Tiền Phong số 134

THỨ HAI 13/5/2024 SÕ 134 0977.456.112 TRANG 16 TRANG 12 TRANG 11 TRANG 3 TRANG 6 TRANG 8 + 9 Bệnh viện, ký túc xá nghìn tỷ bỏ hoang Nhiều khu tái định cư hàng trăm tỷ đợi… dân về! HỘI NGHỊ VĂN HÓA 2024: TĂNG NGÂN SÁCH CHO THIẾT CHẾ VĂN HÓA, THỂ THAO Cấp thiết xóa bỏ độc quyền vàng với doanh nghiệp TIẾP VỤ BẮT PHỤ HUYNH KÝ ĐƠN CHO CON BỎ THI LỚP 10 Ở TPHCM: Kiểm điểm các cá nhân liên quan LY KỲ VỤ BỊ LỪA ĐẢO MẤT NỬA TỶ ĐỒNG NATO tăng tÕc trợ giúp không quân Ukraine Cơ hội cuÕi tranh vé dự Olympic của thể dục dụng cụ Việt Nam Ngày 12/5, tại Ngày hội Khởi nghiệp QuÕc gia của học sinh, sinh viên (HSSV) lần thứ VI năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng, những đam mê, ước mơ, hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ sẽ tiếp tục được nuôi dưỡng, chắp cánh và trở thành hiện thực. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan gian hàng khởi nghiệp tại ngày hội ẢNH: HÒA HỘI Bệnh viện Bạch Mai cơ sở Hà Nam (ảnh lớn) ẢNH: HOÀNG MẠNH THẮNG Chắp cánh ước mơ, hoài bão của người trẻ NGÀY HỘI KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA CỦA HSSV LẦN THỨ 6: TRANG 7 TRANG 4+5 Tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố đang tồn tại hàng trăm công trình dự án bỏ hoang gây lãng phí rất lớn tài sản nhà nước và doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra cấp bách nhưng giải pháp vẫn nửa vời, tình trạng lãng phí kéo dài gây nhức nhối dư luận. Phòng chÕng lãng phí - NÓNG TRÊN LẠNH DƯỚI

2 THỜI SỰ n Thứ Hai n Ngày 13/5/2024 Người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ T°i chương trình “Dân hỏi - Chính quyền trả lời” với chủ đề “Tăng tốc thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội - Sớm đưa chính sách vào cuộc sống” diÆn ra hôm qua (12/5), Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn M¯i cho biết, qua gần 10 tháng triển khai thực hiện với tinh thần t¶p trung cao, thành phố đ¯ đ°t được những kết quả bước đầu khá tốt, khối lượng công việc làm được lớn hơn so với thời điểm thực hiện Nghị quyết 54. DØ v¶y, ông M¯i nhìn nh¶n vµn cÍn nhiều khó khăn, vướng mắc bæi đây là cơ chế, chính sách mới, chưa được quy định hoặc quy định nhưng cÍn chồng chéo và cần tìm cách tháo gỡ. Do đó, TPHCM sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương thông qua nghị định về phân cấp cho TPHCM, đồng thời cÛng nghiên cứu hoàn thiện các văn bản triển khai cơ chế, chính sách mà Nghị quyết 98 mang l°i. “TPHCM không thể triển khai Nghị quyết 98 một mình mà cần có sự hỗ trợ của bộ, ngành Trung ương. Do v¶y, các cơ quan, ban ngành thành phố phải thường liên hệ với Trung ương để được hướng dµn, hỗ trợ để có vướng mắc gì thì đề xuất ngay các giải pháp và đeo bám ý kiến cơ quan Trung ương”, ông M¯i nhấn m°nh. Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn M¯i nhấn m°nh đến việc triển khai các dự án trọng điểm. Cụ thể, trong danh mục dự án văn hoá - x¯ hội theo hình thức PPP được HĐND TPHCM thông qua, thành phố sẽ xác định các dự án triển khai trong năm nay và năm sau để t¶p trung hoàn thiện hồ sơ, tháo gỡ các vướng mắc để triển khai; cØng với đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Vành đai 3, nút giao An Phú, Mỹ Thuỷ, Quốc lộ 50, đường nối Trần Quốc Hoàn, kênh Tham Lương - Bến Cát - r°ch Nước Lên, r°p xiếc Phú Thọ… với mục tiêu cơ bản là hoàn thành vào 30/4/2025. NGÔ TÙNG TPHCM nỗ lãc đưa c®c công trÉnh trÒng điÆm “vÄ đÊch” ĐUA NHAU ĐI BÁN Chiều 12/5, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết sát mốc 89 triệu đồng/lượng. Theo đó, T¶p đoàn Doji niêm yết giá vàng miếng SJC 87,7 - 89,2 triệu đồng/ lượng mua vào - bán ra, giảm 3,2 triệu đồng/lượng so với đỉnh được l¶p ngày 10/5. Cty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC 87 - 89,2 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Trước đó, ngày 10/5, giá vàng miếng SJC lên đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng đ¯ kéo khoảng cách chênh với thế giới lên 20 triệu đồng/lượng. Lực mua lớn trong lúc giá tăng vọt khiến nhiều thương hiệu t°i Hà Nội, TPHCM hết vàng miếng SJC và nhµn trơn hoặc giới h°n số lượng mỗi lần mua. Ngay l¶p tức, Chính phủ đ¯ họp và yêu cầu siết quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Thông báo kết lu¶n nêu rõ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng. Theo đó, chỉ sau 1 ngày, giá vàng SJC giảm về mốc 91 rồi xuống 90 triệu đồng/lượng trong ngày 11/5 và tiếp tục giảm vào ngày 12/5. Giá vàng giảm nhanh khiến nhiều người vội v¯ chốt lời ngay trong 2 ngày cuối tuần. Ghi nh¶n t°i phố vàng Trần Nhân Tông (qu¶n Hai Bà Trưng, Hà Nội), Cầu Giấy (qu¶n Cầu Giấy, Hà Nội) lượng khách đến bán vàng tấp n¶p. T°i đây, chị Thu Thảo (æ qu¶n Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, mua 20 cây với giá 85 triệu đồng/lượng. Trừ đi phần chênh lệch mua vào - bán ra, chị Thảo l¯i hơn 3 triệu đồng/lượng vàng. Như v¶y, chỉ sau 10 ngày, chị Thảo l¯i hơn 60 triệu đồng. “Không có gì l¯i hơn lướt sóng vàng. Đáng ra tôi định chờ giá lên tầm 95 triệu đồng/lượng mới chốt l¯i nhưng thấy giá có dấu hiệu giảm từ sáng nay nên chiều tôi ra sớm để bán chốt lời", chị Thảo nói. Cách đây 1 năm khi vừa bán căn hộ chung cư, chị Thu Hằng (æ qu¶n Hai Bà Trưng, Hà Nội) dồn toàn bộ tiền mua 40 lượng vàng SJC, nay khi thấy giá tăng cao nên chốt lời không suy nghĩ. "Tôi l¯i gần 900 triệu đồng với số vốn ban đầu bỏ ra gần 3 tỷ đồng. Đây là mức l¯i nhất trong các kênh đầu tư của tôi bao gồm cả chứng khoán, bất động sản trong vÍng 1 năm", chị Hằng nói. BÀI HỌC MUA ĐỈNH, BÁN ĐÁY Mua 15 lượng vàng miếng SJC lúc giá đ°t đỉnh 92,4 triệu đồng/ lượng với số vốn hơn 1,3 tỷ đồng, anh Trọng Quân (Thanh Xuân, Hà Nội) ng¶m ngØi vì mới cầm giấy hẹn vàng đ¯ lỗ gần 100 triệu đồng sau 2 ngày. Tuy nhiên, anh Quân vµn tin, giá vàng giảm chỉ là t°m thời và về lâu dài vµn có khả năng tăng như các đợt sóng trước. “Tôi đầu tư nếu l¯i sớm sẽ lướt sóng, cÍn không l¯i sẽ để đó vì vàng vµn là vàng không mất đi đâu được”, anh Quân nói. Nhiều chuyên gia nh¶n định việc mua vàng thời điểm này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang thúc giục Ngân hàng Nhà nước đẩy m°nh việc giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Những người đầu tư dài h°n và an toàn không nên ch°y theo giá vàng bæi sẽ đối đầu với nhiều rủi ro. Nhìn l°i các cơn "sóng" vàng từ năm 2023 đến nay, mỗi khi thị trường vàng biến động, tăng giá m°nh, hình ảnh những hàng dài người xếp hàng chờ mua vàng, các tiệm vàng l°i xuất hiện. Nhiều người mua vào với tâm lý giá vàng sẽ cÍn tiếp tục tăng. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư đ¯ gặp “trái đắng” ngay sau khi vàng đột ngột rớt giá. Rủi ro mua vàng vào lúc giá đ°t đỉnh đ¯ được nhiều chuyên gia cảnh báo từ trước đó. Các chuyên gia cho rằng, mức chênh lệch mua vào - bán ra lớn khiến người mua đang tự ôm rủi ro, thiệt ngay khi giao dịch.Trong khi các càa hàng vàng luôn là bên hưæng lợi. Chưa kể, với hiệu ứng tâm lý đám đông, người dân mua vàng ngay trong lúc giá đang cao t°o điều kiện cho các càa hàng vàng được đà, đẩy giá vàng lên cao thêm. Đến khi vàng rớt giá đột ngột, người mua l°i tiếp tục thua lỗ. Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, giá vàng SJC đang tăng do chịu nhiều yếu tố tác động cØng lúc: Giá vàng thế giới tăng; Nhiều năm nay không có cung vàng miếng ra thị trường nội địa, trong khi nhu cầu mỗi năm đều tăng, đặc biệt nhu cầu tăng m°nh trong năm 2022, 2023 (những năm thị trường bất động sản suy thoái, l¯i suất tiết kiệm giảm, dÍng tiền “chảy” nhiều vào kênh đầu tư vàng). Tuy nhiên, ông Hiển cho rằng, thời điểm này nếu mua vàng, nhà đầu tư sẽ đối đầu với rủi ro kép. Theo đó, giá vàng thế giới đ¯ vượt qua 2.000 USD, khả năng lên và xuống như nhau. Bên c°nh đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới quá cao. NGỌC MAI GIÁ VÀNG LAO DỐC: Chứng khoán trong nước duy trì xu hướng hồi phục dØ tháng 5 với không nhiều thông tin hỗ trợ. Kết quả kinh doanh tích cực trong quý I, tình hình kinh tế vĩ mô khæi sắc đang hỗ trợ đáng kể cho tâm lý thị trường. Sau khi kiểm định thành công vØng giá 1.165 điểm, thị trường đ¯ có 3 tuần tăng liên tiếp. VN-Index trong ngắn h°n tiến gần vØng kháng cự m°nh quanh mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, diÆn biến rung lắc liên tiếp của thị trường trong 3 phiên cuối tuần cÛng cho thấy áp lực bán t°i vØng này. Theo đó, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Sài GÍn - Hà Nội (SHS) cho rằng, nếu không sớm bứt phá với động lực tốt và duy trì giao dịch trên vØng kháng cự nói trên, chỉ số có thể có nhịp điều chỉnh về vØng giá thấp hơn. Trong trung h°n, xu hướng của chỉ số vµn là dao động trong vØng tích lÛy 1.150 - 1.250 điểm. DiÆn biến tích lÛy dự báo có thể kéo dài. “Tuần qua, thị trường đón nh¶n tin tích cực: Bộ Thương m°i Mỹ nghe tranh lu¶n về việc công nh¶n Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, giá vàng trong nước liên tục l¶p kỷ lục và tỷ giá có dấu hiệu tăng træ l°i cÛng tác động nhất định tới tâm lý nhà đầu tư. Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện t°i, việc thị trường tiếp tục tích lÛy là hợp lý”, SHS chỉ ra. Tháng 5 dự kiến chưa có nhiều thông tin tích cực hỗ trợ cho thị trường chứng khoán. Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, với mØa báo cáo kết quả kinh doanh và đ°i hội đồng cổ đông dần đi qua, thị trường không kỳ vọng có quá nhiều động lực thông tin từ phía doanh nghiệp. Về điểm số, VDSC kỳ vọng VN-Index giao dịch trong biên độ 1.165-1.280 điểm. Trong kịch bản cơ sæ, kết quả kinh doanh tích cực có thể hỗ trợ tâm lý giao dịch của thị trường, đưa chỉ số về vØng đỉnh của năm 2024. Ngược l°i, nếu dữ liệu kinh tế vĩ mô tiếp tục gây thất vọng cho kịch bản cắt giảm l¯i suất, hoặc bất ngờ có “cơn gió ngược” có thể kích ho°t tr°ng thái điều chỉnh của thị trường. Với mức tăng trưæng lợi nhu¶n quý I toàn thị trường là 10% và tăng trưæng lợi nhu¶n kế ho°ch cả năm đ°t trên 17%, định giá VNIndex nói chung và mặt bằng định giá cổ phiếu nói riêng đang æ mức hợp lý hơn cho việc mua và nắm giữ trung - dài h°n. VIỆT LINH Chỉ sau 2 ngày, gi® vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng c®ch mua vào - b®n ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiÄu nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cÜng có nhiÄu nhà đầu tư chốt lời thành công. NhiÄu người dân ở Hà Nội vẫn xếp hàng mua b®n vàng dịp cuối tuần vừa qua ẢNH: NGỌC MAI Chứng khoán duy trì xu hướng hồi phục Theo các chuyên gia, thời điểm này, mỗi nhà đầu tư sẽ có tâm lý khác nhau, trong đó có nhiều trường hợp chạy theo số đông. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, chỉ có một số ít nhà đầu tư có khả năng vào - ra đúng xu thế nên hưởng lợi, còn đa số chạy theo xu thế tăng giá đều thiệt hại. VN-Index đang giữ mạch tăng ẢNH : CTV

