Tiền Phong số 13

TRANG 7 Xuân sẻ chia với trẻ em khó khăn THỨ HAI 13/1/2025 SÕ 13 0977.456.112 TRANG 4 Dự kiến giảm 5 bộ, 3 cơ quan và 13 tổng cục Bài học đắt giá từ vụ ồn ào của Đàm Vĩnh Hưng Đàm Vĩnh Hưng trước khi bị cấm diễn Sinh viên cử nhân tài năng, Đại học Khoa học Tự nhiên trong giờ thực hành ẢNH: HỒNG VĨNH TRANG 3 TRANG 16 HLV KIM NÓI VỀ BÓNG ĐÁ VIỆT NAM TRÊN BÁO HÀN TRANG 5 Đan Mạch bàn với ông Trump về Greenland? Dùng hơn 400kWh/tháng phải trả thêm tiền TRANG 12 TRANG 8 + 9 KHƠI THÔNG NGUỒN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐƯA VIỆT NAM CẤT CÁNH GỠ NÚT THẮT TÀI CHÍNH “Thời oanh liệt nay còn đâu?” CHUYỆN HÔM NAY Kỳ vọng XEM TIẾP TRANG 13 n NGUYỄN HOÀI Những ngày cuối năm Giáp Thìn, cộng đồng khoa học và công nghệ (KHCN) Việt Nam đặc biệt vui mừng khi Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. ĐỀ XUẤT GIÁ ĐIỆN MỚI:

2 THỜI SỰ n Thứ Hai n Ngày 13/1/2025 QUAÛNG CAÙO PHAÙT HAØNH Haø Noäi: ÑT: (024)39432758; Fax: (024)39435285 TP.HCM: ÑT: (028)38469860; Fax: (028)38480015 Trong giôø haønh chính (024)39439664 Ngoaøi giôø 0908988666 (Nguyeãn Haèng) n Toång thö kyù toøa soaïn: MINH TOAÛN n Thieát keá : TRUNG DUÕNG n Giaù: 5.500 ñoàng n Ban ñaiï dienä taiï thanø h pho á Ho à Chí Minh: 384 Nam Kyø Khôiû Nghóa, phöônø g 8, Q3 ÑT: (028) 3848 4366, Fax: (028) 3843 5095, E-mail: tienphonghcm@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï mienà Trung: 19 Ngoâ Gia Tö ï - Ña ø Nanü g, ÑT: (0236)3828 039, Fax: (0236)3897 080, E-mail: banmientrung@baotienphong.com.vn n Ban ñaiï dienä taiï Nghe ä An: 21 Hoà Xuanâ Höông, TP Vinh, Ngheä An. ÑT & Fax: (0238)8602345 n Ban ñaiï dienä taiï ÑBSCL: 103 Tranà Vanê Hoaiø , phöônø g Xuanâ Khanù h, quanä Ninh Kieuà , TP Canà Thô. Ñienä thoaiï : (0292)3823823 vaø Fax: (0292)3823829, Email: baotienphongdbscl@gmail.com n Ban ñaiï dienä taiï Tayâ Nguyenâ : 52 Tranà Nhatä Duatä - TP Buonâ Ma Thuotä - Ñaké Laékê ÑT va ø Fax: (0262)3950029, E-mail: baotienphongtaynguyen@gmail.com n Toøa soaïn: 15 Hoà Xuaân Höông - Haø Noäi. ÑT: 3943 4031 - 38227526 - 38227524 - 38227525 - 39433216 - 39434302 - 3822 6127, Fax: (024) 39430693 - E-Mail: toasoan@baotienphong.com.vn, ISSN 0866-0827 Website: www.tienphong.vn n Toång Bieân taäp: PHUØNG COÂNG SÖÔÛNG n Phoù Toång bieân taäp: LEÂ MINH TOAÛN n In taiï : Cty TNHH MTV in Quanâ ñoiä 1, Cty in baoù Nhanâ Danâ Ña ø Nanü g, Cty TNHH MTV in Ñakê Lakê , Xöônû g in Quanâ khu IV, Cty TNHH MTV in Quanâ ñoiä 2, TPHCM Hội nghị được tổ chức trực tuyến 4 cấp, từ đầu cầu trụ sở Chính phủ, trực tuyến tới hơn 8.600 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Phát biểu mở đầu Phiên họp, Thủ tướng cho biết, tại Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo đã thống nhất mục tiêu, quan điểm, định hướng, phương thức, cách làm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, cơ quan, địa phương. Ngay sau Phiên họp thứ nhất, Thủ tướng đã chỉ đạo ban hành Thông báo Kết luận, đồng thời có Công điện yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch UBND các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá để về đích, thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Đồng thời là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước như kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, 80 năm ngày thành lập nước, 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Việc thực hiện thành công Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025 mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng: Hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng; thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân; không hy sinh tiến bộ, công bằng, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, “không để ai bị bỏ lại phía sau”; thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”. Đồng thời thể hiện sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, sáng tạo của các bộ, ngành, địa phương trong việc huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; thể hiện sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… Chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước trong năm 2025. Từ Phiên họp thứ nhất đến nay, cả nước đã hoàn thành, bàn giao hơn 44.000 căn nhà và đang xây dựng 34.200 căn. Từ nay đến cuối năm 2025 còn khoảng 240.000 căn phải hoàn thành, trong khi thời gian triển khai rất gấp, chưa tới 350 ngày. Vì vậy, phải tập trung triển khai đợt cao điểm 350 ngày đêm thực hiện thành công Chương trình trong năm 2025. ĐẢM BẢO “RÕ NGƯỜI, RÕ VIỆC, RÕ TRÁCH NHIỆM, RÕ THỜI GIAN, RÕ KẾT QUẢ” Thủ tướng yêu cầu tại Phiên họp, các đại biểu đánh giá thực trạng tình hình triển khai chương trình tại các bộ, cơ quan, địa phương, chia sẻ kinh nghiệm, bài học, thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân làm chưa tốt. Cùng với đó, làm rõ những khó khăn, vướng mắc như xác định đối tượng hỗ trợ, đất đai, nguồn lực, sử dụng nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024; thủ tục, quy trình thực hiện...; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá, mạnh mẽ để bảo đảm hoàn thành Chương trình trong năm 2025 trên tinh thần 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”. Theo Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, cùng với Ban Chỉ đạo Trung ương được kiện toàn; hiện có 58/63 địa phương đã quyết định thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Có 5/63 địa phương là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu không thành lập Ban Chỉ đạo do địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát. Có 474 huyện đã thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện; 6.054 xã đã thành lập Ban chỉ đạo cấp xã. