngại đường xa, chờ đợi lâu mà chỉ mong mua được vàng đúng giá. Hôm nay tôi đăng ký mua 5 lượng để làm của hồi môn cho con cháu” - bà Hương nói. Đại diện BIDV cho biết, đã bố trí khu vực riêng cho khách mua vàng, cử thêm cán bộ, nhân viên ngân hàng tư vấn, phục vụ khách. Khi nhân viên thông báo sáng 4/6 chưa có vàng, khách có thể đăng ký số lượng vàng muốn mua và làm thủ tục thanh toán, chuyển khoản để chiều cùng ngày nhận được vàng đã đặt mua. Theo ghi nhận của PV báo Tiền Phong, có nhiều người đăng ký mua tới 30 - 40 lượng vàng. Tại ngân hàng Vietcombank (số 5 Công trường Mê Linh, quận 1), khách tuy đông nhưng không xảy ra chen lấn, xô đẩy. Mọi người trật tự xếp hàng, lấy số và chờ đợi. “Hôm nay tôi xin công ty nghỉ một ngày để đăng ký mua vàng. Vàng đang có giá rất tốt nên mình tranh thủ mua để dành chứ không phải đầu tư lướt sóng” - anh Bình (nhân viên văn phòng, quận 3) vui vẻ chia sẻ. Trong buổi sáng ngày thứ 2 bán vàng, cả 4 ngân hàng thương mại đều nhận giao vàng cho khách vào buổi chiều, giá bán là 78,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng so với ngày đầu tiên (3/6). Nhiều khách hàng lo ngại giá hiện nay quá tốt sẽ nhanh hết vàng và khó mua. Đại diện một ngân hàng được phép bán vàng miếng cho hay, vàng có sẵn trong kho nhưng chờ Ngân hàng Nhà nước niêm yết giá và chỉ đạo đưa vàng đến tay khách hàng chứ không có chuyện ngân hàng hết vàng. Trong khi đó, ngân hàng Vietcombank thông báo, khách hàng có thể đặt cọc trước với giá trị tương đương 10% giá trị đặt mua tính theo giá bán vàng miếng của Vietcombank ngày 3/6 (79,98 triệu/lượng). Bà Phùng Nguyễn Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, sẽ bán vàng miếng theo nhu cầu của khách và căn cứ vào số lượng vàng miếng có sẵn trong kho của ngân hàng. Trường hợp hết vàng, ngân hàng sẽ mua vàng từ Ngân hàng Nhà nước trong các phiên mua tiếp theo. Khách hàng có thể quay lại thực hiện giao dịch vào thời điểm khác khi ngân hàng có đủ số lượng vàng miếng. Ngoài ra, ngân hàng đang xem xét thêm phương án hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu đặt mua vàng. Theo đó, khách hàng đặt cọc 20% theo giá bán tại thời điểm đặt cọc và thanh toán theo giá bán tại thời điểm mua vàng. Khách hàng đã đặt cọc nhưng không mua vàng sẽ không được nhận lại tiền đã cọc. Trong khi các chi nhánh của 4 ngân hàng thương mại được bán vàng miếng SJC đến buổi chiều mới giao vàng cho khách, thì Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) luôn có sẵn sàng vàng bán cho khách và giao ngay lập tức. Trong ngày 4/6, SJC niêm yết giá mua - bán là 77,48 - 78,98 triệu đồng/ lượng. Tuy nhiên, khách chỉ được mua 1 lượng/người. Ghi nhận trong chiều 4/6, hầu hết khách hàng đã đăng ký, chuyển khoản vào buổi sáng thì đều nhận được vàng vào buổi chiều. Nhiều khách hàng làm thủ tục mua vàng vào buổi chiều được hẹn quay trở lại vào hôm sau. Nhiều chuyên gia khuyến cáo chưa nên mua vàng lúc này. Lý do là giá vàng miếng SJC còn có khả năng giảm thêm nếu giá vàng thế giới giảm. UYÊN PHƯƠNG Khách hàng thảnh thơi mua vàng giá hợp lý (ảnh giao vàng tại Vietcombank) ẢNH: U.P Người dân mua vàng tại một ngân hàng quốc doanh ẢNH: NHƯ Ý TPHCM: Sẵn sàng chờ để mua vàng từ ngân hàng Ngày thứ 2 ngân hàng mở bán vàng miếng SJC cho khách hàng cá nhân, nhiều người tranh thủ xếp hàng từ rất sớm để chờ mua vàng giá hợp lý. Dù chờ đợi cả ngày nhưng khách hàng không tỏ ra khó chịu mà chỉ mong mua được vàng.

