Tiền Phong số 14

THỨ BA 14/1/2025 SÕ 14 0977.456.112 TRANG 14 TRANG 5 TRANG 6 TRANG 7 TRANG 16 TRANG 11 Tổng Bí thư Tô Lâm: Yếu tố sống còn vượt nguy cơ tụt hậu 7 nhóm nhiệm vụ của chương trình hành động Không “đút ngăn kéo” kết quả nghiên cứu TRANG 2 + 3 + 4 BỘ NỘI VỤ ĐỀ XUẤT MỞ RỘNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ Tiến sĩ 8X giành giải thưởng 2 tỷ đồng Vì sao các HLV Hàn QuÕc phù hợp với bóng đá Việt Nam? Ông Lưu Bình Nhưỡng bị phạt 13 năm tù, ông Lê Thanh Vân lĩnh 7 năm tù BẤM LINK, QUÉT Mà QR TIỀN “KHÔNG CÁNH MÀ BAY” Nhà báo Lê Minh Toản, Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Phó Trưởng Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam 2024 nhận định, danh xưng “chánh cung” mà công chúng dành cho thí sinh đoạt ngôi vị cao nhất cuộc thi Hoa hậu Việt Nam đã toát lên giá trị cÕt lõi của cuộc thi. Á hậu Phương Nga cùng các nữ sinh ĐH QuÕc gia Hà Nội tham gia Ngày hội tuyển sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 ẢNH: TRỌNG TÀI HOA HẬU VIỆT NAM 2024: Giá trị vượt lên ý nghĩa của một cuộc thi nhan sắc TRANG 8 + 9 phát triển khoa học công nghệ ĐỘT PHÁ Biến phế thải thành vật liệu xây dựng Nghị quyết “khoán 10” CHUYỆN HÔM NAY XEM TIƒP TRANG 5 n VĂN KIÊN Tính đến mốc năm 2045, Việt Nam chỉ còn 20 năm nữa để hiện thực mục tiêu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, bình quân đầu người khoảng 15.000 USD. Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham quan triển lãm các ứng dụng về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo ẢNH: NHƯ Ý

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu thực tế, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ, từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện. Tổng Bí thư nêu ví dụ, các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục; các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả; nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7%GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%; chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức “làm kinh tế biến tướng”... THAY THẾ LÃNH ĐẠO YẾU KÉM, THIẾU TRÁCH NHIỆM Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong nghị quyết phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện. Tổng Bí thư nêu rõ quan điểm, phải luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là “không khí và ánh sáng” của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là “cây gậy thần” đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm. Về hành động, Tổng Bí thư nêu vấn đề: Cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? “Nhà nước cần tập trung bốn việc: (1) Hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển; (2) Xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá; (3) Tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá; (4) Đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập”, Tổng Bí thư nói. Tổng Bí thư nhấn mạnh 8 nhiệm vụ, giải pháp, nhất là những nhiệm vụ đột phá. Đầu tiên là thống nhất nhận thức và hành động. Xác định phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trung ương đã gương mẫu hành động. Các cấp ủy, chính quyền cần cụ thể hóa nghị quyết bằng các kế hoạch sát thực tiễn, lấy kết quả triển khai làm tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng. “Mọi nhiệm vụ sẽ được giám sát, đánh giá thường xuyên; làm tốt được khen thưởng, làm chậm hoặc sai phạm sẽ bị phê bình, xử lý. Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển”, Tổng Bí thư nói, đồng thời yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, đơn vị cần lập kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu Nghị quyết 57, với nhiệm vụ rõ ràng, phân công cụ thể, thời gian hoàn thành và kết quả đo lường được. Ngay trong năm 2025 này, cần phải lựa chọn và giải quyết những vấn đề rất căn cơ, tạo nền tảng cho giai đoạn 2026-2030, tạo cú hích cho năng suất lao động mới, tạo niềm tin cho xã hội. THÁO GỠ HẾT CÁC ĐIỂM NGHẼN, RÀO CẢN Tổng Bí thư yêu cầu phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách. Trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Theo Tổng Bí thư, những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật. Cần có tư duy mới, cách tiếp cận trong sửa đổi Luật Công nghệ thông tin, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và Luật Viên chức đồng bộ hóa các qui định pháp luật có liên quan. “Xây dựng pháp luật, xây dựng thể chế của chúng ta trước đây nặng nhiều về quản lý, thì mới dẫn tới tình trạng không quản được thì cấm. Nhưng bây giờ đổi sang tư duy luật pháp thể chế hệ thống là phải động viên cho phát triển, tạo nguồn lực cho phát triển, huy động toàn bộ sức mạnh của quốc gia, đất nước để phát triển, tạo cảm hứng phát triển”, Tổng Bí thư nhấn mạnh. Theo Tổng Bí thư, cần tiếp tục khuyến khích người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trước hết phải bằng chính các quy định của pháp luật, tạo không gian cho người quản lý quyết định và chịu trách nhiệm. Lưu ý việc sớm ban hành các văn bản liên quan để hướng dẫn thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 57, Tổng Bí thư nhấn mạnh, hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả, có cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ, nhất là với đội ngũ cán bộ thực thi. Tổng Bí thư yêu cầu loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa. Tổng Bí thư yêu cầu triển khai các giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ 2 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 14/1/2025 Sáng 13/1, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt. Đây chính là “chìa khóa vàng”, là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu... TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM: Yếu tố sống còn vượt nguy cơ tụt hậu ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự hội nghị sáng 13/1 ẢNH: NHƯ Ý 7 nhóm nhiệm vụ của chương trình hành động Thủ tướng khẳng định, Việt Nam hiện có đủ điều kiện để có khát vọng lớn hơn, và khát vọng đó là có cơ sở, nhưng làm được hay không thì phải cố gắng trong cả quá trình. “Đây là con đường duy nhất để phát triển bứt phá”, Thủ tướng nhấn mạnh. Nói về nhiệm vụ, giải pháp của chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57, thủ tướng nêu, có 3 việc phải thực hiện nhanh, có hiệu quả: Thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, con người thông minh. Thủ tướng nhấn mạnh: Tư tưởng phải thông, hành động phải quyết liệt, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, làm việc gì dứt việc đó. Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu, gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045. Cùng với đó là 7 nhóm nhiệm vụ lớn với 140 nhiệm vụ cụ thể. Trước hết là nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế, xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển. Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo Thủ tướng, đây là nhóm nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nhóm nhiệm vụ khác là tăng cường đầu tư hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một chiến lược mang tính nền tảng. Trong đó, hạ tầng đóng vai trò là yếu tố cốt lõi để tạo đà bứt phá cho đất nước. Đầu tư cần được thực hiện một cách đồng bộ, liên kết mạnh mẽ giữa các ngành, các lĩnh vực. Ưu tiên phát triển hạ tầng với Sáng 13/1 tại Hội nghị toàn quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57, nêu rõ 7 nhóm nhiệm vụ lớn. “Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học, Nghị quyết để thực hiện các nghị quyết, Nghị quyết của hành động với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ đất nước trong thời kỳ mới”. Tổng Bí thư TÔ LÂM

THỜI SỰ 3 n Thứ Ba n Ngày 14/1/2025 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Tổng Bí thư làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ Sáng 13/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tại hội nghị, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức T.Ư Hoàng Đăng Quang đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Ban Chỉ đạo gồm 19 thành viên do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban. Theo quyết định, Ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện giải pháp đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia. T. PHONG hàng đầu, thu hút nhân tài công nghệ là người Việt và người nước ngoài tới làm việc. Các thủ tục liên quan đến vấn đề này phải thực sự thông thoáng hơn nữa, thậm chí phải có tính cạnh tranh cao so với các nước khác mới thu hút được. “Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những người hiểu rõ văn hóa Việt Nam, trưởng thành ở các nước phát triển, am hiểu chuyên môn và quản lý, có sự kết nối quốc tế sâu rộng. Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều”, Tổng Bí thư khẳng định. NGÂN SÁCH XỨNG TẦM LÀ QUỐC SÁCH ĐỘT PHÁ Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá. Bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ, lập các quỹ khoa học và công nghệ, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ khởi nghiệp, quỹ đổi mới sáng tạo,… Nghiên cứu cơ chế cho mô hình “đầu tư công-quản trị tư”, bảo đảm nhà khoa học có quyền chủ động trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này. Tổng Bí thư yêu cầu tiến hành rà soát, điều chỉnh các đề án, dự án để đảm bảo phù hợp với Nghị quyết 57, tránh lãng phí, tập trung đầu tư hiệu quả, có trọng tâm. Đồng thời, cải cách triệt để quy trình phân bổ, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, loại bỏ cơ chế “xin - cho” và các thủ tục rườm rà để tối ưu hóa nguồn lực và khuyến khích sáng tạo. Tổng Bí thư cũng yêu cầu nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là nhân tài khoa học, công nghệ, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế, với các chính sách hấp dẫn về quốc tịch, thu nhập, nhà ở và môi trường làm việc. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số. Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng như đã nêu trong Nghị quyết 57. Đặc biệt, cần chuẩn bị hạ tầng năng lượng cho 5-10 năm tới, với trọng tâm là năng lượng sạch, đảm bảo đủ năng lượng cho phát triển bằng hành động cụ thể. “Đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn. Chúng ta phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa”, Tổng Bí thư nói, đồng thời nhấn mạnh thêm: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số. TRƯỜNG PHONG phương châm “hạ tầng số phải luôn đi trước một bước” để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế số, xã hội số. Thủ tướng nhấn mạnh, cần phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thủ tướng chỉ rõ, cùng với việc tăng cường đầu tư hạ tầng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, phát triển và trọng dụng nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố then chốt, là “chìa khóa vạn năng” mở ra cánh cửa thành công. Nhiệm vụ quan trọng khác, theo Thủ tướng, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh... TRƯỜNG PHONG ĐỀ XUẤT SỬA LUẬT NGÂN SÁCH TS. Nguyễn Trung Dũng, Tổng GĐ Cty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK Holdings), ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, Nghị quyết 57 ra đời, những người trong giới khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo phấn khởi và có nhiều hi vọng. Đảng, Nhà nước đã nhận diện được vấn đề và chuẩn về đường hướng. Theo ông Dũng, đối với việc phát triển startup (khởi nghiệp) công nghệ, thì cần khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, vườn ươm, đầu tư thiên thần và nhà nước phải chấp nhận rủi ro, khai thông nguồn vốn đầu tư. “Nhưng mấu chốt để triển khai được, cần phải sửa Luật Ngân sách. Những khó khăn hiện nay trong startup đều bắt nguồn từ Luật Ngân sách quá cũ, không theo kịp thực tế”, ông Dũng nói. Ông lấy ví dụ trong trường ĐH, mọi hoạt động bị đình trệ và khó khăn vì phải theo quy định giải ngân của tài vụ. Trường muốn lập quỹ đầu tư mạo hiểm cho startup hay spin - off (Cty con tách ra từ Cty mẹ để chuyển giao công nghệ) đều không thể vì Luật Ngân sách không cho phép. Quỹ BK Fund của BK Holdings phải gây dựng hoàn toàn từ các cá nhân, cựu sinh viên, nhà trường không được tham gia. Những “trói buộc” của Luật Ngân sách có thể kể đến ví dụ điển hình là Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted). Sự tồn tại của Nafosted trong vòng hai thập niên qua là nhờ thụ hưởng chính sách cởi mở và thúc đẩy khoa học theo đúng bản chất của khoa học. Tại Việt Nam, Nafosted là nơi duy nhất ở khu vực công tài trợ cho nghiên cứu cơ bản theo thông lệ quốc tế, hướng tới những sản phẩm chính là kết quả nghiên cứu được cộng đồng quốc tế công nhận (bài báo) và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước một cách trực tiếp (thông qua nghiên cứu) cũng như gián tiếp (tri thức giảng dạy). Suốt thời gian trước đó, Nafosted là một mô hình tài trợ cho khoa học duy nhất ở khu vực công theo cơ chế quỹ, một cơ chế tiền chờ đề tài chứ không phải đề tài chờ tiền. Tuy nhiên, vị thế này giờ đã “mất thiêng” do Luật Ngân sách 2015, đưa Nafosted trở lại quỹ trong ngân sách giống các chương trình khoa học và công nghệ khác. Theo quy định Luật Ngân sách 2015, từ năm 2017, Nhà nước sẽ không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính ngoài ngân sách (bao gồm Nafosted). Do đó, từ năm 2020, những sản phẩm nào Nhà nước đặt hàng thì Nhà nước chi, dẫn đến tình trạng đề tài đợi tiền. Nỗi chật vật “liệu cơm gắp mắm” trong khuôn khổ cơ chế dự toán khiến Nafosted gặp khó khăn, khó cựa quậy cả ở đầu vào lẫn đầu ra. Việc trở thành quỹ trong ngân sách bắt buộc các đề tài phải tuân theo các bước: được phê duyệt xong rồi gửi danh mục cho Bộ Tài chính thẩm định; thẩm định xong rồi mới cấp kinh phí và cứ vênh năm tài chính là mất đi thời gian hai năm. Bất cập ấy dẫn đến khó khăn trong hoạt động tài trợ. Năm 2024, kinh phí của quỹ về chậm hơn so với nhiều năm khi đến tháng Bảy mới nhận được kinh phí. Do đó, các hoạt động tài trợ, hỗ trợ đều được triển khai chậm, việc hoàn tất danh sách các đề tài được hội đồng khoa học ngành lựa chọn để trình hội đồng quản lí quỹ phê duyệt vào tháng 12 và cố gắng kịp trình kế hoạch tài chính năm 2025. PHÂN CẤP CHO ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) khẳng định, Nghị quyết 57 là một cuộc cách mạng trong tư duy, thể chế và ứng dụng về khoa học công nghệ. “Chúng ta phải thay đổi hoàn toàn tư duy về khoa học công nghệ. Tổng Bí thư Tô Lâm có nói về chuyển đổi số trong đó nhấn mạnh 3 điểm, gồm: Phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất. Khi đó, khoa học công nghệ cũng phải vậy. Nó phải là một trục thúc đẩy quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam. Như vậy mới có kỉ nguyên mới”, ông Trình nói. Theo ông Trình, để đạt được điều đó, cần phải phân cấp, giao trách nhiệm, và kiểm tra về phát triển khoa học công nghệ cho các đơn vị nghiên cứu. Hiện nay chưa có sự phân cấp trong khoa học công nghệ. Nhà khoa học phải khai báo trong thuyết minh cần làm gì, mua gì trong cả quá trình làm đề tài. “Điều này có nghĩa rằng không ai tin nhà khoa học, nên phải kiểm soát đến từng giờ lao động, người lao động, mua bán những gì”, ông Trình nói. Thực tế cho thấy, hơn ai hết, các nhà khoa học chủ trì đề tài Nafosted thấm thía nhất cái chặt chẽ và ngặt nghèo của cách quản lí từ đầu vào đến đầu ra. Việc buộc phải có bài báo là sản phẩm từ đề tài do quỹ tài trợ trong khoảng thời gian hai năm là điều gần như không thể vì một bài báo buộc phải trải qua quá trình phản biện, đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi. Nếu chiểu theo quy định mới thì việc không có bài báo đúng hạn sẽ được coi là không đạt và buộc nhà khoa học phải hoàn kinh phí. NGHIÊM HUÊ Phân cấp, khơi thông vốn Theo các chuyên gia công nghệ, để vươn mình trong kỉ nguyên mới, phát triển khoa học công nghệ phải “cắt bỏ được những vướng víu để bay cao, bay xa”. Sinh viên trường ĐH Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội) học tập trong phòng thí nghiệm ẢNH: VNU Hiện tại, có khoảng 100 đề tài được quỹ tài trợ thuộc diện hết thời gian thực hiện mà chưa xuất bản được bài báo. Liệu những đề tài này có bị đánh giá là không đạt và nhà khoa học chủ trì đề tài có bị thu hồi kinh phí?

