Tiền Phong số đặc biệt 2-9-2024

Camã thûcá Àöcå Lêpå n Töíng Biïn têåp: PHUÂNG CÖNG SÛÚÃNG n Phoá Töíng Biïn têåp: VUÄ TIÏËN, LÏ MINH TOAÃN n Töí chûác, Biïn têåp: LÏ MINH TOAÃN - BAN TS-CT n Thiïët kïë: TRUNG DUÄNG, LÏ HUY, TRUNG HIÏËU n Toâa soaån: 15 HÖÌ XUÊN HÛÚNG - HA NÖÅI. Tel: (024) 39434031 n Phaát haânh: Haâ Nöåi: 0908988666 (Nguyïîn Hùçng) Fax: (024) 39430693; TP Höì Chñ Minh: (028) 3469860; Fax: (028) 38480015 n Chïë baãn taåi: BAÁO TIÏÌN PHONG n In taåi CTY IN QUÊN ÀÖÅI 1 HA NÖÅI GIAÁ: 70.000 ÀÖÌNG TRANG 20-21 n Mötå Viïtå Nam Àöcå Lêpå qua con mùtæ àiïnå anã h Àùnå g Nhêtå Minh TRANG 22-23 n Tú â “sú”á àùcå biïtå cuaã cu å Nguyïnî Xiïní TRANG 24 n Gacá butá nghiïn TRANG 26 n Höiì tûúnã g cuaã cûuå nhaâ baoá vï ì ngayâ 19/8 TRANG 27 n “Àïm thiïng liïng” Hoaã Lo â va â khatá vonå g Tû å do, Àöcå lêpå TRANG 28-29 n Cú â Tö í quöcë giûaä trunâ g khúi TRANG 30 n Thiïng liïng Trûúnâ g Sa TRANG 37 n Àocå laiå “thiïn thênì Àiïnå Biïn Phu”ã TRANG 42 n Giû ä lêyë nhûnä g gò ma â ta yïu quy…á TRANG 45 n Bûcá chên dung àùcå biïtå cuaã hoaå sô Phamå Luênå TRANG 51 n Àonâ bêyí tû â cao töcë TRANG 58 n Xuêtë khêuí nghï å thuêtå tû…â racá TRANG 61 n Ngoaiå giao nhên dên cuaã nû ä Trung tûúná g nganâ h Y TRANG 34 n Têmë anã h Bacá Hö ì va â lúiâ thï ì quyïtë tûã Tranh của Phạm Hải Hoâa Thiïët kïë trang bòa: Trung Dũng Con àûúnâ g àöcå lêpå , tû å chu ã vï ì kinh tïë ngayâ canâ g vûnä g chùcæ 25 40-41 Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng chính thời khắc thiêng liêng ấy, dân tộc Việt Nam từ thân phận lầm than, nô lệ đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” với tư cách của người làm chủ, phấn đấu cho mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Chỉ mấy ngày sau, trong bức thư gửi học sinh ngày khai trường đầu tiên dưới chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 5/9/1945, Bác Hồ đã bày tỏ về một khát vọng xây dựng đất nước hùng cường. Bác viết: “Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Khát vọng ấy tiếp mạch Tuyên ngôn Độc lập. Muốn thực hiện được khát vọng hùng cường đó, điều căn cốt Người dạy cán bộ Cách mạng-công bộc của Dân là: “Phải yêu nước thương dân”. 79 năm qua, dân tộc Việt Nam phải đối mặt với biết bao gian nan thử thách và tự hào đã thực hiện xuất sắc tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập trên mọi lĩnh vực. Một tinh thần Hào khí Đông A quật cường luôn Dĩ bất biến ứng vạn biến. Một khí phách Con Lạc cháu Hồng luôn thích nghi để phát triển trong mọi hoàn cảnh. Một tâm hồn lãng mạn, bay bổng Con Rồng cháu Tiên để hội tụ phát huy văn hóa dân tộc và tiếp biến văn hóa thời đại. Khát vọng ăng Long, khát vọng hóa Rồng bay lên thỏa nguyện giữa bao la trời đất, một khát vọng chân chính và rực rỡ. Còn nhớ, tại Diễn đàn “Người Việt có tầm ảnh hưởng”, tổ chức tại Paris, Pháp tháng 3/2019, thấm nhuần và trung thành tư tưởng Hồ Chí Minh, bà Tôn Nữ ị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã bạch hóa khát vọng đó rằng: “Nếu có một dân tộc nào khát khao và xứng đáng ở vị trí đặc sắc trong con mắt của thế giới thì đó nên là Việt Nam. Đã đến lúc đất nước phải bước ra và chiếm lấy vị trí dưới ánh mặt trời”. Khát vọng đó không chỉ riêng ai, nó là khát vọng luôn hôi hổi nóng trong huyết quản của hơn 100 triệu con dân đất Việt. Bao thăng trầm lịch sử đã hun đúc nên một thế hệ Việt Nam, thế hệ Hồ Chí Minh. Những cột mốc 2030 (100 năm thành lập Đảng)-2045 (100 năm ngày Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập) để chúng ta bước đến đài vinh quang là một hiện thực gần. Chúng ta không mộng mơ, viển vông. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đánh giá: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Mỗi khi một quốc gia trân trọng, nâng đỡ, bồi đắp, chắt chiu hiền tài trên tinh thần sử dụng và trọng dụng thì quốc gia ấy chắc chắn sẽ phồn vinh, chắc chắn sẽ thịnh vượng. ế hệ kế tiếp chắc chắn không phụ lòng cha anh, sẽ mãi xứng đáng với di huấn mà Bác Hồ để lại: Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trọng trách đấy đang đặt lên vai những người trẻ-chủ nhân tương lai của đất nước. TP TRONG SỐ NÀY Ngûúiâ lñnh qua gocá nhòn cuaã Tiïnì Phong TRANG 4 n “Lêyë dên lamâ göcë ” TRANG 6 n Thu ã tûúná g truyïnì lûaã cho thïë hï å treã TRANG 8 n Tracá h nhiïmå vúiá nhûnä g “nutá bêmë ” TRANG 10 n Àapá sö ë cho baiâ toaná lúiå ñch Quöcë gia TRANG 11 n Cêy tre Viïtå Nam trong tiïcå tra â àùcå biïtå 14-15 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng trực tiếp và chỉ đạo, dẫn dắt sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam ẢNH: QUOCHOI.VN TRANG 16 n Àöcå àaoá va â quy á hiïmë nhûnä g bö å tem vï ì Quöcë khaná h 2-9 TRANG 18 n Ngûúiâ cênå vï å kï í chuyïnå vï ì Bacá Höì

