Tiền Phong số 129

THỨ TƯ 8/5/2024 SÕ 129 0977.456.112 TRANG 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 Những hình ảnh xúc động trong ngày đại lễ ẢNH: NHÓM PV NHỮNG BẢN HÙNG CA Viết tiếp

Ý CHÍ CỨU NƯỚC DÂNG CAO NHƯ “TRIỀU DÂNG, THÁC ĐỔ” Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong giờ phút thiêng liêng này, chúng ta thành kính nghiêng mình tưởng nhớ công lao vĩ đại và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh; tưởng nhớ và tri ân sâu sắc Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng - Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ. “Chúng ta khắc ghi và biết ơn công lao to lớn của các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các thế hệ cán bộ, tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ cùng toàn thể các lực lượng vũ trang và nhân dân ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã tận tâm, tận lực, anh dũng chiến đấu, hy sinh quên mình, cùng góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu””, Thủ tướng nói. Thủ tướng nêu, thời điểm tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, từ công tác bảo đảm bí mật, hậu cần, quân số cho đến vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật; trong khi đó địch có “binh hùng, tướng mạnh” với vũ khí, trang thiết bị hiện đại. Phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, dân công hoả tuyến cùng nhân dân các địa phương đã ngày đêm xẻ núi, bạt rừng, xuyên đèo, lội suối, mở hàng nghìn ki-lô-mét đường giao thông cho bộ đội hành quân, vận chuyển vũ khí, lương thực, hậu cần cho Chiến dịch. Với thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, với ý chí cứu nước dâng cao như “triều dâng, thác đổ”, chúng ta đã hội tụ được sức mạnh tổng hợp vô song, sẵn sàng cho Chiến dịch. “Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn…”, với “đôi chân đất”, tinh thần thép và ý chí chiến đấu quật cường, bền bỉ, anh hùng của quân và dân ta, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi vang dội - “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”, Thủ tướng nói, đồng thời nhấn mạnh đây là đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”, là thắng lợi của tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, là sự kết tinh sức mạnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genevo về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; tạo cơ sở, tiền đề cho việc giải phóng, xây dựng miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. CHIẾN THẮNG CỦA CHÍNH NGHĨA Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện trọng đại, không chỉ có ý nghĩa đối với Cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chiến thắng của chính nghĩa, của lòng dân, của lương tri và phẩm giá con người, được dẫn dắt bởi đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo; bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Chiến thắng cũng bắt nguồn từ truyền thống yêu nước nồng nàn “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chiến thắng của chính nghĩa, của lòng dân, của lương tri và phẩm giá con người, được dẫn dắt bởi đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trong diễn văn tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). “70 năm sau ngày Chiến thắng, chúng ta vẫn băn khoăn, trăn trở, ngậm ngùi khi còn đó nhiều liệt sỹ chưa xác định được đủ thông tin; nhiều cựu chiến binh vẫn đau đáu nỗi niềm tìm kiếm đồng đội; nhiều gia đình vẫn ngày đêm trông ngóng thông tin về người thân đã hy sinh trên chiến trường. Máu xương của các anh hùng liệt sỹ đã hòa quyện vào lòng đất Điện Biên - Tây Bắc, để góp phần cho ngày hôm nay đất nước ta được độc lập, tự do và nhân dân được sống trong ấm no, hạnh phúc”. Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH 2 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 8/5/2024 Viết tiếp những bản Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày diễn văn tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ẢNH: NHƯ Ý Khối đội hình lực lượng vũ trang diễu binh, diễu hành trên đường phố thành phố Điện Biên Phủ trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ẢNH: HOÀNG MẠNH THẮNG “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển; góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”. Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH