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo. Đến nay có 20 tỉnh, thành phố đặt mục tiêu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát sớm hơn yêu cầu, trước và trong quý 3/2025; có 13 địa phương đã ban hành quyết định phê duyệt nhu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Theo kết quả cập nhật của 42 địa phương trên phần mềm báo cáo, tính đến ngày 12/1/2025 đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 88.488 căn, trong đó: 48.989 căn nhà đã khánh thành và khởi công mới 35.8992 căn nhà. Cụ thể, hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng là 5.196 căn; hỗ trợ nhà ở thuộc 2 chương trình mục tiêu quốc gia là 50.909 căn; đặc biệt hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình phát động xóa nhà tạm, nhà dột nát là 28.783 căn. P.V ( Theo TTXVN) Quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm nay Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp Phiên thứ hai của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Theo báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, thông qua Chương trình phát động, đến nay có 12 địa phương nhận được hỗ trợ từ 12 đơn vị với tổng kinh phí 1.370 tỷ đồng. Tính đến ngày 2/1/2025, Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương đã tiếp nhận trên 72 tỷ đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát… Bình Phước: Khởi tố 5 bị can về tội “Tham ô tài sản” Chiều 12/1, Công an tỉnh Bình Phước cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố 5 bị can gồm Nguyễn Quế Anh (31 tuổi); Trần Quý Nam (32 tuổi); Ngô Ngọc Bình (38 tuổi) và Vũ Đại Hải (32 tuổi), cùng ngụ huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; Phạm Thị Hoài Thương (21 tuổi, ngụ tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) về tội “Tham ô tài sản”. Theo điều tra, trong 2 năm 2023 và 2024, Nguyễn Quế Anh là nhân viên trạm cân của Công ty cổ phần Kim Tín MDF Đồng Phú (Khu công nghiệp Nam Đồng Phú, huyện Đồng Phú), có trách nhiệm cân xác định khối lượng nguyên liệu củi nhập kho theo đúng quy định. Tuy nhiên, Quế Anh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn câu kết với Hải (nhân viên thủ kho), Thương (nhân viên trạm cân), Bình và Nam (là những người bán củi) thực hiện cân khối lượng nguyên liệu củi nhập kho cao hơn thực tế, để chiếm đoạt tiền thanh toán của Công ty cổ phần Kim Tín MDF Đồng Phú với tổng số tiền hơn 1,24 tỷ đồng, rồi chia nhau tiêu xài. Ngày 10/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 bị can Nguyễn Quế Anh, Trần Quý Nam, Ngô Ngọc Bình, Vũ Đại Hải và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Phạm Thị Hoài Thương cùng về tội “Tham ô tài sản”. Vụ án đang được Công an tỉnh Bình Phước tiếp tục làm rõ. P.V Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát ẢNH: TTXVN Rạng sáng 12/1, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống, nhiệt độ tại các khu vực vùng cao của Sa Pa (Lào Cai) xuống rất thấp. Đặc biệt, khu vực đỉnh Fansipan, đỉnh đèo Trạm Tôn và Ô Quy Hồ xuất hiện băng tuyết phủ núi rừng, cây cối bị đóng băng trắng xóa. Thông tin từ đại diện Ban Quản lý Khu du lịch Sun World Fansipan Legend Sa Pa, từ sáng 12/1, nhiệt độ tại đỉnh Fansipan xuống dưới âm 6 độ C khiến mọi vật bị đóng băng trắng xóa. Đây là lần thứ hai đỉnh Fansipan cao 3.143 m ở thị xã Sa Pa xuất hiện băng giá trong mùa đông 2024-2025. Không chỉ trên đỉnh Fansipan, tại khu vực núi Trạm Tôn, Thác Bạc và xã Tả Phìn, sáng nay, nhiệt độ cũng xuống dưới 0 độ khiến băng giá xuất hiện phủ trắng mái nhà, cây cối, phương tiện giao thông để ngoài trời... Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, đợt không khí lạnh này mạnh nhất trong 2 năm trở lại đây. Ngoài Sa Pa, tại huyện Bát Xát, băng giá đã lần đầu tiên xuất hiện ở đỉnh núi Lảo Thẩn trong năm nay. P.V GÓC BIẾM BIẾM HỌA CỦA LET Băng giá xuất hiện tại nhiều vùng núi cao Lào Cai

THIẾU NGUỒN LỰC Nhấn mạnh vai trò KHCN là quốc sách hàng đầu, Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xác định huy động mạnh mẽ nguồn vốn xã hội và các nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển KHCN. Nâng tổng đầu tư xã hội cho KHCN đạt 1,5% GDP vào năm 2015, trên 2% GDP vào năm 2020 và khoảng 3% GDP vào năm 2030. Tăng đầu tư của Nhà nước cho KHCN bảo đảm tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm. Tuy nhiên thực tế những năm qua, tổng chi từ ngân sách nhà nước cho KHCN chưa đạt được 2% trong khi các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn vốn từ khối doanh nghiệp chưa được khơi thông khiến nguồn lực phát triển KHCN ở Việt Nam rất khiêm tốn. Trong giai đoạn 2020-2022, theo số liệu của Kiểm toán Nhà nước, kinh phí đầu tư ngân sách nhà nước cho KHCN trung bình 17.494 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ lệ 1,01% tổng chi ngân sách, đạt 0,2% GDP, thấp hơn nhiều so với mức bình quân các nước trong khu vực và thế giới. Theo TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, kinh phí cho đầu tư KHCN ở Việt Nam là rất khiêm tốn, trong đó phần lớn chi cho hoạt động thường xuyên như chi lương, đầu tư. Nguồn kinh phí trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu rất thấp. TS Nguyễn Quân cho rằng, Nghị quyết 57 đề xuất chi 3% trong tổng chi ngân sách cho KHCN là rất đáng mừng. “Nếu dành được 1011% trong 3% đó cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng sẽ tạo ra bước phát triển nhảy vọt cho KHCN”, TS Quân nói. Tại Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel những năm qua, khoảng 10.000 tỷ đồng được trích cho hoạt động nghiên cứu phát triển mỗi năm. Theo ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn, nguồn kinh phí