4 Thực tiễn 79 năm qua, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng khẳng định, khi Đảng “lấy dân làm gốc”, có chủ trương, đúng đắn, hành động quyết liệt vì lợi ích của đất nước, của nhân dân thì nhân dân một lòng theo Đảng, làm nên sự nghiệp cách mạng vĩ đại, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. SỨC MẠNH LÒNG DÂN Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, triệu người như một, làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại, giành Chính quyền về tay nhân dân, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Thời điểm đó, cả nước chỉ có 5.000 đảng viên, nhưng những người cộng sản chân chính đã gây dựng được lòng tin trong nhân dân, tạo ra sức mạnh lớn lao để giành được chính quyền, giành được độc lập”, ông Phúc nói. Sau khi giành được độc lập, trước hàng loạt những khó khăn, thử thách, từ giặc đói, giặc dốt, đến giặc ngoại xâm, ông Phúc cho biết, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc. Tháng 9/1945, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Tuần lễ Vàng” và xây dựng “Quỹ Độc Lập”. Đáp lại, đồng bào cả nước, dù đời sống còn hết sức khó khăn, nhưng đều đồng lòng ủng hộ. Trong đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Minh Hồ ở Hà Nội đã ủng hộ hàng trăm cây vàng cho chính quyền cách mạng. “Đây là tiền đề tài chính quan trọng giúp chính quyền cách mạng non trẻ vượt qua được tình thế khó khăn. Đó cũng là bài học cho thấy, Đảng “lấy dân làm gốc”, có chủ trương, đúng đắn thì nhân dân sẽ đồng tình ủng hộ, chung sức, chung lòng vì sự nghiệp cách mạng”, ông Phúc nói. Để xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tháng 10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng (đăng trên báo Cứu quốc), trong đó Bác viết: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Bác cũng lưu ý các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng rằng: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”. Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng phê phán gay gắt căn bệnh tiêu cực trong bộ máy như tình trạng cậy thế, cậy chức quyền, vun vén cá nhân, kiêu ngạo, chia rẽ... Bác khẳng định, chính quyền do nhân dân gây dựng ra nên cán bộ phải là những người gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân. Bác cũng yêu cầu chính quyền các cấp, lãnh đạo các cấp ra sức phụng sự nhân dân. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên để nhân dân trực tiếp bầu ra các đại biểu xứng đáng thay mặt mình gánh vác việc nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về Nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Theo ông Phúc, đây là những tiền đề quan trọng giúp Đảng và Chính quyền cách mạng non trẻ có được lòng tin với nhân dân, được nhân dân ủng hộ, chung sức, chung lòng vì sự nghiệp cách mạng, vì độc lập dân tộc. DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN Ngoài đối nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đối ngoại. “Bác Hồ thường ví, thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng. Chiêng mà to thì tiếng mới vang xa. Phải có kết hợp chặt chẽ giữa đối nội và ngoại giao. Có thế mới giữ được độc lập, giữ được chính quyền”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho biết. Theo ông Phúc, tháng 5/1946, mặc dù biết rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, song Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ quyết định lên đường sang Pháp theo lời mời của Chính phủ Cộng hòa Pháp. Trước khi đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định ủy thác cho cụ Huỳnh Thúc Kháng (Bộ trưởng Bộ Nội vụ) làm Quyền Chủ tịch nước. Trước khi lên máy bay, Bác nắm tay cụ Huỳnh Thúc Kháng nói: “Tôi vì nhiệm vụ Quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cụ cùng với anh em giải quyết. Mong cụ "dĩ bất biến, ứng vạn biến". Ông Phúc cho rằng, trong “thế ngàn cân treo sợi tóc” sau khi giành được Độc lập, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chiến lược đúng đắn và sách lược khôn khéo. Chiến lược đúng đắn là kiên quyết giữ vững nền độc lập, giữ vững thành quả cách mạng Tháng 8, giữ vững chính quyền Nhà nước. Sách lược khôn khéo, mềm dẻo, “ứng vạn biến”, tức là nguyên tắc không thay đổi, nhưng cách thức ứng phó phải mềm dẻo, khôn khéo, tranh thủ sự đồng tình của các nước trên thế giới. Trong thời gian lưu trên đất Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nhiều thành phố, gặp mặt, trao đổi với rất nhiều nhân vật quan trọng để vận động, thuyết phục ủng hộ con đường chính nghĩa của Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian ở Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã mời được nhiều trí thức yêu nước về tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ quê hương. Đó là các kỹ sư: Phạm Quang Lễ, Võ Quý Huân, Võ Đình Quỳnh và bác sĩ Trần Hữu Tước… Đến ngày 19/12/1946, sau khi thực dân Pháp bội ước đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược và giành được những thắng lợi to lớn làm nên một Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”… Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, 79 năm đã trôi qua nhưng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “lấy dân làm gốc”, "dĩ bất biến, ứng vạn biến" vẫn còn nguyên giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng đang cận kề, ông Phúc cho rằng, cần phải quan tâm đặc biệt đến công tác lựa chọn cán bộ. Bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Do đó, chọn cán bộ phải chọn những người vừa có đức, có tài, có khát vọng phát triển; có tinh thần dám nghĩ, dám làm, đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết. n Cách đây 79 năm, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuyên ngôn Độc lập cũng khẳng định: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. “LẤY DÂN LÀM GỐC” Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân Hải Phòng, tháng 11/2017 Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX ẢNH: NHƯ Ý lVĂN KIÊN Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, năm 1945, cả nước chỉ có 5.000 đảng viên, nhưng đó là những con người ưu tú, sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của dân tộc. Chính tinh thần của những người cộng sản chân chính đó đã có được lòng dân, để tạo nên sức mạnh vô địch, giành được chính quyền, giành được độc lập”. ““Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Do đó, Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIV của Đảng tới đây, khi lựa chọn cán bộ phải chọn người vừa có đức, có tài, có khát vọng phát triển; có tinh thần dám nghĩ, dám làm, đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên trên hết”. PGS.TS NGUYỄN TRỌNG PHÚC TẦM VÓC VIỆT

5 LAN TỎA ĐOÀN KẾT, THỐNG NHẤT Đầu tháng 8/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Chủ tịch nước Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, với số phiếu tuyệt đối 100%. Phát biểu sau nhậm chức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hứa “sẽ không ngừng nỗ lực phấn đấu, cùng các đồng chí Trung ương kế thừa, phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang, kinh nghiệm quý báu của Đảng ta và những thành quả mà các kỳ Đại hội, trong đó có Đại hội lần thứ XIII đã đạt được”. Cùng với việc phát huy cao nhất tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, trong các phát biểu của mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm luôn nhấn mạnh đến việc không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc. “Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sẽ là một tập thể vững mạnh, hạt nhân quy tụ sức mạnh, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng”, nhấn mạnh điều này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, những thay đổi vừa qua trong Đảng góp phần tăng cường sức mạnh của Đảng, củng cố đoàn kết, thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, niềm tin của nhân dân với Đảng. Đề cập đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) nhìn nhận, việc Trung ương bầu Tổng Bí thư với số phiếu tuyệt đối đã thể hiện sự đoàn kết thống nhất rất cao. Theo ông, tinh thần đoàn kết, thống nhất cũng chính là mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Trước đây, nhiều lần đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến tinh thần đoàn kết và đoàn kết chính là sức mạnh. Tôi tin, tinh thần này sẽ tiếp tục được kế thừa, lan tỏa”, ông bày tỏ. Tinh thần đoàn kết thống nhất trong Đảng và đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được người đứng đầu Đảng ta khẳng định tại cuộc họp báo sau nhậm chức. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh đến việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ Trung ương đến chi bộ, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức "giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". "Có lẽ là không có gì bằng sự đoàn kết, thống nhất. Sự đoàn kết, thống nhất là sức mạnh của chúng ta. Rất vui mừng sự đoàn kết, thống nhất từ trong Đảng, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã được lan tỏa, tiếp tục phát huy, khơi dậy tốt đẹp. Đây là sức mạnh của Đảng, quốc gia chúng ta để vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt thắng lợi mục tiêu của Đảng ta đã đề ra", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chia sẻ. Theo GS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Đảng ta có truyền thống đoàn kết, thống nhất và luôn kế thừa thành quả của các thế hệ lãnh đạo đi trước. Sau khi được bầu, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nêu rõ 6 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, bao quát toàn bộ các vấn đề lớn mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư tập trung chỉ đạo thời gian tới. Cùng với đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng nhấn mạnh việc rà soát các nhiệm vụ, chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, việc gì đã thực hiện tốt, việc gì còn phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa. “Chỉ còn hơn 1 năm nữa là đến Đại hội XIV của Đảng, nên việc này cần tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt”, ông Phúc nêu. “KỶ NGUYÊN VƯƠN MÌNH” Trên cơ sở tiếp tục quán triệt tư tưởng chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phát biểu tại cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Văn