“CÒNG LƯNG” GÁNH THUẾ Mức giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế TNCN lạc hậu đã khiến không Ét người làm công ăn lương g¼p khÎ khăn. Chị Nguyễn Nhung (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cả 2 vợ chồng đều làm công ăn lương. Gia đình chị Nhung cÎ 2 con nhỏ trong độ tuổi tiểu học. Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay 4,4 triệu đồng/người/tháng, thậm chÉ chưa đủ đÎng học phÉ cho con. “Con thứ 2 của tôi trong độ tuổi học ở bậc học mầm non nhưng nhà trường quá tải, phải bốc thăm nộp hồ sơ nhập học. Tôi bốc thăm không trúng suất nhập học, phải cho con học trường tư thục với mức học phÉ 6 triệu đồng/tháng. Riêng học phÉ đã cao hơn mức giảm trừ gia cảnh”, chị Nhung chia sẻ. Cùng cảnh è cổ “gánh thuế”, chị Thu Minh (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, tháng 7/2023 chị được tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, mức lương vừa tăng, chị Minh phải đÎng thuế TNCN ở mức cao hơn. Trong khi đÎ, chi phÉ sinh hoạt không ngừng tăng lên. Lương thực, thực phẩm từ gạo, dầu ăn, đến thịt, cá tăng giá liên tục. “Một bÎ rau ở chợ cũng tăng gấp rưỡi trong 3 năm qua. Các m¼t hàng khác đều tăng giá mỗi ngày. Trong khi đÎ, mức giảm trừ gia cảnh giữ nguyên, tôi phải chắt bÎp chi tiêu mới đủ chi phÉ sinh hoạt cho cả gia đình”, chị Minh kể. Thuế TNCN cÎ hiệu lực năm 2007 và lần điều chỉnh gần nhất vào năm 2014 với mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế 11 triệu đồng/tháng và 4,4 triệu đồng/ người phụ thuộc (nay vµn thu thế). Trong 10 năm qua, số thu thuế TNCN đã tăng gấp 3,6 lần. Số lượng người nộp thuế TNCN không ngừng tăng qua các năm. Bất cập của giảm trừ gia cảnh được người dân, chuyên gia nhiều lần phản ánh. Theo TS Vũ Sỹ Cường - Học viện Tài chÉnh, cách đánh thuế TNCN hiện nay đơn giản, thuận tiện cho cơ quan hành thu, nhưng không khuyến khÉch người lao động làm việc, cống hiến. Kỹ thuật đánh thuế cũng chưa hợp lý. Khấu trừ gia cảnh cho mọi người như nhau, trong khi mức chi tiêu để đảm bảo cùng một m¼t bằng sinh hoạt ở thành phố và nông thôn rất khác nhau. Ông Cường đề xuất, cơ quan chức năng cần thay đổi theo hướng tăng mức thu nhập chịu thuế, bậc thu nhập chịu thuế giãn ra, chiết trừ gia cảnh cÎ thể tÉnh đến yếu tố cư trú, ngành nghề. Giải trình trước Quốc hội liên quan vấn đề giảm trừ gia cảnh nÎi riêng và sửa Luật thuế TNCN, Bộ trưởng Bộ Tài chÉnh Hồ Đức Phớc cho biết, theo luật, CPI trên 20% mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và Bộ Tài chÉnh đang thực hiện đúng luật. Theo ông Phớc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân vào Kỳ họp tháng 10/2025, thông qua vào Kỳ họp tháng 5/2026. “Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định làm ngay trong năm nay để thông qua vào tháng 5/2026, thì Bộ Tài chÉnh sẽ chấp hành, xin ý kiến đại biểu Quốc hội, nhân dân để đưa ra các quy định phù hợp. CÎ nên đưa ra quy định CPI phải trên 