trên đã giúp Tập đoàn hoàn thành được nhiều dự án quan trọng được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao, tạo ra được kết quả nghiên cứu rất quan trọng, trong đó thiết bị, công nghệ 5G của Viettel được xuất khẩu sang nhiều nước. Từ kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp, ông Thắng cho rằng, nếu thực hiện được mục tiêu đến năm 2030, kinh phí cho nghiên cứu phát triển R&D đạt 2% GDP, xấp xỉ 9 tỷ USD/năm sẽ là nguồn lực thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu phát triển KHCN của Việt Nam. Lãnh đạo Tập đoàn Viettel cũng cho rằng, cùng với việc bổ sung nguồn lực, cần có hướng dẫn về việc triển khai, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách này, nên tập trung nguồn lực này cho các dự án nghiên cứu công nghệ đóng vai trò nền tảng, bao trùm như công nghệ bán dẫn, vệ tinh tầm thấp, công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng. PGS.TS Tạ Hải Tùng, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu KHCN, cần khơi thông nguồn lực từ doanh nghiệp. Ông chia sẻ, Luật KHCN quy định, doanh nghiệp được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên sự thiếu rõ ràng trong các văn bản hướng dẫn đã cản trở khơi thông nguồn kinh phí lớn và quan trọng này. PGS Tùng kỳ vọng việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ đang diễn ra sẽ góp phần khơi thông nguồn lực này. Ông cũng cho rằng, đất nước còn khó khăn, ngân sách nhà nước còn phải chi cho nhiều nội dung phát triển nên cần tránh đầu tư dàn trải. “Đầu tư hiện tại phải đi kèm trách nhiệm giải trình với cam kết đầu ra phải đo lường cụ thể. Đơn vị nào hoạt động càng hiệu quả thì càng nhận được sự đầu tư để tiếp tục phát huy hơn nữa, làm đầu tàu cho cả hệ thống vươn lên”, PGS Tùng nói. THÁO GỠ CƠ CHẾ Theo TS Nguyễn Quân, không chỉ nguồn lực hạn chế, việc cấp ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tồn tại rất nhiều bất cập, trở thành rào cản lớn nhất cho phát triển KHCN. Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ví dụ, các nước phát triển dùng cơ chế Quỹ để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng nhưng ở Việt Nam lại dùng phương thức lạc hậu là xây dựng dự toán ngân sách theo năm tài chính. Vì vậy các nghiên cứu phải chờ đợi cấp kinh phí từ một đến nhiều năm, kể từ khi có đề xuất, đặt hàng của nhà nước. Điều này làm giảm hoạt động KHCN rất nhiều, gây khó khăn lớn cho các nhà khoa học. TS Nguyễn Quân chia sẻ thêm, Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề cập đến cơ chế sử dụng các Quỹ phát triển KHCN để cấp phép kinh phí cho nghiên cứu và ứng dụng, tuy nhiên trên thực tế chưa làm được. Ông đề xuất Việt Nam cần thành lập và tái thành lập các Quỹ phát triển KHCN của Nhà nước ở tất cả các bộ ngành địa phương, làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tháo gỡ nút thắt về cơ chế tài chính hiện nay. GS.TS Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ lọc, hóa dầu chia sẻ thực tế, khi thực hiện nhiệm vụ KHCN từ nguồn ngân sách Nhà nước, các nhà khoa học gặp “ma trận” khó khăn đến từ cơ chế tài chính. Bà kể, có khi tốn đến 50% năng lượng để làm những công việc không liên quan gì đến khoa học nhưng không làm thì không thể thực hiện nhiệm vụ. Nữ GS đặt vấn đề: “Tại sao chúng ta không đặt luôn đầu bài nghiên cứu kèm kinh phí để giảm ít nhất 5-7 cuộc họp mà ở đó nhà khoa học và quản lý khoa học luôn cò kè từng đồng”. Nữ GS cũng cho rằng, một số lĩnh vực KHCN phù hợp cần mạnh dạn thực hiện cơ chế quỹ và khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, giảm bớt mọi thủ tục trung gian trong khi đảm bảo quản lý hiệu quả về tài chính, hướng tới mục tiêu đề ra, giải phóng 100% năng lực và năng lượng của nhà khoa học được dành cho chuyên môn. Nếu làm được như vậy sẽ tạo ra động lực để các nhà khoa học đam mê cống hiến. NGUYỄN HOÀI Nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, phát triển KHCN ở Việt Nam rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó cơ chế tài chính chưa phù hợp được coi là nút thắt lớn nhất trói buộc sự phát triển của KHCN trong nhiều năm qua. Theo các chuyên gia, gỡ được nút thắt sẽ giúp KHCN Việt Nam bứt phá. 3 nThứ Hai n Ngày 13/1/2025 THỜI SỰ Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh Tập trung giải phóng nguồn lực KHCN Nghị quyết 57 đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh phí chi cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP, trong đó kinh phí từ xã hội chiếm hơn 60%, bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Nghị quyết cũng nêu giải pháp quan trọng khơi thông nguồn lực KHCN là khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật về khoa học, công nghệ, đầu tư, đầu tư công, mua sắm công, ngân sách nhà nước, tài sản công, sở hữu trí tuệ, thuế… để tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng các nguồn lực, khuyến khích, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện cải cách phương thức quản lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với từng loại hình nghiên cứu; cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính; giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Khoa học và Công nghệ), Bộ đang tiến hành rà soát các điểm nghẽn về thể chế trong hoạt động nghiên cứu phát triển KHCN hiện nay để đề xuất các quy định cụ thể trong Dự thảo Luật KHCN sửa đổi nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực nghiên cứu, phát triển KHCN. Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban. Báo Tiền Phong tổ chức tuyến bài nêu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý về giải pháp tháo gỡ những nút thắt, khơi thông nguồn lực, giúp khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực đưa Việt Nam cất cánh trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kỳ 1: Gỡ nút thắt tài chính Hoạt động nghiên cứu đào tạo tại Trường Đại học Phenikaa Hà Nội ẢNH: TRƯƠNG ANH Các nhà khoa học của Viettel nghiên cứu, phát triển công nghệ 5G ẢNH: VHT