4 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 14/1/2025 THÁO GỠ NÚT THẮT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ GS.TS Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu, là người từng được vinh danh ở Giải thưởng Kovalevskaia khi mới ngoài 40. Sau nghiên cứu ra sản phẩm, bà Hà mong muốn đưa sản phẩm vào cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực. Để làm điều đó, nữ GS phải cắm sổ đỏ ngôi nhà của mình. “Tôi biết nhiều nhà khoa học khác cũng phải hy sinh cái này, cái kia để theo đuổi đam mê nghiên cứu, khó khăn vất vả vô cùng”, bà Hà nói. Từ câu chuyện của mình, GS Hà mong muốn các cơ quan quản lý khoa học tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn trong vùng đệm nghiên cứu, còn được biết đến với tên “thung lũng chết”, là vùng hoàn thiện công nghệ, đưa sản phẩm vào sản xuất và thương mại hóa, tạo ra giá trị gia tăng và nguồn thuế cho nhà nước. Theo nữ GS, vùng đệm này không chịu rủi ro quá cao như nghiên cứu nhưng lại tốn rất nhiều chi phí. Bà cho biết, giai đoạn thử nghiệm và thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Các quy định chưa phù hợp với thực tế khi yêu cầu doanh nghiệp tham gia thương mại hoá sản phẩm phải đóng góp tới 70% vốn. “Làm sao một doanh nghiệp có thể bỏ tiền đi mua một sản phẩm còn tương đối dở dang của nhà khoa học. Họ bỏ tiền để thu lợi nhuận chứ không mua rủi ro”, nữ GS nói và mong muốn cơ quan quản lý KHCN đồng hành nhà khoa học đến sản phẩm cuối cùng. “Đừng cắt nguồn kinh phí quá sớm, cắt đoạn quan trọng nhất để tạo nên chuỗi giá trị gia tăng từ kết quả nghiên cứu khoa học”, nữ GS bày tỏ. TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nêu thực tế đáng buồn, các nhà khoa học đang đối diện vấn đề mà dư luận rất bức xúc là tại sao các đề tài nghiên cứu được nghiệm thu xuất sắc lại bỏ ngăn kéo, không ứng dụng thực tiễn, không chuyển giao cho sản xuất kinh doanh để biến kết quả nghiên cứu thành sản phẩm xã hội. Ông nêu hai nguyên nhân của vấn đề này. Thứ nhất là quyền sở hữu kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước và hai là vấn đề định giá kết quả nghiên cứu chuyển giao cho doanh nghiệp. Theo TS Nguyễn Quân, các nước phát triển có cơ chế mặc định là kết quả nghiên cứu KHCN sẽ thuộc sở hữu của cơ quan khoa học chủ trì và các nhà khoa học, dù nguồn tài trợ đến từ ngân sách nhà nước. Khi được làm chủ sản phẩm nghiên cứu, nhà khoa học mới có quyền chuyển giao kết quả nghiên cứu cho doanh nghiệp, xã hội để sản xuất kinh doanh. Một vấn đề khác, theo nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, Việt Nam vẫn có quan niệm, tài sản nhà nước khi chuyển giao khu vực ngoài nhà nước phải định giá và mong muốn thu hồi đầu tư ngân sách nhà nước một cách trực tiếp sau khi chuyển giao công nghệ, đây là quan điểm không phù hợp với kinh tế thị trường. Ở các nước phát triển, nhà khoa học được mặc định giao quyền sở hữu và quyền định giá kết quả nghiên cứu. Vì vậy, họ có thể đem kết quả nghiên cứu chuyển giao, góp vốn cho doanh nghiệp hoặc tự thành lập doanh nghiệp. Nhà nước sẽ thu hồi đầu tư của mình không phải trực tiếp khi chuyển giao công nghệ mà thông qua thuế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi nhận được kết quả nghiên cứu và phát triển sản xuất, đóng thuế cho nhà nước gấp nhiều lần so với trước khi họ nhận được tài sản trí tuệ của người làm khoa học. “Pháp luật của chúng ta chưa làm được như thế, thậm chí các nhà khoa học còn bị cấm thành lập và điều hành doanh nghiệp”, TS Nguyễn Quân nói và cho biết, nếu gỡ được rào cản trong quy định về sở hữu trí tuệ và định giá kết quả nghiên cứu, các đơn vị nghiên cứu ứng dụng có thể tự chủ tài chính. “Tôi mong sau khi Nghị quyết 57 ban hành, chúng ta sẽ sửa các luật tương ứng như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Viên chức, Luật Quản lý thuế để có thể giao quyền tự chủ cao nhất cho người làm khoa học bằng việc sở hữu kết quả nghiên cứu và tự định giá quá trình chuyển giao công nghệ”, nguyên Bộ trưởng nói. HỌC HỎI MÔ HÌNH THÀNH CÔNG TỪ VINIF Năm 2018, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (Vingroup Innovation Foundation - VinIF) thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (Institute of Big Data) được thành lập với chức năng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam. VinIF cho phép các chủ nhiệm dự án, nhóm nghiên cứu và tổ chức chủ trì được giữ toàn bộ quyền sở hữu trí tuệ và các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp cũng như các kết quả nghiên cứu khác. Quỹ cũng giao quyền chủ động về tài chính cho chủ nhiệm dự án, tạo điều kiện về thời gian, điều kiện làm việc để chủ nhiệm dự án và nhóm nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ. Trong 6 năm qua, Quỹ đã tài trợ hơn 900 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, trợ lực cho hơn 3.500 nhà khoa học, cấp kinh phí cho 124 dự án. Nhờ đó tạo ra hơn 80 sáng chế trong nước và quốc tế, trên 600 công trình công bố trên các tạp chí và hội nghị quốc tế uy tín, 350 sản phẩm các loại. Tỷ lệ dự án nghiệm thu đã thương mại hóa sản phẩm hoặc chuyển giao công nghệ và thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp lên tới 22% và 34%. Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, qua bài học thành công và cả những khó khăn của VinIF, Bộ ngay lập tức đưa vào dự thảo Luật KHCN đang sửa đổi, trong đó làm thế nào để xây dựng được các thủ tục quy trình thuận lợi nhất trong nghiên cứu. Ban soạn thảo đề xuất các quy định để chính thức hoá các quỹ tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu khoa học như VinIF, đồng thời xây dựng cơ chế thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thực hiện hỗ trợ, tài trợ cho nghiên cứu khoa học. Thứ trưởng Duy cho biết thêm, một trong những nội dung đề xuất tại dự thảo là tất cả các khoản tài trợ của doanh nghiệp cho viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện nghiên cứu phát triển được tính như chi phí sản xuất, hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới có thể thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm hơn đến KHCN. Ông cho rằng, nguồn lực từ các doanh nghiệp sẽ là một khoản tài trợ rất lớn, trực tiếp cho cộng đồng khoa học. Vì vậy, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nguồn lực này. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn, bài học thành công của VinIF là một điểm sáng, là động lực cho nhiều tập đoàn, doanh nghiệp khác của Việt Nam chung tay hình thành nhiều quỹ, nguồn tài trợ cho cộng đồng khoa học công nghệ Việt Nam, để KHCN thực sự trở thành động lực cho sự phát triển. NGUYỄN HOÀI Việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) hiện nay mới chủ yếu dừng ở kết quả mà chưa đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm. Kết quả nghiên cứu “đút ngăn kéo” gây ra một sự lãng phí rất lớn, đồng thời làm giảm giá trị gia tăng cho nền kinh tế từ KHCN mang lại. Quỹ VinIF công bố các khoản tài trợ nghiên cứu KHCN năm 2024 Kỳ 2: Không “đút ngăn kéo” kết quả nghiên cứu “Tôi mong sau khi Nghị quyết 57 ban hành, chúng ta sẽ sửa các luật tương ứng như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Viên chức, Luật Quản lý thuế để có thể giao quyền tự chủ cao nhất cho người làm khoa học bằng việc sở hữu kết quả nghiên cứu và tự định giá quá trình chuyển giao công nghệ”. TS NGUYỄN QUÂN, nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN Năng lực làm chủ KHCN của doanh nghiệp yếu Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định, thị trường KH&CN ở Việt Nam đã hình thành và phát triển nhưng còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc cũng như thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo động lực thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đẩy mạnh cung - cầu công nghệ. Bên cạnh đó, nhu cầu năng lực hấp thụ, làm chủ công nghệ của doanh nghiệp còn yếu. Nghị quyết số 03/NQ-CP năm 2025 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW nêu giải pháp, cần có chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ gắn với cơ chế chia sẻ lợi ích từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng. Bên cạnh đó rà soát, xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Các kỹ sư của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đang thực hiện tích hợp vệ tinh ẢNH: VNSC KHƠI THÔNG NGUỒN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐƯA VIỆT NAM CẤT CÁNH

KIÊN QUYẾT XÓA BỎ CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN Bộ Nội vụ vừa có tờ trình, hồ sơ dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Chính phủ. Dự án này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, diễn ra vào cuối tháng 2. Trong đó, Bộ Nội vụ nhấn mạnh quan điểm, việc ban hành luật nhằm đảm bảo thống nhất, đồng bộ với “cuộc cách mạng” tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Trong lần sửa đổi này, mô hình chính quyền địa phương được thiết kế theo hướng “kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian”, đồng thời phát huy những kết quả tích cực của chính quyền đô thị thời gian qua. Trên cơ sở đó, với chính quyền đô thị, tại thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn sẽ tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm HĐND và UBND. Trong khi đó, tại quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND. Đối với UBND tại nơi không tổ chức HĐND sẽ là cơ quan hành chính trực thuộc UBND cấp trên, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm. Với chính quyền nông thôn, tại tỉnh, huyện, xã, thị trấn (trừ xã thuộc thành phố thuộc tỉnh và xã thuộc thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ gồm có HĐND và UBND. Đối với các huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trừ trường hợp đối với các huyện đảo có quy mô lớn, có yếu tố đặc thù về quốc phòng an ninh thì việc tổ chức đơn vị hành chính cấp xã do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH KHUNG SỐ LƯỢNG PHÓ CHỦ TỊCH Để đảm bảo tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, dự thảo luật quy định nguyên tắc xác định số lượng đại biểu HĐND trên cơ sở quy mô dân số, đặc điểm vùng miền và điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng đại biểu HĐND, khung số lượng đại biểu chuyên trách của HĐND, khung số lượng các ban của HĐND các cấp. HĐND quyết định thành lập các ban và quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND bảo đảm phù hợp với thực tiễn địa phương. Đối với UBND, dự thảo phân biệt cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động của UBND tại nơi có tổ chức HĐND và UBND tại nơi không tổ chức HĐND. Qua đó, UBND tại nơi có tổ chức HĐND sẽ cơ cấu tổ chức có các chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch và một số ủy viên UBND. Chính phủ quy định khung số lượng phó chủ tịch, ủy viên UBND; khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và giao thẩm quyền cho HĐND các cấp quyết định số lượng cấp phó, số lượng, cơ cấu thành viên UBND… Đối với UBND tại nơi không tổ chức HĐND, dự thảo quy định theo hướng, cơ cấu tổ chức gồm chủ tịch, các phó chủ tịch (không có chức danh ủy viên). UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng; chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND theo quy định pháp luật. Trong thời gian khuyết chủ tịch UBND và chưa giao quyền chủ tịch UBND thì UBND thảo luận tập thể, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ phân công một phó chủ tịch UBND phụ trách, điều hành hoạt động. MỞ RỘNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ Tại tờ trình, Bộ Nội vụ cũng xin ý kiến Chính phủ về một số vấn đề trọng tâm. Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, đối với chính quyền đô thị là vấn đề quan trọng, nhận được sự quan tâm của các cơ quan. Do vậy, Bộ Nội vụ đề xuất mở rộng áp dụng mô hình chính quyền đô thị như của TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng để áp dụng chung cho các thành phố trực thuộc trung ương khác (trừ thành phố Hà Nội thực hiện theo Luật Thủ đô). Theo hướng này, tại các quận, phường thuộc quận, đơn vị hành chính cấp xã của thành phố thuộc thành phố sẽ không tổ chức HĐND mà tổ chức UBND là cơ quan hành chính tại địa phương (chính quyền 1 cấp). Phương án khác được Bộ Nội vụ đề xuất là mở rộng áp dụng mô hình chính quyền đô thị đối với các thành phố thuộc tỉnh. Theo đó, tại thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND là cơ quan hành chính tại địa phương. LUÂN DŨNG Bộ Nội vụ đề xuất mở rộng mô hình chính quyền đô thị như của TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng để áp dụng chung cho các thành phố trực thuộc trung ương khác (trừ thành phố Hà Nội thực hiện theo Luật Thủ đô). 5 nThứ Ba n Ngày 14/1/2025 XÃ HỘI Đối với thành phố thuộc thành phố và thị xã thuộc tỉnh, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương vẫn tổ chức cấp chính quyền địa phương đầy đủ, gồm HĐND và UBND để đảm bảo phù hợp với đặc thù của các đô thị này. Việc đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương như đề xuất đảm bảo thực hiện được chủ trương của trung ương về giảm cấp chính quyền địa phương, phân biệt rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động phù hợp với đặc điểm đô thị, nông thôn”, Bộ Nội vụ nêu rõ. Bộ Nội vụ đề xuất mở rộng mô hình chính quyền đô thị Đề xuất nhiều chính sách mới khi sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương Ảnh minh họa CHUYỆN HÔM NAY Thời gian không còn dài, vậy “chìa khóa vàng”, “yếu tố sống còn” để hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của đất nước là gì? Gần 40 năm trước, trong bối cảnh thiếu ăn và từ thực tiễn hiệu quả của “khoán chui”, Bộ Chính trị đã quyết định ban hành Nghị quyết “khoán 10” về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp… Chỉ một năm sau, không chỉ “thóc lúa đầy bồ”, Việt Nam còn xuất khẩu 1,2 triệu tấn lúa gạo… Và nay, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cũng đang được các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng như là “khoán 10” để Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Thực tiễn bài học phát triển trên thế giới cho thấy, khoa học và công nghệ chính là động lực then chốt tạo ra sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nhiều nước. Các bài học thành công từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, hay gần đây là Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore đã chứng minh vai trò của khoa học công nghệ. Các quốc gia này tận dụng công nghệ để chuyển đổi mô hình kinh tế, thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Đặc biệt, không phải ngẫu nhiên, trong tốp 10 người giàu nhất thế giới năm 2024, số tỷ phú công nghệ chiếm đến 7 người. Trong đó, nhiều người dù còn rất trẻ nhưng tổng tài sản nắm giữ lên đến hàng trăm tỷ USD, như tỷ phú công nghệ Elon Musk, Mark Zuckerberg, Larry Ellison… Với Việt Nam, từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhiều nghị quyết quan trọng của Đảng như Nghị quyết 20, Nghị quyết 52, Nghị quyết 36 đã được ban hành, mang lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ. Điều đáng suy ngẫm, trong khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, thay đổi liên tục, thì thể chế chưa theo kịp, chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro, chấp nhận những “điều mới mẻ” chưa từng có tiền lệ. Trước một số vấn đề mới, các quy định pháp luật vẫn chưa theo kịp, còn “tư duy không quản được thì cấm”, dẫn đến rủi ro cho startup, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ mới. Điều này dẫn đến thực tế, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp tạo ra công nghệ, sản phẩm công nghệ của Việt Nam vẫn phải sang Singapore, Phần Lan, Estonia và các nước khác để thử nghiệm, gọi vốn, tìm đối tác. Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc sáng 13/1, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là “con đường sống còn”. “Chúng ta phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa”, Tổng Bí thư nói, đồng thời yêu cầu xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa. Từ thực tiễn công cuộc đổi mới kinh tế của gần 40 năm trước, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào Nghị quyết “khoán 10” mới sẽ tạo ra những bước phát triển đột phá mới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. V.K Nghị quyết “khoán 10” TIẾP THEO TRANG 1

6 KHOA GIÁO n Thứ Ba n Ngày 14/1/2025 Tối 11/1, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn (SIU) tổ chức Lễ trao giải SIU Prize Computer Science. Đây là giải thưởng được tổ chức nhằm vinh danh các nhà khoa học trẻ xuất sắc người Việt Nam và người gốc Việt Nam trên toàn thế giới ở lĩnh vực Khoa học máy tính. Tại lễ trao giải, Ban tổ chức trao 7 giải thưởng cho 7 cá nhân ở các hạng mục Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 5 tỷ đồng. TS Trần Hoàng Dũng, giáo sư trợ lý tại ĐH Nebraska-Lincoln, Nebraska (Hoa Kỳ), đã được trao giải Nhất với giá trị giải thưởng lên đến 2 tỷ đồng và một chuyến du lịch 200 triệu đồng tại Việt Nam. TS Dũng được đánh giá có những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực hệ thống thực - ảo tự học. Cụ thể, luận án tiến sĩ “Kiểm tra hệ thống thực- ảo tự học” của TS Trần Hoàng Dũng (bảo vệ thành công tại Đại học Vanderbilt, Tennessee, Hoa Kỳ vào năm 2020) tập trung vào việc thiết lập một nền tảng toán học, cấu trúc dữ liệu và giải thuật để kiểm tra tính an toàn cho nhiều loại mạng thần kinh và hệ thống tự động dựa trên học máy. Theo đánh giá của giới khoa học, ứng dụng thực tiễn của công trình trên vô cùng rộng lớn, đảm bảo tính an toàn và bền vững cho các công nghệ tiên tiến như xe tự lái, máy bay không người lái và mạng thần kinh sâu, trở thành nền tảng quan trọng trong lĩnh vực điện toán hiện đại. Tham gia giải còn có TS Nguyễn Anh Tuấn đoạt giải Nhì với luận án “Giao diện thần kinh điện sinh học với độ chính xác cao hướng tới sự cộng sinh giữa con người và máy móc”. TS Trịnh Hoàng Triều với luận án “Giải toán hình học Olympiad không sử dụng dữ liệu từ người” và TS Phạm Hữu Đăng Nhật với luận án “Phát triển phương pháp đo tín hiệu sinh học từ cơ thể người bằng hệ thống đeo được bằng đầu thông minh” đoạt giải Ba. Theo Ban tổ chức, ở lần đầu tiên tổ chức đã thu hút hơn 100 đề cử từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các công trình đa dạng, gồm các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, mạng và an ninh thông tin, kỹ thuật viễn thông, tin sinh học… với tiềm năng ứng dụng và sức ảnh hưởng vượt bậc. Các đề cử trải qua 3 vòng đánh giá nghiêm ngặt từ Hội đồng sơ khảo, Ủy ban chuyên môn và Hội đồng chuyên môn là những giáo sư, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan đến từ các đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp danh tiếng của Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp và Việt Nam. NGUYỄN DŨNG Với những đóng góp trong lĩnh vực khoa học máy tính, TS Trần Hoàng Dũng, giáo sư trợ lý tại ĐH Nebraska-Lincoln, Nebraska (Hoa Kỳ), đã giành giải Nhất giải SIU Prize Computer Science với mức thưởng 2 tỷ đồng. Tiến sĩ 8X giành giải thưởng 2 tỷ đồng TS Trần Hoàng Dũng (thứ 2 trái sang) nhận giải thưởng từ Ban tổ chức TS Trần Hoàng Dũng, giáo sư trợ lý tại ĐH NebraskaLincoln, Nebraska (Hoa Kỳ), đã được trao giải Nhất với giá trị giải thưởng lên đến 2 tỷ đồng và một chuyến du lịch 200 triệu đồng tại Việt Nam. TS Dũng được đánh giá có những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực hệ thống thực - ảo tự học. Kỳ thi Olympic Hoá học châu Á ACho được tổ chức bởi Trung tâm tổ chức Olympic STEM (OCSO). Kỳ thi năm 2025 có sự tham gia của 17 nước trên thế giới bao gồm: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Mogolia, Uzbekistan, Romania, Bangladesh, Hong Kong... 105 thí sinh đã được lựa chọn qua các vòng thi quốc gia tham dự vòng Quốc tế tại Bali, Indonesia từ ngày 9 -12/1. Đoàn học sinh Việt Nam gồm 17 thí sinh đến từ các trường học của thành phố Hà Nội (THCS Thanh Xuân, Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao Hà Nội, THCS Giảng Võ 2) và thành phố Nam Định (THPT Chuyên Lê Hồng Phong) dự kỳ thi ở 2 cấp độ thi dành cho THCS và THPT. Trải qua 2 bài thi vô cùng căng thẳng, các thí sinh Việt Nam đạt thành tích xuất sắc khi mang về 1 winner (quán quân), 5 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 8 Huy chương Đồng. Cụ thể, học sinh đạt giải Winner và Huy chương Vàng là em Nguyễn Đình Bách, Trường THCS Thanh Xuân (Hà Nội). 