LÝ DO ĐẤU THẦU VÀNG CHƯA ĐẠT KỲ VỌNG Theo ông, việc thị trường vàng biến động rất mạnh trong thời gian qua là điều bình thường hay bất thường? Phải khẳng định, giá vàng biến động mạnh, đang ở mức rất cao là vấn đề bất bình thường, chứ không phải bình thường. Nếu bình thường, giá vàng phải ổn định, phản ánh đúng giá trị và phù hợp với quan hệ cung - cầu. Chính sự bất bình thường của giá vàng thời gian qua đã tác động xấu đến thị trường trong nước cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Hơn lúc nào hết, tôi cho rằng, nhiệm vụ số một của Chính phủ là cần phải ổn định thị trường vàng, từng bước đảm bảo nền kinh tế vận hành một cách lành mạnh, phù hợp. Nếu để kéo dài tình trạng giá vàng biến động mạnh sẽ gây sức ép đối với tỷ giá, sức mua đồng tiền, ảnh hưởng tới lạm phát, giá cả hàng hóa và tác động xấu đến kinh tế vĩ mô. Những nguyên nhân chính nào dẫn tới cơn sốt giá vàng vừa qua, thưa ông? Giá vàng tăng cao, theo tôi có ba nguyên nhân chính. Trước tiên do giá vàng thế giới biến động bất thường, đang neo giữ ở mức cao. Thị trường bất động sản thời gian qua bất ổn, sốt nóng, đầu tư sẽ rất rủi ro, nên nhà đầu tư rất thận trọng, cân nhắc. Tương tự với thị trường chứng khoán cũng biến động lớn, thiếu ổn định, nhiều cổ phiếu trồi sụt liên tục, đầu tư cũng không ổn định, rủi ro lớn. Với kênh ngân hàng, lãi suất duy trì ở mức rất thấp cũng không hấp dẫn người gửi tiền… Từ các lý do trên, người dân sẽ tìm đến trú ẩn vào thị trường vàng. Mặt khác, thị trường vàng vừa qua điều hành không bình thường, dẫn đến mất cân đối cung - cầu. Về nguồn cung, chúng ta không nhập khẩu vàng, cung không tăng, nhưng cầu lại tăng, dẫn đến giá tăng sốc. Nhưng điều đáng nói là giá vàng SJC lại cao hơn nhiều so với các loại vàng khác, đặc biệt mức chênh lớn so với thị trường thế giới. Điều này do cơ chế độc quyền nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp, dẫn đến doanh nghiệp thu được lợi nhuận không chính đáng. Cũng vì chênh lệch lớn giữa giá trong và ngoài nước dẫn đến tình trạng buôn lậu vàng, quản lý nhà nước khó khăn, phức tạp hơn, kéo theo nhiều hệ lụy không lường được. Cơn sốt vàng vừa qua cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý xã hội, tâm lý đám đông. Giá vàng lên trên 92 triệu đồng/lượng, nhưng giá càng “sốt” dân lại càng đổ xô đi mua, như vậy đây là tâm lý đám đông. Trong điều kiện đó, Nhà nước phải cung cấp đầy đủ thông tin, đưa ra định hướng xử lý, đồng thời vận động, tuyên truyền, cảnh báo đầu tư trong lúc thị trường vàng sốt nóng sẽ rất rủi ro. Ông nhìn nhận gì về việc đấu thầu vàng vừa qua? Giải pháp để ổn định thị trường vàng, theo tôi, đầu tiên phải điều hòa được cung - cầu ở mức độ tương đối. Muốn vậy, phải tăng nguồn cung cho thị trường bằng cách cho phép nhập khẩu vàng đối với những doanh nghiệp có điều kiện. Ngân hàng Nhà nước có thể quy định hạn mức để điều hành thị trường vàng cho phù hợp, tránh tình trạng nhập ồ ạt, dẫn đến vàng hóa nền kinh tế, gây lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, muốn tăng nguồn cung vàng, Ngân hàng Nhà nước phải đưa vàng miếng ra thị trường từ dự trữ ngoại hối, dự trữ quốc gia. Vừa qua chúng ta đã làm, nhưng thành công của việc đấu thầu vàng miếng lại chưa đạt được kỳ vọng. Có phiên mở ra quá ít người tham gia, số lượng vàng đấu thầu thành công ít, không đạt mục tiêu, chưa tác động gì đến giá cả thị trường. Vì sao vậy? Tôi cho rằng, quan điểm, mục tiêu từ việc đấu thầu vàng cũng cần phải làm rõ. Đấu thầu vàng không phải Nhà nước đem ra bán kiếm lời lúc giá cao, mà phải bổ sung vàng ra để ổn định thị trường, kéo giá vàng xuống. Muốn vậy, phải đưa ra mức giá thấp khi đấu thầu. Nhưng giá tham chiếu đưa ra lại gần bằng giá thị trường, nên doanh nghiệp không mua. Do vậy, phải xác định rõ mục tiêu, có nguyên tắc để điều chỉnh, quản lý, điều hành trong đấu thầu vàng; đồng thời cần đưa giá tham chiếu ở mức độ hợp lý. BỎ ĐỘC QUYỀN SJC, TỔ CHỨC SÀN GIAO DỊCH VÀNG Ông thấy sao về việc sửa đổi Nghị định 24 cũng như xóa bỏ cơ chế độc quyền doanh nghiệp vàng được đưa ra lâu nay? Vấn đề này đã được bàn quá nhiều, nhưng cứ chập chờn, không dứt khoát. Rõ ràng, cần phải sửa đổi ngay cơ chế quản lý điều hành thị trường vàng. Do vậy, phải tổng kết Nghị định 24, xem được cái gì, không được cái gì, để sửa đổi cho phù hợp. Cái không được chúng ta thấy rất rõ là cần phải xóa bỏ ngay tình trạng biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Không nên giao cho một mình SJC làm và cần xóa bỏ cái gọi là thương hiệu quốc gia. Như vậy sẽ không còn chênh lệch độc quyền doanh nghiệp nữa, đồng thời sẽ thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng SJC với các loại vàng khác. Cần quy định điều kiện cụ thể để quản lý, điều hành chính sách tiền tệ nói chung, thị trường vàng nói riêng. Vì thế, nên mở rộng cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện có thể nhập khẩu vàng theo hạn mức của Ngân hàng Nhà nước, để điều hòa cung - cầu, như thế giá sẽ xuống ngay. Nhưng cái đó mình lại không làm, chỉ tăng cung bằng dự trữ Nhà nước, gây ách tắc trong tổ chức thực hiện. Giữ thương hiệu độc quyền quốc gia với SJC là không hợp lý, đi ngược lại kinh tế thị trường. Còn giải pháp tổ chức sàn giao dịch vàng thì sao, thưa ông? Giải pháp này cũng cần phải sớm thực hiện. Ở các nước khi mua bán, họ chỉ nhận chứng chỉ vàng chứ không cần phải nhận vàng