Tiền Phong số 296

Sáng 21/10, phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Đây là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hoá Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. THỨ BA 22/10/2024 Số 296 0977.456.112 Tân Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội: Chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực GDP năm 2024 ước đạt 6,8 - 7% TRANG 2 + 3 TRANG 16 TRANG 12 TRANG 10 TRANG 6 TRANG 8+9 TRANG 14 TRANG 11 “Thể chế” vang vọng nghị trường CHUYỆN HÔM NAY XEM TIƒP TRANG 3 n VĂN KIÊN Sáng 21/10, trên nghị trường Quốc hội vang vọng lên hai chữ “thể chế”. Từ phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, cho đến phát biểu khai mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, và báo cáo kinh tế - xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày, hai chữ “thể chế” đều được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần. VỤ CÔNG TY AIC ĐƯỢC TẠO ĐIỀU KIỆN TRÚNG THẦU TẠI VNCERT: CỰU BỘ TRƯỞNG TRƯƠNG MINH TUẤN KHAI GÌ? ĐỀ THI PHÂN HÓA: Không ảnh hưởng phương án tuyển sinh của ĐH top đầu ĐẦU NĂM 2025: Bắn súng Việt Nam có chuyên gia ngoại? Israel tấn công mạng lưới tài chính liên quan Hezbollah Cơ hội mới cho công nghiệp biểu diễn CHẬM CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE: Nhiều địa phương hết phôi giấy phép Đưa đất nước bước vào KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 8, QUỐC HỘI KHÓA XV: KỶ NGUYÊN MỚI Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp ẢNH: NHƯ Ý Tân Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ tại Lễ nhậm chức ẢNH: NHƯ Ý Chủ trọ “tát nước” theo giá điện

2 THỜI SỰ n Thứ Ba n Ngày 22/10/2024 ĐỔI MỚI QUY TRÌNH LẬP PHÁP Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá, trong thời gian qua, hoạt động của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn. Hoạt động giám sát của Quốc hội không ngừng được cải tiến, tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống... Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”... Những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhưng trọng trách Sáng 21/10, phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Đây là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hoá Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, tạo tiền đề, chuẩn bị ngay về mọi mặt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. “Luôn khắc cốt ghi tâm và thực hiện cho bằng được căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đối với đại biểu Quốc hội: phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào, phải luôn luôn ghi nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước TÔ LÂM KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 8, Chiều 21/10, Ké họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bầu Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, giữ chức Chủ tịch nước nhiệm ké 2021 - 2026. Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước với toàn bộ 440/440 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành. Tại lễ tuyên thệ nhậm chức, tân Chủ tịch nước Lương Cường bước lên bục, tay trái đặt trên Hiến pháp, tay phải giơ cao, tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Lương Cường - Chủ tịch nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”. Quốc hội ghi nhận lời tuyên thệ của tân Chủ tịch nước Lương Cường. Sau Lễ Tuyên thệ, tân Chủ tịch nước Lương Cường đã có bài phát biểu nhậm chức. BẢO ĐẢM CAO NHẤT LỢI ÍCH QUỐC GIA - DÂN TỘC Chiều 21/10, phát biểu nhậm chức tại Quốc hội, tân Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sẽ nỗ lực hết sức mình, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp và nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Nhân dân tin tưởng giao phó. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh đến việc tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, luôn luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chủ tịch nước khẳng định, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế… THÀNH NAM Tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường Chủ tịch nước Lương Cường - Sinh ngày 15/8/1957 - Quê quán: Phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước - Lý luận chính trị: Cao cấp - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Khóa XIII - Bí thư Trung ương Đảng: Khóa XII, XIII - Ủy viên Trung ương Đảng: Khóa XI, XII, XIII - Đại biểu Quốc hội: Khóa XV Quá trình công tác Tháng 2/1975: Tham gia Quân đội. Tháng 5/2003 - Tháng 3/2006: Phó Tư lệnh về Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 2; Thiếu tướng (2/2006). Tháng 4/2006 - Tháng 12/2007: Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân đoàn 2; Thiếu tướng. Tháng 1/2008 - Tháng 5/2011: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI (1/2011), Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 3; Trung tướng (8/2009). Tháng 6/2011 - Tháng 12/2015: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị; Thượng tướng (12/2014). Tháng 1/2016 - Tháng 4/2016: Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Thượng tướng. Tháng 5/2016 - Tháng 12/2020: Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; Đại tướng (1/2019); Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng; Ủy viên Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương. Tháng 1/2021 - Tháng 4/2024: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương; Đại biểu Quốc hội khóa XV; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ủy viên Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Trung ương. Tháng 5/2024 - 10/2024: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; Thường trực Ban Bí thư Khóa XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XV; Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 21/10/2024: Tại Ké họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiệm ké 2021 - 2026. Tân Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ nhậm chức Tân Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ tại Lễ nhậm chức Đưa đất nước bước vào GIÁ ĐẤT TĂNG CAO KHIẾN NGƯỜI DÂN KHÓ TIẾP CẬN Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ ra một số hạn chế như, hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn; chi phí sản xuất còn cao; sức mua trong nước có dấu hiệu tăng chậm lại. Thể chế, pháp luật còn nhiều vướng mắc; việc phân cấp, phân quyền còn nhiều bất cập, vẫn tập trung nhiều ở Trung ương. Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, việc kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi và phát triển; dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ tiêu đề ra thể hiện sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát thực tế của Chính phủ. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công. Cụ thể, theo ông Thanh, 9 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cả nước mới đạt khoảng 47,29% kế hoạch, thấp hơn cùng ké năm 2023 (51,38%). Trong đó, có 31 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dưới mức trung bình chung của cả nước. “Có ý kiến cho rằng, với cùng một hệ thống pháp luật, thực tế kết quả triển khai ở các cơ quan, đơn vị, địa phương là khác nhau. Vì vậy, đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để có giải pháp hiệu quả khắc phục tình trạng này”, ông Thanh nêu. Một vấn đề khác được Ủy ban Kinh tế đề nghị lưu tâm là thị trường bất động sản thiếu cân đối khiến giá nhà chung cư ở phân khúc sơ cấp và thứ cấp bị đẩy lên cao, dẫn đến người có nhu cầu thực về nhà ở khó có khả năng tiếp cận. Đặc biệt, tình trạng “bỏ cọc” sau khi trúng đấu giá đất tái diễn, tác động tiêu cực đến mặt bằng giá và thị trường nhà ở. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp ẢNH: NHƯ Ý GDP năm 2024 ước đạt 6,8 - 7% Sáng 21/10, báo cáo tình hình kinh tế- xã hội trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, 9 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP đạt 6,82%; ước cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%). Cả năm 2024, dự kiến có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Đấu giá đất ở các huyện ngoại thành Hà Nội vừa qua cao ngất ngưởng, nhiều trường hợp bỏ cọc

rất lớn đặt lên vai của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27 của Trung ương. Trong đó, cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp: Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Cùng với đó, các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hoá hoạt động của Quốc hội; luật hoá các quy định của nghị định và thông tư. Đồng thời cần đổi mới quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật. Bám sát thực tiễn, đứng trên mảnh đất thực tiễn Việt Nam để xây dựng các quy định pháp luật phù hợp; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không nóng vội, nhưng cũng không cầu toàn, để mất thời cơ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể… XÁC ĐỊNH RÕ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIÁM SÁT Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp. Tập trung kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu, kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm”... Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị thực hiện tốt hơn nữa chức năng giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Qua đó, cần sớm nghiên cứu xác định rõ phương pháp, hình thức giám sát tối cao của Quốc hội phù hợp thực tiễn, tránh trùng với hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác gây lãng phí; tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn, giải trình, giám sát văn bản pháp luật; chú trọng theo dõi, xem xét, đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Cùng với đó, cần đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động của Quốc hội, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội. “Hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội phải “đúng vai, thuộc bài”; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, hài hoà trong quy trình quản trị quốc gia”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý. THÀNH NAM THỜI SỰ 3 n Thứ Ba n Ngày 22/10/2024 Trong 29,5 ngày làm việc, Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn, tất cả vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo đời sống của nhân dân. Chủ tịch Quốc hội cho biết, ké họp này có khối lượng nội dung về công tác lập pháp rất lớn; các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực mà thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết và nhiều doanh nghiệp và cử tri, nhân dân cả nước rất quan tâm. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án luật. Trong đó, luật cần ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề theo đúng thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các vấn đề thuộc thông tư, nghị định; không cầu toàn, không nóng vội; không quy định cứng nhắc; chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để, thực chất. Đồng thời cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết; đảm bảo khi các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu dài... Về giám sát tối cao, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; xem xét báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát tối cao chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến năm 2023”... THÀNH NAM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: Chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực QUỐC HỘI KHÓA XV kỷ nguyên mới “Tình trạng lũng đoạn, thổi giá, tạo sóng, đầu cơ đất đai, đẩy giá đất lên cao khiến cho việc mua bán hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ trong khi người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận vì giá đất cao, vượt quá khả năng chi trả”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu. PHẤN ĐẤU NĂM 2025 GDP ĐẦU NGƯỜI ĐẠT 4.900 USD Nhấn mạnh năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Thủ tướng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm”. Mục tiêu đề ra là tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 6,5 - 7%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Để thực hiện được mục tiêu trên, Thủ tướng cho rằng cần phát huy tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”, “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đột phá mạnh mẽ về thể chế phát triển với tư duy đổi mới “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới” tạo khung khổ pháp lý để huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Chỉ ra các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng cho biết sẽ thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, nhất là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức; kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; xây dựng các trung tâm tài chính, khu thương mại tự do và các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật… Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, nhất là các dự án mang tính chiến lược về hạ tầng giao thông, năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phấn đấu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và phấn đấu khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Về thể chế, Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực; phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường của các cấp; kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”. Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án năng lượng tái tạo, các dự án chậm tiến độ, kéo dài như dự án Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 và một số dự án bất động sản khác. Đồng tình với các giải pháp mà Chính phủ nêu, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển. VĂN KIÊN CHUYỆN HÔM NAY “Trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực, thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn””, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu. Từ đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp “dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm”. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi phát biểu cũng khẳng định, Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế; đảm bảo khi các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật. Còn Thủ tướng Phạm Minh Chính khi trình bày báo cáo kinh tế- xã hội, bên cạnh những mặt tích cực trong công tác xây dựng thể chế, đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế của công tác này. Đó là thể chế, pháp luật còn nhiều vướng mắc; việc phân cấp, phân quyền còn nhiều bất cập, vẫn tập trung nhiều ở Trung ương, vẫn còn tình trạng “chưa đúng vai thuộc bài”. Do đó, trong 11 nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2025 được nêu ra, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển với tư duy đổi mới “vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới” tạo khung khổ pháp lý để huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển. Thời gian qua, công tác xây dựng thể chế đã có nhiều đổi mới, mở đường cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì công tác xây dựng thể chế, xây dựng pháp luật vẫn còn những hạn chế nhất định. Tư duy “không quản được thì cấm” đâu đó vẫn còn, dẫn đến gây khó khăn cho đầu tư, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Một số quy định trong luật khi được ban hành còn cứng nhắc dẫn đến trở thành “xiềng xích” khó thực hiện, nhất là khi thực tiễn phát sinh những vấn đề mới. Vậy nên, ở các kỳ họp trước đây, nhiều đại biểu đã bày tỏ mong muốn có những “cao tốc” trong cải cách thể chế để không chỉ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, mở ra các động lực mới, đột phá mới cho kinh tế- xã hội. Có thể nói, thể chế nói chung và pháp luật nói riêng được coi là bộ khung để tạo ra sự đột phá và phát triển. Thể chế tốt không chỉ tạo ra động lực cho phát triển mà còn bảo đảm sự minh bạch, công bằng, ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực, xin – cho. Hai chữ “thể chế” vang vọng lên ngay trong ngày đầu của kỳ họp đã tạo ra niềm tin, sự hứng khởi, không chỉ ở nghị trường mà còn ở cả bên ngoài phòng họp. “Hãy thắp lên ngọn lửa quyết tâm mãnh liệt, cùng nhau tiến bước để xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước. Những nỗ lực không ngừng nghỉ hôm nay sẽ là nền tảng vững chắc cho sự thịnh vượng ngày mai, vì thế hệ tương lai như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước Quốc hội. V.K “Thể chế” vang vọng nghị trường TIẾP THEO TRANG 1 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc ẢNH: NHƯ Ý Năm 2025, Chính phủ đặt ra các chỉ tiêu: Tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5,3 - 5,4%... Sáng 21/10, phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, đây là kỳ họp có ý nghĩa rất quan trọng.

4 n Thứ Ba n Ngày 22/10/2024 XÃ HỘI Ngày 21/10, mưa lớn tiếp tục diễn ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Một số nơi ở vùng trũng, thấp xuất hiện ngập cục bộ. Tại thành phố Tam Kỳ, mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường như Hùng Vương, Nguyễn Dục, Nguyễn Chí Thanh, Lê Lợi, Huỳnh Thúc Kháng… ngập sâu. Đường phố biến thành sông khiến giao thông bị hỗn loạn, xe chết máy phải cứu hộ. Tại một số điểm, chính quyền địa phương đã phải căng dây cảnh báo ngập sâu, nguy hiểm, không cho phương tiện qua lại. Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, từ đêm 20/10 đến chiều ngày 21/10, trên địa bàn tỉnh đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Ghi nhận tại điểm lượng mưa lớn như: Tam Lãnh 219,8 mm; Tam Lộc 179,4 mm (Phú Ninh); Tam Trà (Núi Thành) 220,2 mm; Tiên Hà 206,6 mm; Tiên Phong (Tiên Phước) 200,2 mm… Cơ quan khí tượng nhận định, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các huyện Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành… đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong 6 giờ tới, các địa phương trong tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các địa phương trên, đặc biệt là các huyện trên. HOÀI VĂN Một trong những lập luận mà các DN phân bón nằng nặc đòi áp thuế VAT là giúp mặt hàng này sẽ thuộc diện khấu trừ thuế, từ đó sẽ giúp các DN giảm giá thành sản phẩm, tạo điều kiện để giảm giá bán. TS Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, trước đây phân bón thuộc diện áp thuế VAT, nhưng từ Luật Thuế 71 năm 2015, mặt