4 THỜI SỰ n Thứ Hai n Ngày 13/1/2025 BỘ MÁY CÓ NHẸ, TĂNG TRƯỞNG MỚI CAO Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang được thực hiện đúng với tinh thần chỉ đạo “vừa chạy vừa xếp hàng”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở” mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước nêu ra. “Chưa đầy 2 tháng, Chính phủ và các cấp ngành gần như hoàn thiện tất cả các công việc mà trước đây phải mất cả nhiệm kỳ mới có thể làm được. Nếu tinh thần này được lan tỏa vào trong phát triển kinh tế, xã hội thì mục tiêu tăng trưởng hai con số mà Chính phủ nêu ra hoàn toàn có thể làm được”, ông Dĩnh bày tỏ. Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, kể từ khi ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (ngày 16/11) đến nay, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã họp tới 9 phiên và thống nhất cơ cấu tổ chức trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định trong tháng 2 tới. Cụ thể, dự kiến cơ cấu tổ chức Chính phủ tới đây có: 22 bộ, cơ quan, gồm 17 bộ, cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, cơ quan) và 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan). 14 bộ gồm: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Tư pháp; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nội vụ; Bộ Dân tộc và Tôn giáo. 3 cơ quan ngang bộ gồm: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đài Truyền hình hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam. Về bộ máy bên trong của các bộ, ngành, Bộ Nội vụ cho biết, dự kiến sẽ giảm 13/13 tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 518 cục và tổ chức tương đương; giảm 218 vụ và tổ chức tương đương; giảm 2.958 chi cục và tương đương. Tuy nhiên, tại phiên họp lần thứ 9 Ban Chỉ đạo sắp xếp tinh gọn bộ máy của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Phó Thủ tướng theo lĩnh vực tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan rà soát, đề xuất phương án, bảo đảm không trùng chéo, không bỏ sót chức năng, nhiệm vụ; một việc chỉ giao một cơ quan, một cơ quan làm nhiều việc. Các cơ quan chưa đạt mục tiêu, chỉ tiêu về giảm đầu mối bên trong thì phải làm lại phương án để đạt mục tiêu, bảo đảm các bộ không sáp nhập, hợp nhất thì giảm ít nhất 15 - 20% đầu mối, các bộ sáp nhập, hợp nhất giảm ít nhất 35% trở lên. Đánh giá về phương án sắp xếp trên, ông Dĩnh cho rằng “phù hợp” với định hướng sắp xếp trước đây mà Trung ương đã nêu ra. Theo ông, số lượng các bộ, ngành mà Chính phủ đề xuất cũng tương đồng so với các nước. Đặc biệt, những bộ, ngành được đề xuất sáp nhập lại với nhau về cơ bản có chức năng nhiệm vụ tương đồng nhau nên khi sắp xếp cũng có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, ông lưu ý việc sắp xếp các đầu mối bên trong của các bộ, cũng như việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm các bộ, ngành sau sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy có thể hoạt động hiệu quả ngay là vấn đề hết sức quan trọng. CHUYỂN 18 TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY VỀ BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ Về quản lý các tập đoàn, tổng công ty sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động, trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Bộ Nội vụ đề nghị chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty về Bộ Tài chính quản lý. Riêng Tổng công ty Viễn thông Mobifone được đề nghị chuyển về Bộ Công an quản lý. Trao đổi với Tiền Phong một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là phù hợp. Ủy ban này được thành lập vào năm 2018, quản lý 19 “ông lớn” như: Tập đoàn Dầu khí; Tập đoàn Điện lực; Tập đoàn Xăng dầu; Tập đoàn Hóa chất; Tập đoàn Công nghiệp Cao su; Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản; Tổng công ty Cảng Hàng không… Tổng vốn chủ sở hữu của các “ông lớn” tới nay là hàng triệu tỷ đồng. Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến hoạt động của 19 tập đoàn, tổng công ty chưa tương xứng với nguồn lực được Nhà nước giao. Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng lưu ý khối lượng công việc mà “siêu Bộ Tài chính” đảm nhận tới đây là rất lớn. “Bộ Kế hoạch và Đầu tư hợp nhất, rồi 18 tập đoàn, tổng công ty chuyển về khiến Bộ Tài chính thực sự là “siêu bộ”, có khối lượng công việc, chức năng, nhiệm vụ rất lớn. Do đó, cùng với việc tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Tài chính phải xây dựng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý thực sự có tâm, có tầm để không chỉ gánh vác được công việc quản lý mà còn phải tạo ra động lực phát triển mới cho các tập đoàn, tổng công ty”, vị chuyên gia nói. Ngoài ra, theo phương án báo cáo của Bộ Nội vụ: Bộ Tài chính tổ chức lại các tổng cục trong các lĩnh vực: Thuế, Hải quan, Dự trữ, Kho bạc, Ủy ban Chứng khoán thành cục. Với Tổng cục Thống kê (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sau khi hợp nhất bộ tổ chức lại thành Cục Thống kê (có 14 đơn vị) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 Cục Thống kê cấp tỉnh thành 63 Chi cục Thống kê cấp tỉnh; sắp xếp, cơ cấu lại 565 Chi cục Thống kê cấp huyện thành 480 Đội hoạt động theo mô hình liên huyện (giảm 15% đầu mối). Một nhiệm vụ nữa là Bộ Tài chính tổ chức lại Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập, có 14 ban (giảm 7 đơn vị); sắp xếp, cơ cấu lại đầu mối bên trong của 63 BHXH cấp tỉnh, thành; 