thật, từ đó cũng không cần phải nhập khẩu vàng nhiều. Thứ nữa, người mua cũng được lợi vì không phải bảo quản; lại rất thuận lợi trong việc mua bán. Nếu sàn này liên thông với thế giới sẽ giảm ngay sự chênh lệch giá trong nước và quốc tế. Đồng thời, sàn giao dịch sẽ giúp thị trường vàng minh bạch hơn, không còn xin - cho, độc quyền, không còn tiêu cực nữa. Đó là một trong những giải pháp cần phải làm ngay từ bây giờ. Cùng với đó, cần tăng cường quản lý Nhà nước, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp kinh doanh vàng, để khắc phục tình trạng găm giữ, tạo ra những cơn sốt nóng để hưởng lợi. Cũng có người đặt vấn đề, có nên cho nhập khẩu vàng không, có nên đưa vàng ra thị trường không? Vì lo sợ đưa ra lúc này dẫn đến nguy cơ vàng hóa nền kinh tế nên cứ lấn cấn, thậm chí đề nghị chưa sửa Nghị định 24. Tôi cho điều đó cũng cần phải xem lại và phải tổng kết để đảm bảo được các mục tiêu đề ra. Để chống vàng hóa, tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là kinh tế vĩ mô ổn định, vận hành lành mạnh. Lúc đó có cho nhập khẩu vàng, mở cửa không giới hạn, dân cũng không mua, và các nhà kinh doanh sẽ không nhập khẩu. Do vậy, cái gốc của chống vàng hóa là ổn định kinh tế vĩ mô, cộng với tuyên truyền, tạo ra cơ hội đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác tốt hơn vàng. Vì vậy, không lo vàng hóa, cũng không nên hành chính hóa bằng cách bóp nghẹt quá mức thị trường trong xuất nhập khẩu vàng. Cảm ơn ông! LUÂN DŨNG (thực hiện) “Điều đáng nói là giá vàng thương hiệu SJC lại cao hơn nhiều so với các loại vàng khác, đặc biệt mức chênh lớn so với thị trường thế giới. Điều này do cơ chế độc quyền Nhà nước biến thành độc quyền doanh nghiệp, khiến họ thu được lợi nhuận không chính đáng”, TS. Bùi Đức Thụ, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách, nguyên Phó Ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chia sẻ với PV Tiền Phong. THỜI SỰ 3 n Thứ Hai n Ngày 13/5/2024 “Nhà nước phải độc quyền vàng, nhưng độc quyền Nhà nước không được chuyển thành độc quyền cá nhân, tư nhân, doanh nghiệp. Nếu độc quyền doanh nghiệp, họ nhân danh Nhà nước để thu được lợi nhuận độc quyền, không phải do hiệu quả đầu tư đem lại. Đó là hình thức phân phối không phù hợp với kinh tế thị trường. Tôi không kiến nghị xóa bỏ độc quyền Nhà nước, mà kiến nghị xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, xóa bỏ thương hiệu vàng quốc gia, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh”. TS. BÙI ĐỨC THỤ “Để chống vàng hóa, tôi cho rằng, điều quan trọng nhất là kinh tế vĩ mô ổn định, vận hành lành mạnh. Lúc đó có cho nhập khẩu vàng, mở cửa không giới hạn, dân cũng không mua, và các nhà kinh doanh sẽ không nhập khẩu. Do vậy, cái gốc của chống vàng hóa là ổn định kinh tế vĩ mô, cộng với tuyên truyền, tạo ra cơ hội đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác tốt hơn vàng”. T.S BÙI ĐỨC THỤ Cấp thiết xóa bỏ độc quyền vàng với doanh nghiệp Đề xuất sớm bỏ độc quyền doanh nghiệp, tổ chức sàn giao dịch vàng ẢNH: NHƯ Ý ĐẦU TUẦN rò chuyện T

4 KINH TẾ n Thứ Hai n Ngày 13/5/2024 “BỆNH VIỆN MA” Đầu tháng 5/2024, PV Tiền Phong có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Sau 10 năm khởi công xây dựng, giờ đây bệnh viện hoang vắng không bóng người. Bên ngoài lẫn bên trong cỏ mọc um tùm do thiếu sự chăm sóc. Hai lối vào, ra phía cổng chính được rào chắn bằng dây dù và những tấm gỗ phế liệu sơ sài. Chỉ có duy nhất 1 nhân viên bảo vệ tại chốt ngoài cửa. Nhân viên bảo vệ chia sẻ: Hiện trong bệnh viện không có y bác sĩ, nhân viên y tế, họ đã được rút về Hà Nội từ lâu rồi. Bên trong không có hoạt động khám chữa bệnh gì, chỉ có một số nhà thầu đang tiếp tục thi công một số hạng mục. Cách đó vài trăm mét là Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2, ở đây khung cảnh hoang tàn, xuống cấp hơn Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 nhiều lần. Khu vực cổng chính rào chắn bằng barie, tấm tôn và lá cọ. Phòng bảo vệ cũng bịt kín, không có một ai ở đây. Bên trong Bệnh viện Việt Đức, có nhiều hàng mục phụ trợ đang được xây dựng dang dở xuống cấp nghiêm trọng. Một số bức tường bong tróc, rêu phủ bám cả mảng, hoang hóa như một “bệnh viện ma”. Được biết, cuối năm 2014, cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức được khởi công xây dựng và kỳ vọng sẽ là hai bệnh viện hiện đại lớn nhất từ trước đến nay được xây dựng. Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai được Bộ Y tế phê duyệt vào ngày 1/12/2014 với tổng mức đầu tư là 4.990 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 4.500 tỷ đồng, có quy mô 1.000 giường bệnh, tổng 118.941m2 sàn. Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức được phê duyệt vào ngày 1/12/2014 với tổng mức đầu tư: 4.968 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách nhà nước là 4.500 tỷ đồng, có quy mô 1.000 giường bệnh, tổng 117.714m2 sàn. Đến tháng 10/2018, khu khám bệnh của 2 cơ sở được khánh thành đưa vào hoạt động. Tuy nhiên chỉ có khu khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai hoạt động một thời gian ngắn rồi lại dừng và bỏ hoang đến nay. Được biết, ngày 18/9/2022, ngay sau khi kiểm tra, khảo sát thực địa, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Bộ Y tế, các bộ, ngành và tỉnh Hà Nam về hai dự án này. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và các bộ, ngành xác định rõ những vướng mắc, khó khăn, nhất là sai sót từ khâu lập dự án, tư vấn thiết kế, thẩm định, ký kết hợp đồng, thi công xây lắp...; đặc biệt xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm để xảy ra những hạn chế, vướng mắc này... KHU KÝ TÚC XÁ HIỆN ĐẠI BỊ BỎ HOANG Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp được xây dựng trên khu đất rộng 40.000 m2, nằm ngay sát cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường Giải Phóng với 6 khối nhà (ký hiệu từ A1 đến A6), cao trung bình 17 tầng. Dù quy mô rất lớn nhưng khi đi ngang qua đây, bất cứ ai cũng không khỏi ngạc nhiên khi có đến 4 khối nhà bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng. 4 khối nhà sừng sững như những cục bê tông khổng lồ án ngữ cửa ngõ phía Nam của Thủ đô nhiều năm nay. Mặc dù lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế và nhiều bộ, ngành đã chỉ đạo hoặc đến thị sát tận công trình để tháo gỡ vướng mắc nhưng Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng trong nhiều năm qua vẫn chưa thể đi vào vận hành. Bài 1: Nhu cầu khám chữa bệnh của người dân rất cao nhưng Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam chưa biết ngày nào mới đưa vào sử dụng HƠN CHỤC HỘ DÂN ĐẾN Ở TRONG 15 NĂM Khu tái định cư (TĐC) Ninh Thuỷ (ở xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) được đầu tư xây dựng hạ tầng hơn 15 năm qua với hàng trăm tỷ đồng hiện chỉ có 13 hộ dân chịu đến ở. Khu TĐC này rộng hơn 100ha, được xây dựng từ năm 2009 để đón dân thôn Ninh Yểng (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa), nhường đất cho dự án Trung tâm Điện lực Vân Phong I, II, III vào ở. Dự án do UBND thị xã Ninh Hòa làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 427 tỷ đồng và hiện đã hoàn thiện hạ tầng trên diện tích 35ha. Đến thăm Khu TĐC Ninh Thuỷ vào dịp đầu tháng 5 vừa qua, chúng tôi thấy mới chỉ lác đác hơn chục hộ đến xây dựng nhà ở. Trong khi đó, có một trường tiểu học đã xây dựng khang trang đang bỏ hoang, cỏ mọc um tùm xung quanh. Hầu hết cửa sổ, cửa chính của ngôi trường bị dỡ đi lúc nào không hay. Bà Nguyễn Thị Mười (người dân Khu TĐC Ninh Thuỷ) cho biết, bà đến sống ở đây hơn 8 năm rồi nhưng hiện chỉ ở nhà buôn bán lặt vặt chứ không có đất canh tác. “Gia đình chúng tôi chỉ buôn bán lặt vặt kiếm sống qua ngày thôi chứ không biết làm công việc gì khác. Đất canh tác không có, nhiều người được cấp đất TĐC ở đây đã bán đất cho người khác về lại xã Ninh Phước để tiếp tục sinh sống với nghề đi biển trước đây của họ”, bà Mười nói. Ông Võ Khánh Đăng - Chủ tịch UBND xã Ninh Thọ, cho biết: Đa số người dân đều không muốn vào Khu TĐC Ninh Thủy vì không có đất để canh tác, trồng trọt. Phần lớn người dân phải di dời đều nhận đất ở khu TĐC nhưng họ để đó rồi tự tìm đường mưu sinh ở vùng đất khác thuận lợi hơn. “Để thu hút người dân vào Khu TĐC Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa cần gấp rút thực hiện xong khu tái định canh Chánh Thanh rộng 20ha gần đó. Có đất canh tác, người dân sẽ yên tâm đến định cư”, ông Đăng đề xuất. Tuy nhiên, vị Chủ tịch UBND xã Ninh Thọ cho biết mong muốn của người dân là được cấp đất tái định canh chứ không phải thuê đất tái định canh như chính sách Nhà nước hiện nay. “Người dân họ muốn Nhà nước cấp đất tái định canh để họ đầu tư sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài ở khu TĐC Ninh Thủy. Trong khi đó, hiện chính sách của Nhà nước chỉ cho người dân thuê đất tái định canh chứ không được cấp đất lâu dài như đất ở TĐC”, ông Đăng nói. ĐỢI MÃI KHÔNG THẤY DÂN VỀ Ngoài Khu TĐC Ninh Thủy, nhiều khu TĐC khác ở Khánh Hòa như: Xóm Quán, Ngọc Sơn (thị xã Ninh Hòa), Vĩnh Yên (huyện Vạn Ninh)… có vốn đầu tư lên đến cả trăm tỷ đồng nhưng đều chưa thể bố trí dân đến ở hoặc bố trí được rất ít. Bởi khi lên khu TĐC cư mới, người dân không chỉ gặp khó khăn về vấn đề việc làm mà ở một số khu còn thiếu thốn nhiều thứ. Dự án Khu TĐC Xóm Quán do Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế Vân Phong làm chủ đầu tư với mục tiêu xây dựng khu TĐC để di dời người dân tại thôn Mỹ Giang, Ninh Yển và Ninh Tịnh (xã Ninh Phước) do ảnh hưởng các dự án công nghiệp tại khu vực Nam Vân Phong. Năm 2010, dự án TĐC này được xây dựng tại xã Ninh Thọ với diện tích 50ha, tổng mức đầu tư hơn 392 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước. Đến nay, dự án đã được BQL Khu kinh tế Vân Phong thi công hoàn thành và bàn giao cho thị xã Ninh Hòa quản lý khai thác sử dụng các hạng mục phân lô, hệ thống giao thông, cầu cảng, nhà trẻ… Dù hạ tầng đã được đầu tư đồng bộ, nhưng trong suốt nhiều năm qua mới chỉ có 1 hộ dân đến sinh sống tại Khu TĐC Xóm Quán. Ông Đào Văn Thái (người dân duy nhất sống ở Khu TĐC Xóm Quán) cho biết: Từ năm 2016, ông và gia đình từ xã Ninh Phước được bố trí đất tại khu TĐC Xóm Quán. Ông Thái là một trong ba hộ dân xây nhà trong khu vực khu TĐC thời điểm đó. Đến nay, hai hộ dân khác xây nhà cùng với ông Thái đã về lại quê cũ ở xã Ninh Phước sinh sống và làm ăn. Theo người dân được cấp đất tại Khu TĐC Xóm Quán, phần lớn mọi người được di dời từ xã Nhiều khu tái định cư hàng trăm tỷ đợi… dân về! Nhiều khu tái định cư ở tỉnh Khánh Hòa được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nhưng có rất ít người dân đến ở. Không được người dân sử dụng, hạ tầng của những khu tái định cư này đang xuống cấp, hoang phế. PHÒNG CHỐNG LÃNG PHÍ - Tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố đang tồn tại hàng trăm công trình dự án bỏ hoang gây lãng phí rất lớn tài sản nhà nước và doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra cấp bách nhưng giải pháp vẫn nửa vời, tình trạng lãng phí kéo dài gây nhức nhối dư luận. Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam Theo báo cáo của BQL Khu Kinh tế Vân Phong, Khu TĐC Xóm Quán được bố trí quy hoạch hơn 1.000 lô đất TĐC và hiện đã bố trí TĐC cho 68 trường hợp. Hiện nay, nhiều hạng mục kỹ thuật tại khu TĐC đã xuống cấp, không còn đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Vì thế, Ban đã đề xuất UBND tỉnh Khánh Hòa phương án đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh hạ tầng và mở rộng thêm 15ha đối với khu TĐC này. Bệnh viện, ký túc xá