hàng này không còn trong danh mục chịu thuế. Do đó, số thuế VAT mà các DN phân bón không được khấu trừ tính vào chi phí theo Luật Thuế 71 năm 2015 đến nay lên tới gần 10.000 tỷ đồng. “Khi không được nhận lại thuế VAT, DN sản xuất phân bón có 2 lựa chọn, hoặc khoản lợi nhuận trước thuế hàng năm sẽ giảm tương ứng hoặc điều chỉnh giá bán đầu ra khiến giá phân bón tới tay người tiêu dùng tăng cao”, ông Hà cho biết. Theo lãnh đạo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, tác động của Luật Thuế 71 hiện nay đối với mặt hàng phân bón ảnh hưởng nặng nề đến khả năng cạnh tranh của DN nội địa, vì việc không áp thuế VAT có lợi cho các nhà xuất khẩu phân bón vào Việt Nam. Việc đầu tư sản xuất phân bón công nghệ cao, phân bón thế hệ mới bị giảm động lực khi áp dụng Luật Thuế 71, bởi các DN nội phải đắn đo do không được hoàn thuế VAT cho nhà xưởng, trang thiết bị. Ông Lê Anh Tuấn, đại diện Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cho rằng, đối tượng lớn nhất của việc đưa phân bón vào danh mục chịu thuế VAT là người nông dân. Theo đó, khi không chịu thuế, DN không dám đầu tư vì toàn bộ phần thuế VAT hạch toán vào tổng mức đầu tư. Khi DN được khấu trừ thuế sẽ có nguồn lực đầu tư, nâng cao chất lượng phân bón. “Nói cách khác, nếu như người nông dân trước đây phải dùng 2 nắm đạm thì với đạm chất lượng cao chỉ cần 1 nắm. Hơn nữa, DN sản xuất trong nước vững mạnh, làm chủ thị trường sẽ giúp giá phân bón ổn định, không phụ thuộc vào nhập khẩu”, ông Tuấn nói. THU 6.000 TỶ ĐỒNG TỪ NÔNG DÂN MÀ BẢO GIẢM GIÁ BÁN? Nhiều ý kiến cho rằng, việc đánh thuế VAT sẽ khiến nông dân oằn mình gánh thêm chi phí. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinacam cho rằng, thuế VAT đánh trực tiếp vào người tiêu dùng, do đó nói áp thuế VAT để nhà sản xuất được khấu trừ VAT và giúp giảm giá thành, từ đó giảm giá bán là “khiên cưỡng”. Theo ông Hải, giá bán phân bón theo cơ chế thị trường, quyết định bởi cung - cầu. Giá phân bón tăng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Để tiết giảm các chi phí, DN trong nước buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện công nghệ kỹ thuật để sản phẩm làm ra được chất lượng hơn, có khả năng cạnh tranh, chứ không nhất thiết phải đánh thuế. Nếu không người nông dân đã khó lại càng khó hơn. “Nói áp thuế VAT để giảm chi phí đầu vào, nông dân hưởng lợi... chắc là chuyện trên tivi. Tôi không phản đối việc áp thuế VAT cho phân bón, nhưng lý luận để bảo vệ việc áp thuế VAT cho phân bón thực sự là không đúng, không vì dân như thuyết trình. Theo báo cáo đánh giá tác động của cơ quan soạn thảo, nếu đánh thuế 5% với phân bón, mỗi một năm Nhà nước thu khoảng 5.700 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp được hoàn thuế 1.500 tỷ đồng; ngân sách nhà nước thu được 4.200 tỷ đồng. Thu của nông dân 5.700 tỷ đồng mà bảo là giảm giá bán thì không thuyết phục”, ông Hải nói. Ông Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân nhìn nhận, nông nghiệp là trụ đỡ cho toàn bộ nền kinh tế. Thời gian qua, nông dân phải đối diện với nhiều gánh nặng, đặc biệt khi giá phân bón tăng phi mã, nhiều nông dân thua lỗ, bỏ ruộng”. “Theo tính toán, nếu áp thuế VAT 5%, số thu ngân sách sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc người nông dân phải bỏ ra 5.700 tỷ đồng cho chi phí sản xuất nông nghiệp, khiến gánh nặng càng tăng”, ông Cường nói, đồng thời cho rằng nên áp dụng phương án thuế 0% đối với phân bón, DN không chịu thiệt khi không phải chịu thuế đầu vào. Phương án này giải quyết công bằng Nhà nước - DN - người dân. DƯƠNG HƯNG Câu chuyện đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) đang nóng trên các diễn đàn. Trong khi các loại hàng hóa khác xin được kéo dài miễn, giảm thuế VAT, các DN sản xuất phân bón lại xin được áp loại thuế này với lập luận sẽ giúp giảm giá thành đầu vào, giảm giá bán. Trong khi đó, theo tính toán, việc đánh thuế VAT sẽ khiến số tiền nông dân bỏ ra thêm 5.700 tỷ đồng. Việc đánh thuế VAT sẽ khiến nông dân chi thêm 5.700 tỷ đồng mỗi năm, tạo áp lực lên hàng chục triệu hộ nông dân Theo báo cáo đánh giá tác động của cơ quan soạn thảo, nếu đánh thuế 5% với phân bón, mỗi một năm Nhà nước thu khoảng 5.700 tỷ đồng. Trong đó doanh nghiệp được hoàn thuế 1.500 tỷ đồng; ngân sách nhà nước thu được 4.200 tỷ đồng. Thu của nông dân 5.700 tỷ đồng mà bảo là giảm giá bán thì không thuyết phục”, ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vinacam. Mưa lớn, cảnh báo sạt lở núi Xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động Ngày 21/10, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ TB&XH), cho biết đã thực hiện xử phạt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Các lỗi vi phạm phổ biến như: không báo đầy đủ thông tin về đưa người lao động đi nước ngoài, ký không đúng mẫu hợp đồng. Cụ thể, Cty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hoàng Minh bị phạt 130 triệu đồng do vi phạm lỗi liên quan tới việc đưa người lao động đi làm việc tại Nhật Bản (báo cáo không đầy đủ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; ký không đúng mẫu hợp đồng; không ghi rõ tiền dịch vụ và chi phí của người lao động). Cty CP Đầu tư và Phát triển nguồn nhân lực quốc tế Hùng Vương bị phạt 57,5 triệu đồng do đóng không đúng thời hạn vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; không ghi rõ thỏa thuận tiền dịch vụ và chi phí của người lao động trong hợp đồng. Cty CP Đào tạo nhân lực quốc tế T&G bị xử phạt 12,5 triệu đồng do không cập nhật thay đổi trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp thông tin như danh sách nhân viên nghiệp vụ, cơ sở vật chất. Từ đầu năm tới nay, Cục Quản lý Lao động ngoài nước xử phạt hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu lao động vi phạm, như: Cty CP Nhân lực Colecto (Hà Nội) bị xử phạt hành chính 30 triệu đồng; Cty CP Vận tải và Đầu tư thương mại An Thái (Hải Phòng) bị phạt 12,7 triệu đồng... QUỲNH NGA Nhiều tuyến phố Tam Kỳ ngập sâu khiến ô tô chết máy ẢNH: HOÀI VĂN QUẢNG NAM: ĐỀ XUẤT ĐÁNH THUẾ VAT PHÂN BÓN: Bỏ rơi quyền lợi nông dân?