4 học sinh khác đạt Huy chương Vàng, trong đó có 3 em đến từ Trường THCS Thanh Xuân (Hà Nội) gồm: Phạm Trúc Vy; Dương Khôi Nguyên; Đinh Văn Bảo Lâm; 1 học sinh đến từ Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định là Phan Bảo Ngọc. 4 học sinh đạt Huy chương Bạc đến từ THCS Giảng Võ 2; Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi sao; Trường THCS Thanh Xuân (Hà Nội). Ngoài ra, tại kỳ thi còn có 8 học sinh đạt Huy chương Đồng. Theo Ban tổ chức, kết quả trên khẳng định trí tuệ của học sinh Việt Nam trên đấu trường Hóa học Quốc tế, góp phần thúc đẩy phong trào học tập, nghiên cứu môn hóa học ở bậc phổ thông. HÀ LINH Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến mở 2 ngành mới Việc dự kiến mở hai ngành mới này dựa trên nhu cầu tại các bệnh viện, thu nhập khá hấp dẫn. Điều này là sự khác biệt lớn bởi trước đây, nhà trường chủ yếu tập trung đào tạo bác sĩ và trình độ sau đại học. Cũng theo PGS Tùng, năm 2025, phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, tổ hợp môn xét tuyển phù hợp với căn cứ khoa học, thực tiễn, phù hợp với chương trình đào tạo, điều chỉnh theo Quy chế tuyển sinh 2025. Trường Đại học Y Hà Nội dự kiến cơ bản giữ vững ổn định các phương thức tuyển sinh so với năm trước, gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Trường Đại học Y Hà Nội; xét điểm thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; xét dựa vào điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA). Tuy nhiên, có khả năng nhà trường phải điều chỉnh các tổ hợp xét tuyển nếu dự thảo thông tư về quy chế tuyển sinh đại học chính thức được ban hành. Theo dự thảo này, các cơ sở đào tạo sẽ phải quy đổi tương đương về một thang điểm chung giữa các tổ hợp, phương thức xét tuyển. Được biết, năm 2024, nhà trường mở 3 ngành mới, gồm: Tâm lý học, Hộ sinh và Kỹ thuật phục hình răng. Đây là năm đầu tiên nhà trường xét tuyển tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) cho ngành Tâm lý học và D01 (Toán, Văn, tiếng Anh) để xét tuyển ngành Tâm lý học và ngành y tế công cộng. Trong đó, ngành Tâm lý học lấy 60 chỉ tiêu, xét tuyển các khối B00 (Toán, Hóa, Sinh), C00 (Văn, Sử, Địa) và D01 (Toán, Văn, tiếng Anh). Mỗi khối có 20 chỉ tiêu. Năm ngoái, điểm chuẩn ngành Y khoa ở mức 28,27 điểm. Tiếp đến là ngành Răng hàm mặt từ 25,29 đến 27,67 điểm, tùy theo các phương thức xét tuyển. Ngành Tâm lý học là ngành mới mở của Trường Đại học Y Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 25,46 đến 28,83 điểm, tùy theo các phương thức xét tuyển. Tuy nhiên, ngành có điểm chuẩn cao nhất trúng tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội lại là ngành Tâm lý học (khối C) với mức điểm là 28,83 điểm. ĐỖ HỢP Hủy kết quả trúng tuyển cao học Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh Bắc Ngày 13/1, Giám đốc Đại học Huế Lê Anh Phương ký quyết định về việc hủy quyết định công nhận trúng tuyển cao học ngành Luật Kinh tế của bà Đào Thị Bích Thủy, người đã được công nhận trúng tuyển vào học viên cao học khóa 2021 ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Lý do hủy kết quả trúng tuyển là do bà Thủy đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ, bị cơ sở đào tạo cấp bằng thu hồi theo Quyết định số 6267 ngày 15/11/2024 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, khi tham gia kỳ tuyển sinh cao học đợt 1/2021 tại Đại học Huế. Về quá trình học tập của bà Đào Thị Bích Thủy, vào năm 2000, bà đã được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân ngành Văn học. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra và xác minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội xác định bà Thủy không đủ điều kiện dự thi tuyển sinh đại học theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Quy chế tuyển sinh vào hệ đào tạo chính quy của các trường đại học, cao đẳng, ban hành theo Quyết định số 461 ngày 11/02/1991 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Đáng chú ý, bà Đào Thị Bích Thủy là Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh Bắc, từng bị tố giác hành vi “lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác”. Mặc dù Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến đơn tố giác này, nhưng Công an quận Đống Đa đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà Thủy theo Khoản 3, Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi “lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác”. MINH ĐỨC Học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Việt Nam giành 17 huy chương tại Olympic Hoá học châu Á Tại Kỳ thi Olympic Hóa học châu Á AChO năm 2025, học sinh Việt Nam xuất sắc giành giải quán quân, 5 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 8 Huy chương Đồng. PGS.TS Lê Đình Tùng - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, năm 2025, trường dự kiến mở thêm hai ngành mới gồm ngành Công tác xã hội và ngành Kỹ thuật hình ảnh y học (cơ sở chính tại Hà Nội).

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==