Tại nghĩa trang được xây dựng từ năm 1958, Bộ trưởng Sebastien Lecornu, Quốc vụ khanh Cựu chiến binh và ký ức chiến tranh Pháp Patricia Miralles, cùng 3 cựu binh từng tham chiến tại Điện Biên Phủ và các thành viên khác trong đoàn nghe giới thiệu về Nghĩa trang quốc gia A1, còn gọi là Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Đây là nơi yên nghỉ của 645 chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, trong đó có các anh hùng Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn và Trần Can. Đoàn Pháp nghe giới thiệu về thân thế và chiến công của các liệt sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 6/5, Bộ trưởng Sebastien Lecornu đến thăm di tích đồi A1, hầm De Castries nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là lần đầu tiên một Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Điện Biên Phủ. Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand và Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã thăm chiến trường này vào lần lượt các năm 1993 và 2018. Trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 6/5, Bộ trưởng Sebastien Lecornu nêu bật tầm quan trọng của hợp tác chia sẻ ký ức lịch sử, khắc phục hậu quả chiến tranh giữa hai nước. Ông cũng cảm ơn Việt Nam đã tích cực hợp tác, hỗ trợ hồi hương hài cốt binh lính Pháp trong chiến tranh tại Việt Nam, khẳng định hai bên hoàn toàn có thể đạt được tương lai hợp tác tốt đẹp hơn nữa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và luật pháp quốc tế. THU LOAN Nhân dịp dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sebastien Lecornu cùng đoàn Pháp tới dâng hương tại Nghĩa trang quốc gia A1. hùng ca Bộ trưởng Quân đội Pháp Sebastien Lecornu ngày 7/5 viếng thăm Nghĩa trang quốc gia A1 ẢNH: VNN THỜI SỰ 3 n Thứ Tư n Ngày 8/5/2024 và tinh thần đoàn kết đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, được nhân dân các dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước phát huy cao độ và tận tâm, tận lực dốc sức, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cho Chiến dịch. Đặc biệt, góp phần trực tiếp làm nên chiến thắng là sự cống hiến, hy sinh to lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng - một đội quân “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu” với trên 4 vạn cán bộ, chiến sỹ đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. “Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh anh dũng trên chiến trường là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân”, Thủ tướng nói. Theo Thủ tướng, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, tạo tiền đề cho những chiến công, thắng lợi tiếp theo của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Một là, xác định đường lối kháng chiến đúng đắn, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Hai là, phát huy tinh thần yêu nước và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Ba là, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, xác định đúng đường lối chiến tranh cách mạng và nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Bốn là, xây dựng và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Năm là, kết hợp chặt chẽ, hài hoà, hiệu quả giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế. LẬP NÊN NHỮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ MỚI” Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, dân tộc ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh, lập nên những chiến công hiển hách như Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 và đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam vừa tập trung khôi phục kinh tế - xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, vừa làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp Nhân dân Campuchia lật đổ và thoát khỏi chế độ diệt chủng. Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Gợi mở một số vấn đề về tình hình quốc tế và trong nước thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với những thành tựu, kết quả đã đạt được; nhưng cũng không bi quan, hoang mang, dao động trước những khó khăn, thách thức. Ngược lại càng áp lực, càng phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn; khơi dậy, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Càng phấn khởi, tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, của các thế hệ đi trước, càng củng cố niềm tin và thấy rõ trách nhiệm với đất nước trong hiện tại và tương lai; vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về những nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ, hài hòa, ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị với quan điểm xuyên suốt: lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển nhanh, bền vững; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Thủ tướng yêu cầu củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo; ưu tiên bố trí nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; trong đó có tỉnh Điện Biên, vùng Tây Bắc “phên giậu” thân yêu của Tổ quốc. “Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc. Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”, Thủ tướng nói. Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng, với những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc, với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức được vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng với tất cả sự quyết tâm, sự kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. “Tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và dân tộc Việt Nam anh hùng, tiếp tục trên chặng đường vinh quang dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, toàn thể chúng ta, với tất cả trách nhiệm, lý trí và nghị lực, hãy sống, làm việc, cống hiến hết sức mình; hãy nỗ lực vươn lên bằng trí tuệ, niềm tin, lòng yêu nước nồng nàn trong từng nhịp đập của mỗi trái tim; hãy góp sức, nỗ lực nhiều hơn nữa cho Tổ quốc, cho xã hội, cho cộng đồng, cho gia đình và bản thân; hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu ngày càng hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc”, Thủ tướng nhấn mạnh. TRƯỜNG PHONG Tại Lễ Kỷ niệm, thay mặt các cựu chiến binh Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Phạm Đức Cư (94 tuổi), nguyên trợ lý tham mưu Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 pháo cao xạ, phát biểu, ông và các đồng đội được trực tiếp tham gia chiến dịch, chứng kiến những thời khắc lịch sử oanh liệt và đầy cam go, thử thách trên mặt trận Điện Biên Phủ. “Tôi vô cùng xúc động tưởng nhớ tới những đồng chí, đồng đội và nhân dân đã hy sinh để làm nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"”, ông Cư nói. Theo ông Cư, cách đây tròn 70 năm, trận quyết chiến - chiến lược lịch sử Điện Biên Phủ, Tiểu đoàn của ông và Tiểu đoàn 383 thuộc Trung đoàn 367 pháo cao xạ được cấp trên giao nhiệm vụ dựng lưới lửa phòng không trên vùng trời Điện Biên, chiến đấu với không quân của địch, bảo vệ đội hình các đơn vị bộ binh của ta. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, qua 56 ngày đêm trong mưa bom, bão đạn, anh dũng chiến đấu, pháo phòng không cùng các đơn vị bạn đã đánh thắng không lực của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, cắt đứt đường tiếp tế hàng không của địch trên vùng trời Điện Biên, bắn rơi 62 chiếc máy bay các loại, trong đó có cả pháo đài bay B24; góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. “Chiến tranh đã lùi xa. Được chứng kiến sự đổi thay phát triển của đất nước nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng, chúng tôi rất phấn khởi và tự hào đã đóng góp một phần công sức của mình để làm nên Điện Biên anh hùng và tươi đẹp như ngày hôm nay. Chúng tôi luôn tâm niệm, mình là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ; gương mẫu trong lối sống… Chúng tôi tin tưởng và mong rằng, thế hệ trẻ hôm nay luôn tự hào, ghi nhớ và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc và tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ; dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, ông Cư nói. HOÀNG PHONG Ký ức về 56 ngày đêm Bộ trưởng Quân đội Pháp viếng các anh hùng Điện Biên Dự Lễ kỷ niệm có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Thường trực Ban Bí thư – Trưởng ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai; Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc; Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình; Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng…; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư, lãnh đạo một số tỉnh thành; các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện cựu chiến binh, các lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ… Đại biểu khách quốc tế dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Chansamose Chanyalath; Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun; Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ; Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu và Quốc vụ khanh phụ trách về Cựu chiến binh và Ký ức chiến tranh của Pháp Patricia Miralles... lĐặc biệt, Lễ kỷ niệm vinh dự đón nhận lẵng hoa chúc mừng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. TTXVN - PV

Ý CHÍ CỨU NƯỚC DÂNG CAO NHƯ “TRIỀU DÂNG, THÁC ĐỔ” Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong giờ phút thiêng liêng này, chúng ta thành kính nghiêng mình tưởng nhớ công lao vĩ đại và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn Chủ tịch Hồ Chí Minh; tưởng nhớ và tri ân sâu sắc Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng - Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ. “Chúng ta khắc ghi và biết ơn công lao to lớn của các bậc tiền bối, các anh hùng liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các thế hệ cán bộ, tướng lĩnh, sĩ quan, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ cùng toàn thể các lực lượng vũ trang và nhân dân ta trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã tận tâm, tận lực, anh dũng chiến đấu, hy sinh quên mình, cùng góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu””, Thủ tướng nói. Thủ tướng nêu, thời điểm tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, từ công tác bảo đảm bí mật, hậu cần, quân số cho đến vũ khí, khí tài, trang thiết bị kỹ thuật; trong khi đó địch có “binh hùng, tướng mạnh” với vũ khí, trang thiết bị hiện đại. Phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, dân công hoả tuyến cùng nhân dân các địa phương đã ngày đêm xẻ núi, bạt rừng, xuyên đèo, lội suối, mở hàng nghìn ki-lô-mét đường giao thông cho bộ đội hành quân, vận chuyển vũ khí, lương thực, hậu cần cho Chiến dịch. Với thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, với