MỖI THỨ TĂNG MỘT CHÚT Khi ngành điện vừa thông báo tăng giá điện, ngay lập tức nhiều mặt hàng ăn uống nhảy giá theo. Trưa 21/10, chị Nguyễn Thị Thanh (30 tuổi, ngụ quận 10), dạo mấy vòng quanh khu chợ gần nhà mà vẫn chưa mua được thực phẩm cần thiết. “Giá cả nhiều thực phẩm đã tăng so với hồi đầu tháng 10 làm tôi bất ngờ quá. Tôi đến nhiều sạp hàng, tiểu thương nào cũng báo giá tăng từ 5 - 20%, thậm chí có loại còn tăng tới 50% như rau củ. Bây giờ hàng hóa đã tăng, cuối năm chắc còn tăng hơn” - Chị Thanh nói. Khảo sát giá cả tại nhiều chợ ở TPHCM như Hòa Bình (quận 5), Hòa Hưng (quận 10), Nguyễn Thái Bình (quận 1)… các loại rau củ như xà lách, bắp cải, cà chua, đậu cô-ve… đều có giá từ 35.000 - 70.000 đồng/kg; bún tươi, hủ tiếu từ 12.000 - 20.000 đồng/kg nay tăng thêm 5.000 - 7.000 đồng/ kg. “Rau củ từ Đà Lạt đang giảm mạnh sản lượng vì mưa nhiều; điện tăng giá kéo theo việc sản xuất bún, phở tăng thêm… Có thể giá này còn kéo dài đến cuối năm. Giá cả tăng, khách đến chợ thì ít, việc bán buôn rất ế ẩm” - Bà Minh, tiểu thương chợ Hòa Bình (quận 5), nói. Tại chợ đầu mối, giá cũng có xu hướng tăng. Cụ thể, tại chợ đầu mối Bình Điền (quận 8), nhiều mặt hàng thủy hải sản giá đều tăng hơn so với hồi tháng 9 như cá điêu hồng 100.000 đồng/kg, cá thu 170.000 đồng/kg, tôm thẻ 180.000 đồng/kg… Còn tại chợ đầu mối Hóc Môn (huyện Hóc Môn), giá thịt heo tăng từ 20 - 25% so với cùng thời điểm năm ngoái, hiện có giá khoảng 78.000 - 85.000 đồng/kg. Nhiều quán ăn đã niêm yết giá mới từ giữa tháng 10, tất cả đều tăng thêm từ 2.000 - 5.000 đồng tùy món. “Mỗi sáng, tôi thường ăn xôi, bánh mì lót dạ trước khi đi làm, nhưng món rẻ nhất giờ có giá trên 20.000 đồng. Còn phở, hủ tiếu, cơm tấm… đều từ 50.000 - 60.000 đồng. Người bán nói rằng do điện tăng giá; thịt, rau nhảy giá. Mỗi thứ tăng một chút nên món ăn phải lên theo” - Anh Trần Văn Tuấn (25 tuổi, tài xế công nghệ), nói. Bà Lan, chủ tiệm tạp hóa Thiên Thảo (quận Bình Tân) mới được một đại lý sữa báo giá sữa tươi sẽ tăng thêm 5% vào cuối tháng này. Theo bà Lan, trước đây các hãng sữa có nhiều chương trình khuyến mãi nhưng gần đây hầu như không còn nữa. “Để giữ chân khách hàng, chúng tôi chấp nhận lời ít lại hoặc bán huề vốn” - Bà Lan nói. Không chỉ có sữa, các loại ca cao, cà phê cũng tăng nhanh. Hiện cà phê rang xay có giá từ 160.000 - 250.000 đồng; giá ca cao làm nguyên liệu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với cùng kỳ; giá đường lên 29.000 - 30.000 đồng/kg, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến nhiều nhà sản xuất lo ngại giá bánh kẹo Tết có sử dụng ca cao làm nguyên liệu sẽ phải thay đổi. DOANH NGHIỆP TÌM CÁCH KHÔNG TĂNG GIÁ Hàng loạt chi phí đầu vào tăng giá từ nguyên liệu, điện, vận chuyển… gây áp lực đến giá thành sản phẩm khi ra thị trường. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp (DN), siêu thị tìm mọi cách không tăng giá. Bà Nguyễn Ngọc Huỳnh Anh, Trưởng phòng Hành chính nhân sự Công ty Tafa Group (Bình Thuận) cho biết, công ty chuyên về chăn nuôi gia cầm và sản xuất trứng gà. Tafa có trang trại rộng hơn 120 ha với khoảng 2 triệu con gà. Mỗi năm, đơn vị này cung ứng ra thị trường khoảng 1 tỷ quả trứng gà cho các siêu thị, chuỗi nhà hàng, khách sạn… trên cả nước. “Chúng tôi bị ảnh hưởng bởi nguồn nguyên liệu đầu vào khi giá tăng; tuy nhiên nhờ có đầu ra ổn định nên năm nay, Tafa cố gắng giữ ổn định giá cả như bình thường. Đồng thời, cam kết cung cấp đủ hàng cho thị trường Tết với chất lượng tốt nhất. Tafa đặt kế hoạch đến năm 2030 sẽ mở rộng thêm 4 trang trại nuôi với tổng số lượng dự kiến khoảng 6 triệu con gà. Lúc đó giá cả sẽ còn mềm hơn khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng” - Bà Huỳnh Anh cho biết. Theo ông Phạm Thanh Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Bích Chi, do ảnh hưởng của xung đột ở các nước, cước phí vận chuyển nguyên liệu tăng. Ông Bình dự báo, sức mua trong dịp Tết 2025 có thể còn yếu hơn năm 2024. Hiện tại sức mua trên thị trường ảm đạm, vì vậy DN chưa thể tăng giá sản phẩm mà đang gắng gượng để tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai thông tin, nguồn cung sản phẩm heo hơi đang có xu hướng giảm mạnh do dịch tả heo châu Phi. “Dịch bệnh cùng với mưa bão khiến hơn 26.000 con gia súc và gần 3 triệu gia cầm bị chết. Việc tái đàn ở miền Bắc gặp