kiện nhấn mạnh hai nội dung về nhận thức và xây dựng văn kiện. Theo ông, trước tiên cần thống nhất nhận thức về khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, từ đó có những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về hình thức và nội dung các văn kiện. “Đại hội XIV sẽ là dấu mốc quan trọng, mốc son mới trên con đường phát triển của đất nước, của dân tộc ta, có ý nghĩa định hướng tương lai; khơi dậy mạnh mẽ truyền thống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự tin, tự lực, tự cường, thể hiện đậm nét ý chí, khí phách và tinh hoa Việt Nam; khích lệ, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định. Về xây dựng văn kiện, ông đề nghị thống nhất nhận thức văn kiện là “ngọn đuốc soi đường”, kết tinh toàn bộ tinh hoa, giá trị của quá khứ, hiện tại và tương lai. Đồng thời phải đảm bảo các nguyên tắc Đảng lãnh đạo, cầm quyền; lợi ích quốc gia, dân tộc, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân là trên hết, trước hết. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý, tổng kết 40 năm đổi mới là việc làm rất cần thiết phải được thực hiện rất khẩn trương với sự đầu tư rất lớn về công sức, trí tuệ mới có thể kịp chắt lọc đưa vào nội dung các văn kiện. Cùng với đó, Trưởng Tiểu ban Văn kiện cũng nhấn mạnh đến việc kiên định hệ quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc; nghiên cứu lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn, “đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam” để định ra phương pháp cho cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Về nội dung văn kiện, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý phải bảo đảm phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”; không ngừng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc; gắn kết tư tưởng và hành động, ý Đảng và lòng dân; tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, giảm thiểu nguy cơ, thách thức, mở ra triển vọng phát triển mới. “Văn kiện là công trình tập thể, trí tuệ tập thể và các đồng chí là “hạt nhân” thực hiện nhiệm vụ đó; trách nhiệm lớn lao, cao cả và đầy vinh quang, do đó phải nỗ lực cố gắng, dành toàn tâm, toàn lực, bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa Tiểu ban Văn kiện với các Tiểu ban khác; huy động trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, giới trí thức, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, quản lý; khai thác, chắt lọc kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định. n “Đại hội XIV sẽ là dấu mốc quan trọng, mốc son mới trên con đường phát triển của đất nước, của dân tộc ta, có ý nghĩa định hướng tương lai”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định. KHỞI ĐIỂM LỊCH SỬ MỚI, KỶ NGUYÊN MỚI Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường Chủ tịch nước Tô Lâm tới thăm hỏi, gặp gỡ nhân dân làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) lTHÀNH NAM “Xây dựng văn kiện Đại hội là công việc hết sức quan trọng, không chỉ bảo đảm sự thành công của Đại hội, cao hơn đó là thiết kế tổng thể con đường đi lên của đất nước, của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới, có ý nghĩa rút ngắn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, sớm đạt ước vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn dân tộc ta”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TÔ LÂM “Từ Trung ương đến chi bộ, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức "giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình"; Đảng phải huy động cho được toàn bộ trí tuệ, sức mạnh của toàn dân tộc, sức mạnh thời đại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ. TẦM VÓC VIỆT

6 ĐỘNG LỰC BẮT NGUỒN TỪ SỰ ĐỔI MỚI "Giáo dục là kế sách trăm năm". Nhắc tới câu nói quen thuộc của Hàn Quốc, Thủ tướng cũng khẳng định, Việt Nam luôn xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Ông gợi nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Đây cũng là điểm tương đồng, cho thấy cả hai nước đều rất coi trọng giáo dục đào tạo. Người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận, với sự vươn lên mạnh mẽ và những thành tựu đạt được, Hàn Quốc đã tiếp tục lập nên những kỳ tích mới, viết tiếp "kỳ tích sông Hàn". Thế giới ngày nay và tương lai sẽ gắn với những doanh nghiệp Hàn Quốc giàu tính sáng tạo và thành công được cả thế giới biết đến như Samsung, LG, Lotte, SK, Hyundai... Nhìn lại tiến trình lịch sử, Thủ tướng nói, trong gần 40 năm qua, Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công cuộc Đổi mới toàn diện và đồng bộ, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Ông dẫn chứng, từ một nước nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam ngày nay là nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Việt Nam là một trong 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, thuộc top 46 nước đứng đầu thế giới về chỉ số đổi mới sáng tạo. Cùng với đó, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 100 USD