ý chí cứu nước dâng cao như “triều dâng, thác đổ”, chúng ta đã hội tụ được sức mạnh tổng hợp vô song, sẵn sàng cho Chiến dịch. “Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/ Máu trộn bùn non/ Gan không núng/ Chí không mòn…”, với “đôi chân đất”, tinh thần thép và ý chí chiến đấu quật cường, bền bỉ, anh hùng của quân và dân ta, Chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi vang dội - “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”, giáng đòn quyết định, đánh bại nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”, Thủ tướng nói, đồng thời nhấn mạnh đây là đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”, là thắng lợi của tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, là sự kết tinh sức mạnh Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam; tạo cơ sở, tiền đề cho việc giải phóng, xây dựng miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. CHIẾN THẮNG CỦA CHÍNH NGHĨA Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một sự kiện trọng đại, không chỉ có ý nghĩa đối với Cách mạng Việt Nam, mà còn trở thành bản anh hùng ca bất hủ thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chiến thắng của chính nghĩa, của lòng dân, của lương tri và phẩm giá con người, được dẫn dắt bởi đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo; bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Chiến thắng cũng bắt nguồn từ truyền thống yêu nước nồng nàn “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là kết tinh của sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chiến thắng của chính nghĩa, của lòng dân, của lương tri và phẩm giá con người, được dẫn dắt bởi đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo”, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trong diễn văn tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). “70 năm sau ngày Chiến thắng, chúng ta vẫn băn khoăn, trăn trở, ngậm ngùi khi còn đó nhiều liệt sỹ chưa xác định được đủ thông tin; nhiều cựu chiến binh vẫn đau đáu nỗi niềm tìm kiếm đồng đội; nhiều gia đình vẫn ngày đêm trông ngóng thông tin về người thân đã hy sinh trên chiến trường. Máu xương của các anh hùng liệt sỹ đã hòa quyện vào lòng đất Điện Biên - Tây Bắc, để góp phần cho ngày hôm nay đất nước ta được độc lập, tự do và nhân dân được sống trong ấm no, hạnh phúc”. Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH 2 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 8/5/2024 Viết tiếp những bản Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày diễn văn tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ẢNH: NHƯ Ý Khối đội hình lực lượng vũ trang diễu binh, diễu hành trên đường phố thành phố Điện Biên Phủ trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ẢNH: HOÀNG MẠNH THẮNG “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, là bạn tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”: gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển; góp phần gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”. Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH

Tại nghĩa trang được xây dựng từ năm 1958, Bộ trưởng Sebastien Lecornu, Quốc vụ khanh Cựu chiến binh và ký ức chiến tranh Pháp Patricia Miralles, cùng 3 cựu binh từng tham chiến tại Điện Biên Phủ và các thành viên khác trong đoàn nghe giới thiệu về Nghĩa trang quốc gia A1, còn gọi là Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Đây là nơi yên nghỉ của 645 chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, trong đó có các anh hùng Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn và Trần Can. Đoàn Pháp nghe giới thiệu về thân thế và chiến công của các liệt sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 6/5, Bộ trưởng Sebastien Lecornu đến thăm di tích đồi A1, hầm De Castries nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là lần đầu tiên một Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Điện Biên Phủ. Trước đó, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand và Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã thăm chiến trường này vào lần lượt các năm 1993 và 2018. Trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 6/5, Bộ trưởng Sebastien Lecornu nêu bật tầm quan trọng của hợp tác chia sẻ ký ức lịch sử, khắc phục hậu quả chiến tranh giữa hai nước. Ông cũng cảm ơn Việt Nam đã tích cực hợp tác, hỗ trợ hồi hương hài cốt binh lính Pháp trong chiến tranh tại Việt Nam, khẳng định hai bên hoàn toàn có thể đạt được tương lai hợp tác tốt đẹp hơn nữa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và luật pháp quốc tế. THU LOAN Nhân dịp dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7/5, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sebastien Lecornu cùng đoàn Pháp tới dâng hương tại Nghĩa trang quốc gia A1. hùng ca Bộ trưởng Quân đội Pháp Sebastien Lecornu ngày 7/5 viếng thăm Nghĩa trang quốc gia A1 ẢNH: VNN THỜI SỰ 3 n Thứ Tư n Ngày 8/5/2024 và tinh thần