khó khăn. Dự báo heo hơi có thể vượt 70.000 đồng một kg thời gian tới, đẩy giá bán lẻ tại chợ tăng tiếp” - Ông Đoán nói. Trong khi đó, Phó tổng giám đốc Công ty CP Kỹ nghệ súc sản Vissan Phan Văn Dũng cho biết, giá heo hơi tăng cao khiến DN đối mặt nhiều thách thức. Vissan đang cố gắng kiềm chế giá bằng cách giảm chi phí ở các khâu không quan trọng để hỗ trợ người tiêu dùng. LIÊN KẾT GIẢM GIÁ Liên kết với nhau để có nguồn cung thực phẩm giá tốt nhất đang được nhiều DN tại TPHCM đẩy mạnh. Mới đây, chuỗi bán lẻ Bách hóa Xanh đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH CPV FOOD nhằm tăng lượng nhập thịt gà tươi chất lượng phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt cho nhu cầu tăng cao vào cận Tết. Bà Nguyễn Thị Hương Ngọc - Giám đốc mua hàng, ngành hàng thực phẩm tươi sống Bách hóa Xanh cho biết, đơn vị đã làm việc với nhiều nhà cung cấp thịt, tôm, trứng... và hầu hết đều cam kết tăng nguồn với giá bán bình ổn cho cuối năm. Mới đây, Sở Công Thương TPHCM tổ chức hội nghị kết nối cung cầu với nhiều địa phương nhằm đa dạng nguồn hàng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng dịp Tết; tạo đầu ra cho sản phẩm vùng miền. Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM, Sở đã công bố chương trình bình ổn thị trường cuối năm 2024 và Tết 2025. Dự kiến có 69 DN đầu mối tham gia, tăng 10 DN so với năm 2023. Đặc biệt, lượng hàng bình ổn theo cam kết của chương trình sẽ chiếm từ 21 - 32% thị phần trong tháng bình thường và chiếm khoảng 24 - 41% nhu cầu thị trường trong tháng Tết 2025. UYÊN PHƯƠNG Lo ngại hàng hóa “leo thang” Không chỉ rau xanh mà thịt heo, gà, thủy hải sản… và nhiều mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng khác đều tăng giá khiến người tiêu dùng lo lắng. Rau củ, thịt cá ở chợ tăng giá trong những ngày gần đây ẢNH: U.P 5 KINH TẾ n Thứ Ba n Ngày 22/10/2024 Chiều 21/10, chia sẻ với PV Tiền Phong, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cho biết, dù nguyên liệu đang tăng cao nhưng các DN sản xuất lương thực thực phẩm thiết yếu tại TPHCM đều cố gắng giữ giá, để không xảy ra tình trạng lạm phát trên thị trường về giá. SỔ TAY Trước giờ vào ca, những hàng ăn di động trước khu công nghiệp tại quận Bình Tân (TPHCM) đông nghịt công nhân. Các món ăn quen thuộc như xôi, bánh mì, cháo lòng, hủ tiếu… có giá chỉ 15.000 – 20.000 đồng nay đều tăng thêm từ 3.000 – 5.000 đồng, mà nguyên nhân là do “cuối năm nên cái gì cũng tăng”. Bà Thìn (65 tuổi) bán hủ tiếu gõ liệt kê ra đủ các nguyên nhân khiến tô hủ tiếu chỉ từ 15.000 đồng cách đây hai năm, nay đã tăng giá gần gấp đôi. Chỉ vào nồi nước lèo hầm xương heo bằng điện trong 5 tiếng đồng hồ, bà Thìn nói rằng điện đã tăng được 10 ngày; mì, hủ tiếu cũng vừa được cơ sở sản xuất báo giá tăng; thịt heo tăng giá; rau củ đứt hàng nên giá cũng tăng. “Đụng cái gì cũng tăng nên tô hủ tiếu cũng tăng theo, vì tôi cầm cự hết nổi rồi” - bà Thìn phân trần. Chìa chiếc bịch ni-lon có một miếng mỏng thịt ba chỉ, bó rau muống, hai bìa đậu hủ và mấy quả cà chua, chị Đỗ Thị Lan (44 tuổi, quê Cần Thơ) làm công nhân may ở TPHCM cho biết, nhiêu đó đã ngót nghét trăm nghìn đồng, chưa tính tiền gạo, gas, mắm muối… “Hàng hóa tăng giá quá, nếu mình không thắt chặt chi tiêu thì không đủ tiền cho con đi học” - bà mẹ có 2 con đang học tiểu học bộc bạch. Bỏ bớt cữ cà phê quen thuộc hàng ngày thay bằng ly trà đậm cho đỡ tốn tiền, anh Nguyễn Lành (chạy xe ôm, quê Thanh Hóa) cho biết, trước đây ly cà phê có giá 12.000 đồng, sau tăng lên 15.000 đồng, nay đã 20.000 đồng. Trong khi mua 5.000 đồng lá trà uống được cả tuần, tiết kiệm được hơn 100.000 đồng. “Ly cà phê bình dân với tôi giờ cũng thành xa xỉ” – anh Lành cảm thán. Thay vì than thở, người lao động ở TPHCM đang tìm cách thích ứng với tăng giá. Đó là thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày; chăm “săn” khuyến mãi ở các siêu thị; chọn giờ đi chợ như trước 10 giờ sáng hoặc mua sắm sau 21 giờ để được giảm giá 30 – 50% nhiều món ăn chế biến sẵn ở siêu thị; mua hàng ở hội chợ để có giá gốc… “Linh hoạt một chút rồi cũng ổn” – chị Lan Thảo (ngụ TP Thủ Đức, TPHCM) nói. Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, trước đây mỗi khi giá điện tăng thường sẽ xảy ra hiện tượng giá cả hàng hóa “tát nước theo mưa”, lập tức tăng theo, dù trên lý thuyết thì giá điện sẽ không tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa ngay như thế được. Do vậy, cơ quan quản lý, đặc biệt là Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) và Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công Thương) cần siết chặt, tăng cường kiểm tra, quản lý không để giá cả hàng hóa tăng vô cớ. Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM Lý Kim Chi cho biết, doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm thiết yếu đều tham gia các chương trình bình ổn thị trường của thành phố. Doanh nghiệp mong muốn đồng hành cùng người lao động, cố gắng hết sức để giữ giá trong dịp cuối năm. UYÊN PHƯƠNG Không để tăng giá vô cớ

6 n Thứ Ba n Ngày 22/10/2024 KHOA GIÁO Ngày 21/10, tại lễ khai trương Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khẳng định khuyến khích phát triển các bệnh viện tư nhân chuyên sâu và chuyên sâu kĩ thuật cao. “Khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu của người dân. Đặc biệt, Quy hoạch đã đặt ra chỉ tiêu mở rộng quy mô giường bệnh của các bệnh viện tư nhân, phấn đấu tỉ lệ giường bệnh tư nhân ít nhất chiếm 10% vào năm 2025, 15% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050”, Thứ trưởng thông tin. Trong những năm vừa qua, hệ thống bệnh viện tư nhân không ngừng phát triển. Hiện nay, bên cạnh hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập, cả nước có 384 bệnh viện tư nhân chiếm 24% tổng số bệnh viện. Tuy nhiên số lượng giường bệnh của bệnh viện tư nhân mới chỉ chiếm 5,8%. Đa số các bệnh viện tư nhân có số lượng dưới 50 giường, số bệnh viện đa khoa có quy mô trên 100 giường còn rất ít. Theo TS Thuấn, các chỉ tiêu này còn cách rất xa so với mục tiêu trong Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. “Việc đầu tư thành lập các hệ thống cơ sở y tế tư nhân như Vinmec là cần thiết và đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Bộ Y tế luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập các bệnh viện, phòng khám tư nhân ở Việt Nam trên tinh thần bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh. Với vốn đầu tử 1.500 tỉ đồng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City có quy mô gần 60.000 m2, công suất phục vụ tối thiểu 70.000 lượt khám/năm, gồm 14 chuyên khoa, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 3D để cá thể hóa việc điều trị. Bệnh viện cũng sẽ vận hành Trung tâm huyết học và Trị liệu tế bào tư nhân nhằm giúp người bệnh ung thư tiếp cận với các phương pháp điều trị mới và hiệu quả như CAR-T hay liệu pháp tế bào, liệu pháp miễn dịch. Đây là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng hệ thống quản lí bệnh án điện tử SystemOne, cho phép bác sĩ ở những cơ sở y tế khác nhau có thể chia sẻ dữ liệu để hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất của bệnh nhân, song song với biện pháp bảo mật cao cấp nhất. HÀ MINH Hệ thống phòng mổ hiện đại PGS.TS Lê Đình Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết hiện nhà trường đang đợi các quy chế của Bộ GD&ĐT liên quan đến tuyển sinh để đưa ra phương án phù hợp cho năm 2025. Tuy nhiên, ông Tùng khẳng định Trường ĐH Y Hà Nội từ trước đến nay vẫn ưu tiên sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Theo ông Tùng, việc lựa chọn phương thức xét tuyển nào cũng phải dựa trên sự công bằng đối với thí sinh. Ở nước ngoài, các trường ĐH lớn thường lựa chọn 1 phương thức tuyển sinh. Vì một phương thức mới công bằng với tất cả thí sinh do cùng một thang đo đánh giá. Trường ĐH Ngoại thương cho biết muốn giữ ổn định 6 phương thức xét tuyển cũng như tỉ lệ chỉ tiêu đã được sử dụng trong những năm qua. Vì để đưa ra được những phương thức xét tuyển này, nhà trường phải dựa trên căn cứ đối sánh kết quả xét tuyển đầu vào và kết quả học tập của từng nhóm đối tượng sinh viên. Hiện nay, nhà trường không tăng tỉ lệ xét tuyển phương thức kết quả thi đánh giá năng lực của 2 ĐH Quốc gia Hà Nội vì nhận thấy những thí sinh phải đạt mức điểm trong top cao nhất (dưới 1%) thì kết quả học tập mới tương đương với những thí sinh xét tuyển ở 5 phương thức còn lại. PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2025, ĐH này có điều chỉnh giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp, tăng chỉ tiêu xét kết quả thi đánh giá tư duy. TS Lê Anh Đức, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết năm sau, chỉ tiêu xét kết quả kì thi tốt nghiệp của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là 15%. Như vậy các trường ĐH top trên cơ bản điều chỉnh giảm chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 hoặc giữ ổn định như các năm trước dù đề thi được thể hiện qua đề minh họa vừa công bố đã có sự phân hóa mạnh. KHÓ CAN THIỆP VÀO QUYỀN TỰ CHỦ TUYỂN SINH Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hằng năm, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Thực tế như đã phân tích ở trên, các trường ĐH top đầu, chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển này không nhiều, chỉ từ 15% - 40%. Năm 2025, Bộ Quốc phòng cũng tổ chức kì thi riêng để làm căn cứ tuyển sinh vào các trường quân đội với khoảng 30% chỉ tiêu, tức là chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm tỉ lệ tương đương. Theo Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng, dự kiến bài thi đánh giá năng lực này gồm các nội dung Toán, Ngữ văn, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên... Thí sinh sẽ làm bài thi trên máy tính. Ông Nguyễn Quốc Trinh, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải cho hay nhà trường có chăng chỉ điều chỉnh tổ hợp xét tuyển phù hợp với các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà học sinh lớp 12 đang theo học. Ông Trinh thông tin, 2 phương thức tuyển sinh chủ yếu của nhà trường là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (chiếm gần 50% chỉ tiêu) và phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT với tỉ lệ chỉ tiêu tương tự. Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải có tuyển sinh kết quả thi đánh giá tư duy, có xét tuyển thẳng nhưng số lượng thí sinh trúng tuyển theo những phương thức này không nhiều. Có thể nói, 2 vấn đề bức xúc nhất trong tuyển sinh ĐH hiện nay là xét tuyển sớm và không đảm bảo công bằng giữa các nhóm đối tượng thí sinh ở các phương thức xét tuyển sớm. Tại Hội nghị giáo dục ĐH năm 2024 được tổ chức hồi tháng 8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều đổi mới. Các trường ĐH cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông, tạo sự công bằng cho thí sinh trong cơ hội học tập. Trong đó ông Sơn nhấn mạnh đến việc không nên quá nhiều phương án xét tuyển. Các cơ sở giáo dục ĐH có tự chủ cao trong tuyển sinh nhưng tự chủ trong khuôn khổ các quy định. Bộ GD&ĐT có thể gia tăng một số khung, chế tài để điều tiết tuyển sinh năm sau. Tuy vậy quyền tự chủ đã được quy định trong Luật Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT khó có thể can thiệp nếu không đưa ra được cơ chế chính sách hợp lí. NGHIÊM HUÊ Đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố được đánh giá có sự phân hóa tốt hơn so với các kì thi những năm qua. Tuy nhiên, mức độ khó, dễ của đề thi tốt nghiệp THPT không ảnh hưởng đến phương án tuyển sinh của nhiều trường ĐH top trên. Sinh viên nhập học năm 2024 ẢNH: NGHIÊM HUÊ Ghi nhận cho thấy, ở các trường top giữa, top dưới (khối trường ít cạnh tranh), phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ chủ đạo. Do đó, việc đảm bảo sự công bằng cho thí sinh vùng khó bằng cách phân hóa đề thi tốt nghiệp của Bộ GD&ĐT vẫn còn nhiều điều phải bàn. Đẩy mạnh phát triển y tế tư nhân giúp giảm tải ĐỀ THI PHÂN HÓA: Không ảnh hưởng phương án tuyển sinh của đại học top đầu Hà Nội tuyên dương 140 nhân viên nuôi dưỡng giỏi 140 nhân viên nuôi dưỡng xuất sắc ở cấp mầm non được Sở GD&ĐT Hà Nội vinh danh ngày 21/10. Trước đó, Sở này tổ chức hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp mầm non năm học 2024-2025 thu hút 7.800 nhân viên đến từ các trường mầm non dự thi. Các “đầu bếp” thể hiện tài năng xây dựng thực đơn, chế biến suất ăn cho trẻ. 140 nhân viên xuất sắc đại diện cho 70 trường mầm non lọt vào vòng thi cấp thành phố để tranh tài. Ban tổ chức đã trao 44 giải Nhất, 54 giải Nhì và 42 giải Ba cho các thí sinh dự thi. Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, cuộc thi thực sự là ngày hội tôn vinh những đóng góp, cống hiến của các nhân viên trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non. Các nhân viên được học hỏi từ cách chế biến món ăn của đồng nghiệp, chuyên gia đến từ Viện dinh dưỡng quốc gia và các trường đào tạo nghề nấu ăn. HÀ LINH

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==