20% hay không thì lúc đÎ chúng ta sẽ bàn”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết. CẦN THAY ĐỔI CÁCH TÍNH Đánh giá về Luật Thuế TNCN, TS Nguyễn Quốc Việt - Viện phÎ Nghiên cứu kinh tế chÉnh sách (VEPR) cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chỉ căn cứ vào CPI lạc hậu. Theo ông Việt, chi tiêu của mỗi hộ gia đình ở từng khu vực khác nhau nhưng Việt Nam áp mức chung trên cả nước là vô lý. Bước tÉnh thuế quá gần nhau và nhiều bậc, quá nhanh, không tạo điều kiện cho người dân tÉch lũy, tạo thu nhập công khai chÉnh đáng. “Bản thân người dân sống ở thành phố lớn, mức tăng CPI do của cơ quan chức năng công bố dường như phản ánh đúng thực tế. Chỉ số giá tiêu dùng cÎ độ vênh lớn giữa thành thị và nông thôn. Trong khi đÎ, Bộ Tài chÉnh, Tổng cục Thống kê sử dụng số liệu CPI với rổ hàng hÎa hơn 700 hàng hÎa, trên vùng miền cả nước chưa hợp lý”, ông Việt đánh giá. Ông Việt dµn vÉ dụ lĩnh vực y tế, giá dịch vụ y tế trong bệnh viện công lập đã cÎ sự chênh lệch lớn giữa giá dịch vụ y tế chi trả tự nguyện và giá niêm yết bảo hiểm y tế và tÉnh CPI. Nếu chỉ nhìn vào CPI và mức độ tăng giá không phải là cơ sở chắc chắn để căn cứ làm mức giảm trừ gia cảnh. Chi phÉ cho một trẻ em đi học lớn hơn nhiều lần mức học phÉ. Khi COVID-19 xảy ra, học phÉ được miễn giảm nhưng chi phÉ khác như học thêm, học tiếng Anh, đưa đÎn, đồng phục tăng lên rất nhiều. Nếu dựa vào CPI công bố để giảm trừ gia cảnh là quá lạc hậu. Cơ quan chức năng cần cÎ nghiên cứu phù hợp với chuyển dịch thu nhập từ nước thu nhập thấp sang nước cÎ thu nhập trung bình hiện nay. Cùng quan điểm, TS Phan Phương Nam - Đại học Luật TPHCM cho rằng, giảm trừ gia cảnh không nên chỉ căn cứ vào CPI mà cÎ thể căn cứ thêm mức lương tối thiểu vùng, lương cơ sở. Điều này mới đảm bảo sự công bằng cho người đÎng thuế. “CPI của Việt Nam tÉch hợp quá nhiều m¼t hàng. Trong khi đÎ, chỉ một số nhÎm hàng hÎa chÉnh tác động tới cuộc sống của người dân. Mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo cho người dân tối thiểu. Đánh thuế vào phần thu nhập tối thiểu không phù hợp. Cách tÉnh giảm trừ gia cảnh cần thay đổi, không nên căn cứ duy nhất vào một yếu tố để giảm trừ gia cảnh như hiện nay”, ông Nam nÎi. TS Nguyễn Quốc Việt kiến nghị, cơ quan chức năng cần giải pháp tổng thể để sửa đổi Luật thuế TNCN theo hướng mở rộng cơ sở thu thuế. Mức đÎng thuế cũng cần bớt bậc lũy tiến, thủ tục đơn giản hơn và mức đÎng thuế vừa phải để người lao động cảm thấy nhẹ nhàng và sẽ chủ động đÎng thuế. Giải pháp căn cơ, hài hòa lợi Éch giữa các chủ thể và cá nhân nên cÎ chương trình giải pháp tổng thể huy động nguồn lực vào ngân sách nhà nước. NGỌC LINH Mức giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cÏ nhiÄu b´t cập đã được phản ánh từ lâu. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, do chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chưa vượt quá 20% nên chưa sửa mức giảm trừ gia cảnh. Các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi cách tính giảm trừ gia cảnh và mức đÏng thuế TNCN. Mức giảm trừ gia cảnh lạc hậu chưa theo kịp mức tăng giá thực tế của hàng hÏa. (Ảnh minh hoạ) KINH TẾ 5 n Thứ Tư n Ngày 5/6/2024 THUẾ THU NHuP CÁ NHÂN: Quá lạc hậu, sao chưa sửa? Chị Lê Thị Hiền (quê Hà Tĩnh) làm công nhân tại Công ty PouYuen (quận Bình Tân) hơn 15 năm, mức lương tầm 18 triệu đồng/tháng, chồng là lao động tự do thu nhập bữa cÎ bữa không. Chị Hiền cÎ con gái lớn đang học tiểu học. Chị tâm sự, hầu như tất cả các chi phÉ sinh hoạt, thuê nhà đều tăng hằng năm. Hễ lương nhÉch lên một chút thì các giá hàng hÎa dịch vụ cũng tăng theo, duy chỉ cÎ mức giảm trừ gia cảnh là không thay đổi suốt nhiều năm qua. “Sau khi giảm trừ gia cảnh, tôi vµn còn phải đÎng 5% thuế TNCN cho khoản thu nhập chịu thuế 2,6 triệu đồng. Không cÎ tÉch lủy, những lúc con đau ốm, chồng thất nghiệp… cả gia đình không cÎ khoản nào để chi tiêu. BÉ bách, tôi phải vay nÎng với lãi suất cao để xoay xở, để vượt qua lúc khÎ khăn rồi tÉnh tiếp” - chị Hiền ngậm ngùi nÎi. Nhiều người làm công ăn lương ở TPHCM phải đÎng thuế TNCN cũng đang g¼p khÎ khăn tương tự như chị Hiền. Luật sư Nguyễn Đức Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) cho biết, mỗi năm giá hàng hÎa, dịch vụ đều tăng khiến chi phÉ sinh hoạt của người dân đội lên; sau dịch COVID-19, giá hàng hÎa dịch vụ tăng 20-30%. Vì vậy, nếu chúng ta đợi đến năm 2026 mới điều chỉnh thuế TNCN thì không phù hợp với thực tế. NÎi về mức giảm trừ gia cảnh khi thực hiện Luật Thuế TNCN, Luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Luật sư TPHCM) nÎi rằng, Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định mức giảm trừ gia cảnh và ngưỡng thu nhập chịu thuế cố định, khi lạm phát tăng 20% mới sửa đổi không phù hợp. “Tôi cho rằng, Nhà nước nên xem xét theo hướng mức giảm trừ gia cảnh cao gấp 3 - 4 lần mức lương. Khi lương tăng thì mức giảm trừ gia cảnh cũng cần tăng theo. Nhà nước tăng lương nhằm hỗ trợ cuộc sống người lao động. Tuy nhiên, hiện tại, rất nhiều người làm công ăn lương chịu nhiều áp lực bởi lương tăng nhưng phần giảm trừ gia cảnh vµn “giậm chân tại chỗ”. Ngoài ra, giá cả hàng hÎa tiêu dùng tăng nhanh cũng gÎp phần làm chất lượng cuộc sống đi xuống”, ông Tâm nÎi. UYÊN PHƯƠNG Gần đây nhất, số thu thuế TNCN quý 1/2024 đạt 53.155 tỷ đồng, bằng 33,4% so với dự toán. Mức thu từ sắc thuế này cao gấp 3,3 lần so với thu từ dầu thô; cao gần bằng khoản thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu. “Thắt lưng buộc bụng” đóng thuế thu nhập cá nhân Chị Lê Thị HiÄn (Công ty PouYuen) phải tằn tiện chi tiêu để lo cho con đi học ẢNH: U.P