đoàn kết đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, được nhân dân các dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước phát huy cao độ và tận tâm, tận lực dốc sức, đồng lòng, đóng góp sức người, sức của cho Chiến dịch. Đặc biệt, góp phần trực tiếp làm nên chiến thắng là sự cống hiến, hy sinh to lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng - một đội quân “từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu” với trên 4 vạn cán bộ, chiến sỹ đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. “Những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh anh dũng trên chiến trường là minh chứng sinh động cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân”, Thủ tướng nói. Theo Thủ tướng, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, tạo tiền đề cho những chiến công, thắng lợi tiếp theo của nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Một là, xác định đường lối kháng chiến đúng đắn, tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Hai là, phát huy tinh thần yêu nước và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Ba là, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, xác định đúng đường lối chiến tranh cách mạng và nghệ thuật quân sự, nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam. Bốn là, xây dựng và củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Năm là, kết hợp chặt chẽ, hài hoà, hiệu quả giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế. LẬP NÊN NHỮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ MỚI” Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, dân tộc ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh, lập nên những chiến công hiển hách như Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 và đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam vừa tập trung khôi phục kinh tế - xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, vừa làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp Nhân dân Campuchia lật đổ và thoát khỏi chế độ diệt chủng. Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Gợi mở một số vấn đề về tình hình quốc tế và trong nước thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, say sưa với những thành tựu, kết quả đã đạt được; nhưng cũng không bi quan, hoang mang, dao động trước những khó khăn, thách thức. Ngược lại càng áp lực, càng phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn; khơi dậy, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Càng phấn khởi, tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, của các thế hệ đi trước, càng củng cố niềm tin và thấy rõ trách nhiệm với đất nước trong hiện tại và tương lai; vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về những nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Phát triển văn hóa, xã hội đồng bộ, hài hòa, ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị với quan điểm xuyên suốt: lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển nhanh, bền vững; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Thủ tướng yêu cầu củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo; ưu tiên bố trí nguồn lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; trong đó có tỉnh Điện Biên, vùng Tây Bắc “phên giậu” thân yêu của Tổ quốc. “Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” (không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế). Tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc. Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó một số quân, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”, Thủ tướng nói. Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng, với những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc, với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, những khó khăn được tháo gỡ, những thách thức được vượt qua để viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng với tất cả sự quyết tâm, sự kiên trì, bền bỉ, nhiệt huyết, tinh thần tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước của các thế hệ hôm nay và mai sau, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. “Tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại và dân tộc Việt Nam anh hùng, tiếp tục trên chặng đường vinh quang dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, toàn thể chúng ta, với tất cả trách nhiệm, lý trí và nghị lực, hãy sống, làm việc, cống hiến hết sức mình; hãy nỗ lực vươn lên bằng trí tuệ, niềm tin, lòng yêu nước nồng nàn trong từng nhịp đập của mỗi trái tim; hãy góp sức, nỗ lực nhiều hơn nữa cho Tổ quốc, cho xã hội, cho cộng đồng, cho gia đình và bản thân; hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu ngày càng hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc”, Thủ tướng nhấn mạnh. TRƯỜNG PHONG Tại Lễ Kỷ niệm, thay mặt các cựu chiến binh Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Phạm Đức Cư (94 tuổi), nguyên trợ lý tham mưu Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 pháo cao xạ, phát biểu, ông và các đồng đội được trực tiếp tham gia chiến dịch, chứng kiến những thời khắc lịch sử oanh liệt và đầy cam go, thử thách trên mặt trận Điện Biên Phủ. “Tôi vô cùng xúc động tưởng nhớ tới những đồng chí, đồng đội và nhân dân đã hy sinh để làm nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"”, ông Cư nói. Theo ông Cư, cách đây tròn 70 năm, trận quyết chiến - chiến lược lịch sử Điện Biên Phủ, Tiểu đoàn của ông và Tiểu đoàn 383 thuộc Trung đoàn 367 pháo cao xạ được cấp trên giao nhiệm vụ dựng lưới lửa phòng không trên vùng trời Điện Biên, chiến đấu với không quân của địch, bảo vệ đội hình các đơn vị bộ binh của ta. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, qua 56 ngày đêm trong mưa bom, bão đạn, anh dũng chiến đấu, pháo phòng không cùng các đơn vị bạn đã đánh thắng không lực của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, cắt đứt đường tiếp tế hàng không của địch trên vùng trời Điện Biên, bắn rơi 62 chiếc máy bay các loại, trong đó có cả pháo đài bay B24; góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. “Chiến tranh đã lùi xa. Được chứng kiến sự đổi thay phát triển của đất nước nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng, chúng tôi rất phấn khởi và tự hào đã đóng góp một phần công sức của mình để làm nên Điện Biên anh hùng và tươi đẹp như ngày hôm nay. Chúng tôi luôn tâm niệm, mình là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ; gương mẫu trong lối sống… Chúng tôi tin tưởng và mong rằng, thế hệ trẻ hôm nay luôn tự hào, ghi nhớ và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc và tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ; dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, ông Cư nói. HOÀNG PHONG Ký ức về 56 ngày đêm Bộ trưởng Quân đội Pháp viếng các anh hùng Điện Biên Dự Lễ kỷ niệm có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Thường trực Ban Bí thư – Trưởng ban Tổ chức T.Ư Trương Thị Mai; Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Trưởng ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc; Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hoà Bình; Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng…; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành T.Ư, lãnh đạo một số tỉnh thành; các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện cựu chiến binh, các lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ… Đại biểu khách quốc tế dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Chansamose Chanyalath; Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun; Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Khánh Vĩ; Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu và Quốc vụ khanh phụ trách về Cựu chiến binh và Ký ức chiến tranh của Pháp Patricia Miralles... lĐặc biệt, Lễ kỷ niệm vinh dự đón nhận lẵng hoa chúc mừng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. TTXVN - PV

Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Khamphanh Pheuyavong khẳng định, Chiến thắng Điện Biên Phủ khiến Pháp phải chấp nhận thất bại, ký Hiệp định Genene về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây cũng là nền tảng để Việt Nam phát triển toàn diện. Ông cho rằng nhờ thắng lợi này, ổn định chính trị ở Việt Nam được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được nâng cao, Nhà nước vững mạnh, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng. Bảy thập kỷ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nhận định, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, nâng cao mức sống cho người dân, không chỉ đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển mà còn nâng cao sức mạnh tổng thể của đất nước. Ông nhấn mạnh, Chiến thắng Điện Biên Phủ mang lại những bài học quý giá cho đất nước Lào, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giải phóng dân tộc và thành lập nước CHDCND Lào. Ông Khamphanh Pheuyavong bày tỏ lòng biết ơn và đánh giá cao những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam vì những thắng lợi và thành tựu đạt được trong nhiều thập kỷ qua, đồng thời bày tỏ mong muốn quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam mãi mãi bền vững và ngày càng đơm hoa kết trái. BÁO CHÍ QUỐC TẾ ĐƯA TIN ĐẬM NÉT Reuters đưa tin về lễ kỷ niệm ngày 7/5 tại Điện Biên Phủ, với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo, cựu chiến binh và nhà ngoại giao tại Điện Biên. “Trận chiến Điện Biên Phủ mang ý nghĩa lịch sử được coi là một trong những trận đánh vĩ đại nhất của thế kỷ 21. Thất bại của Pháp dẫn đến việc ký kết Hiệp định Geneve ngày 21/7/1954”, Reuters viết. Bài viết dẫn ý kiến của GS Carl Thayer, một chuyên gia Úc chuyên nghiên cứu về Việt Nam: “Bài học rút ra từ chiến dịch Điện Biên Phủ là Việt Nam cần xác định rõ những lợi ích quốc gia của mình và theo đuổi những lợi ích đó một cách chiến lược. Việt Nam đã hệ thống hóa cách tiếp cận này trong khái niệm ‘ngoại giao cây tre’, nghĩa là kiên quyết và kiên trì về nguyên tắc