35 BHXH khu vực; sắp xếp, cơ cấu lại 640 BHXH cấp huyện xuống còn 350 BHXH liên huyện, bỏ 147 Tổ nghiệp vụ (giảm 651/1.465 đầu mối, tương đương với 44,4%). Với Bộ Công an, Bộ Nội vụ cho biết, dự kiến Chính phủ chuyển 3 nhóm chức năng, nhiệm vụ từ các bộ khác về Bộ Công an quản lý. Cụ thể, chuyển chức năng quản lý cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy và phòng, chống tệ nạn xã hội (đang giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý); Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp (đang giao cho Bộ Tư pháp quản lý) và nhiệm vụ về sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (đang giao cho Bộ Giao thông Vận tải quản lý) được chuyển về Bộ Công an quản lý. Ngoài ra, theo phương án được Bộ Nội vụ báo cáo, Tổng công ty Viễn thông MobiFone cũng được đề xuất chuyển từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an quản lý. VĂN KIÊN Sau 2 tháng “vừa chạy vừa xếp hàng”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền cơ cấu tổ chức với 22 bộ, cơ quan, gồm: 17 bộ, cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, cơ quan) và 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan). Cùng đó, các bộ, cơ quan giảm nhiều đơn vị cấp tổng cục, vụ, cục, phòng, đơn vị sự nghiệp. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 9 Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy của Chính phủ ẢNH: TTXVN Dự kiến giảm 5 bộ, 3 cơ quan và 13 tổng cục 13 tổng cục và tương đương hiện nay dự kiến không còn, gồm: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Tổng cục Quản lý thị trường; Tổng cục Thống kê; Tổng cục Thi hành án dân sự; Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Cơ cấu Chính phủ và tên gọi các bộ: Dự kiến sau sắp xếp tinh gọn, Chính phủ có 14 Bộ: Quốc phòng; Công an; Tư pháp; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngoại giao; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Tài chính; Xây dựng; Nông nghiệp và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Nội vụ; Dân tộc và Tôn giáo. 3 cơ quan ngang bộ gồm: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Đài Truyền hình hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam. Cùng với việc hợp nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cũng được giao nhiệm vụ quản lý 18 tập đoàn, tổng công ty từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Nội dung này có trong hồ sơ dự thảo quyết định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện (thay thế Quyết định 28), Bộ Công Thương gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Theo đó, 5 bậc giá điện bán lẻ mới được Bộ Công Thương đề xuất gồm: bậc 1 từ 0 - 100kWh; bậc 2 từ 101-200kWh; bậc 3 từ 201- 300kWh; bậc 4 từ 401-700kWh và bậc 5 là trên 700kWh. Bộ Công Thương đề xuất giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc 1, bậc 2 và bậc 3. Việc này nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp thuộc bậc 1 (chiếm 33,4% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện ở bậc này được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ bậc 4 và bậc 5. Giá điện cho bậc 4 và bậc 5 sẽ được thiết kế tăng nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp và khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện. Theo đó, bậc 4 sẽ có giá điện mới là 3.407 đồng/ kWh, bậc 5 sẽ là hơn 3.785 đồng, cao hơn mức tối đa ngưỡng 3.302 đồng/kwh (từ 401 kWh trở lên) của biểu giá hiện hành. 3 PHƯƠNG ÁN CHO GIÁ ĐIỆN TRẠM SẠC Một điểm mới của dự thảo lần này là Bộ Công Thương đề xuất bổ sung khách hàng sạc xe điện vào nhóm khách hàng kinh doanh. Trên cơ sở ý kiến của các đơn vị liên quan, Bộ Công Thương đưa ra 3 phương án. Phương án 1 là áp dụng giá điện cho mục đích sạc xe điện theo giá kinh doanh (theo ý kiến của EVN). Theo Bộ Công Thương, phương án này có thể tác động (không tích cực) tới chính sách phát triển xe điện do làm tăng chi phí sạc điện, đồng thời chưa phản ánh đúng chi phí của khách hàng sử dụng trạm, trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện, tiếp tục tạo ra bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng. Phương án 2 là cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện được xây dựng trên cơ sở giá điện phản ánh chi phí sản xuất điện mà trạm/trụ điện gây ra cho hệ thống điện. Phương án này được Bộ Công Thương đánh giá đảm bảo phân bổ chi phí tới khách hàng sử dụng điện, không có bù chéo giá điện giữa nhóm khách hàng trạm, trụ sạc xe điện và nhóm khách hàng còn lại. Phương án 3 là áp dụng theo biểu giá điện cho sản xuất. Theo Bộ Công Thương, nếu áp dụng giá điện cho trạm sạc theo giá sản xuất sẽ làm cho khách hàng sử dụng trạm, trụ sạc xe điện phải trả ít hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống điện bình quân khoảng từ 552-699 đồng/kWh tùy cấp điện áp. Nếu áp dụng giá điện cho trạm sạc theo giá kinh doanh sẽ làm cho khách hàng sử dụng trạm, trụ sạc xe điện phải trả nhiều hơn chi phí thực tế gây ra cho hệ thống điện bình quân khoảng từ 467-587 đồng/kWh tùy cấp điện áp. Bộ Công Thương đánh giá phương án 1 và 3 sẽ tiếp tục làm phát sinh bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện, khi triển khai áp dụng có thể sẽ không phù hợp với chủ trương của Bộ Chính trị là “không thực hiện bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng” và lộ trình giảm bù chéo giá điện quy định tại Luật Điện lực 2024. Do đó, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án 2. DƯƠNG HƯNG Bộ Công Thương đề xuất cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt giảm từ 6 bậc xuống còn 5 bậc. Trong đó, giá điện bán lẻ bậc 4 (từ 401-700kWh) và bậc 5 (trên 700kWh) sẽ tăng từ 105-483,6 đồng/kWh so với mức tối đa hiện nay. 5 nThứ Hai n Ngày 13/1/2025 KINH TẾ Với đề xuất mới, Bộ Công Thương tính toán, giá bán điện của nhóm khách hàng sản xuất làm tăng cơ cấu giá bán lẻ điện ngành sản xuất từ 1 - 2% so với giá bán lẻ điện bình quân và các doanh nghiệp sản xuất sẽ chịu tác động tăng giá điện từ 2,43,3%. Phương án mới đảm bảo lộ trình từng bước tính đúng, tính đủ chi phí cho nhóm khách hàng sản xuất. Dùng hơn 400kWh/tháng phải trả thêm tiền Bộ Công Thương đề xuất khách hàng sạc xe điện vào nhóm khách hàng kinh doanh Bộ Công Thương đề xuất giảm 6 bậc giá bán lẻ điện xuống còn 5 bậc ẢNH: D.H Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 25/12/2024, tổng tín dụng của nền kinh tế tăng 13,82%, tương đương khoảng 15,4 triệu tỷ đồng. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước chưa công bố số liệu cụ thể về tăng trưởng tín dụng bất động sản trong năm 2024, nhưng với tỷ trọng chiếm khoảng 21-22% tổng dư nợ, tín dụng bất động sản ước đạt từ 3,3 đến 3,4 triệu tỷ đồng. Theo SSI Research, hoạt động cho vay bất động sản sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2025, trở thành động lực quan trọng giúp tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu 16%. Tín dụng bất động sản luôn có mối liên hệ mật thiết với thị trường nhà đất, và trong bối cảnh các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ cùng sự phục hồi của nền kinh tế, tín dụng dành cho các cá nhân mua nhà cũng sẽ tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, các ngân hàng tiếp tục duy trì mức lãi suất cho vay hợp lý, là yếu tố then chốt giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để sở hữu nhà ở, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản. Báo cáo mới đây của nhóm chuyên gia VinaCapital cũng kỳ vọng Chính phủ có những biện pháp cụ thể để thúc đẩy thị trường bất động sản, nhờ đó dự kiến tăng trưởng cho vay mua nhà có thể tăng gấp đôi từ khoảng 10% năm trước lên gần 20% trong năm nay. Thị trường bất động sản phục hồi cũng sẽ thúc đẩy niềm tin tiêu dùng, kéo theo các mảng cho vay tiêu dùng có biên lãi ròng cao như cho vay mua ô tô và mua sắm trả góp. Sự phục hồi của thị trường bất động sản sẽ tiếp tục cải thiện tâm lý tiêu dùng và thúc đẩy cho vay tiêu dùng. “Chính phủ cũng dự định hỗ trợ tăng trưởng GDP năm nay bằng cách đẩy mạnh đầu tư công, nhờ đó kỳ vọng mở rộng thêm cơ hội cho vay cho các ngân hàng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tổng hòa của việc đẩy mạnh đầu tư công, bất động sản và tiêu dùng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng”, báo cáo của VinaCapital nhấn mạnh. Chuyên gia VinaCapital cũng đánh giá cho vay kinh doanh bất động sản dự kiến tiếp tục dẫn dắt, nhất là khi thị trường tiếp tục phục hồi, mặc dù một phần tăng trưởng này cũng chính là để tái tài trợ cho các khoản trái phiếu đến hạn (trước đây, các trái phiếu này đã được các công ty bất động sản phát hành cho các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư khác ngoài ngân hàng). CHO VAY HƯỚNG TỚI DOANH NGHIỆP Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trong năm 2025, tín dụng bất động sản sẽ vẫn chủ yếu hướng tới các doanh nghiệp và chủ đầu tư, còn cá nhân vẫn chưa mặn mà với việc vay mua nhà do giá bất động sản quá cao. Thời gian tới, các ngân hàng sẽ tiếp tục thúc đẩy dòng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản nhằm gia tăng nguồn cung trong tương lai, qua đó hỗ trợ nhu cầu vay mua nhà để ở và đầu tư. Tuy nhiên, cũng có khả năng một phần tín dụng sẽ được giải ngân cho các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn về tài chính để tái cấu trúc nợ khi lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vào năm 2025 - 2026. NGỌC MAI Giá vàng tăng cao nhất 1 tháng qua Sáng 12/1, giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh lên sát mốc 87 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 84,8 - 86,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 100.000 đồng/ lượng chiều mua vào và tăng mạnh 600.000 đồng/lượng chiều bán ra so với sáng qua. Chênh lệch mua - bán nới rộng lên mức 2 triệu đồng/lượng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác như Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Doji, Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý cũng điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng lên mức 86,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng mạnh theo giá vàng miếng. Giá vàng nhẫn tròn trơn của Công ty Phú Quý đứng quanh mức 85,2 - 86,6 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng mạnh 400.000 đồng/lượng chiều bán. Chênh lệch mua - bán ở mức 1,3 triệu đồng. Sáng 12/1, giá vàng thế giới niêm yết 2.689 USD/ounce, tương đương 83 triệu đồng/lượng. Trên thị trường tiền tệ sáng 12/1, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.341 đồng/ USD. Các ngân hàng thương mại niêm yết giá USD tại mức 25.214 - 25.558 đồng/USD mua - bán. USD ngoài thị trường tự do giá dao động quanh mức 25.714 - 25.804 đồng/USD. NGỌC MAI ĐỀ XUẤT GIÁ ĐIỆN MỚI: Dự báo cho vay mua nhà tăng mạnh Cho vay bất động sản sẽ tăng mạnh trong năm nay Bất động sản nhà ở dự báo sẽ phát triển trong năm 2025 nhờ triển vọng kinh tế tích cực và nguồn cung mới gia tăng kéo theo nhu cầu vay vốn mua nhà tăng. Theo các chuyên gia dự báo, tăng trưởng cho vay mua nhà dự kiến có thể tăng gấp đôi, từ mức khoảng 10% vào năm ngoái lên gần 20% trong năm nay. Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định, mặc dù lãi suất trong năm 2025 sẽ tiếp tục ở mức thấp, nhưng nhu cầu vay mua nhà của người dân khó có thể tăng mạnh, bởi giá nhà hiện nay đã vượt quá khả năng chi trả của đa số người dân.