Theo ghi nhận của PV, toàn bộ 4 khối nhà đều được quây tôn kín, không có hoạt động bên trong. Bao quanh dự án cũng là lớp tường tôn, cỏ mọc um tùm và những bãi rác ngập ngụa, có nơi đã biến thành bãi đỗ xe lậu. Tòa nhà A1 đã hoàn thành nhưng chỉ để cỏ mọc, không có bóng dáng sinh viên. Chỉ có tòa nhà A5, A6 lác đác có sinh viên đến ở. Em Lương Đức Thiện, sinh viên năm cuối ngành Công nghệ (Trường Đại học Mở Hà Nội) cho biết, đã thuê trọ khu chung cư này được hơn 2 năm. Hiện tại, Thiện ở tầng 5, tòa nhà A5. Chi phí thuê phòng mỗi tháng là 250.000 đồng, điện khoảng 500.000 đồng/phòng (chia đều) và nước khoảng 100.000 đồng. Vì thế, chi phí tính ra mỗi em chưa đến 600.000 đồng/tháng. Dù chi phí thấp, nhưng phòng chưa bao giờ đủ người. Thiện cho biết, phòng của em có 8 giường nhưng hiện chỉ có 5 người ở. Theo Thiện, một trong những nguyên nhân không nhiều sinh viên mặn mà thuê trọ khu vực này là do vị trí quá xa các trường đại học - cao đẳng, bất tiện cho di chuyển. Theo thống kê của đơn vị quản lý, tỷ lệ sinh viên thuê ở tại tòa nhà A5, A6 mới đạt 60% công suất (khoảng 6.200 sinh viên). Đại diện đơn vị quản lý nhận định, kể cả trường hợp dự án hoàn thành đưa vào sử dụng với công suất 21.350 sinh viên, tỷ lệ sinh viên vào thuê ở được dự báo sẽ vẫn rất thấp, công trình sử dụng không hiệu quả gây lãng phí. Do đó tháng 5/2017, UBND TP Hà Nội đã có văn bản báo cáo Thủ tướng kiến nghị cho chuyển mục đích sử dụng các hạng mục nhà A2, A3 (đã thi công phần thô) và nhà A4 (chưa giải phóng mặt bằng) sang nhà ở xã hội đảm bảo phù hợp với quy định. Thành phố cũng xin được chỉ định chủ đầu tư thực hiện dự án chuyển đổi mục đích sử dụng các hạng mục nhà A2, A3 từ nhà ở học sinh, sinh viên sang nhà ở xã hội; đồng thời lựa chọn hoặc chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở xã hội tại khu đất nhà A4. Tuy nhiên đến nay, chủ trương vẫn chưa được thông qua. Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Xây dựng đề nghị hướng dẫn chuyển đổi và xử lý nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã đầu tư cho Dự án khu ký túc xá Pháp Vân-Tứ Hiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có trả lời UBND TP Hà Nội, trong đó nêu rõ: Dự án xây dựng nhà ở học sinh, sinh viên tại Pháp Vân, Tứ Hiệp, Hà Nội (khu ký túc xá Pháp Vân-Tứ Hiệp) là một trong số các dự án được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định giao vốn tại Nghị quyết số 881/2010/ UBTVQH12 ngày 04/01/2010 và Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm. Vì vậy, việc giảm quy mô và chuyển đổi mục đích dự án, đề nghị UBND thành phố Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. “Do đó, để được điều chỉnh dự án, vẫn phải chờ Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”, đại diện chủ đầu tư nêu. TÒA THÁP 31 TẦNG 9 NĂM HOANG PHẾ Có mặt tại Tòa nhà Trung tâm Điều hành và Giao dịch của Tổng Công ty Xi măng VN (Vicem) nằm ở vị trí đất “vàng”, cạnh đường vành đai 3, tòa nhà Keangnam thuộc khu vực sầm uất hàng đầu Hà Nội sau hơn chục năm khởi công nhóm PV Tiền Phong tiếp tục chứng kiến cảnh hoang tàn ở đây. Khu nhà làm việc của dự án gần như chìm giữa rừng cỏ hoang. Dự án có quy mô đầu tư lên đến hơn 2.700 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2010, cao 31 tầng nổi và 4 tầng hầm. Công trình hoàn thành phần thô vào năm 2015 nhưng bị bỏ hoang cho đến nay! Đại diện Vicem cho biết, sau khi xây dựng xong phần thô, do thực hiện chỉ đạo dừng đầu tư ngoài ngành, cơ cấu lại đầu tư nên công trình đành bỏ dở. Nhiều năm qua, Vicem “vật vã” báo cáo các cơ quan chức năng, xin chuyển nhượng lại dự án để thoái vốn khỏi lĩnh vực không phải là nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính nhưng không thành. Tháng 8/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án Trung Tâm điều hành và giao dịch Vicem tại Lô 10E6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội. “Hiện nay, chúng tôi đang thúc đẩy các thủ tục cấp phép, điều chỉnh lại dự án để tiếp tục thi công. Nhu cầu về văn phòng làm việc của doanh nghiệp rất cấp bách vì trụ sở cũ xây dựng cách đây mấy chục năm, cạnh đường tàu hỏa và rất chật hẹp”, vị đại diện Vicem cho hay. MINH TUẤN-TRẦN HOÀNGTHANH HIẾU KINH TẾ 5 n Thứ Hai n Ngày 13/5/2024 Trao đổi với PV Tiền Phong, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai xác nhận hiện bệnh viện không còn hoạt động khám chữa bệnh tại cơ sở 2 tại Hà Nam. Lý giải việc này, ông Cơ cho biết dự án xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 do Bộ Y tế làm chủ đầu tư và thực hiện, bệnh viện chỉ là đơn vị thụ hưởng. Khi nào Bộ Y tế bàn giao thì bệnh viện sẽ tiếp