những năm đầu đổi mới lên khoảng 4.300 USD hiện nay. Theo người đứng đầu Chính phủ, từ thực tiễn Đổi mới của Việt Nam, có thể đúc kết: "Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy; động lực bắt nguồn từ sự đổi mới; sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, doanh nghiệp". CẦN CÓ HOÀI BÃO VÀ HƯỚNG ĐI ĐÚNG ĐẮN… Truyền lửa cho thế hệ trẻ, Thủ tướng nhấn mạnh, sinh viên và các bạn trẻ hôm nay sẽ là chủ nhân của tương lai, lực lượng tiên phong trong phát triển và xây dựng đất nước. Tuổi trẻ đồng nghĩa với năng lượng và sáng tạo. “Chỉ cần có hoài bão, ý chí mạnh mẽ, nỗ lực hết mình, hướng đi đúng đắn, các em sẽ đạt được mục tiêu, ước mơ của đời mình, cho dù có khó khăn, thử thách đến bao nhiêu", Thủ tướng chia sẻ. Đối thoại với Thủ tướng, bà Bùi Thị Mỹ Hằng, người vừa nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul, đại diện cho nhiều bạn trẻ, đặt câu hỏi về tầm nhìn tương lai của Việt Nam - Hàn Quốc ra sao? Trả lời vấn đề này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm nhìn về sự “tin cậy chính trị” ngày càng cao hơn; hòa nhập của hai nền kinh tế sâu rộng và tích cực, chủ động hơn; khai thác hiệu quả hơn sự tương đồng về văn hóa cho sự phát triển hai nước. Hai quốc gia cùng chung một khát vọng để phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng thì cùng nhau hợp tác để biến khát vọng này thành của chung, trên nguyên tắc “hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro”. Trong khi đó, ông Lee Jae Yong, đang học thạc sĩ tại đây, đặt vấn đề với Thủ tướng về mối quan tâm của Chính phủ Việt Nam và chính sách gì để giải quyết mối quan tâm đó? Trả lời vấn đề này, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bởi theo ông, phải độc lập mới phát triển và chủ quyền phải được đảm bảo dựa trên thông lệ quốc tế. Cùng với đó, Việt Nam cũng đang xử lý bốn nguy cơ về tụt hậu, chệch hướng, diễn biến hòa bình và tham nhũng tiêu cực. Cả bốn điều này sẽ được làm song song với phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đồng thời, ông cũng lưu ý đến sự công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. “Muốn xây dựng đất nước hòa bình, thịnh vượng, người dân phải được hưởng những thành quả đó”, Thủ tướng nói. "THÀNH CÔNG CỦA CÁC BẠN CŨNG LÀ THÀNH CÔNG CỦA CHÚNG TÔI" Phân tích bối cảnh tình hình trong nước và thế giới, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Việt Nam lấy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm mục tiêu tổng quát, động lực phấn đấu. Việt Nam xác định mục tiêu chiến lược đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045, trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam đặt trọng tâm làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới. Đồng thời tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, kết hợp hài hoà giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài… "Hai nước chúng ta vừa là bạn, là đối tác gần gũi, tin cậy, vừa có nhiều điểm tương đồng về truyền thống văn hoá, dân tộc, đặc biệt là tình cảm "thông gia" bền chặt qua nhiều thế hệ. Nhìn từ lịch sử, hai nước Việt Nam, Hàn Quốc đã có mối quan hệ thân tình từ nhiều thế kỷ", Thủ tướng chia sẻ. Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, sau hơn 30 năm, đặc biệt từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2009) và Đối tác chiến lược toàn diện (2022), quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc, với 8 điểm hơn. Trong đó, tin cậy chính trị giữa hai nước không ngừng được củng cố và ngày càng mật thiết, hợp tác quốc phòng, an ninh ngày càng thực chất. Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước về kinh tế - thương mại, đầu tư ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Hàn Quốc tiếp tục là đối tác số 1 về đầu tư trực tiếp, du lịch, số 2 về hợp tác phát triển (ODA), số 3 về lao động, thương mại của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Hàn Quốc trong ASEAN. Đặc biệt, hai nền kinh tế và các doanh nghiệp hai nước có sự kết nối ngày càng sâu rộng, hiệu quả… n “Truyền lửa” cho thế hệ trẻ, Thủ tướng nhấn mạnh, sinh viên và các bạn trẻ hôm nay sẽ là chủ nhân của tương lai, lực lượng tiên phong trong phát triển và xây dựng đất nước. Tuổi trẻ đồng nghĩa với năng lượng và sáng tạo. “Chỉ cần có hoài bão, ý chí mạnh mẽ, nỗ lực hết mình, hướng đi đúng đắn, các em sẽ đạt được mục tiêu, ước mơ của đời mình, cho dù có khó khăn, thử thách đến bao nhiêu", Thủ tướng chia sẻ khi tới thăm và có phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul, đầu tháng 7 vừa qua. THỦ TƯỚNG TRUYỀN LỬA CHO THẾ HỆ TRẺ Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ẢNH: NB Thủ tướng phát biểu tại Đại học Quốc gia Seoul ẢNH: NB lLUÂN DŨNG Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định, trong đường lối đối ngoại, Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ với Hàn Quốc và mong muốn đưa hợp tác hai nước tiếp tục phát triển thực chất, hiệu quả và bền vững. "Thành công của các bạn cũng là thành công của chúng tôi", Thủ tướng nêu thông điệp. “Tuổi trẻ đồng nghĩa với năng lượng và sáng tạo. Chỉ cần có hoài bão, ý chí mạnh mẽ, nỗ lực hết mình, hướng đi đúng đắn, các em sẽ đạt được mục tiêu, ước mơ của đời mình, cho dù có khó khăn, thử thách đến bao nhiêu". Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH "Việt Nam đang thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế với tư cách là quốc gia công nghiệp mới nổi năng động nhất, tăng trưởng nhanh nhất, mẫu mực nhất, với tất cả các chỉ số kinh tế như sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu trong nước đều cải thiện đáng kể". Giáo sư RYU HONG LIM, Giám đốc Đại học Quốc gia Seoul TẦM VÓC VIỆT