cơ bản nhưng linh hoạt về phương tiện và cách thức đạt được mục tiêu chiến lược”. AP đăng bản tin video về lễ duyệt binh tại Điện Biên Phủ ngày 7/5, kèm chú thích: Trận chiến mà quân đội Việt Nam đã đánh bại quân Pháp, tạo nên kết quả mang tính quyết định để chấm dứt sự đô hộ của Pháp sau gần 1 thế kỷ. Tin và video của AP, Reuters và hãng thông tấn Pháp về lễ kỷ niệm và chia sẻ của các cựu chiến binh Pháp khi trở lại chiến trường Điện Biên Phủ được nhiều báo và trang tin trên khắp thế giới đăng lại. THU LOAN Hãng thông tấn Lào KPL vừa đăng bài phỏng vấn ông Khamphanh Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (ảnh), khẳng định ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước của Việt Nam, mang lại những bài học quý giá cho đất nước Lào. 4 THỜI SỰ n Thứ Tư n Ngày 8/5/2024 Bài học quốc tế từ Chiến thắng Điện Biên Phủ Lào, Campuchia gửi điện mừng Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung Điện mừng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có đoạn viết: “Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là một trong những thắng lợi to lớn của Đảng, quân đội, nhân dân Việt Nam anh em trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân xâm lược, là biểu tượng của liên minh chiến đấu giữa quân đội, nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, là nguồn sức mạnh to lớn thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng, nhân dân Lào giành thắng lợi. Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào bày tỏ biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn, quý báu, hiệu quả, kịp thời mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Lào trước đây cũng như trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay”. Nội dung Điện mừng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia có đoạn viết: “70 năm qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu luôn được người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế khắc ghi trong lòng, đặc biệt đây là bằng chứng của tình đoàn kết, đồng cam cộng khổ giữa 3 dân tộc Việt Nam - Campuchia - Lào. Đảng Nhân dân Campuchia tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, nhân dân Việt Nam tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và căn dặn: “Trận này hết sức quan trọng, đánh là phải thắng, nếu không chắc thắng, không đánh” ẢNH: TƯ LIỆU Một số người gọi ông là Napoléon Đỏ, nhưng bài viết cho rằng sự so sánh này không phù hợp, vì Napoleon là người đi chinh phục, còn Tướng Giáp là người giải phóng, và công lao của ông mang ý nghĩa quyết định đối với nền độc lập của các dân tộc Đông Dương. Bài viết khẳng định rằng Chiến thắng Điện Biên Phủ đưa tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời. Theo bài viết, quân đội Pháp khi đó cho rằng Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, nhưng đó chỉ đánh giá dựa trên sách vở. Thay vì tấn công trực diện trong thời gian ngắn với kết quả không chắc chắn, lực lượng do Tướng Giáp chỉ huy đã triển khai tấn công rải rác theo phương châm tấn công chậm hơn nhưng chắc chắn. Sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân Việt Nam đã khiến Pháp thất thủ vào ngày 7/5/1954, với toàn bộ Bộ Tổng tham mưu bị bắt giữ. Bài viết của Plensa Latina khẳng định, chiến thắng đó không chỉ kết thúc cuộc kháng chiến kéo dài 9 năm mà còn trở thành nền tảng lý luận - thực tiễn vững chắc cho các trận chiến mà Việt Nam phải đương đầu trong giai đoạn sau. Plensa Latina đánh giá, Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng tỏ cho các nước thuộc địa thấy rằng một đội quân vũ trang nghèo nàn, đi dép đơn sơ, xuất thân từ một nền kinh tế nông nghiệp gần như thô sơ vẫn có thể đánh bại một cường quốc có nền công nghiệp quốc phòng phát triển. Ở Điện Biên Phủ, Pháp còn nhận được sự ủng hộ của các nước phương Tây khác như Anh, Mỹ. Bài viết khẳng định, Tướng Giáp không nhận bất kỳ vinh quang nào về mình mà dành tất cả cho người dân. Bài viết dẫn giải thích của Tướng Giáp thời điểm đó: “Chúng tôi phải dùng vũ khí nhỏ để chống lại vũ khí lớn, lấy vũ khí thô sơ để chống lại vũ khí hiện đại. Cuối cùng, yếu tố con người quyết định chiến thắng”. Bài viết khẳng định, lối sống giản dị và tinh thần hy sinh, cống hiến cho đất nước của Tướng Giáp đã truyền cảm hứng cho những người lính Việt Nam, và tên tuổi của ông mãi mãi gắn với đại thắng Điện Biên Phủ và in sâu trong ký ức người Việt. THU LOAN Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhân dịp lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hãng thông tấn Cuba Prensa Latina đăng bài viết tiêu đề “Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người chinh phục đế quốc”, nhấn mạnh các chuyên gia quân sự thế giới công nhận Đại tướng Võ Nguyên Giáp Việt Nam là một trong 10 nhà chiến lược quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại. Bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đăng trên Prensa Latina ngày 6/5

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==