nhận và thực hiện công tác khám chữa bệnh tại đây. “Chúng tôi cũng mong chờ cơ sở 2 sớm đi vào hoạt động. Nhân sự chúng tôi đã chuẩn bị sẵn từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa được Bộ Y tế bàn giao công trình”, ông Cơ nói. NÓNG TRÊN, LẠNH DƯỚI Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp sau nhiều năm vẫn là những khối bê tông hoang phế Trung tâm Điều hành và Giao dịch của Tổng Công ty Xi măng VN (Vicem) 31 tầng tại Cầu Giấy-Hà Nội bỏ hoang gây lãng phí lớn biển Ninh Phước và làm nghề đánh bắt thủy sản là chính. Dù khu TĐC có cầu cảng để phục vụ cho tàu thuyền bà con di chuyển nhưng hiện các luồng lạch từ biển vào khu TĐC bị bồi lấp. Vì thế, họ cũng chưa mặn mà đến xây nhà để sinh sống tại khu TĐC này vì gặp khó khăn về đường làm ăn. CÓ LÃNG PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG? Ông Hoàng Văn Khánh - Giám đốc BQL dự án Hạ tầng khu kinh tế và khu công nghiệp của BQL Khu Kinh tế Vân Phong, cho biết: Vào năm 2006, Thủ tướng quyết định thành lập Khu Kinh tế Vân Phong. Một trong những vấn đề Chính phủ quan tâm là đầu tư phát triển hạ tầng và hạ tầng xã hội trong đó có xây các khu TĐC. Đến năm 2008, phía Nam Vân Phong (thuộc xã Ninh Phước) có nhiều dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, Chính phủ có ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư hạ tầng cho khu vực này. Vì thế, tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất xây 3 khu TĐC trong đó có Khu TĐC Xóm Quán (52ha) để di dời hơn 1.000 hộ dân xã Ninh Phước. Trước câu hỏi của PV về việc đầu tư xây dựng Khu TĐC Xóm Quán có lãng phí hay không, ông Hoàng Văn Khánh cho hay: “Để nói việc đầu tư các khu TĐC cho các dự án phía Nam Vân Phong có lãng phí hay không thì rất khó. Tại thời điểm hiện nay thì có thể nói là lãng phí, nhưng thời điểm xây dựng để TĐC cho các dự án của Khu Kinh tế Vân Phong để đón nhà đầu tư lại hợp lý. Khi tỉnh xây dựng xong các khu TĐC cho người dân xã Ninh Phước thì kinh tế thế giới suy thoái và các nhà đầu tư không mặn mà đầu tư vào Vân Phong. Vì thế, việc đầu tư xây dựng các khu TĐC cho Vân Phong là chủ trương hợp lý của Nhà nước và sẽ đưa người dân vào sinh sống trong thời gian sắp tới”. Liên quan đến dự án Khu TĐC Xóm Quán, vào tháng 6/2021, Kiểm toán Nhà nước đã kết luận khu TĐC đưa vào sử dụng năm 2015 nhưng với 1 hộ dân sinh sống có thể thấy công tác quy hoạch khu TĐC còn chưa phù hợp nhu cầu TĐC, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND tỉnh Khánh Hoà có biện pháp đưa các khu TĐC đã được bàn giao tại Khu Kinh tế Vân Phong vào sử dụng để tránh lãng phí ngân sách Nhà nước. CÔNG HOAN Ngôi trường xây dựng trong Khu TĐC Ninh Thủy bị bỏ hoang xuống cấp nghiêm trọng ẢNH: CÔNG HOAN Khu TĐC Xóm Quán hiện chỉ có gia đình ông Đào Văn Thái sinh sống ẢNH: CÔNG HOAN Khu TĐC Ninh Thủy thành nơi chăn thả bò của người dân ẢNH: CÔNG HOAN nghìn tỷ bỏ hoang

6 KHOA GIÁO n Thứ Hai n Ngày 13/5/2024 TIẾP VỤ BẮT PHỤ HUYNH KÝ ĐƠN CHO CON BỎ THI LỚP 10 Ở TPHCM: Kiểm điểm các cá nhân liên quan Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn, đơn vị nhận được thông tin phụ huynh nhắn tin phản ánh về tình trạng: “Có trường yêu cầu phụ huynh học sinh ký cam kết cho con không thi tuyển sinh lớp 10 vì học lực không tốt” và kèm theo hình ảnh đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Qua tìm hiểu, Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn xác nhận người phản ánh sao chụp lên trang mạng “Đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025” của em T.C.T.V. (học sinh lớp 9/5 đang học tại trường THCS Nguyễn Văn Bứa, giáo viên chủ nhiệm lớp này là cô L.T.N.D.). Đơn trên do bạn của phụ huynh em V. chụp lại rồi đăng lên diễn đàn. Phụ huynh em V. trước đó có nhắn tin với giáo viên chủ nhiệm nội dung: “Cháu T.V không thi tuyển sinh lớp 10 vào trường công lập. Nhưng cháu vẫn nộp hồ sơ tuyển sinh lớp 10 vào trường tư thục, cháu vẫn tiếp tục học cấp 3. Nên nguyện vọng của gia đình cháu là học tư thục. Chứ không phải thấy con mình không đủ năng lực để học trường công lập...”. Qua xác minh, mẫu đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 do nhà trường phát hành. Lý do phát hành đơn được nhà trường lý giải vì rút kinh nghiệm ở năm học trước, giáo viên chủ nhiệm nhận được khiếu nại của phụ huynh học sinh. Có trường hợp người cha đồng ý cho con mình không thi nhưng mẹ lại muốn con thi tuyển nên đến trường thắc mắc với giáo viên chủ nhiệm. Do vậy, nhà trường buộc phải làm cam kết cho rõ ràng. Trước đó, tại cuộc họp hội đồng sư phạm, cô Nguyễn Thị Thanh Phương, Phó hiệu trưởng nhà trường có trình bày trước hội đồng việc tư vấn là trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên chủ nhiệm khối 9 nhưng quyết định có thi hay không là quyền ở học sinh và gia đình. Thầy cô không ép buộc học sinh với bất kỳ hình thức nào, nhà trường không lấy kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 để làm tiêu chí đánh giá thi đua. Ngay khi tiếp nhận thông tin, Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn đã chỉ đạo nhà trường liên hệ với phụ huynh em T.V., sau đó báo cáo sự việc cụ thể về phòng. Đồng thời, Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn chỉ đạo lãnh đạo nhà trường rà soát tất cả trường hợp học sinh lớp 9 có nguyện vọng không theo học trường THPT công lập, nhằm tư vấn, phối hợp kịp thời với gia đình hướng dẫn học sinh thay đổi việc đăng ký nguyện vọng lần 1. Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn nhắc nhở lãnh đạo trường về công tác quản lý chung và công tác tư vấn tuyển sinh cho học sinh đúng tinh thần chỉ đạo. Phòng GD&ĐT tổ chức họp nhắc nhở, kiểm điểm các cá nhân có liên quan để rút kinh nghiệm trong toàn ngành. NHÀN LÊ Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hóc Môn vừa có báo cáo gửi Sở GD&ĐT TPHCM về vụ trường THCS Nguyễn Văn Bứa bắt phụ huynh ký đơn cho con bỏ thi lớp 10 vì lực học không tốt. Ngày 11/5, Tiền Phong đưa tin, trên một diễn đàn học sinh TPHCM với hơn 500.000 thành viên từ sáng 11/5 đã xôn xao với lá đơn xin không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Lá đơn cho thấy địa chỉ xuất phát từ trường THCS Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn). Trong đơn có ghi nội dung: “Căn cứ vào kết quả học tập năm học vừa qua và năng lực nhận thức của cháu..., gia đình nhận thấy khả năng của cháu khó có thể theo học chương trình trung học phổ thông - hệ công lập. Nay tôi viết đơn này xin ban giám hiệu nhà trường cho phép cháu... không tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10... Gia đình tôi sẽ không khiếu nại mọi vấn đề về sau”. Người đăng bài thông tin rằng, mẫu đơn được giáo viên chủ nhiệm phát cho học sinh, yêu cầu đưa phụ huynh ký. Lý do là con của người này có học lực kém nên phải tự nguyện cam kết không thi lớp 10. Trường THCS Nguyễn Văn Bứa ẢNH: WEBSITE NHÀ TRƯỜNG Thời gian gần đây, một số phụ huynh trên địa bàn tỉnh Nghệ An phản ánh tình trạng một số trường có thông báo không cho học sinh lớp 9, thuộc diện phân luồng đăng ký dự thi vào lớp 10. Thay vào đó, các em sẽ được định hướng sang các trường ngoài công lập hoặc học nghề. Tình trạng này xảy ra đối với học sinh có học lực yếu, trung bình, không có khả năng đậu vào các trường công lập. Theo quy định, tất cả học sinh lớp 9 đã được xét công nhận tốt nghiệp đều được tham gia kỳ thi vào lớp 10. Việc phân luồng có thể thực hiện sau khi các em đã hoàn thành kỳ thi và có kết quả để đảm bảo quyền lợi cho tất cả học sinh. Trước những thông tin phản ánh, ngày 11/5, Sở GD&ĐT Nghệ An đã có văn bản hướng dẫn một số nội dung thực hiện nhiệm vụ cuối năm học 2023 - 2024. Trong đó, đặc biệt lưu ý thực hiện nghiêm việc tổ chức ôn tập cho học sinh lớp 9, hướng dẫn học sinh dự thi lên lớp 10. Theo đó, sở này đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo phòng GD&ĐT tạo thực hiện đúng chủ trương phân luồng cũng như tạo cơ hội công bằng cho tất cả học sinh. Tất cả học sinh lớp 9 đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đều có quyền được tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Sở cũng yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không được ngăn cấm học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp dự thi vào lớp 10. Nếu phát hiện sai phạm phải có hình thức xử lý nghiêm. Chủ trương phân luồng đã được ngành Giáo dục Nghệ An triển khai nhiều năm nay nhằm thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ. Qua tổng hợp, mỗi năm Nghệ An có khoảng 70% học sinh lớp 9 vào các trường công lập, khoảng 6% học sinh đậu vào các trường ngoài công lập. Số còn lại đi học nghề. Việc phân luồng cần phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, tùy thuộc vào năng lực, sở thích, hoàn cảnh của các em học sinh. THU HIỀN NGHỆ AN: Xử lý nghiêm việc không cho học sinh thi vào lớp 10 Trước thông tin phản ánh tình trạng một số trường có thông báo không cho học sinh lớp 9, thuộc diện phân luồng đăng ký dự thi vào lớp 10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An đã có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm. LIÊN TỤC XẢY RA CÁC VỤ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM: Xử lí nghiêm, đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố, Sở An toàn thực phẩm TPHCM; Ban Quản lí An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh về việc ngăn ngừa, xử lí ngộ độc thực phẩm. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu, đối với nội dung tuyên truyền về kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm cần chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm. Bộ Y tế đề nghị ngành Y tế các tỉnh, thành tăng cường công tác liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm; trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình. Kiên quyết xử lí nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp). HÀ MINH HÀ NỘI: Nhiều dịch bệnh nguy hiểm gia tăng Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 628 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kì năm 2023. Cùng với sốt xuất huyết, trong tuần ghi nhận 129 ca tay chân miệng (tăng 45 ca so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 28 quận, huyện, thị xã. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.184 trường hợp mắc tay chân miệng (tăng gấp 2 lần so với cùng kì năm 2023). Trong tuần cũng ghi nhận 15 ca mắc ho gà tại 13 quận, huyện, thị xã (tăng 12 ca so với tuần trước đó). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 78 trường hợp mắc ho gà tại 21 quận, huyện, thị xã và chưa ghi nhận ca tử vong. Trong đó bệnh nhân là trẻ dưới 4 tháng tuổi chiếm 77%, chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm 77%. HÀ MINH Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở TP Vinh, Nghệ An

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==