7 “NỞ RỘ DƯỚI BẦU TRỜI THANH BÌNH” Trong công viên G20 rộng hơn 4.700 m2, nằm giữa khu ngoại giao đoàn - trung tâm trái tim của Thủ đô New Delhi (Ấn Độ) có một khu vực trang trọng đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 2021, đúng vào dịp kỷ niệm 76 năm Quốc khánh Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Ấn Độ và chính quyền Thủ đô New Delhi trang trọng tổ chức Lễ đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng đồng Chủ tịch Hồ Chí Minh do nghệ nhân Ấn Độ Ram Sutar thiết kế, thực hiện và hoàn thiện trên cơ sở các góp ý của Hội đồng Thẩm định Nghệ thuật. Ấn Độ cũng là quốc gia đầu tiên có con đường mang tên Hồ Chí Minh, thể hiện tình cảm đặc biệt của Nhà nước, Nhân dân Ấn Độ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và đất nước Việt Nam… Suốt chiều dài lịch sử, mối quan hệ Việt - Ấn, không chỉ khởi nguồn từ những giá trị tương đồng, sâu sắc về văn hóa mà còn đến với nhau từ sự đồng cảm, ủng hộ và cùng chia sẻ những lý tưởng chung trên con đường đấu tranh vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc. Năm 1946, thay mặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện chúc mừng Chính phủ Ấn Độ tự do đầu tiên được thành lập với niềm tin: sợi dây thân ái giữa hai nước sẽ giúp cho việc xây hạnh phúc chung cho hai dân tộc. Năm 1954, khi Thủ đô Hà Nội vừa được giải phóng, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên đến thăm Việt Nam. Và vào năm 1958, trong chuyến thăm đầu tiên tới Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ tiếp tục “nở rộ dưới bầu trời thanh bình”. Chia sẻ tại Hội đồng các Vấn đề Thế giới của Ấn Độ nhân chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ đã đi qua chặng đường hơn nửa thế kỷ nhưng mối giao lưu mật thiết giữa Việt Nam và Ấn Độ bắt nguồn từ hơn 2000 năm trước. Đó là khi các tăng sĩ và thương nhân người Ấn Độ đưa Phật giáo đến Việt Nam. Những tư tưởng bình đẳng, bác ái, vô ngã, vị tha của Phật giáo đã theo đó trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hóa Việt Nam. Đó là khi sự giao thoa giữa hai nền văn hóa in đậm dấu ấn ở các tháp Chàm cổ kính ở miền Trung Việt Nam, trong đó có Thánh địa Mỹ Sơn, nơi ngày nay đã trở thành Di sản văn hóa thế giới. Cộng đồng người Ấn Độ ở miền Nam Việt Nam xuất hiện từ đầu thế kỷ 19, trở thành một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Việt Nam… Trải qua chặng đường lịch sử, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Ấn Độ đã không ngừng phát triển toàn diện, thực chất. Trong những ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8, khắp các tuyến đường ở Thủ đô New Delhi, hình ảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi được treo trang trọng thể hiện sự đón tiếp chu đáo, quý mến, trọng thị và thân tình của Chính phủ Ấn Độ đối với Người đứng đầu Chính phủ và đoàn đại biểu Việt Nam. Ở Lễ đón chính thức, trong cuộc hội đàm, hay trong cuộc gặp gỡ báo chí, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi liên tục nắm chặt tay Thủ tướng Phạm Minh Chính, thể hiện lòng tin và mối quan hệ sâu sắc. “Việt Nam là đối tác quan trọng, là trụ cột mạnh mẽ trong Chính sách hành động hướng Đông của Ấn Độ”, Thủ tướng Ấn Độ Modi nói. Đánh giá, Phật giáo là sợi dây quan trọng kết nối tinh thần giữa nhân dân hai nước, Thủ tướng Modi mời gọi người dân Việt Nam tham gia hành hương tới Ấn Độ và mong ngày càng có nhiều thanh niên Việt Nam học tập về Phật giáo tại nước này. Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam và Ấn Độ có tin cậy chính trị cao; văn hóa văn minh tương đồng, ý tưởng tương thông; kinh tế bổ trợ; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng. CÙNG CHUNG KHÁT VỌNG Với sự tương đồng, đồng cảm, những năm qua quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển về chiều sâu và thực chất. Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách Ấn Độ. Từ năm 2019 đến nay, Ấn Độ luôn nằm trong top đầu du khách đến Việt Nam. Lượng khách du lịch Ấn Độ sang Việt Nam trong 4 năm qua tăng gấp 2,5 lần (từ 170.000 lượt khách năm 2019 lên 400.000 lượt khách năm 2023). Về kinh tế, hai nước cũng đang tập trung nghiên cứu mở rộng hợp tác trong lĩnh khoa học và công nghệ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ lõi, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và hợp tác về đổi mới sáng tạo, công nghệ khai thác và chế biến đất hiếm… Đặc biệt, các tập đoàn lớn của Ấn Độ càng ngày càng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến Việt Nam. Tại New Delhi, khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, tỷ phú Gautam Adani - Chủ tịch Tập đoàn Adani Ấn Độ - người được xếp hạng giàu nhất châu Á theo Bloomberg Billion Index đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, với các dự án hàng tỷ USD. Trong đó, Adani đề xuất đầu tư 2 tỷ USD vào cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng), 2,8 tỷ USD vào dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 (Bình Thuận) và hàng tỷ USD vào dự án sân bay Long Thành giai đoạn 2 (Đồng Nai) hoặc sân bay Chu Lai (Quảng Nam). Còn lãnh đạo tập đoàn SMS Pharmaceuticals và Công ty Sri Avantika thì mong muốn phát triển Khu công nghiệp Dược phẩm công nghệ cao tại khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) với số vốn đầu tư khoảng 200 triệu USD trong giai đoạn 1 và sẽ thúc đẩy, thu hút tổng vốn đầu tư khoảng 4-5 tỷ USD trong hơn 10 năm tới, sản xuất các sản phẩm hướng tới thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. Ngoài ra, các tập đoàn lớn của Ấn Độ về công nghệ thông tin, dầu khí, công nghiệp đều coi Việt Nam là địa điểm đầu tư chiến lược và cam kết đẩy mạnh hợp tác. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, giữa hai nước có 5 yếu tố nền tảng rất quan trọng để các doanh nghiệp hợp tác với sự tin cậy cao, đó là: Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp; tin cậy chính trị cao; thị trường rộng mở; văn hóa, văn minh tương đồng; ý tưởng tương thông; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp hai nước cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển”. n Những cái nắm tay thật chặt, những tình cảm chân thành, sự chia sẻ sâu sắc là điều mà chúng tôi cảm nhận được khi tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ vào ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8 vừa qua. VĂN HÓA, VĂN MINH TƯƠNG ĐỒNG VÀ Ý TƯỞNG TƯƠNG THÔNG lVĂN KIÊN “Cho đến tận hôm nay, hình ảnh hàng triệu người dân Ấn Độ hô vang khẩu hiệu “Tên anh Việt Nam, tên tôi Việt Nam, tên chúng ta Việt Nam, Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ” sẽ mãi mãi là dấu ấn không phai mờ về sự ủng hộ trong sáng, vô tư, sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình mà Chính phủ và nhân dân Ấn Độ đã dành cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân Việt Nam”. Thủ tướng PHẠM MINH CHÍNH phát biểu tại Hội đồng các Vấn đề Thế giới của Ấn Độ Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hoa tại tượng Bác Hồ trong công viên G20, Thủ đô New Delhi ẢNH: HỒNG NGUYỄN Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Gautam Adani - Chủ tịch Tập đoàn Adani Ấn Độ ẢNH: NHẬT BẮC TẦM VÓC VIỆT

8 SÁNG KIẾN LẬP PHÁP GIÚP KHƠI THÔNG NGUỒN LỰC Với số lượng lớn dự án luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 8 tới đây, bà nhìn nhận như thế nào về hoạt động lập pháp cũng như những điểm nhấn rõ nét trong các đạo luật vừa thông qua? Trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua tổng số 11 luật, 21 nghị quyết, và dự kiến tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10 tới, Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, thông qua 11 dự án luật. Những con số kỷ lục này thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết liệt trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và Chính phủ. Có thể nói, những dự án luật được Quốc hội thông qua đều liên quan đến những ngành, lĩnh vực được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm, hầu hết các chính sách đưa ra đều có tính khả thi. Nổi bật là các chính sách trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được thông qua, đã đưa ra quy định mới về việc rút bảo hiểm xã hội một lần với người lao động. Hay như các nội dung về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, thấu đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri và nhân dân. Đối với Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, việc sửa đổi nhằm đưa 4 luật này có hiệu lực sớm hơn. Đây có thể được coi là một trong những sáng kiến lập pháp, thể hiện tinh thần đổi mới, sáng tạo, một chủ trương rất đúng đắn, để sớm đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Bên cạnh đó, kỳ họp cũng thông qua Luật Thủ đô, với nhiều quy định mới, có tính đột phá cho Thủ đô Hà Nội. Luật Thủ đô đã tạo cơ sở cho Hà Nội được phát triển những mô hình mới như TOD, quỹ đầu tư mạo hiểm, hệ thống bác sĩ gia đình, đồng thời là các chính sách về tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, sử dụng ngân sách để Hà Nội xứng tầm là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đô thị đặc biệt… Lâu nay, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế đã và đang xảy ra, gây khó khăn trong công tác khám chữa bệnh của người dân. Bà có kỳ vọng việc sửa đổi các luật liên quan trong lĩnh vực dược, bảo hiểm y tế tới