KHẮC PHỤC LỖI ĐỀ IN MỜ Ông Nghiêm Văn Bình, Phó trưởng Phòng Quản lí thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội) nói rằng, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT diễn ra 2 ngày từ 7-8/6 tuy nhiên từ chiều 6/6, thí sinh có buổi đến điểm thi để nhận phòng thi, nghe quy chế thi, sửa chữa thông tin sai sót nếu có. Trong buổi hướng dẫn công tác coi thi đối với 201 trưởng điểm thi hôm qua (4/6), Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT có sự cạnh tranh rất lớn, có nguy cơ thí sinh, phụ huynh, thậm chí cả giáo viên sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận thi. Do đó, Hà Nội áp quy định chặt chẽ trong tất cả các khâu tổ chức kì thi như: ra đề, in sao đề thi, coi thi, chấm thi. Theo ông Bình, đối với giáo viên, khi vào khu vực thi phải gửi toàn bộ thiết bị điện thoại, điện tử có chức năng thu phát thông tin. Điểm thi bố trí nơi lưu trữ và trả lại cho cán bộ, giáo viên khi kết thúc ngày thi. Các điểm thi bố trí phòng thi dự phòng ở tầng 1, gần phòng y tế để trường hợp có thí sinh không may có vấn đề sức khoẻ phải thi ở phòng này. Quy định thí sinh chỉ được ra khỏi phòng thi, khu vực thi khi hết 2/3 thời gian làm bài môn tự luận và hết hoàn toàn thời gian đối với môn trắc nghiệm cũng được quán triệt tới các điểm thi. Thí sinh rời phòng thi sớm đối với môn thi tự luận sẽ được thu hết giấy nháp, đề thi, bài thi nhằm hạn chế nguy cơ lộ, lọt đề thi ra ngoài. Điểm mới của đề thi năm nay là ngoài túi đề thi, mỗi điểm thi còn có thêm túi đựng đề thi bản chính thức được niêm phong cẩn thận. Túi này chỉ được bóc ra sau 5 phút, kể từ khi tính thời gian làm bài và trong trường hợp thí sinh có thắc mắc về đề thi để đối chiếu. Sở dĩ, Hà Nội bổ sung túi đề thi chính thức này nhằm khắc phục tình trạng lỗi đề như đề mờ, mất nét khiến thí sinh băn khoăn, hiểu nhầm như kỳ thi năm ngoái. Quy chế thi quy định sau khi phát đề, trong vòng 5 phút thí sinh kiểm tra kỹ đề thi, nếu phát hiện đề rách, mờ, lỗi phải báo cáo ngay với cán bộ coi thi xử lý. Sau 5 phút, thí sinh phải tự chịu trách nhiệm. Cán bộ coi thi cũng được quán triệt nội dung nhắc nhở thí sinh kiểm tra kỹ đề thi trước khi làm bài. Bà Đoàn Thị Kiều Oanh, Trưởng phòng Thanh tra Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết vẫn còn một số điểm thi chưa có máy phát điện dự phòng, chưa thay thế bóng điện hỏng, quạt hỏng. Một số nơi đang sửa chữa phòng học, có nơi cơ sở vật chất không đáp ứng với quy định nơi gửi vật dụng của thí sinh cách xa phòng thi tối thiểu 25 mét hoặc phòng thi quá gần với nhà dân. KHÔNG TẠO ÁP LỰC, CĂNG THẲNG Đại diện Công an thành phố Hà Nội nhận định thí sinh có thể sử dụng những thiết bị ngày càng tinh vi như tai nghe siêu nhỏ liên kết với một thiết bị có gắn sim điện thoại hỗ trợ cuộc gọi. Hay thiết bị được thiết kế ngụy trang dưới nhiều dạng vật dụng gồm: thẻ ATM, kính mắt, bút viết, đồng hồ thông minh, cúc áo, vòng đeo tay… Ngoài ra, những người tham gia tổ chức thi cũng cần lưu ý trường hợp thi hộ, thi kèm, đánh dấu bài thi để nêu cao tinh thần cảnh giác. Với kỳ thi này, Công an thành phố huy động 1.000 cán bộ, chiến sĩ phối hợp làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ Hà Nội yêu cầu phải tổ chức thi đúng quy chế, an toàn và không tạo không khí căng thẳng, áp lực cho thí sinh. Các trưởng điểm thi kiểm tra lại hệ thống cây xanh, đường điện, tránh nguy cơ mất an toàn đồng thời có phương án ứng phó nếu thời tiết nắng cực đoan, mưa ngập lụt hay điểm thi gần nhau gây tắc đường. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội quán triệt cán bộ coi thi không chủ quan, lơ là cũng như không tự ý xử lí các tình huống bất thường. Nhắc lại tình huống lỗi trong kì thi năm ngoái tại một điểm thi, có điểm thi trống đánh và loa thông báo vênh nhau 5 phút khiến Sở phải yêu cầu bù giờ cho thí sinh để quán triệt năm nay các trưởng điểm chuẩn bị kỹ lưỡng, tuyệt đối không để xảy ra các tình huống tương tự. HÀ LINH Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường lưu ý học sinh có mặt tại điểm thi trước ngày để nắm rõ địa điểm để tránh trường hợp nhầm điểm thi trong kì thi tuyển sinh lớp 10 sắp diễn ra. Hà Nội đang làm mọi việc để có một kỳ thi không áp lực, an toàn. Kì thi tuyển sinh lớp 10 năm nay, Hà Nội điều động khoảng 15.500 cán bộ, giáo viên tham gia công tác thi; 2.100 giáo viên chấm thi; 1.000 chiến sĩ công an hỗ trợ đảm bảo an ninh, an toàn kỳ thi. Với số lượng thí sinh dự thi hằng năm lớn, tại kỳ thi năm ngoái, riêng lượng giấy để in sao đề thi, giấy nháp hết 16,5 tấn”. Ông TRẦN THẾ CƯƠNG 6 KHOA GIÁO n Thứ Tư n Ngày 5/6/2024 Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại kỳ thi năm ngoái An toàn không áp lực cho thí sinh Sáng nay (5/6), khoảng 108.000 học sinh lớp 9 ở TPHCM có mặt tại điểm thi để sinh hoạt quy chế và kiểm tra thông tin cá nhân, trước khi bước vào ngày thi chính thức tranh suất vào lớp 10. Ghi nhận của báo Tiền Phong, công tác chuẩn bị nhân sự, cơ sở vật chất tại nhiều điểm thi đã cơ bản hoàn tất trong ngày 4/6. Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025 sẽ được tổ chức tại 158 điểm thi với 4.513 phòng thi, trong đó có 11 điểm thi vào lớp 10 chuyên. Mỗi điểm thi đều được bố trí 3 phòng thi dự phòng, mỗi phòng thi tối đa 24 thí sinh. Các điểm thi đã hoàn thành tổng vệ sinh, chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ kỳ thi như địa điểm in sao đề thi, lưu trữ bài thi, làm phách,... Để chuẩn bị cho kỳ thi, ngành giáo dục đã huy động 13.539 cán bộ, giáo viên làm công tác coi thi và 2.370 nhân viên làm nhiệm vụ tại các điểm thi. Ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông (quận 6), cho biết, phòng đựng đề thi, bài thi tại điểm thi đã được chuẩn bị kỹ với camera giám sát. Buổi sáng mỗi ngày thi, xe chuyên dụng của UBND quận với sự giám sát của công an, ngành giáo dục sẽ chở đề thi tới điểm thi giao cho điểm trưởng. Trưởng điểm thi có nhiệm vụ nhận đề thi đưa vào phòng riêng, tủ riêng và khóa niêm phong. Cuối buổi thi, bài thi của thí sinh sẽ được đựng ở tủ riêng và được vận chuyển bởi xe chuyên dụng. “Phòng y tế đã sẵn sàng xử lý các trường hợp cần cấp cứu. Máy phát điện dự phòng cũng được chuẩn bị sẵn để xử lý các tình huống”, ông Cường nói. Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã chỉ đạo Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi bảo đảm tuyệt đối an toàn, trung thực, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, vi phạm quy chế thi. Đặc biệt lưu ý thí sinh về việc chấp hành các quy định trong phòng thi, các vật dụng không được đem vào phòng thi và các vấn đề liên quan đến bảo mật đề thi. Theo Sở GD&ĐT TPHCM, công tác tổ chức chấm thi, tổng kết công tác chấm thi và đối sánh kết quả thi hoàn thành chậm nhất là 17 giờ ngày 19/6. Dự kiến vào ngày 20/6, Sở GD&ĐT TPHCM sẽ công bố kết quả thi. NHÀN LÊ - PHÚ QUANG TPHCM yêu cầu chống tiêu cực trong thi tuyển sinh lớp 10 Đà Nẵng công khai đường dây nóng giải quyết khiếu nại kỳ thi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Đà Nẵng cho hay đã công khai số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn. Đơn vị tiếp nhận là thanh tra Sở GD&ĐT, số điện thoại đường dây nóng: 0236.3821064, hoạt động từ ngày 17/6 đến khi kết thúc công tác xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2024 (dự kiến ngày 9/8/2024); thư điện tử: thanhtra.sodanang@moet.edu.vn; Sở cho biết thêm, các đơn vị chức năng đã tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất gồm phòng thi; phòng chứa đề thi, bài thi; công tác phòng cháy chữa cháy… tại 33 điểm thi trên địa bàn. Các điểm thi đều đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định. Tổ kiểm tra lưu ý các điểm thi dọn dẹp vệ sinh, chú trọng ổ khóa của các tủ đựng đề thi, bài thi… THANH HIỀN Quảng Bình: Gần 450 tình nguyện viên tham gia “tiếp sức mùa thi” Nằm trong chuỗi các hoạt động của Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024, tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Tỉnh Đoàn Quảng Bình đã huy động 31 đội hình tình nguyện với gần 450 tình nguyện viên tham gia chương trình “Tiếp sức mùa thi”. Trước đó, các tình nguyện viên đã rà soát, tổng hợp, hỗ trợ thông tin cho thí sinh, người nhà thí sinh về kỳ thi, nhất là với các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, hỗ trợ miễn phí đưa, đón; nước uống, đồ ăn nhẹ cho thí sinh và người nhà thí sinh; tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn giao thông tại các điểm thi... Dịp này, đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn Quảng Bình cũng đã thăm hỏi, tặng quà động viên các đội hình tình nguyện tiếp sức mùa thi; đồng thời lưu ý với các đội hình tình nguyện cần nhanh nhạy, tích cực, phản ứng kịp thời với các tình huống trong công tác triển khai hỗ trợ thí sinh; phát huy sức trẻ, xung kích với tinh thần trách nhiệm cao góp phần bảo đảm một kỳ thi an toàn, nghiêm túc. HOÀNG NAM Công tác chuẩn bị tại điểm thi Trường THCS Nguyễn Văn Luông (quận 6, TPHCM) ẢNH: NHÀN LÊ

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==