6 KHOA GIÁO n Thứ Hai n Ngày 13/1/2025 “ÁO” ĐÃ CHẬT Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang tồn tại 3 mô hình ĐH. Mô hình thứ nhất, có lịch sử lâu nhất là ĐH quốc gia, gồm ĐH Quốc gia TPHCM và ĐH Quốc gia Hà Nội. Mô hình thứ hai là ĐH vùng gồm: ĐH Thái Nguyên, ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế. Mô hình thứ ba là trường ĐH chuyển thành ĐH gồm: ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Duy Tân, ĐH Kinh tế Quốc dân. Ở mô hình thứ 3, các ĐH ra đời theo Luật Giáo dục ĐH 2018, việc thành lập ĐH được quy định cụ thể, rõ ràng với 2 trường hợp. Thứ nhất, một trường ĐH nếu đủ điều kiện sẽ có thể chuyển thành ĐH, thứ 2, các trường ĐH có thể liên kết với nhau để thành ĐH. Trường hợp thứ 2 tương tự với việc thành lập các ĐH quốc gia và ĐH vùng như trên. Trong 4 năm gần đây, 4 trường ĐH chuyển thành ĐH đều theo cách “tự lớn lên”. Lộ trình dài ngắn tuy khác nhau nhưng cho thấy việc trở thành ĐH đang là xu hướng của các trường không muốn mang chiếc “áo” chật chội. GS.TSKH Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, việc chuyển đổi những trường ĐH có đủ điều kiện thành ĐH nhằm đổi mới hệ thống quản trị ĐH, giao quyền tự chủ cho các đơn vị thành viên. Hiện phần lớn các trường ĐH đều đa ngành. Trong mỗi khối ngành có các chuyên ngành. Các chuyên ngành trong khối ngành phát triển riêng rẽ, không có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Khi chuyển thành ĐH thì các ngành của khối ngành tích hợp lại thành trường thuộc ĐH. Do đó, GS Bùi Văn Ga đánh giá, các ngành có thể chia sẻ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thế mạnh của nhau trong từng trường để nâng cao hiệu quả đào tạo. Theo ông, xu thế phát triển của nền kinh tế số đòi hỏi người lao động phải có kiến thức đa dạng. Vì vậy, việc đào tạo chuyên sâu, đơn ngành như thế kỉ trước không còn phù hợp. Các trường cần xây dựng các chương trình đào tạo liên ngành, đưa kiến thức kĩ thuật số vào tất cả các lĩnh vực thì sinh viên tốt nghiệp mới thích nghi với môi trường công tác. Các trường thuộc ĐH có thể thực hiện tốt nhiệm vụ này. Khi trường ĐH thành ĐH người học hưởng lợi nhờ được học nhiều thầy giỏi, điều kiện thực hành được cải thiện và nhất là được học kiến thức đa ngành để tăng tính cạnh tranh trên thị trường lao động. Ông Ga đánh giá, những lợi ích và giá trị chỉ đạt được khi ĐH có hệ thống quản trị hiệu quả, mạnh dạn giao quyền tự chủ cho các đơn vị thành viên. Về phía cơ quan quản lí ngành cũng cần quy định mềm dẻo hơn đối với các ĐH, đặc biệt là giao quyền tự chủ, linh hoạt trong điều kiện mở ngành mới, quy định giảng viên... Nếu ĐH mà cơ chế quản lí không có gì thay đổi thì sẽ không tạo được chuyển biến về chất mà đơn thuần chỉ là sự thay đổi danh xưng. ĐỔI VỀ CHẤT VÀ LƯỢNG Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn từng khẳng định, dù luật khuyến khích các trường mở rộng quy mô nhưng không phải trường nào cũng có khả năng trở thành ĐH. Do vậy, các trường phải tự xác định mô hình, cấu trúc tổ chức để phù hợp nhất với mình thay vì chạy theo quan niệm “phải trở thành ĐH”. Đó không phải là cách thức phát triển bền vững. Thực tế có một số trường theo đuổi đơn ngành và thể hiện xuất sắc vai trò của mình. Ví dụ như các trường nghệ thuật, thể thao - vốn là trường đặc thù và chắc chắn họ sẽ không có ý định phát triển thành ĐH đa ngành, đa lĩnh vực. “Cần khẳng định, sự thay đổi từ trường ĐH thành ĐH không phải chỉ ở tên gọi. Thực chất, đây là sự thay đổi về mô hình tổ chức, xuất phát từ nhu cầu phát triển bên trong của từng cơ sở đào tạo”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn thông tin. Một trường ĐH khi chuyển thành ĐH không có nghĩa vị thế sẽ lên cao hơn. Ví dụ, hiện tại có 3 ĐH vùng, nhưng không ai nói ĐH vùng có vị thế, đẳng cấp cao hơn các trường ĐH khác. Ông Sơn cũng khẳng định không có ưu ái hơn giữa trường ĐH và ĐH ngoài quyền tự chủ học thuật cao hơn (điều này vốn do năng lực tự chủ của cơ sở giáo dục). Mặt khác, nhiều trường ĐH có quy mô tuyển sinh còn lớn hơn ĐH. Thí sinh không lựa chọn vào trường vì đó là ĐH hay không. Do đó, đẳng cấp của một trường không thể hiện ở cái tên mà phải do chính trường đó khẳng định. Và, đẳng cấp này phải thể hiện mạnh mẽ ở các kết quả nghiên cứu, kết quả đào tạo, kết quả đóng góp cho cộng đồng, xã hội… NGHIÊM HUÊ Các trường đại học (ĐH) đã và đang chuyển thành ĐH. Cho đến nay, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ sự khác nhau giữa trường ĐH và ĐH là như thế nào trong khi