đây sẽ khắc phục được những bất cập này? Tại kỳ họp báo Chính phủ thường kỳ vừa qua, vấn đề này được dư luận quan tâm, được các cơ quan báo chí gửi tới Chính phủ, Bộ Y tế. Thực tiễn, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn đang xảy ra tại các cơ sở y tế. Vấn đề này không chỉ liên quan đến Luật Dược, Luật Bảo hiểm y tế mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác. Tuy nhiên, cử tri và nhân dân cả nước đều kỳ vọng việc sửa đổi các luật này sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn và giải quyết được phần nào tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế hiện nay. Tôi hy vọng 2 dự thảo luật này khi được thông qua sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, với phương châm “Sức khoẻ của người dân là trên hết, trước hết”. CHUẨN BỊ TỪ SỚM, TỪ XA Có ý kiến nói rằng “tuổi thọ” luật của ta thường ngắn, dẫn đến bất cập. Cũng có quan điểm cho rằng, tính ổn định của pháp luật không phải ở việc luật có bị sửa đổi thường xuyên hay không mà nằm ở chính sách xuyên suốt của luật có bị thay đổi hay không. Quan điểm của bà về vấn đề này? Tôi cho rằng, nhận định trên cũng chưa hoàn toàn chính xác, bởi hiện nay, tốc độ phát triển và sự thay đổi trong đời sống xã hội quá nhanh. Chính vì vậy, nhiều quy định khi ban hành không theo kịp được với thực tiễn và trở nên lạc hậu, bất cập. Nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế, không ít quy định tại các văn bản luật hiện nay chưa cụ thể, chỉ mang tính nguyên tắc, các chính sách mới đưa ra chưa được đánh giá toàn diện, chưa có những dự báo chính xác. Để nâng cao chất lượng và sự ổn định của các quy định pháp luật, tôi cho rằng, các dự án luật phải có sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, nghiên cứu thấu đáo, được đánh giá tác động một cách nghiêm túc, đánh giá đúng vấn đề của thực tiễn và đặc biệt là dự báo các vấn đề phát sinh trong cuộc sống để chủ động đề xuất các chính sách. Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến các dự án luật phải làm thực chất, đặc biệt là ý kiến từ nhân dân, cử tri, các nhà khoa học, từ các đối tượng bị tác động. Cơ chế xin ý kiến phải đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, tránh dàn trải, dẫn đến khó tổng hợp để chỉnh sửa quy định cho chính xác. Đồng thời, cần kiểm soát chặt chất lượng ban hành luật. Đây là trách nhiệm lớn không chỉ của Ủy ban Thường vụ, các cơ quan của Quốc hội mà còn là trách nhiệm của từng đại biểu khi “bấm nút” thông qua. Cuối cùng, theo tôi, yếu tố vô cùng quan trọng để tăng “tuổi thọ” của luật là hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành cần phải được kiểm soát chặt chẽ ngay từ thời điểm ban hành luật, tránh tình trạng những nội dung khó tại luật lại được đưa sang hướng dẫn tại nghị định, thông tư. Theo bà, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải làm gì để sớm đưa các luật đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng, mong đợi của cử tri và nhân dân? Có thể nói, việc xây dựng, ban hành chính sách đã rất khó, việc đưa các chính sách vào cuộc sống cũng khó khăn không kém. Tôi cho rằng, với rất nhiều chính sách có hiệu lực từ 1/8, đặc biệt là các chính sách liên quan đến pháp luật về đất đai, nhà ở, các tổ chức tín dụng… Chính phủ và các bộ, ngành cần có quyết tâm đối với những chính sách trọng tâm để sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống. Qua đó góp phần tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở sự phát triển, nhất là trong lĩnh vực đất đai, hạ tầng, đầu tư, kinh doanh. Theo tôi, điều quan trọng là các địa phương cần chủ động ban hành kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết; tập trung rà soát, nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện cần thiết và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao; chủ động xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vấn đề phát sinh tại địa phương trong quá trình thi hành luật, nghị quyết. Trân trọng cảm ơn bà! Để nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà, Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đây không chỉ là trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ, các cơ quan của Quốc hội mà còn là trách nhiệm của từng đại biểu khi bấm nút thông qua các dự án luật. TRÁCH NHIỆM VỚI NHỮNG “NÚT BẤM” Các luật được Quốc hội thông qua được cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm l THÀNH NAM (thực hiện) “Để nâng cao chất lượng và sự ổn định của các quy định pháp luật, tôi cho rằng, các dự án luật phải có sự chuẩn bị từ sớm, từ xa, nghiên cứu thấu đáo, được đánh giá tác động một cách nghiêm túc, đánh giá đúng vấn đề của thực tiễn và đặc biệt là dự báo các vấn đề phát sinh trong cuộc sống để chủ động đề xuất các chính sách”. Đại biểu Quốc hội TRẦN THỊ NHỊ HÀ Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà Cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng, thấu đáo ẢNH MINH HỌA TẦM VÓC VIỆT

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==