các chuyên gia cho rằng, các trường sau khi đổi tên phải thể hiện mạnh mẽ ở các kết quả nghiên cứu, kết quả đào tạo, kết quả đóng góp cho cộng đồng, xã hội… TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHUYỂN THÀNH ĐẠI HỌC: Không chỉ khác “danh xưng” Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vừa đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển thành ĐH Kinh tế Quốc dân, ngày 12/1 ẢNH: NGHIÊM HUÊ Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, ĐH là một thực thể lớn với cấu trúc bên trong đòi hỏi khả năng và trình độ quản trị cao, hướng tới sự phát triển, thể hiện khát vọng và sự lớn mạnh. ĐH cho phép phát huy quyền tự chủ và sự năng động. Quyền tự chủ có thể thực hiện tới tận đơn vị cấp thấp nhất và tới các nhóm chuyên môn, các nhà khoa học. Nếu thiết kế mô hình tổ chức không hướng tới được sự giải phóng năng lực sáng tạo từ bên trong của cơ sở giáo dục, thì sự chuyển đổi mô hình không đem lại giá trị. Nhiều năm trở lại đây, ngoài các trường THCS tuyển sinh lớp 6 theo tuyến, Hà Nội có mô hình trường chất lượng cao và một số trường tư thục “có tiếng” thu hút sự quan tâm của hàng chục nghìn phụ huynh, học sinh. Thực tế, các nhà trường đã tổ chức tuyển sinh lớp 6 rầm rộ với quy mô lớn với 3 môn: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, thu hút lượng học sinh lớn tham gia. Điều đáng nói, đề kiểm tra mỗi trường một kiểu, phụ huynh rỉ tai nhau, muốn dự thi phải luyện lò từ sớm. Thậm chí có phụ huynh cho rằng, muốn cho con thi vào Trường THCS X, Y phải được luyện thi tại trường. Những đứa trẻ buộc phải đi học thêm ở các trung tâm luyện thi đến kiệt sức. Từ thực tế đó, mới đây Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh phương án tuyển sinh lớp 6 là “xét tuyển”. Với quy định đó, các trường tư, trường chất lượng cao và phụ huynh hoang mang, băn khoăn về các tiêu chí để xét tuyển. Vì thực tế, cách đây chục năm đã áp dụng phương thức tuyển sinh này nhưng cũng có nhiều vấn đề nảy sinh như: làm đẹp học bạ, đổ xô vào các cuộc thi để giải thưởng làm tiêu chí phụ… PGS.TS Đặng Quốc Thống, Chủ tịch Hội đồng Trường Đoàn Thị Điểm nói rằng, phải có phương án để lựa chọn học sinh. “Học bạ học sinh tiểu học lâu nay chỉ có độ tin cậy vừa phải. Nhiều em điểm cao nhưng vào trường không học được nên nếu chỉ xét tuyển dựa vào hồ sơ, học bạ sẽ rất khó cho các trường tư thục”, PGS Thống nói. Theo ông Thống, thời điểm này nhà trường chờ hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội để tuyển sinh cho năm học tới. Bà Văn Thùy Dương, Phó hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cơ sở Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở là nhiệm vụ chính trị của các nhà trường phổ thông, nhưng khối công lập và tư thục có đặc thù khác nhau. Khối công lập được Nhà nước bao cấp toàn diện để thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ cập, khối tư thục phải tự túc hoàn toàn để cung cấp dịch vụ giáo dục phổ cập và các dịch vụ giáo dục chất lượng cao theo nhu cầu của xã hội. Cũng theo bà Dương, tuyển sinh phải là khâu đột phá, trong đó các trường tư thục. Việc chỉ xét tuyển sẽ khó đảm bảo được nguyên tắc tuyển sinh khách quan, công bằng và nghiêm túc bởi vì dư luận đã nhiều lần choáng ngợp trước các học bạ toàn điểm tuyệt đối. Ngày 10/1, Bộ GD&ĐT tiếp tục có văn bản đề nghị các Sở GD&ĐT khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh. Bộ GD&ĐT yêu cầu: “Đối với các trường có số học sinh đăng kí vào học vượt quá chỉ tiêu nhà trường được giao, Sở GD&ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện đánh giá năng lực học sinh theo các hình thức (đã được quy định trong quy chế đánh giá học sinh) như: Hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm,... bảo đảm việc tuyển sinh được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với điều kiện thực tiễn. HÀ LINH Bộ GD&ĐT chốt phương án tuyển sinh lớp 6 các trường là xét tuyển khiến phụ huynh có dự định cho con tham gia tuyển sinh vào trường chất lượng cao, trường tư “có tiếng” đứng ngồi không yên. Học sinh dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6 một trường tư ở Hà Nội năm học 2024-2025 “Sở GD&ĐT xây dựng tiêu chí xét tuyển chung, sau đó vẫn có lượng hồ sơ vượt chỉ tiêu được giao mới áp dụng hình thức đánh giá năng lực như: Hỏi - đáp, thuyết trình, viết...“ Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) NGUYỄN XUÂN THÀNH Khẩn trương xây dựng tiêu chí xét tuyển lớp 6

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==